Hiện nay, ở thành phố cũng như hầu hết nông thôn, mạng lưới dịch vụ phát triển tương đối mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang trên đà phát triển và kéo theo đó là nhu cầu khách quan hình thức của các dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ xuất hiện, đó là sự thỏa thuận của bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng dịch vụ. Trong bộ luật dân sự, hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự. Nó mang các đặc điểm của hợp đồng dân sự và còn có những đặc điểm riêng biệt. Cũng bởi tính phổ biến của nó và những đặc điểm riêng mà các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dịch vụ ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Để hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dịch vụ - một loại hợp đồng dân sự phổ biến – cùng cới các tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này, nhóm em chọn đề tài 03: “Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ”.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ
Yêu cầu:
- Có địa chỉ rõ ràng
Tóm tắt vụ việc
Những tranh chấp đó đã được Tòa án nào giải quyết hay chưa được Tòa án giải quyết?
Bình luận của nhóm về quyết định của Tòa án (nếu có)
Cách giải quyết vụ việc của nhóm
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở thành phố cũng như hầu hết nông thôn, mạng lưới dịch vụ phát triển tương đối mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang trên đà phát triển và kéo theo đó là nhu cầu khách quan hình thức của các dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ xuất hiện, đó là sự thỏa thuận của bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng dịch vụ. Trong bộ luật dân sự, hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự. Nó mang các đặc điểm của hợp đồng dân sự và còn có những đặc điểm riêng biệt. Cũng bởi tính phổ biến của nó và những đặc điểm riêng mà các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dịch vụ ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Để hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dịch vụ - một loại hợp đồng dân sự phổ biến – cùng cới các tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này, nhóm em chọn đề tài 03: “Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ”.
NỘI DUNG
Lí luận chung về hợp đồng dịch vụ
Điều 518 BLDS 2005 đã đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ như sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ”
Qua định nghĩa trên ta thấy được các đặc điểm của hợp đồng dịch vụ :
Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ. Như vậy, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc cụ thể, và công việc này phải là công việc có thể thực hiện được và không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
Thứ hai, đây là hợp đồng đền bù. Khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận thì bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Đặc điểm thứ ba, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ, Hai bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định khi tham gia giao dịch. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ. Cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên đều được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại các Điều 520 đến Điều 523.
Theo Điều 520 BLDS thì bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu, phương tiện để thực hiện nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu (dịch vụ pháp lí....). Và bên thuê dịch vụ còn có nghĩa vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Quyền của bên thuê dịch vụ được quy định trong Điều 521, theo đó thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thỏa thuận khác. Bên thuê dịch vụ còn có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành kết quả công việc không theo đúng như thỏa thuận hoặc hoàn thành công việc không đúng thời hạn và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Còn đối với bên cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thế là cá nhân tổ chức dùng công sức của mình để hoàn thành, thực hiện một công việc do bên thuê dịch vụ chỉ định. Nghĩa vụ bên cung ứng dịch vụ là phải thực hiện công việc theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác. Bên cung ứng dịch vụ còn phải tự mình thực hiện công việc, không được giao cho ai khác nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ; phải bảo quản và giao cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao ngay sau khi hoàn thành công việc, phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng,...(Điều 522 BLDS). Về quyền, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin tài liệu từ bên thuê dịch vụ, được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không nhất định phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ thì phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ, và có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ (Điều 523 BLDS).
Vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ
Vụ việc thứ nhất:
- Nguyên đơn: Nhà xuất bản lao động xã hội (NXB LĐXH, gọi tắt là NXB), trụ sở tại số 41 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: ông Nguyễn Đình Thiêm – giám đốc NXB LĐXH.
- Bị đơn: Tạp chí thời trang Mỹ nghệ & Kim hoàn (TCTT MN&KH, gọi tắt là TCTT), trụ sở tại số 2B Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: ông Lê Ngọc Dũng – tổng biên tập TCTT MN&KH.
Nội dung vụ việc như sau:
Từ tháng 11/2000 đến tháng 8/2002, TCTT có ký 13 hợp đồng dịch vụ in ấn tạp chí (hàng tháng 1 kỳ) với công ty in LĐXH, tổng giá trị các hợp đồng là: 77.526.500đ. Trong các hợp đồng có quy định điều kiện thanh toán “...Nếu quá thời hạn thanh toán, số tiền chậm lãi sẽ tính theo lãi suất 2%/tháng”. Tạp chí thời trang mới trả tiền 2 hợp đồng còn 11 hợp đồng chưa thanh toán với công ty in. Ngày 24/2/2003, công ty in yêu cầu TCTT thanh toán nợ với tổng số tiền là 52.226.500đ.
Ngày 25/2/2003, TCTT có công văn trả lời số 153/TC đề nghị gặp nhau đối chiếu lại kết quả in ấn và thanh lý hợp đồng.
Ngày 28/2/2003, công ty in đưa ra các phương án trả nợ nhưng không nhận được trả lời của TCTT.
Ngày 8/7/2003, công ty in LĐXH (đơn vị sáp nhập thành NXB LĐXH theo quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 07/5/2003 của bộ Lao động thương binh - xã hội) có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, buộc TCTT thanh toán số nợ gốc và lãi của hợp đồng dịch vụ in ấn TCTT tính đến tháng 5/2003 là 63.028.600đ.
Ngày 26/9/2003, NXB có công văn gửi TAND thành phố Hà Nội xác nhận tư cách pháp lý của công ty in đòi nợ đã khởi kiện.
Ngày 28/10/2003, NXB LĐXH có đơn thay thế đơn ngày 8/7/2003 khởi kiện đòi nợ TCTT thanh toán số tiền 52.266.500đ.
TCTT đã xác nhận chưa thanh toán một số hợp đồng. Tuy nhiên cơ quan này cũng trình bày là nhiều hợp đồng bị giao hàng chậm, tạp chí in không đảm bảo chất lượng nên nguyên đơn cũng phải bồi thường. Tổng cộng các khoản tiền mà TCTT đề nghị lên Tòa án là 214.600.000đ.
Quyết định của Tòa án:
Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 10/KTST 20/4/2004, TAND thành phố Hà Nội quyết định: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NXB LĐXH đối với TCTT. Buộc TCTT phải có trách nhiệm thanh toán cho NXB LĐXH các khoản sau:
+ Khoản nợ chưa thanh toán của 11 hợp đồng in tạp chí là 52.226.500đ
+ Khoản tiền lãi chậm thanh toán (được tính từ 1/3/2003 đến 31/3/2004 là 6.361.187đ
Tổng cộng cả hai khoản trên, TCTT phải trả là: 58.587.687đ.
+ Chấp nhận yêu cầu phản tố của TCTT. Buộc NXB LĐXH phải trả khoản tiền in lịch Bảo tín đã nhận là: 5.334.000đ.
Trừ đi hai khoản tiền thanh toán trên, buộc TCTT phải trả cho NXB số tiền: 53.253.687đ.
+ Bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế của TCTT nêu ra đối với NXB.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.
- Ngày 28/4/2004, TCTT có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm với lý do công ty in không thực hiện đúng các hợp đồng in tạp chí và không có tư cách pháp lý để khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
Tại bản án kinh tế phúc thẩm 157 ngày 16/9/2004, Tòa án phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội tuyên hủy bản án kinh tế sơ thẩm số 10/KTST ngày 20/4/2004 của TAND thành phố Hà Nội và đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế; vì cho rằng: căn cứ vào quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 07/5/2003 của Bộ LĐTB&XH và căn cứ ngày làm đơn của NXB LĐXH ngày 28/10/2003 thì đơn khởi kiện ngày 08/7/2003 của công ty in là không có giá trị pháp lý và đơn khởi kiện của NXB LĐ-XH đã hết thời hiệu khởi kiện.
- Ngày 3/12/2004, TAND thành phố Hà Nội có bản án số 1606/TA-KT đề nghị chánh án TATANDTC xét xử lại bản án sơ thẩm số 157 ngày 16/9/2004 của Tòa án phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội.
Tại quyết định kháng nghị số 02/2005/KT-KN ngày 6/6/2005, chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án kinh tế phúc thẩm ngày 16/9/2004 của Tòa án phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội với lý do Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện không phù hợp thực tiễn và đề nghị HĐTP TANDTC xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án kinh tế phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TANDTC xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Nhận xét, đánh giá của nhóm:
Khoản tiền công ty in đòi nợ TCTT là của các hợp đồng in ấn được ký kết trước ngày có quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 07/5/2003 của Bộ lao động thương binh - xã hội về việc sáp nhập doanh nghiệp mới đối với công ty in LĐXH.
Tuy trong đơn khởi kiện đầu tiên được làm là ngày 7/5/2003, là sau ngày có quyết định 6654/2003/ QĐ-LĐXH ngày 7/5/2003 của Bộ LĐ-TB&XH về việc sáp nhập thành doanh nghiệp mới là NXB LĐXH, nhưng trong thời gian này, doanh nghiệp mới chưa đủ điều kiện có thể hoạt động kinh doanh, tham gia tố tụng tại Tòa án. Bởi vì qua quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ của TAND thành phố Hà Nội thì: Tháng 8/2003, doanh nghiệp mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và đến 9/2003 mới có con dấu để giao dịch. Sau khi có đầy đủ tư cách pháp nhân, NXB LĐXH đã làm đơn ngày 28/10/2003 thay thế đơn khởi kiện ngày 8/7/2003 là đúng thủ tục.
Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày 7/5/2003 của Bộ LĐTB&XH và căn cứ ngày làm đơn của NXB LĐXH ngày 28/10/2003 để cho rằng đơn khởi kiện ngày 8/7/2005 của công ty in là không có giá trị pháp lý và đơn khởi kiện của NXB LĐ-XH đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng. Bởi vì: theo điều 4 của hợp đồng thì các bên có thỏa thuận: “Nếu quá thời hạn thanh toán, số tiền chậm sẽ tính theo lãi suất 2%/tháng”. Như vậy, theo điều kiện thanh toán của hợp đồng này thì hai bên có thể thanh toán muộn, nhưng phải trả lãi chậm trả và cũng không quy định thời hạn trả chậm. Với thỏa thuận này thì có nghĩa là về mặt pháp lý, tranh chấp hợp đồng giữa hai bên vẫn còn tồn tại mặc dù hạn trả nợ trong hợp đồng đã hết. Do đó không thể kết luận đơn khởi kiện ngày 28/10/2003 của NXB là đã hết thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, TAND thành phố Hà Nội chấp nhận thụ lý đơn kiện của NXB là hoàn toàn đúng pháp luật.
Ý kiến giải quyết vụ án của nhóm:
Theo quy định của pháp luật dân sự (khoản 2 Điều 95 BLDS 2005) thì việc công ty in LĐXH sáp nhập thành doanh nghiệp mới là NXB LĐXH thì tư cách pháp nhân của công ty in chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ sẽ chuyển sang cho doanh nghiệp mới là NXB, nhưng tại thời điểm công ty in nộp đơn khởi kiện thì tư cách pháp nhân của doanh nghiệp mới chưa có, do đó về mặt pháp lý, phải đợi sau khi NXB hoàn thành các thủ tục pháp lý để có tư cách pháp nhân thì NXB sẽ là đơn vị làm đơn khởi kiện, và ngày 28/10/2003, NXB có đơn thay thế đơn ngày 8/7/2003 của công ty in khởi kiện đòi nợ TCTT là đúng pháp luật, còn không công nhận tư cách pháp lý của công ty in vì tư cách pháp nhân của công ty này đã chấm dứt từ thời điểm quyết định số 6654/2003 của Bộ LĐTB-XH có hiệu lực. Tuy nhiên, việc đơn khởi kiện của công ty in có giá trị pháp lý hay không thì hoàn khác, vì tại thời điểm giao kết hợp đồng với TCTT, công ty in là bên tham gia trực tiếp, những trình bày của công ty in trong đơn khởi kiện vẫn phải được xem xét, đánh giá, xác minh. Thụ lý đơn khởi kiện thay thế của NXB, vì lúc này NXB đã đủ tư cách pháp nhân và thời hiệu khởi kiện chưa hết (như đã phân tích ở trên).
Xét xử phúc thẩm lại vụ án thì cần phải làm rõ một số tình tiết sau:
Thứ nhất: cần xem xét, điều tra xác thực vấn đề mà TCTT trình bày là có nhiều hợp đồng bị công ty in giao hàng chậm, tạp chí in không đảm bảo chất lượng. Nếu có thật điều này thì công ty in cũng phải chịu một phân trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Không được bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế của TCTT nêu ra đối với NXB khi chưa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Thứ hai: Cần xem xét lại vấn đề thanh toán khoản nợ gốc và lãi, bằng việc đối chiếu với các bản hợp đồng (11 bản), đánh giá chính xác lại con số mà TCTT phải thanh toán cho NXB. Vì con số mà trước đó trong đơn khởi kiện đưa ra là 63.028.600đ, công ty in là người nắm rõ nội dung các bản hợp đồng, thời điểm thỏa thuận. Còn con số sau đó NXB đưa ra là 52.266.500đ; con số mà TAND thành phố Hà Nội yêu cầu TCTT phải thanh toán cuối cúng là 53.253.687đ. Như vậy, chứng tỏ việc xem xét, đánh giá để xác minh các con số trong các bản hợp đồng là chưa thống nhất, cần điều tra và xác minh lại.
Vụ việc thứ 2:
- Nguyên đơn: Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng, trụ sở tại số 95 Phó Ðức Chính Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Bị đơn: Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới, trụ sở chính tại Ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Chi nhánh tại 19, Trần Hưng Đạo, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt vụ việc:
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng trình bày: Năm 2004 nguyên đơn và bị đơn là Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới có ký các hợp đồng như sau:
Hợp đồng số 01/HĐKT ngày 28/02/2004 có nội dung: Nguyên đơn cho bị đơn thuê mướn thiết bị cơ giới (xe Ben và xe cuốc).
Hợp đồng số 02/HĐKT ngày 10/03/2004 có nội dung: Nguyên đơn thực hiện việc đào đất kinh thượng hạ lưu âu tàu tắc thủ Cà Mau cho bị đơn.
Thực hiện hợp đồng số 01/HĐKT nguyên đơn đã giao đầy đủ cho bị đơn thiết bị cơ giới.
Ngày 17/9/2004, hai bên lập biên bản thanh lý thì nguyên đơn viết phiếu thu 75.000.000đ và hoá đơn giá trị gia tăng cho bị đơn và giao cho bị đơn, nhưng bị đơn chưa giao tiền nên nên hai bên có việc cự cãi nhau trong việc thanh toán hợp đồng nên nguyên đơn giật lại hoá đơn giá trị gia tăng còn phiếu thu chưa giật lại. Nguyên đơn kiện bị đơn đòi lại số tiền còn thiếu 75.000.000đ và tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ tháng 11/2004 đến nay là 25 tháng với mức lãi suất nợ quá hạn theo quy định là 1,03%/tháng số tiền lãi sẽ là 75.000.000đ x 1,03%/tháng x 25 tháng = 19.312.500đ, tổng cộng nợ và lãi là 94.312.500đ.
Riêng hợp đồng số 02/HĐKT bị đơn còn thiếu nguyên đơn 60.990.000đ, nguyên đơn kiện bị đơn đòi số tiền này và tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ tháng 11/2004 đến nay là 25 tháng với mức lãi suất nợ quá hạn theo quy định là 1,03%/tháng số tiền lãi sẽ là 60.990.000đ x 1,03%/tháng x 25 tháng = 15.706.213đ, tổng cộng nợ và lãi là 76.701.213đ.
Bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới trình bày: Xác nhận có ký hợp đồng số 01/HĐKT thuê mướn thiết bị và Hợp đồng số 02/HĐKT ngày 10/03/2004 thực hiện việc đào đất kinh thượng hạ lưu âu tàu tắc thủ Cà Mau cùng nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng, có ký biên bản thanh lý ngày 17/9/2004. Sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng số 01/HĐKT bị đơn đã trả cho nguyên đơn 75.000.000đ, nên nguyên đơn đã viết phiếu thu cho bị đơn coi như hợp đồng số 01/HĐKT bị đơn đã thanh lý xong cùng nguyên đơn. Nhưng nguyên đơn chưa giao hoá đơn giá trị gia tăng cho bị đơn, nay bị đơn đề nghị nguyên đơn giao hoá đơn giá trị gia tăng cho bị đơn.
Riêng hợp đồng số 02/HĐKT bị đơn xác nhận còn thiếu nguyên đơn 60.990.000đ và đồng ý trả số tiền này cùng số tiền lãi theo quy định là 15.706.213đ, tổng cộng là 76.701.213đ cho nguyên đơn.
Quyết định của Tòa án:
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 675/2006/KDTM-ST ngày 29/12/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự; điều 233 Luật thương mại năm 1997.
Tuyên xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng:
1/ Bác yêu cầu của nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng kiện bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới đòi lại số tiền còn thiếu 75.000.000đ theo hợp đồng số 01/HĐKT ngày 28/02/2004 và tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán 19.312.500đ, tổng cộng là 94.312.500đ. Đồng thời phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng của hợp đồng số 01/HĐKT ngày 28/02/2004 cho bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới.
2/ Bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới có trách nhiệm thanh toán cho nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng số tiền nợ đào đất còn thiếu theo hợp đồng số 02/HĐKT ngày 10/03/2004, và tiền lãi do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ tháng 11/2004 đến nay là 76.701.213đ, trong đó có tiền nợ là 60.995.000đ và tiền lãi là 15.706.213đ.
Đồng thời nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng của hợp đồng số 02/HĐKT ngày 10/03/2004 cho bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới.
Kể từ ngày nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng có đơn yêu cầu thi hành án nếu bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng Công Nghệ Mới không trả đủ số tiền nêu trên thì hàng tháng bị đơn còn phải trả cho nguyên đơn số tiền lãi tính theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Nhận xét của nhóm:
Yêu cầu của nguyên đơn ông Nguyễn Đức Thượng đòi bị đơn Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới phải trả 75.000.000đ (Bảy mươi lăm triệu đồng) của hợp đồng số 1, cộng lãi xuất tính từ ngày 17/9/2004. Nguyên đơn cho rằng đã viết phiếu thu 75.000.000đ và hóa đơn VAT giao cho bị đơn. Nhưng bị đơn không nộp tiền, nên nguyên đơn lấy lại được hoá đơn VAT, còn phiếu thu bị đơn không trả lại. Phía bị đơn không đồng ý trả 75.000.000đ như yêu cầu của nguyên đơn, cho rằng mình đã trả đủ 75.000.000đ cho nguyên đơn bằng tiền mặt, có khấu trừ một số tiền tạm ứng trước đó. Sau khi đối chiếu còn lại 75.000.000đ ông đã trả đủ và nhận phiếu thu từ nguyên đơn (đã viết phiếu thu) còn chưa đưa hóa đơn VAT cho Công ty xây dựng cung ứng Công nghệ cao.
Xét thấy nguyên đơn không đưa ra được bằng chứng gì để bác bỏ phiếu thu 75.000.000đ và đã ghi rõ “ nhận đủ tiền và ký nhận và đóng dấu”. Không có dấu hiệu giành giật phiếu thu và hóa đơn VAT như phía ông Thượng trình bày. Vì vậy, bản án sơ thẩm đã bác yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở. Đồng thời phía nguyên đơn phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng của hợp đồng số 01/HĐKT ngày 28/02/2004 cho Công ty xây dựng và ứng dụng Công nghệ mới là thỏa đáng. Tuy nhiên bản án sơ thẩm không ghi rõ số tiền trên hóa đơn VAT là 189.000.000 đồng là thiếu sót.
Bản án sơ thẩm buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) của hóa đơn số 02/HĐKT ngày 10/03/2004 của Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới. Điều là đúng với quy định của pháp luật.
Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng xuất hóa đơn VAT trên số 189.000.000đ, không phải trên Hợp đồng số 01/HĐKT- ngày 28/2/2004 chung chung, mà phải ghi rõ hóa đơn giá trị gia tăng của hợp đồng số 01 bằng số tiền 189.000.000đ như các bên đã công nhận và Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng cũng đồng thừa nhận hoá đơn giá trị gia tăng của hợp đồng kinh tế số 01 là 189.000.000đ như yêu cầu của Công ty xây dựng và ứng dụng Công nghệ mới. Vì vậy, cần sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm.
Cách giải quyết vụ việc của nhóm:
Cần phải sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm:
Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Đức Thượng:
1/ Bác yêu cầu của nguyên đơn Doanh nghiệp tư n