Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận đã đưa ra. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự, nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Ở bất cứ trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía với mục đích bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Bàn luận về vấn đề này, chúng ta nhận thấy thực tế xảy ra khá nhiều tranh chấp giữa các chủ thể mà sau đó dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Vậy vì sao xảy ra các tranh chấp về tài sản cầm cố?? Thực tiễn vấn đề này có gì đặc biệt?? Làm thế nào để giải quyết và hạn chế các tranh chấp đó?? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố” để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận đã đưa ra. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự, nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Ở bất cứ trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía với mục đích bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Bàn luận về vấn đề này, chúng ta nhận thấy thực tế xảy ra khá nhiều tranh chấp giữa các chủ thể mà sau đó dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Vậy vì sao xảy ra các tranh chấp về tài sản cầm cố?? Thực tiễn vấn đề này có gì đặc biệt?? Làm thế nào để giải quyết và hạn chế các tranh chấp đó?? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố” để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
1. Khái niệm cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản được quy định tại Điều 326 BLDS 2005, theo đó: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.”
2. Đối tượng của cầm cố tài sản
Trước hết, tài sản cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu chung của nhiều người, thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong thực tế, việc xác định tài sản cầm cố có thuộc sở hữu của người cầm cố hay không là tương đối dễ dàng nếu tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Như vậy, cũng đặt ra câu hỏi: nếu đối tượng của cầm cố là loại tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định chủ sở hữu tài sản cầm cố đó sẽ được tiến hành như thế nào?
Đối tượng của cầm cố phải là một tài sản (vật, quyền tài sản): Xuất phát từ bản chất pháp lý của biện pháp cầm cố là sự dịch chuyện tài sản từ người cầm cố sang người nhận cầm cố nên đối tượng của nó đương nhiên phải là những tài sản có thể dịch chuyển được. Do đó, tất cả những tài sản không phải là bất động sản đều là động sản và có thể trở thành đối tượng của cầm cố, dù đó là một động sản vô hình hay hữu hình, dù đó là vật đặc định hay vật cùng loại. Đối tượng của cầm cố có thể là toàn bộ một vật nhưng cũng có thể là một phần giá trị của vật đó. Đối tượng của cầm cố có thể là các tài sản hiện có nhưng cũng có thể chỉ là những tài sản sẽ được hình thành trong tương lai. Đối tượng của cầm cố có thể là bất động sản, trường hợp này người nhận cầm cố sẽ trực tiếp giữ tài sản đó.
Ngoài ra, đối tượng của cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy nhiên các quyền tài sản này phải giá trị được bằng tiền, không có tranh chấp và được phép giao dịch.
3. Nội dung của cầm cố tài sản
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên cầm cố:
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định tại Điều 330 BLDS năm 2005. Theo đó, bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ bao gồm:
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Quyền của bên cầm cố tài sản:
Căn cứ Điều 331 BLDS năm 2005, bên cầm cố tài sản có các quyền sau:
Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 332 BLDS năm 2005 với nội dung như sau:
Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ;.
Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
* Quyền của bên nhận cầm cố tài sản:
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 333 BLDS 2005. Theo đó, bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
Được khai thác công dụng tài sản cầm cố, khai thác hoa lợi, lợi tức tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;
Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
3.3. Hình thức của cầm cố tài sản
Trong cầm cố tài sản pháp luật quy định ý chí của các chủ thể cầm cố phải thể hiện thông qua một hình thức duy nhất: Văn bản.
Điều 327 BLDS năm 2005 quy định:
“Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính”.
Như vậy cầm cố buộc phải lập thành văn bản nhưng văn bản cầm cố, về nguyên tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4. Thời hạn cầm cố tài sản
Mục đích của cầm cố tài sản là nhằm để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ chính nên “thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố” (Điều 329 BLDS năm 2005) trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, thời hạn của cầm cố tài sản bao giờ cũng là một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính được tính từ thời điểm nghĩa vụ được xác lập đến thời điềm nghĩa vụ phải thực hiện xong.
3.5. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố
* Xử lý tài sản cầm cố:
Điều 336 BLDS năm 2005 quy định về việc xử lý tài sản cầm cố:
“ Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.
* Chấm dứt việc cầm cố:
Các trường hợp việc chấm dứt cầm cố tài sản được BLDS năm 2005 quy định tại Điều 339 như sau:
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
Tài sản cầm cố đã bị xử lý;
Theo thỏa thuận của các bên.
II. THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CẦM CỐ
Tranh chấp có đối tượng cầm cố là tài sản động sản
* Vụ việc:
Nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Mai, trú tại Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
Bị đơn: bà Lê Thị Thúy – chủ cửa hàng dịch vụ cầm đồ Vĩnh Hưng (Quận 3 - TP Hồ Chí Minh)
Cần tiền, chị Nguyễn Phương Mai mang một số nữ trang đến Cửa hàng dịch vụ cầm đồ Vĩnh Hùng để cầm bà Lê Thị Thúy, chủ cửa hàng, viết biên lai kiêm hợp đồng cầm cố tài sản (theo mẫu in sẵn) với nội dung chị Mai cầm một lắc và hai nhẫn vàng 18K để vay 1.600.000 đồng; thời gian một tháng; hai bên thỏa thuận (miệng) lãi xuất 3% /tháng. Cuối biên lai có phần ghi chú "Đúng hạn phải đến lấy hoặc trả lãi. Khách hàng đi xa phải báo. Nếu không, cửa hàng dịch vụ sẽ thanh lý để thu hồi vốn, khách hàng không được khiếu nại".
Ngày 27-8-2003, tức hai tháng ba ngày sau, chị Mai mới đến xin chuộc lại tài sản. Lúc này, bà Lê Thị Thúy, cho biết: cửa hàng đã bán tòan bộ số nữ trang vì chị để trễ hẹn quá lâu. Ấm ức vì bị thiệt hại, chị làm đơn khởi kiện bà Thúy, để đòi tài sản. Vụ việc đã được tòa án Quận 3 thụ lý, giải quyết.
Tại Tòa, chị Mai khai số nữ trang chị cầm trọng lượng lên đến 14 chỉ vàng 18K, trị giá gần 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, còn có một nhẫn US mặt đỏ năm chỉ vàng 96% nhưng vì chị không đọc kỹ biên lai nên không phát hiện bà Thúy ghi thiếu. Lỗi này một phần do chị nên chị chỉ yêu cầu bà Thúy trả lại một lắc và hai nhẫn vàng 18K đã ghi trong hợp đồng.
Bị đơn - bà Thúy cho do chị Mai để trễ hạn quá lâu nên bà đã bán số nữ trang cho ông An (không rõ địa chỉ) với giá 1.700.000 đồng. Sau đó 4-5 ngày thì chị Mai đến xin chuộc lại tài sản. Bà Thúy xác định bà không có lỗi bởi theo hợp đồng hai bên dã thỏa thuận bên nhận cầm cố có quyền bán tài sản cầm cố nếu quá hạn mà không chuộc.
* Quyết định của Tòa án:
Tòa nhận định: Hợp đồng cầm cố giữa hai bên không tuân thủ quy định tại Điều 330 BLDS năm 1995, không ghi rõ chất lượng, giá trị tài sản. Khi thanh lý tài sản, bà Thúy cũng không thực hiện đúng Hướng dẫn của Bộ thương mại tại Thông tư 13/1999/TT-BTM ngày 19-5-1999: “Việc bán hàng hóa, tài sản cầm cố có giá trị trên 500.000 đồng phải thực hiện bằng hình thức bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật”. Do đó, bà Thúy có một phần lỗi. Phần chị Mai vi phạm thời hạn thanh toán nên cũng có lỗi.
Vì vậy, Hội đồng xét xử đã buộc mỗi bên phải chịu thiệt hại về phần lỗi của mình. Chị Mai phải thanh toán cho bà Thúy 1.600.000 đồng tiền vay và 96.000 đồng tiền lãi (lãi suất 3% tính từ ngày 24-6 đến 27-8-2003 là ngày chị Mai đến xin nhận lại tài sản). Gần sáu triệu đồng còn lại, mỗi người phải chịu thiệt hại 1/2. Như vậy, bà Thúy phải trả cho chị Mai gần ba triệu đồng.
Bản án không bị kháng cáo.
* Nhận xét:
Vụ việc trên được giải quyết dựa vào BLDS năm 1995 và Hướng dẫn của Bộ thương mại tại Thông tư 13/1999/TT-BTM ngày 19-5-1999 bởi thời điểm xảy ra vụ việc là năm 2003. Tuy nhiên, nếu giả sử thời điểm xảy ra vụ việc có thể áp dụng BLDS năm 2005 thì cách giải quyết vụ việc này sẽ khác đi. Điều 336 BLDS năm 2005 quy định về việc xử lý tài sản cầm cố:“ Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố”. Như vậy, theo quy định này thì việc bà Thúy bán tài sản cầm cố cho người khác được coi là xử lý tài sản cầm cố theo phương thức do các bên đã thỏa thuận bởi cuối biên lai có phần ghi chú "Đúng hạn phải đến lấy hoặc trả lãi. Khách hàng đi xa phải báo. Nếu không, cửa hàng dịch vụ sẽ thanh lý để thu hồi vốn, khách hàng không được khiếu nại". Tuy nhiên, xét ở góc khác căn cứ Điều 337, Điều 338 BLDS năm 2005 nhận thấy bà Thúy có vi phạm quy định về xử lý tài sản cầm cố trường hợp có nhiều tài sản cầm cố và việc thanh toán tiền bán tài sản cầm cố. Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy nhưng nhóm chúng tôi cho rằng quyết định của Tòa án nhân dân Quận 3 – TP Hồ Chí Minh là hợp tình, hợp lý và có căn cứ pháp luật.
Tranh chấp có đối tượng cầm cố là quyền sử dụng đất
* Vụ việc:
Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Triết, trú tại phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Bị đơn: ông Trần Văn Vũ và bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, trú tại phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Tháng 2-1996, ông Triết có vay của vợ chồng ông Trần Văn Vũ và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (bà Hạnh là em ruột ông Triết) 10 chỉ vàng 24K. Do ông Triết không có khả năng trả nợ, nên cầm cố toàn bộ diện tích đất 8.488 m2 tọa lạc tại khu vực 5 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà Hạnh. Gia đình ông Triết đi làm ăn xa ở tỉnh Đồng Nai, nên cho vợ chồng bà Hạnh mượn căn nhà lá được cất trên phần đất thổ cư 300 m2 và có giao ước: “khi nào có tiền thì ông Triết về chuộc đất, lấy lại căn nhà đã cho mượn”.
Năm 2004, vợ chồng ông Triết về xin vợ chồng bà Hạnh cho chuộc đất, lấy lại nhà, nhưng vợ chồng bà Hạnh không đồng ý, tiếp tục canh tác và hẹn đến cuối năm 2009 mới cho ông Triết chuộc lại đất. Quá bức xúc, ông Triết làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
* Quyết định của Tòa án:
Tòa án nhân dân TX.Ngã Bảy thụ lý giải quyết xét thấy: ông Triết có nhờ vợ chồng bà vay giùm 10 chỉ vàng 24K, nhưng sau một thời gian dài ông không trả được, nên tổng số tiền vốn và lãi ông Triết phải trả đến thời điểm năm 2006 là 16 chỉ vàng 24K. Trong thời gian ông Triết đi làm ăn xa, vợ chồng bà đã đóng tiền vốn và lãi ngân hàng thay cho ông Triết với số tiền là 5.200.000 đ (trong đó vốn vay là 6 triệu đồng). Tại bản án dân sự số 24 ngày 10-12-2007 của Tòa án nhân dân TX.Ngã Bảy, thì hợp đồng cầm cố đất giữa ông Triết và vợ chồng bà Hạnh là vô hiệu. Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì vợ chồng bà Hạnh trả lại cho ông Triết phần đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn nhà đã mượn. Ngược lại, ông Triết phải trả cho vợ chồng bà Hạnh 16 chỉ vàng 24K và 5.200.000 đ.
Vợ chồng bà Hạnh không đồng ý với bản án sơ thẩm làm đơn kháng cáo. Ngày 18-3-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang đưa vụ việc ra xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử xác định việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc vợ chồng bà Hạnh trả lại toàn bộ diện tích đất đã cầm cố và ông Triết trả lại số tiền, vàng như đã giao kết trong hợp đồng là có cơ sở. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm chưa đề cập và làm rõ phần tài sản mà vợ chồng bà Hạnh xây dựng, tu bổ trong thời gian ở nhờ trong căn nhà của ông Triết. Hội đồng xét xử cũng quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm ngày 10-12-2007 và giao cho Tòa án nhân dân TX.Ngã Bảy xét xử lại.
Căn cứ vào những yêu cầu tại bản án dân sự phúc thẩm số 45 ngày 18-3-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh, cán bộ Tòa án nhân dân TX.Ngã Bảy đã tiến hành thẩm định trong thời gian ở nhờ nhà ông Triết, vợ chồng bà Hạnh đã xây dựng, tu bổ, nhưng vợ chồng bà Hạnh bất hợp tác, vắng mặt theo giấy triệu tập của tòa án dẫn đến thời gian giải quyết vụ kiện kéo dài và hiện vẫn chưa được giải quyết xong.
* Nhận xét:
Nhóm chúng tôi đồng tình với quan điểm tại bản án dân sự phúc thẩm số 45 ngày 18-3-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang về quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm ngày 10-12-2007 và hướng giải quyết vụ việc trên. Ở đây cần lưu ý: khi xét xử ngoài căn việc cứ vào các quy định của pháp luật còn dựa trên các yếu tố thực tế mà ở vụ việc nêu trên là xác định phần tài sản vợ chồng bà Hạnh xây dựng, tu bổ trong thời gian ở nhờ trong căn nhà của ông Triết. Tuy nhiên, quá trình giải quyết tranh chấp đòi hỏi sự hợp tác của cả hai bên nguyên đơn và bị đơn. Trường hợp này, vợ chồng bà Hạnh bất hợp tác nên nhóm chúng tôi đề nghị giải quyết vụ việc trên như sau:
- Vợ chồng bà Hạnh buộc phải trả lại toàn bộ diện tích đất đã cầm cố (8.488 m2 đất) cho ông Triết.
- Ông Triết có trách nhiệm hoàn trả lại cho vợ chồng bà Hạnh 16 chỉ vàng 24K và số tiền 5.200.000 đ . Bên cạnh đó, ông Triết phải thanh toàn giá trị phần tài sản vợ chồng bà Hạnh xây dựng, tu bổ trong thời gian ở nhờ trong căn nhà của ông Triết (giá trị tài sản căn cứ theo giá cả thị trường).
- Nếu vợ chồng bà Hạnh không thực hiện nghĩa vụ của mình thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp dân sự khác để bảo đảm quyền lợi cho bên liên quan.
Tranh chấp có “đối tượng cầm cố không thuộc sở hữu của bên cầm cố”
* Vụ việc: Nguyên đơn: anh Nguyễn Ngọc Vinh, trú tại thị trấn Cổ Phúc - huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
Bị đơn: Anh Lê Minh Hiếu – chủ của hàng điện thoại Minh Vân – thị trấn Cổ Phúc – huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.
Ngày 13/7/2010, anh Hiếu nhận cầm cố chiệc điện thoại I-phone 3G 8GB Black (không sạc pin, không bảo hành) do anh Dũng (- một người lạ) với số tiền anh Dũng yêu cầu là 2.250.000 đ trong thời hạn 10 ngày với lãi xuất 25.000 đ/ngày. Thấy chiếc điện thoại xịn lại được đem cầm với giá rẻ nên anh Hiếu đồng ý ngay mặc dù thông thường anh yêu cầu có đầy đủ sạc pin, tai nghe để chứng minh là tài sản cầm cố là của người cầm cố. Trong biên lai ghi rõ; “Trường hợp anh Dũng không chuộc lai điện thoại đúng thời hạn thì anh Hiếu có quyền bán chiếc điện thoại I-phone 3G 8 GB Black cho bất kỳ ai”. Sau đó, anh Dũng không quay lại cửa hàng anh Hiếu nữa, người nhà anh Dũng cho biết anh đã vào Nam lập nghiệp được hơn 10 ngày.
Ngày 25/8/2010, anh Vinh qua chơi cửa hàng anh Hiếu và phát hiện ra chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black của mình được trưng bày trong tủ hàng của anh Hiếu. Anh thừa nhận mình bị mất chiếc điện thoại trên cách đây hơn 1 tháng rưỡi và anh vẫn còn đầy đủ các giấy tờ liên quan bao gồm phiếu bảo hành, hóa đơn sửa điện thoại; ngoài ra còn có sạc pin, tai nghe và hộp đựng. Mọi thông tin đều chứng minh anh Vinh là chủ sở hữu của chiếc điện thoại trên. Anh Vinh yêu cầu anh Hiếu trả lại chiếc điện thoại cho mình nhưng anh Hiếu không đồng ý. Tranh chấp nảy sinh.
Ngày 30/7/2010, anh Vinh đề đơn kiện lên Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên yêu cầu anh Hiếu trả lại chiếc điện thoại cho mình. Hiện vụ việc đang được chờ giải quyết.
* Hướng giải quyết của nhóm:
Trước hết, nhóm chúng tôi cho rằng: việc anh Hiếu nhận cầm cố chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black là chưa đúng với quy định của pháp luật về cầm cố tài sản: “tài sản cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố”. Do đó, giao dịch giữa anh Hiếu và anh Dũng vô hiệu.
Căn cứ Điều 138, Điều 257 BLDS năm 2005 và việc chứng thực chiếc điện thoại nêu trên là của anh Vinh, nhóm chúng tôi đưa ra hướng giải quyết như sau:
- Đối với anh Vinh: thanh toán cho anh Hiếu số tiền 2.250.000 đ và số tiền chi phí dụng để sửa chữa, bảo quản chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black (nếu có).
- Đối với anh Hiếu: trao trả lại chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black cho anh Vinh.
Nhóm chúng tôi cho rằng, cách giải quyết trên là hợp tình, hợp lý đồng thời có bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình nên sẽ được sự chấp thuận của cả anh Hiếu và anh Vinh.
* Nhận xét:
Tình huống trên là một tình huống rất phổ biến trong thực tế, tranh chấp rất dễ nảy sinh nhất là với loại tài sản không có chứng nhận quyền sở hữu. Đặc biệt là tình trạng trộm cắp tài sản của người khác rồi đem đi cầm cố. Trong những trường hợp trên, rất khó bảo đảm quyền lợi của bên nhận cầm cố. Nếu tài sản không thuộc sở hữu của người cầm cố, dù đó là do người cầm cố lừa dối thì người nhận cầm cố vẫn là người trước tiên phải gánh chịu hậu quả. Nếu tài sản được thu hồi để giao về cho chủ sở hữu đích thực của nó, thì người nhận cầm cố sẽ không còn gì để bảo đảm cho quyền lợi của mình nữa. Dù trong tình huống trên, bên nhận cầm cố được xem là người thứ ba ngay tình, song pháp luật vẫn có rất ít điều luật để bảo vệ quyền lợi của họ và thiệt hại mà họ phải chịu là không thể tránh khỏi.
Vậy nên, yêu cầu cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi cho những người xứng đáng là yêu cầu không bao giờ lỗi thời. Mặt khác, trong những tình huống như trên, lỗi không thuộc về cả người nhận cầm cố và người chủ sở hữu đích thực của tài sản mà cái chính là do sự bất cẩn của cả hai bên, do đó, trong những tình huống trên, thiết nghĩ, hai bên nên có sự thoản thuận để đi đến thống nhất, hạn chế các trường hợp kiện cáo gây thiệt hại cho cả hai bên.
III. NHẬN XÉT CHUNG
Vì sao xảy ra tranh chấp tài sản cầm cố?
Cầm cố tài sản là một hoạt động phổ biến và các tranh chấp tài sản cầm cố xảy ra tương đối nhiều nhưng không phải vụ việc nào cũng đề nghị Tòa án giải quyết nên nhiều khi quyền và nghĩa vụ của các bên không được đảm bảo. Vậy, do đâu mà mà xảy ra tranh chấp tài sản cầm cố?? Có thể khẳng định rằng thực tế cả bên cầm cố và bên nhận cầm cố đều chưa hiểu toàn diện về cầm cố tài sản. Cụ thể là:
- Thứ nhất, việc cầm cố tài sản thường được diễn ra thông qua hình thức duy nhất: văn bản nhưng văn bản đó bao hàm nội dung gì thì không phải ai cũng biết và giả sử nếu có biết thì n