Đề tài Tiêu chuẩn thiết kế đê biển mới thay thế 14 TCN130

1.1. Hướng dẫn này phục vụ cho việc thống nhất các yêu cầu về kỹ thuật trong công tác thiết kế đê biển, phòng chống sự ngập lụt từ biển vào các khu vực cần bảo vệ. 1.2. Hướng dẫn này ứng dụng đối với việc thiết kế mới, tu sửa nâng cấp các loại đê biển và các công trình liên quan bao gồm: - Đê bảo vệ vùng dân cư, vùng kinh tế trong phạm vi ảnh hưởng của biển; - Đê lấn biển để mở mang vùng đất mới; - Đê quây các vùng hải đảo; - Đê phục vụ các mục đích quốc phòng, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đồng muối, du lịch ; - Đê cửa sông trong phạm vi có ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố triều và sóng từ biển. Các loại công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn và chức năng của đê biển cũng được áp dụng theo hướng dẫn này. 1.3. Thiết kế đê biển phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, căn cứ quy hoạch tổng thể của việc khai thác, phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai của toàn khu vực để luận giải về sự cần thiết xây dựng, quy mô và hiệu ích công trình. 1.4 Thiết kế đê biển phải trên cơ sở vận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, đáp ứng nhiệm vụ giai đoạn trước mắt đồng thời phù hợp với lâu dài. 1.5. Thiết kế đê biển phải tuân theo các giai đoạn lập dự án đầu tư đã quy định trong các văn bản hiện hành về quản lý các công trình xây dựng cơ bản. 1.6. Trong thiết kế đê biển, ngoài các phần thiết kế thông thường ra, cần có thêm nội dung yêu cầu thi công và quản lý công trình. 1.7. Trong thiết kế đê biển, tải trọng động đất lấy theo quy định chung về thiết kế công trình thuỷ công. 1.8. Hệ cao độ, toạ độ dùng trong thiết kế đê biển là hệ cao độ lục địa Quốc gia và sử dụng theo tiêu chuẩn ngành hiện hành. 1.9. Thiết kế đê biển, ngoài việc áp dụng theo hướng dẫn này, khi đề cập đến các nội dung kỹ thuật của các chuyên ngành khác cần phải tuân thủ các quy trình, quy phạm liên quan khác. 1.10. Thiết kế đê biển cần áp dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt nam. 1.11.Giai đoạn thiết kế đến 2020 và tầm nhìn đến 2050,có giải pháp thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

doc82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu chuẩn thiết kế đê biển mới thay thế 14 TCN130, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự thảo lần thứ : 10 DỰ THẢO HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN (tổng hợp,điều chỉnh,bổ sung sau góp ý) 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Hướng dẫn này phục vụ cho việc thống nhất các yêu cầu về kỹ thuật trong công tác thiết kế đê biển, phòng chống sự ngập lụt từ biển vào các khu vực cần bảo vệ. 1.2. Hướng dẫn này ứng dụng đối với việc thiết kế mới, tu sửa nâng cấp các loại đê biển và các công trình liên quan bao gồm: - Đê bảo vệ vùng dân cư, vùng kinh tế trong phạm vi ảnh hưởng của biển; - Đê lấn biển để mở mang vùng đất mới; - Đê quây các vùng hải đảo; - Đê phục vụ các mục đích quốc phòng, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đồng muối, du lịch…; - Đê cửa sông trong phạm vi có ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố triều và sóng từ biển. Các loại công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn và chức năng của đê biển cũng được áp dụng theo hướng dẫn này. 1.3. Thiết kế đê biển phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, căn cứ quy hoạch tổng thể của việc khai thác, phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai của toàn khu vực để luận giải về sự cần thiết xây dựng, quy mô và hiệu ích công trình. 1.4 Thiết kế đê biển phải trên cơ sở vận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, đáp ứng nhiệm vụ giai đoạn trước mắt đồng thời phù hợp với lâu dài. 1.5. Thiết kế đê biển phải tuân theo các giai đoạn lập dự án đầu tư đã quy định trong các văn bản hiện hành về quản lý các công trình xây dựng cơ bản. 1.6. Trong thiết kế đê biển, ngoài các phần thiết kế thông thường ra, cần có thêm nội dung yêu cầu thi công và quản lý công trình. 1.7. Trong thiết kế đê biển, tải trọng động đất lấy theo quy định chung về thiết kế công trình thuỷ công. 1.8. Hệ cao độ, toạ độ dùng trong thiết kế đê biển là hệ cao độ lục địa Quốc gia và sử dụng theo tiêu chuẩn ngành hiện hành. 1.9. Thiết kế đê biển, ngoài việc áp dụng theo hướng dẫn này, khi đề cập đến các nội dung kỹ thuật của các chuyên ngành khác cần phải tuân thủ các quy trình, quy phạm liên quan khác. 1.10. Thiết kế đê biển cần áp dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt nam. 1.11.Giai đoạn thiết kế đến 2020 và tầm nhìn đến 2050,có giải pháp thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 2. CÁC YÊU CẦU TÀI LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN 2.1 Tài liệu địa hình - Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình phục vụ cho thiết kế đê biển áp dụng tiêu chuẩn ngành 14 TCN 165- 2006 quy định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình đối với công trình đê điều. - Khi tiến hành lập dự án đầu tư, tùy theo đặc điểm của từng dự án (xây mới hoặc nâng cấp sửa chữa) phải thu thập hoặc đo đạc bình đồ tổng thể toàn khu vực dự án tỷ lệ 1/1000 với độ chênh lệch các đường đồng mức 1÷2m với thời gian đo không trên 5 năm đối với vùng bãi trước đê ổn định và không trên 1 năm đối với vùng bãi đang bồi hoặc xói. Phạm vi đo đạc ít nhất 100m về hai phía biển và phía đồng; - Phải thu thập hoặc đo đạc mặt cắt ngang theo tuyến đê dự kiến tỷ lệ đứng 1/200 ÷ 1/500 và ngang 1/1000 ÷ 1/2000. Với khoảng cách 100m một mặt cắt đối với địa hình bằng phẳng và 20 ÷ 50m đối với địa hình thay đổi và chiều rộng trong phạm vi từ điểm cách chân đê dự kiến về phía biển 200m đến điểm cách chân đê phia đồng 50m . - Đối với vùng bờ biển thường xuyên bị xói lở, cần thu thập các tài liệu lịch sử về diễn biến của đường bờ ít nhất là 20 năm so với thời điểm lập dự án; - Đối với vùng đất yếu phải đo đạc lập được bình đồ tỷ lệ 1/500 ÷ 1/1000 với chênh lệch các đường đồng mức 0,50m dọc theo các phương án tuyến qua vùng đất yếu. Trường hợp vùng đất yếu phân bố rộng lớn (như vùng đầm lầy...) thì cũng có thể sử dụng phương pháp đo đạc hàng không để biết được địa hình, địa mạo của cả khu vực. Trong giai đoạn này, các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang phục vụ cho việc thiết kế tính toán đê đắp trên đất yếu có thể được xác định dựa trên bình đồ địa hình đã lập; Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế lập bản vẽ thi công phải đo đạc mặt cắt dọc với tỷ lệ ngang 1/1000; đứng 1/200 và mặt cắt ngang tỷ lệ ngang bằng tỷ lệ đứng 1/200 theo tuyến đê thiết kế với khoảng cách 25-50m một mặt cắt. Tỷ lệ bình đồ phụ thuộc vào địa hình, cấp công trình, thường đo 1/500 -1/1000. 2.2 Tài liệu địa chất Thành phần hồ sơ khảo sát địa chất áp dụng tiêu chuẩn ngành 14 TCN 195-2006,khi áp dụng cần lưu ý: -Khối lượng khảo sát địa chất tùy thuộc vào yêu cầu của từng giai đoạn thiết kế; -Phương pháp khảo sát phải kết hợp thăm dò không lấy mẫu(bằng các thiết bị khoan xoắn,xuyên tĩnh hoặc cắt cánh tại hiện trường) và thăm dò có lấy mẫu(băng thiết bị khoan lấy mẫu nguyên dạng đem về thí nghiệm trong phòng) sao cho tiết kiệm nhất.Với diện thăm dò rộng trong giai đoạn lập dự án đầu tư nên tận dụng tối đa các biện pháp thăm dò không lấy mẫu thí nghiệm ở mức độ tối thiểu. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết lập bản vẽ thi công pgải bổ sung bằng biện pháp khoan lấy mẫu,chỉ bổ sung thăm dò không lấy mẫu khi thật cần thiết.Vị trí và số lượng các điểm thăm dò phải do chủ nhiệm dự án quyết định sau khi có dự kiến các phương án thiết kế. -Khảo sát đia chất nhằm để làm rõ các vấn đề sau: Loại đất và độ sâu phân bố các lớp đất yếu(như cát pha,sét pha và than bùn),các lớp đất cứng (như cát,sét cứng),rất cứng như cát kết thạch anh,đá gốc); Các tính chất cơ học có liên quan đến tính toán cường độ và biến dạng ; Trạng thái nước ngầm ; Khuyến cáo cơ chế hư hỏng. -Trong đề cương khảo sát phải lưu ý: Các tài liệu địa chất đã thu thập được ;Kỹ thuật khảo sát; Công cụ khảo sát… 2.3 Tài liệu khí tượng, thủy, hải văn - Tài liệu thu thập, thống kê tình hình ảnh hưởng của bão và các thiên tai ở vùng biển thuộc khu vực dự án; - Dự báo tình hình thiên tai; - Tài liệu về thủy triều, dòng ven, vận chuyển bùn cát, nước dâng, sóng, dòng lũ (bao gồm cả tài liệu thu thập và đo mới). 2.4 Tài liệu dân sinh, kinh tế và môi trường - Thu thập, thống kê tài liệu về dân số hiện có và xu thế phát triển, tình hình kinh tế hiện trạng và phương hướng phát triển, tình hình môi trường và đánh giá mức độ ảnh hưởng trong tương lai. - Yêu cầu và sự cấp thiết xây dựng công trình. 3. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN AN TOÀN VÀ PHÂN CẤP ĐÊ 3.1 Xác định tiêu chuẩn an toàn Tiêu chuẩn an toàn (TCAT) được xác định trên cơ sở kết quả tính toán bài toán tối ưu xét tới mức độ rủi ro về kinh tế, khả năng tổn thất về con người của vùng được đê bảo vệ và khả năng đầu tư xây dựng. TCAT được thể hiện bằng chu kỳ lặp lại (năm), xem bảng 3.1. Bảng 3.1: Tiêu chuẩn an toàn Vùng Tiêu chuẩn an toàn (TCAT) (chu kỳ lặp lại: năm) Vùng đô thị công nghiệp phát triển - Diện tích bảo vệ > 100.000 ha - Dân số >200.000 người 150 Vùng nông thôn có công, nông nghiệp phát triển : - Diện tích bảo vệ: 50.000 ¸ 100.000 ha - Dân số: 100.000 ¸ 200.000 người 100 Vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển - Diện tích bảo vệ:10.000 -50.000 ha - Dân số: 50.000 – 100.000 người 50 Vùng nông thôn nông nghiệp phát triển trung bình: - Diện tích bảo vệ: 5.000 – 10.000 ha - Dân số: 10.000 – 50.000 người 30 Vùng nông thôn nông nghiệp ít phát triển: - Diện tích bảo vệ: < 5.000 ha - Dân số : < 10.000 người 10<TCAT<30 Khi sử dụng bảng 3.1cần lưu ý:Trước hết phải xếp vùng được đê bảo vệ thuộc loại vùng thành thị hay nông thôn,công nghiệp hay nông nghiệp…theo tiêu chí vùng sau đó xem xét hai tiêu chí để xác định TCAT ,trường hợp vùng đê bảo vệ chỉ đạt 1tiêu chí thì hạ xuống 1 mức.Việc phân vùng để xét phải đề cập đến quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến 2020 và tầm nhìn đến 2050. 3.2 Xác định cấp đê - Đê biển được phân làm 5 cấp: cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V. - Cấp đê phụ thuộc vào tiêu chuẩn an toàn trong vùng được đê bảo vệ, thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Tiêu chí phân cấp đê Cấp đê I II III IV V TCAT (chu kỳ lặp lại: năm) 150 100 50 30 10<TCAT<30 Khi áp dụng bảng 3.2 nếu tuyến đê giữ vai trò quan trọng về an ninh,quốc phòng hoặc thuộc vùng có đặc thù riêng về mặt xã hội có thể tăng lên một cấp. Trường hợp vùng đất được đê bảo vệ là vùng đất mới do quai đê lấn biển thì căn cứ vào mục đích và giai đoạn khai thác để phân cấp cho phù hợp. 4. THIẾT KẾ TUYẾN ĐÊ 4.1 Yêu cầu chung Tuyến đê biển được chọn trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án sau khi đã xem xét: - Sự phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển toàn vùng; - Điều kiện địa hình, địa chất; - Diễn biến bờ biển, bãi biển và cửa sông; - Vị trí công trình hiện có và công trình xây dựng theo quy hoạch; - An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý, khai thác đê và tạo diều kiện thuận lợi cho việc duy trì ,phát triển cây chắn sóng trước đê. - Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính; - Phù hợp với chiến lược phát triển giao thông ven biển; - Phù hợp với các giải pháp thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 4.2 Yêu cầu về vị trí tuyến đê - Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt; - Nối tiếp thông thuận và đảm bảo ổn định đối với các công trình đã có. Đặc biệt cần lưu ý khi xem xét tuyến quai đê lấn biển. - Đi qua vùng thuận lợi cho bố trí các công trình phụ trợ; - Kinh phí xây dựng và kinh phí duy tu, bảo dưỡng ít. Để đáp ứng yêu cầu này thường phải dịch tuyến đê xa bờ biển, tuy nhiên phải so sánh,cân nhắc đến yêu cầu về diện tích được bảo vệ và hiệu quả sử dụng. - Không ảnh hưởng đến công trình thoát lũ và công trình chỉnh trị (đối với đê cửa sông); - Tuyến đê phải đáp ứng đối với các hoạt động của bến cảng và vùng đất phía sau đê, đến bãi tắm, vùng du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh có thể chấp nhận; - Đối với tuyến đê có kết hợp với hệ thống giao thông vận tải và an ninh quốc phòng việc xem xét vừa phải đảm bảo các yêu cầu của đê, vừa phải tuân thủ các quy định của ngành giao thông và quốc phòng; - Tận dụng tối đa các cồn cát, đồi núi, công trình đã có để khép kín tuyến đê, nối tiếp ổn định bền vững; - So sánh hiệu qủa kinh tế - kỹ thuật của 2 đến 3 vị trí tuyến đê để chọn một vị trí đạt hiệu qủa tổng hợp tốt nhất; - Vị trí tuyến đê quan trọng cần tiến hành thí nghiệm mô hình thuỷ lực để xác định.Tuy nhiên việc tiến hành thí nghiệm sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nếu cần thiết thí nghiệm phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt . 4.3 Yêu cầu về hình dạng tuyến đê - Hình dạng mặt bằng tuyến đê nên thẳng hoặc cong trơn, tránh gấp khúc nhiều gây ra sự tập trung năng lượng sóng cục bộ. Đồng thời nên chọn hướng tuyến đê thuận lợi cho chống sóng, tránh vuông góc với hướng gió thịnh hành mạnh.Nên so sánh về khối lượng công trình và giá thành đầu tư để quyết định tuyến. - Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê lõm, cần có các biện pháp giảm sóng hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê; - Không tạo ra điểm xung yếu ở nơi nối tiếp với các công trình lân cận, không ảnh hưởng đến các vùng đất liên quan. - Đối với trường hợp thiết kế nâng cấp tuyến đê cũ, cần phải xem xét các yêu cầu nêu trên để điều chỉnh cục bộ tuyến đê cho phù hợp. 4.4 Thiết kế tuyến đối với từng loại đê 4.4.1. Thiết kế tuyến đê quai lấn biển 4.4.1.1. Yêu cầu chung -Tuyến đê quai phải thống nhất với quy hoạch hệ thống kênh mương thuỷ lợi, hệ thống đê ngăn và cống thoát nước trong khu vực được đê bảo vệ, hệ thống giao thông phục vụ thi công và khai thác; … - Tuyến đê quai phải xác định trên cơ sở kết quả nghiên cứu về quy luật bồi trong vùng quai đê và các yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện thuỷ động lực ở vùng nối tiếp, sóng, dòng bùn cát ven bờ, sự mất cân bằng tải cát ở vùng lân cận, dự báo xu thế phát triển của vùng bãi trong tương lai. - Tuyến đê quai phải thuận lợi trong thi công, đặc biệt là công tác hạp long đê, tiêu thoát úng, bồi đắp đất mới quai, cải tạo thổ nhưỡng (thau chua, rửa mặn), cơ cấu cây trồng, quy trình khai thác và bảo vệ môi trường. 4.4.1.2. Cao trình bãi có thể quai đê lấn biển So sánh lựa chọn trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật phương án quai đê lấn biển trong hai trường hợp sau: - Quai đê qua vùng đất lộ ra ở mức nước biển trung bình trong khu vực đối với đồng bằng Bắc Bộ thường quai ở cao trình bãi từ( +0.5m) đến(+ 1.0m), theo hệ cao độ lục địa ( 14TCN102-2002). - Có thể quai đê ở các vùng có cao độ thấp hơn, sau đó dùng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến quá trình bồi lắng cho vùng bãi trong đê để đạt mục tiêu khai thác, tùy thuộc mục đích khai thác vùng bãi sau khi quai. 4.4.1.3. Các tuyến đê ngăn vùng bãi trong đê quai Tuyến đê bao ngoài là vành đê chính bảo vệ vùng đất lấn biển, trong tuyến đê chính cần bố trí các tuyến đê ngăn, chia toàn vùng ra thành các ô và mỗi ô thành nhiều mảnh, thích hợp với điều kiện tự nhiên và yêu cầu khai thác. 4.4.2 Tuyến đê vùng bãi biển xói (biển lấn) 4.4.2.1 Yêu cầu chung - Đối với vùng bãi biển bị xói, tuyến đê thường bị phá hoại do tác động trực tiếp của sóng vào thân đê, sạt sụt mái đê phía biển, chân đê bị moi hẫng. Cần nghiên cứu kỹ xu thế diễn biến của đường bờ, cơ chế và nguyên nhân hiện tượng xói bãi, các yếu tố ảnh hưởng khác để quyết định phương án tuyến thích hợp. - Xem xét phương án tuyến đê cần gắn liền với các biện pháp chống xói, gây bồi, ổn định bãi trước đê. Khi chưa có bịên pháp khống chế được hiện tượng biển lấn thì tuyến đê phải có quy mô và vị trí thích hợp, ngoài tuyến đê chính có thể bố trí thêm tuyến đê dự phòng kết hợp với các bịên pháp phi công trình để giảm tổn thất khi tuyến đê chính bị phá hoại. 4.4.2.2 Tuyến đê chính Theo yêu cầu ở điều 4.1 và xét đến các yếu tố đặc thù của hiện tượng biển lấn để định vị trí tuyến đê chính : - Nằm phía trong vị trí sóng vỡ lần đầu (cách một chiều dài sóng thiết kế); - Song song với đường mép nước khi triều kiệt. 4.4.2.3 Tuyến đê dự phòng - Khoảng cách giữa tuyến đê dự phòng và đê chính ít nhất bằng hai lần chiều dài sóng thiết kế. - Giữa hai tuyến đê chính và đê dự phòng nên bố trí các đê ngăn, khoảng cách giữa các tuyến đê ngăn nên bằng 3 đến 4 lần khoảng cách giữa hai đê. -Cần xem xét để đáp ứng yêu cầu giao thông và cứu hộ đê khi thiết kế đê ngăn. 4.4.3. Tuyến đê vùng cửa sông - Đê vùng cửa sông là đê nối tiếp giữa đê sông và đê biển, chịu ảnh hưởng tổng hợp của yếu tố sông và biển. - Tuyến đê cửa sông cần đảm bảo thoát lũ và an toàn dưới tác dụng của các yếu tố ảnh hưởng của sông và biển. - Đối với cửa sông tam giác châu có nhiều nhánh, cần phân tích diễn biến của từng nhánh để có thể quy hoạch tuyến đê có lợi nhất cho việc thoát lũ. - Đối với cửa sông hình phễu, cần khống chế dạng đường cong của tuyến đê (qua tính toán hoặc thực nghiệm) để không gây ra hiện tượng sóng dồn, làm tăng chiều cao sóng, gây nguy hiểm cho bờ sông. Theo kết quả nghiên cứu của Viện khí tượng thủy văn năm 2003,đã đưa ra các điểm ranh giới giữa đê sông và đê biển cho các sông ở đồng bằng Bắc bộ có thể tham khảo như sau: Bảng : Vị trí gianh giới giữa đê sông và đê biển TT Tên cửa sông Bờ phải Bờ trái Kinh độ Vĩ độ Kinh độ Vĩ độ 01 Sông Đáy 106015’62’’ 20018’89’’ 106016’79’’ 20019’92’’ 02 Ninh Cơ 106021’95’’ 20020’60’’ 106022’49’’ 20022’26’’ 03 Ba Lạt 106041’28’’ 20031’28’’ 106042’69’’ 20032’83’’ 04 Trà Lý 106047’23’’ 20047’05’’ 106047’98’’ 20046’94’’ 05 Sông Hóa 106048’97’’ 20060’65’’ 106048’62’’ 20061’15’’ 06 Thái Bình 106051’07’’ 20070’70’’ 106052’44’’ 20070’40’’ 07 Văn Úc 106054’76’’ 20075’64’’ 106055’47’’ 20076’10’’ 08 Lạch Tray 106057’76’’ 20084’66’’ 106058’28’’ 20085’18’’ 09 Sông Cấm 106059’62’’ 20093’50’’ 106060’27’’ 20064’33’’ 5. THIẾT KẾ MẶT CẮT VÀ KẾT CẤU ĐÊ BIỂN 5.1 Thiết kế mặt cắt đê biển cần tiến hành cho từng phân đoạn Các phân đoạn được chia theo điều kiện tương tự về nền đê, vật liệu đắp đê, điều kiện ngoại lực và yêu cầu sử dụng. Mỗi phân đoạn được chọn một mặt cắt ngang đại diện làm đối tượng thiết kế thân đê và các công trình liên quan khác. 5.2 Dựa vào đặc điểm hình học của mái đê phía biển, mặt cắt đê biển chia thành 3 loại chính Đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê mặt cắt hỗn hợp (trên nghiêng dưới đứng hoặc trên đứng dưới nghiêng). Việc chọn loại mặt cắt nào phải căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ hải văn, vật liệu xây dựng, điều kiện thi công và yêu cầu sử dụng để phân tích và quyết định. Các dạng mặt cắt ngang: Một số dạng mặt cắt đê biển có thể lựa chọn như sau: Hình 5.1. Các dạng mặt cắt ngang đê biển và phương án bố trí vật liệu - Đê mái nghiêng bằng đất đồng chất: Đê mái nghiêng thường có dạng hình thang có mái phía biển phổ biến m = 3-5 và mái phía đồng phổ biến m = 2 -3, thân đê được đắp bằng đất. Kết cấu đê bằng đất đồng chất được sử dụng ở vùng có trữ lượng đất đắp đủ để xây dựng công trình. Trong trường hợp đê thấp (chiều cao đê nhỏ hơn 2m) có thể sử dụng hình thức mặt cắt như hình 5.1.a. Với những tuyến đê có điều kiện địa chất kém, chiều cao đê lớn và chịu tác động lớn của sóng thì có thể bố trí cơ đê hạ lưu và cơ giảm sóng thượng lưu như hình 5.1.b; - Đê mái nghiêng bằng vật liệu hỗn hợp: Trường hợp ở địa phương trữ lượng đất tốt không đủ để đắp đê đồng chất, nếu lấy đất từ xa về để đắp đê thì giá thành xây dựng cao. Trong khi đó nguồn vật liệu địa phương có tính thấm lớn lại rất phong phú, khi đó có thể dùng kết cấu mặt cắt dạng hỗn hợp. Đất có tính thấm lớn bố trí ở bên trong thân đê, đất có tính thấm nhỏ được bọc bên ngoài như hình 5.1.c hoặc đá hộc bố trí thượng lưu để chống lại phá hoại của sóng, đất đắp bố trí hạ lưu như hình 5.1.d. - Đê tường đứng và mái nghiêng kết hợp: Tại vùng xây dựng tuyến đê có mỏ đất nhưng trữ lượng không đủ để đắp đê. Nếu dùng kết cấu dạng tường đứng thuần tuý bằng đá xây hay bê tông, bê tông cốt thép thì xử lý ổn định, thấm phức tạp, tốn kém. Hơn nữa, nhiều tuyến đê xây dựng không chỉ chống ngập lụt khi triều dâng mà còn kết hợp cho tàu thuyền khi neo đậu, vận chuyển hàng hoá, phía trong yêu cầu phải có đường giao thông. Vì vậy trong thiết kế có thể sử dụng các hình thức kết cấu dạng tường đá xây kết hợp thân đê đất như hình 5.1.e; tường bê tông và thân đê đất hình 5.1.f hoặc hỗn hợp thân đê đất, tường bê tông cốt thép và móng tường bằng đá không phân loại như hình 5.1.g. - Đê mái nghiêng gia cố bằng vải địa kỹ thuật: Nhiều trường hợp nơi xây dựng không có đất tốt để đắp đê mà chỉ có đất tại chỗ mềm yếu (lực dính và góc ma sát trong nhỏ, hệ số thấm nhỏ), nếu sử dụng vật liệu này để đắp đê theo công nghệ truyền thống thì mặt cắt đê rất lớn, diện tích chiếm đất của đê lớn và thời gian thi công kéo dài do phải chờ lún, điều này làm tăng giá thành công trình. Phương án xây dựng đê bê tông hay bê tông cốt thép lại cho giá thành rất cao. Để phải giảm chi phí xây dựng, giảm diện tích chiếm đất của đê, tăng nhanh thời gian thi công, có thể sử dụng vải địa kỹ thuật làm cốt gia cố thân đê sẽ khắc phục được những vấn đề trên. Hình 5.1.h là sơ đồ bố trí vải địa kỹ thuật trong thân đê. 5.3. Nội dung thiết kế mặt cắt đê biển bao gồm Xác định cao trình đỉnh, xác đinh kích thước mặt cắt, kết cấu đỉnh đê, thân đê và chân đê. Mặt cắt và kết cấu đê biển được xác định trên cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Hình 5.2: Sơ đồ mặt cắt đê biển Về tổng thể, sơ đồ mặt cắt đê biển gồm các thành phần sau: (1) Bảo vệ ngoài chân kè, (2) Chân kè, (3) mái dưới phía biển, (4) Cơ đê phía biển, (5) Mái trên phía biển, (6) Đỉnh đê, (7) Mái trong, (8) Thiết bị thoát nước phía đồng, (9) Kênh tiêu nước phía đồng, (10) Thân đê, (11) Nền đê và (12) Phần chuyển tiếp giữa các bộ phận của đê. Nội dung tính toán sẽ được trình bày trong phần dưới đây: Thiết kế cao trình đỉnh đê Thiết kế thân đê Thiết kế tầng lọc Thiết kế lớp bảo vệ mái Thiết kế bảo vệ chân Thiết kế đỉnh đê Thiết kế tường đỉnh (nếu bố trí) Thiết kế các kết cấu chuyển tiếp Tính toán ổn định 5.4. Xác định cao trình đỉnh đê 5.4.1 Công thức chung để xác định cao trình đỉnh đê : Zđ = Ztk + Rsl + a (5.1) Trong đó: Zđ - cao trình đỉnh đê thiết kế, m; Ztk - cao trình mực nước thiết kế là cao trình mực nước biển ứng với tần suất thiết kế (tổ hợp của tần suất mực nước triều và tần suất nước dâng do bão gây ra). Mực nước thiết kế được tính sẵn thể hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu chuan thiet ke moi-VN.doc
  • docPhu-luc-A.doc
  • docPhu-luc-B-Tinh-song-leo.doc
  • docPhu-luc-C-Song.doc
  • docPhu-luc-D-Tinh-ap-luc-song.doc
Luận văn liên quan