Đề tài Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá

DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ hàng hoá công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Doanh nghiệp khai thác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanh nghiệp đặc thù khác biệt so với loại hình doanh nghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động của loại doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do các hệ thống chính sách quản lý được hình thành từ thời bao cấp. Gần đây Nhà nước đã ban hành một số chính sách và cơ chế hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này và xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích tuy đã giảm bớt phần khó khăn song vẫn chưa thoát khỏi cơ chế "xin cho", phần lớn vẫn còn lung túng, mất cân đối về mặt tài chính, thu không đủ chi (do thu thủy lợi phí thấp ) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đe doạ đến an toàn CTTL. Để hoạt động thủy nông cùng với công tác thủy lợi nói chung góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện được mục tiêu của chương trình an ninh lương thực quốc gia v.v. Các DNTN cần phải được củng cố và tiếp tục đổi mới hoàn thiện. Thanh hoá là một Tỉnh đất rộng người đông, có điều kiện địa lý tự nhiên phức tạp, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các DNTN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế đó, để ổn định phát triển kinh tế xã hội được bền vững dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh hoá đã và đang quan tâm nhiều đến công tác thủy lợi nói chung và công tác thủy nông nói riêng, kết quả những năm gần đây tuy đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ tốt cho mặt trận nông nghiệp, công nghiệp đời sống dân sinh và môi trường sinh thái trên địa bàn song so với nhu cầu phát triển còn đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các DNTN trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá cũng nằm trong tình trạng chung của các DNTN nói chung là vẫn gặp khó khăn vướng mắc từ khâu tổ chức quản lý đến cơ chế chính sách tài chính, vấn đề tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý thủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài : "Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá" làm đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực thủy nông ở tỉnh Thanh hoá.

doc92 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan