Đề tài Tiền lương trong khu vực nhà nước thực trạng và chính sách

. KN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC LÀM Chính sách tiền lương: Chính sách tiền lương là quan điểm, phương thức, cách tính toán để xác định mức tiền lương trong một phạm vi. Tiền lương trong khu vực hành chính nhà nước không phải là tiền lương trả theo cơ chế thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước, tiền lương trong khu vực này có tính độc lập nhất định với tiền lương trên thị trường .

ppt27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 15428 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương trong khu vực nhà nước thực trạng và chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN: CHQ20 –NHÓM 5 QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Nguyễn Thị Hồng Thơm Vũ Mai Trang Vũ Văn Đàm Nguyễn Thị Xuân Kiên Nga Lưu Thị Hương Nguyễn Thị Thu Hoài Bùi Nguyên Tùng Nguyễn Quốc Dưỡng NHÓM THỰC HIỆN: TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC -THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH NỘI DUNG 1. KN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC LÀM Chính sách tiền lương: Chính sách tiền lương là quan điểm, phương thức, cách tính toán để xác định mức tiền lương trong một phạm vi. Tiền lương trong khu vực hành chính nhà nước không phải là tiền lương trả theo cơ chế thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước, tiền lương trong khu vực này có tính độc lập nhất định với tiền lương trên thị trường . PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC 2. CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Nhìn chung CS phải mang tính trực giác và hợp lí PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Mục tiêu của chính sách tiền lương Mục tiêu thứ 1: Tiền lương bằng nhau cho các công việc như nhau được thức hiện trong điều kiện giống nhau Mục tiêu thứ 2: Tiền lương khác nhau căn cứ vào những khác biệt trong công việc hoàn thành, trách nhiệm được giao và phẩm chất Mục tiêu thứ 3 :Tiền lương chính quyền cần được trả tương xứng với tiền lương khu vực tư nhân Mục tiêu thứ 4: Các cơ cấu tiền lương của chính quyền phải xem xét lại một cách định kì và rà soát một cách có hệ thống để đảm bảo có hiệu lực liên tục. PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Xây dựng 1 kế hoạch tiền lương: 1 .Cách tiếp cận: Có 2 cách tiếp cận chính để xác định tiền lương cho một nền công vụ trong thực tế: Cách thứ nhất: Thử sai tức là xác định mức lương nào sẽ thu hút giữ được nhân viên có kĩ năng phù hợp. Cách thứ hai: So sánh với khu vực tư được áp dụng rộng rãi. 2. Phân loại công việc: Điều đầu tiên trong xây dựng kế hoạch tiền lương là tiến hành phân loại công việc: thành các lớp>>> nghề>>>nghề chính 3. Phân loại tiền lương: Có 2 bảng phân loại chính là bảng phân loại theo ngạch bậc và phân loại không theo ngạch bậc PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Nội dung của kế hoạch tiền lương Chính sách tiền lương trong nền công vụ có những vấn đề theo trật tự sau: Xác định các loại vị trí công việc và đội ngũ nhân viên để áp dụng kế hoạch nào. Trình bày chính sách tiền lương : gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác. Bảng thanh toán tiền công ghi rõ các lớp tiền công tương ứng với mỗi lớp công việc. Các bảng biểu về quy tắc trả lương, trả lương làm thêm giờ Các quy tắc xác định các khoản tiền trả cho những trường hợp đặc biệt ví dụ như khi được đề bạt, thuyên chuyển, hạ chức.. Các quy tắc liên quan đến tỷ lệ chi trả đặc biệt như tuyển dụng , khiếu nại của nhân viên các trường hợp ngiêm trọng các tình huống khẩn cấp.. Các quy tắc chi trả liên quan hình thức nghỉ việc, nghỉ đẻ , những tình huống bất thường và không nhất quán và giải quyết những khiếu nại của nhân viên về các quyết định trả công PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC 3. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Một nền công vụ quyết định trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, sản xuất hàng hóa công, chính sách phát triển kinh tế xã hội, quản lí dự án các vấn đề thu chị ngân sách, ổn định tài chính phát triển xã hội. Chính sách tiền lương góp phần quan trọng trong việc hình thành một nên công vụ tốt. Tiền lương của cán bộ, công chức phải đặt trong mối quan tâm hàng đầu vì nó tác động trực tiếp đến đời sống, đến động cơ , đến mục tiêu hoàn thành công việc của công chức 1 trong nền công vụ. Nền công vụ tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, xã hội 1. THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG Đa số các cuộc cải cách nền công vụ đều được tiến hành trong điều kiện khủng hoảng tài chính. Phản ứng đầu tiên của chính quyền là giảm tiền lương thực tế của viên chức. Trong ngắn hạn mang lại lợi thế về tài chính. Hầu hết các nước đang phát triển tiền lương khu vực công không thảo đáng việc cắt giảm lương làm suy giảm động cơ làm việc tình trạng tham nhũng được dung túng… Thực tế các mục tiêu của chính sách tiền lương không được thực hiện đầy đủ và quán triệt. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Mục tiêu thứ 3:Tiền lương chính quyền cần được trả tương xứng với tiền lương khu vực tư nhân. Mục tiêu thứ 4 Các cơ cấu tiền lương của chính quyền phải xem xét lại một cách định kì và rà soát một cách có hệ thống để đảm bảo hiệu lực liên tục của chúng. Hiện thực một số nước chỉ ra rằng không phải lúc nào 2 mục tiêu này cũng được thực hiện. Tiền lương thực tế khu vực nhà nước chỉ chiếm 80% tiền lương khu vực tư nhân Giamaica trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 470% từ năm 1972 đến năm 1982 trong khi đó mức lương chỉ tăng 40 đến 90%. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Đội ngũ nhân viên hành chính ở các nước đang phát trển cao gấp 2 lần so với các khu vực còn lại trên thế giới( tính theo % dân số), tiền lương cũng thấp hơn rất nhiều lần Mức lương chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu, không khuyến khích tính tích cực trách nhiệm công việc, hệ lụy tính trạng tham nhũng dung túng, đẩy dòng lao động chuyên môn sang khu vực doanh nghiệp nước ngoài PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC MỘT SỐ SỐ LIỆU VỀ TIỀN LƯƠNG PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Trên phạm vi toàn thế giới số nhân viên làm việc trong bộ máy chính quyền chiếm khoảng 5% dân số . Cũng trên phạm vi toàn thế giới quỹ lương chi trả cho đội ngũ nhân viên thuộc chính quyền trung ương chiếm khoảng 5%. Với chính quyền địa phương chiếm ¾ quỹ lương trả cho chính quyền trung ương, toàn bộ chiếm khoảng 8% tổng GDP, toàn thế giơi lương nhân viên khu vực nhà nước bằng 80% lương nhân viên khu vực tư nhân. Thực trạng tiền lương khu vực hành chính ở Việt Nam Bộ Nội vụ là cơ quan hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: chính sách, chế độ tiền lương. Dùng mức lương tối thiểu để tính toán lương cán bộ, công chức khu vực hành chính. Tiền lương của cán bộ công chức thực nhận từ ngân sách thấp không đáp ứng cho mức sống tối thiểu. Tiền lương của viên chức khu vực sự nghiệp có thu có thể gấp từ 2 đến trên 4 lần so với tiền lương quy định trong các bảng lương của Nhà nước. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Bộ máy công chức – viên chức quá cồng kềnh, không hiệu quả Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp, làm tăng tính bình quân trong trả lương và giảm tính kích thích của tiền lương đối với cán bộ, công chức. Có quá nhiều loại phụ cấp, trong đó một số loại có tính chất trùng lặp nhau → hạn chế đối với khả năng nâng cao phụ cấp lương cho cán bộ, công chức... PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC 2.CÁC VẤN ĐỀ KHÁC VỀ TIỀN LƯƠNG Xác định, lượng hóa và giải quyết các vấn đề về lương là một vấn đề lớn nan giải và phức tạp. Ngoài khoản lương chính được quy định các lợi ích ngoài lương như trợ cấp cho vợ /chồng con,lương hưu, phụ cấp công tác phí, bảo hiểm … rất nhiều vấn đề khác mà chính sách tiền lương không thể đề cập hết được. Bên cạnh đó các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn xung quanh vấn đề tiền lương là: bất bình đẳng về giới, sự chênh lệch mức lương, lạm phát bậc lương, tham nhũng, các động cơ khuyến khích… Khoảng cách về giới Sự bất bình đẳng về tiền lương giữa nam và nữ là vấn đề dai dẳng nhất là ở các nước đang phát triển, phản ánh qua sự bất bình đẳng tiền lương và việc sử dụng nhân lực. Hầu hết các quốc gia khẳng định cấm phân biệt giới tính nhưng khoảng cách chi trả theo giới vẫn xảy ra công khai, theo truyền thống công việc của phụ nữ bị đánh giá thấp theo đó bị trả lương thấp hơn tình huống các y tá ở Denver Colorado được trả lương thấp hơn thợ xén cây. Ở Mỹ từ 1960-1990 tiền trung bình phụ nữ được trả chiếm 57-70% nam giới. Ở Otraylia và Niu Dilan đến tận năm 1972 nguyên tắc trả lương như nhau cho công việc như nhau mới được thùa nhận PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Chênh lệch về mức lương Đây là vấn đề kinh niên trong nền công vụ của hầu hết các nước. Chênh lệch mức lương giữa khu vực nhà nước và tư nhân, chênh lệch mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất(hệ số chênh lệch bậc lương) dao động từ 30:1, thấp mức 2:1 và thường gặp 7:1. Trong thực tế việc chênh lệch quá cao không có lợi về mặt hoạt động và công bằng . Kết quả cho thấy nhất ở Châu Phi giảm chênh lệch về mức lương là mục tiêu quan trọng của việc cải cách nền công vụ PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Lạm phát bậc lương Có 2 nguyên nhân gây lạm phát bậc lương: Thứ nhất là khi tiền lương thực tế bị suy giảm các nhà quản lí muốn giữ chân những nhân viên đã đề bạt họ lên vị trí cao hơn chưa xứng đáng hoặc áp dụng các biện pháp tạm thời tăng những khoản thu nhập. Thứ hai do những mối quan hệ áp lực chính trị những người không xứng đáng được làm ở những vị trí cao hưởng mức lương cao. Tình trạng này làm hủy hoại khả năng chính quyền trong việc quản lí nguồn nhân lực. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Các động cơ khuyến khích Liên kết giữa động cơ khuyến khích và việc hoàn thành nhiệm vụ Các hình thức thưởng tiền hoặc phạt tạo động cơ hoàn thành công việc. Hình thức trả lương theo hiệu quả công việc đang được áp dụng một số nước. Chính sách đề bạt Việc đề bạt vị trí cao với mức lương cao hơn là vấn đề quan trọng tạo động cơ và đạo đức của nhân viên: Đề bạt phải căn cứ vào hiệu quả công việc, kĩ năng và thâm niên. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Tăng lương Ngoài việc thăng chức , việc khuyến khích bằng tăng lương trong một bậc lương là khoản tiền thưởng cho hoàn thành nhiệm vụ,Ở các nước như Hà Lan. Mỹ. Singapo áp dụng tiền thưởng cho việc hoàn thành nhiệm vụ bằng 3 tháng lương. Thuyên chuyển công tác Vừa là cơ hội vừa là khó khăn: Tạo cơ hội thường xuyên cho họ phát triển kĩ năng và kinh nghiệm làm việc nhưng đồng thời có khó khăn trong việc thích nghi và thăng tiến. Các biện pháp khuyến khích không phải bằng tiền. Khen thưởng, tặng danh hiệu, huân chương…. PHẦN III : QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC 1.QUAN ĐIỂM , MỤC ĐÍCH VÊ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Mục đích của việc cải cải chính sách tiền lương và việc làm không phải nhằm tinh giảm biên chế hay tạo sự chênh lệch mức lương mà là xây dựng một hệ thống hành chính phù hợp hạt động hiệu quả có động cơ tính chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ công chất lượng cao, thiết kế và thực thi các chính sách kinh tế, các dự án đầu tư, duy trì và sử dụng hợp lí tài sản chung của xã hội. Chính sách mới ra đời phải có những ưu điểm không mang tính cứng nhắc dập khuôn phù hợp với thời đại với chế độ xã hội riêng. PHẦN III : QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC LÀM Cải cách tiền lương phải gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng cần tính đến trong thiết kế là tốc độ phát triển kinh tế, GDP/người, khả năng tài chính của quốc gia, giá cả sức lao động trên thị trường lao động, chỉ số giá sinh hoạt... Hoàn thiện nghiên cứu về phân loại công việc và hệ thống lương sắp xếp hợp lí về nhân sự PHẦN III : QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Hằng năm, căn cứ chỉ số (CPI, GDP), tăng trưởng kinh tế của đất nước, thị trường lao động để điều chỉnh mức lương tối thiểu chung cho hợp lý. Xác định số lượng mức lương và mức độ giãn cách giữa các bậc lương hợp lý nhằm tính đến quá trình công tác và phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cải Cách tiền lương phải gắn với cải cách hành chính Ban hành đầy đủ các tài liệu tiêu chuẩn công việc, nhiệm vụ của từng vị trí trong khu vực hành chính Nhà nước Cho phép quy định mức lương giữa các địa phương khác nhau tùy thuộc vào tăng trưởng KT, tăng GDP/người của địa phương Cần đưa vào các chính sách tích cực khuyến khích nhân viên hoàn thành nhiệm vụ tạo động cơ làm việc sáng tạo trong công việc. PHẦN III : QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC PHẦN III : QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC Tóm lại Vấn đề cải cách và xây dựng chính sách tiền lương phải được nghiên cứu thấu đáo, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn và rất cần được thường xuyên nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện. Nó phải được xây dựng dựa trên các yếu tố của mỗi khu vực, mỗi dân tộc, trong điều kiện kinh tế, văn hoá và thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Đặc biệt chính sách tiền lương có tác động lớn đến hàng chục triệu người lao động hưởng lương, vì vậy nếu xây dựng chính sách tiền lương đúng sẽ làm cho con người, xã hội phát triển tốt, hay nói cách khác, chính sách tiền lương khoa học sẽ là động lực để từng người, từng vị trí và từng tổ chức trong xã hội có điều kiện phát triển đạt hiệu quả cao nhất. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Luận văn liên quan