Thờ cúng là cách biểu thị tấm lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như sự yêu thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ,đây là một trong những tập tục của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa .Do nhu cầu của người đã mất cũng như người thân của họ để đảm bảo việc thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên được chu toàn hơn, một số người thường để lại di sản sau khi qua đời cho người thân thích của họ dùng vào việc thờ cúng , dẫn đến một số tình trạng tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng đó. Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 3 vụ việc cụ thể vể tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng.
15 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn bài
I/Đặt vấn đề
II/ Ba vụ việc tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng
Tìm hiểu khái quát về di sản dùng vào việc thờ cúng
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
III/ Kết luận
Bài làm
I/Đặt vấn đề
Thờ cúng là cách biểu thị tấm lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như sự yêu thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ,đây là một trong những tập tục của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa .Do nhu cầu của người đã mất cũng như người thân của họ để đảm bảo việc thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên được chu toàn hơn, một số người thường để lại di sản sau khi qua đời cho người thân thích của họ dùng vào việc thờ cúng , dẫn đến một số tình trạng tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng đó. Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 3 vụ việc cụ thể vể tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng.
II/ Ba vụ việc tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng
Tìm hiểu khái quát về di sản dùng vào việc thờ cúng:
-Khái quát về di sản thừa kế:
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 BLDS năm 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.
-Khái quát về di sản dùng vào việc thờ cúng:
Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cho nên, trong Pháp lệnh thừa kế trước đây và ngày nay Điều 670 BLDS đã quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng. Điều 670 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau :
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản đùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý.Di sản này có thể là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở,…).Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lý có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng.Người quản lý không được sử dụng vào mục đích của riêng mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản lý di sản đó, những người thừa kế sẽ thỏa thuận giao cho người khác quản lý.
Tình huống 1
Nguyên đơn: Ông Quách Miêng, sinh năm 1943; trú tại 37/1 Nguyễn Thái Học, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;
Bị đơn: Ông Quách Trí (tức Quang), sinh năm 1932; trú tại 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Quách Lệ Chu, sinh năm 1924; trú tại số 19 Thành Thái, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
a. Tóm tắt nội dung vụ việc:
Sinh thời, cụ Minh và cụ Hiền tạo lập được nhiều nhà đất tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trước năm 1973, hai cụ đã phân chia một số nhà đất cho các con là Quách Miêng, Quách Trí,Quách Lệ Chu. Năm 1973, ông Trí bán căn nhà 39 Bạch Đằng, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (do cụ Minh và cụ Hiền cho) và về chung sống cùng hai cụ tại căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Tháng 5-1973 cụ Minh chết không có di chúc.
Ngày 31-12-1974, cụ Hiền lập tờ “Tổng kết tài sản, cũng là chúc ngôn tổng quát” và “Tờ cho đứt đất thổ cư và phố trệt” phân chia tài sản và được các con của cụ Minh và cụ Hiền đồng ý, có xác nhận của chính quyền nơi cụ Hiền sinh sống (phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Trong các văn bản nêu trên, cụ Hiền thể hiện ý chí để lại căn nhà số 2 (nay mang số 2A) Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm di sản thờ cúng “ngày nay cũng như ngày mai và vĩnh viễn được để lập hương hoả”, “căn nhà và phần đất này được xem như bất khả xử phân”.
Sau khi hiến cho Nhà nước 27 căn nhà và 2 thửa đất, tài sản của cụ Hiền và cụ Minh còn lại căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trên diện tích đất 483,53 m2 và thửa đất thổ mộ 1985 m2 (ngang thất Cao Đài) tại đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Năm 1980, cụ Hiền chết; ông Trí trực tiếp quản lý toàn bộ di sản của cụ Minh và cụ Hiền. Ông Trí đã kê khai, nộp thuế đối với đất thổ mộ. Ngày 1-3-1990 Uỷ ban nhân dân thị xã Rạch Giá (nay là thành phố Rạch Giá), tỉnh Kiên Giang đã xác nhận ông Trí và bà Tô Thị Tám (vợ của ông Trí) là chủ sở hữu đối với thửa đất thổ mộ ngang thất Cao Đài tại “Giấy xác nhận đất hoa màu” do ông Quách Trí lập.
Tại đơn khởi kiện đề ngày 2-9-1993,Ông Miêng yêu cầu được chia căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và thửa đất thổ mộ có diện tích 1985 m2 nêu trên.
Ông Trí không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của ông Miêng vì căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là di sản dùng để thờ cúng; phần đất thổ mộ ông trực tiếp quản lý, canh tác, nộp thuế, kê khai và đã được xác nhận là chủ sử dụng đất năm 1990. Trong quá trình quản lý, sử dụng thửa đất thổ mộ, ông có bán cho một số người và có chia một phần tiền, vàng cho ông Miêng.
Bà Quách Lệ Chu không yêu cầu chia thừa kế.
b. Cách giải quyết của Tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 25-7-1995, Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu của ông Quách Miêng được chia thừa kế căn nhà số 2A đường Nguyễn Đình Chiểu theo pháp luật.
- Xử: Chia cho ông Quách Miêng được hưởng kỷ phần bằng 1/6 của căn nhà số 2A bằng 77.881.381đ.
- Chấp nhận yêu cầu của ông Quách Miêng được hưởng phần nhà sau của căn nhà số 2A có diện tích bằng 111,19m2 có giá trị bằng 126.185.816 đ
- Khi sử dụng phần diện tích nhà sau ông Miêng phải mở lối đi riêng không gây ảnh hưởng đến phần nhà trước.
- Bác yêu cầu của ông Quách Miêng xin được chia tiền, vàng do ông Quách Trí sang đất.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quy định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 1-8-1995, ông Miêng kháng cáo yêu cầu được phân chia thửa đất mộ, số tiền, vàng do ông Trí bán đất và đề nghị xem xét lại về án phí.
Ngày 4-8-1995, ông Trí kháng cáo không đồng ý chia di sản thừa kế vì căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là nhà hương hoả để thờ cúng.
Cách giải quyết của tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang tại bản án sơ thẩm số 12/DSST ngay 25/7/1995 đã bị hủy.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 242/DSPT ngày 28-11-1995, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Căn cứ khoản 2 Điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Sửa án sơ thẩm:
Áp dụng Điều 13, 23 và 21 Pháp lệnh về thừa kế. Tuyên xử:
1, Bác yêu cầu kiện của ông Quách Miêng đòi chia căn nhà thờ hương hoả số 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
2, Giao cho ông Quách Trí tiếp tục quản lý, bảo quản gìn giữ căn nhà thờ hương hoả số 2A Nguyễn Đình Chiểu và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng ông bà tổ tiên theo như chúc ngôn của bà Lý Thị Hiền lập và các con đồng ký tên vào ngày 31-12-1974.
Cấm không được sang nhượng, đổi chác hoặc mua bán căn nhà trên.
3, Tách phần tranh chấp đất thổ mộ toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, tổ 18, khu phố 3, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã tiếp tục giải quyết giữa ông Quách Miêng với ông Quách Trí.
Ngoài ra, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh còn quy định về án phí.
c. Ý kiến của nhóm:
Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xác định căn nhà số 2A Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Rạch Giá là di sản chưa chia của cụ Lý Thị Hiền. Trước khi chết, cụ Hiền đã lập di chúc để căn nhà trên làm “nhà hương hoả bất khả xử phân”.
Ông Miêng khởi kiện yêu cầu được chia thừa kế di sản của cụ Minh và cụ Hiền là căn nhà số 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, nhưng ông Miêng cũng thừa nhận là căn nhà nêu trên cụ Hiền đã lập di chúc để lại làm di sản thờ cúng và di chúc của cụ Hiền được các con chung của cụ Minh và cụ Hiền đồng ý.
Toà án cấp sơ thẩm chia thừa kế đối với căn nhà nêu trên là trái quy định của pháp luật về thừa kế. Toà án cấp phúc thẩm đã bác yêu cầu chia thừa kế của ông Miêng đối với phần nhà đất thuộc di sản của cụ Hiền là có căn cứ, đúng pháp luật, phù hợp với ý chí của cụ Hiền.
Xét về việc tranh chấp thửa đất ngang thất Cao Đài (diện tích 1985 m2) đường Nguyễn Trung Trực, thấy rằng: tuy nguồn gốc thửa đất là của cụ Hiền, nhưng sau khi cụ Hiền chết, ông Trí đã trực tiếp quản lý sử dụng để canh tác, đồng thời ông đã kê khai đất và được Uỷ ban nhân dân thị xã Rạch Giá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hơn nữa thửa đất trên là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã Rạch Giá giải quyết việc tranh chấp giữa ông Miêng với ông Trí đối với thửa đất trên là có căn cứ, phù hợp với pháp luật tại thời điểm xét xử năm 1995. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (Điều 50, Điều 136) thì việc tranh chấp về quyền sử dụng thửa đất này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.
Nhóm chúng em đồng ý với những quyết định tại bản án dân sự phúc thẩm số 242/DSPT ngày 28-11-1995 của tòa án nhân dân tối cao tại TP Hồ Chí Minh.Đồng thời theo quan điểm của nhóm, chúng em cũng có bổ sung như sau: Tại di chúc ngày 31-12-1994 ,cụ Hiền lập di chúc để căn nhà trên làm “nhà hương hoả bất khả xử phân” nhưng không giao cho ai quản lý căn nhà để thờ cúng. Nếu ông Miêng thay đổi yêu cầu xin được quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, thì Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 và phải xem xét đến thực tế ông Trí đã trực tiếp quản lý nhà đất từ năm 1973 cũng như hiện tại ông Miêng không có nhà ở và có yêu cầu quản lý phần phía sau căn nhà .Hơn nữa, do pháp luật về đất đai thay đổi, nên Toà án cấp sơ thẩm cũng cần xác minh: nếu Uỷ ban nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang chưa giải quyết đối với thửa đất thổ mộ nêu trên và đương sự có yêu cầu thì Toà án giải quyết cả tranh chấp thửa đất thổ mộ trong cùng vụ án.
Tình huống 2
Nguyên đơn:
- Ông Đỗ Xuân Khắc trú tại Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Bà Đỗ Thị Minh trú tại phố Quan Nhân, quận Đống Đa, Hà Nội
- Bà Đỗ Thị Ninh trú tại Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bị đơn: Ông Đỗ Xuân Duyệt trú tại Mại Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
a. Tóm tắt nội dung vụ việc:
Cụ Đỗ Xuân Khải có con là cụ Đỗ Xuân Mô , bà Đỗ Thị Minh, ,ông Đỗ Xuân Khắc và bà Đỗ Thị Ninh .Cụ Đỗ Xuân Mô có con trai trưởng là ông Đỗ Xuân Duyệt. Khi còn sống, cụ Khải giao cho con trai trưởng là cụ Đỗ Xuân Mô quản lý và sử dụng nhà và đất ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội để thờ cúng tổ tiên . Sau đó, cụ Khải chết không để lại di chúc. Năm 1995, cụ Mô chết không để lại di chúc. Khi cụ Mô chết, ngôi nhà được giao cho ông Đỗ Xuân Duyệt quản lý và sử dụng.
Di sản tranh chấp trong tình huống này là nhà thờ năm gian cùng với sân phơi và bếp, cùng thửa đất ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội hiện đang do ông Duyệt quản lí và sử dụng.
Năm 2000, ông Khắc, bà Minh, bà Ninh cùng làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Duyệt trả lại ngôi nhà cùng mảnh đất ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội để chia thừa kế.
Ông Khắc cho rằng tài sản trên là do cụ Khải để lại chứ không phải là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân nên phải xác định là di sản thừa kế để chia cho cả bốn người con của cụ.
Còn theo ông Duyệt, nhà và đất đang tranh chấp là nhà giành cho con trai trưởng quản lý để thờ cúng tổ tiên. Nhà này trước đây do cụ Khải quản lý và sử dụng rồi sau đó giao lại cho cụ Mô, cụ Mô chết nhà đó được giao lại cho con trưởng là ông Đỗ Xuân Duyệt quản lí và sử dụng làm nơi thờ cúng theo tập quán mà tuyệt nhiên không cần định đoạt bằng di chúc, vì thế không được chia thừa kế.
b. Cách giải quyết của tòa án:
Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã xét xử sơ thẩm quyết định:
- Bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn
- Xác định di sản trên là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân
- Ngoài ra còn quy định án phí và thời gian kháng cáo của các đương sự.
Ông Đỗ Xuân Khắc kháng cáo vì cho rằng ngôi nhà trên là di sản của cụ Khải chứ không phải là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân.
Tòa án cấp phúc thẩm quyết định:
Hủy bản án sơ thẩm, giao vụ án cho tào án nhân dân quận Cầu Giấy giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với nhận định: Nhà và đất thuộc sở hữu của cụ Khải nên phải xác định là di sản thừa kế để chia.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm còn quy định về án phí.
c. Ý kiến của nhóm:
Đây là một tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. Theo quan điểm của nhóm thì quyết định tòa án phúc thẩm là hoàn toàn chính xác. Ngôi nhà trên tuy được dành để thờ cúng tổ tiên từ đời này qua đời khác, tuy nhiên chỉ dựa vào tập quán để khẳng định đây là di sản dùng vào việc thờ cúng mà tuyệt nhiên không cần định đoạt bằng di chúc, và do đó không được chia thừa kế là không có căn cứ. Theo điều 670 BLDS, . Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế, như vậy di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý . Trong tình huống trên, cụ Khải mất không để lại di chúc, cũng như trong quá trình xét xử, ông Duyệt không đưa ra được giấy tờ chứng minh ngôi nhà và mảnh đất trên là di sản dùng vào việc thờ cúng nên không đủ căn cứ để khẳng định ngôi nhà trên là di sản dùng vào việc thờ cúng. Do đó, tòa án sơ thẩm quyết định bác yêu cầu của nguyên đơn và không chia thừa kế ngôi nhà là không chính xác. Tòa phúc thẩm quyết định nhà và đất thuộc sở hữu của cụ Khải và là di sản thừa kế là hoàn toàn có căn cứ.
Tình huống 3
-Nguyên đơn: Bà Trương Thị Ngọc Huệ, sinh năm 1948; trú tại: nhà số 95, đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-Bị đơn: Ông Trương Minh Hải, sinh năm 1954; trú tại: nhà số 205C, quốc lộ 15, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-Người có quyền lợi ,nghĩa vụ liên quan:
+ Bà Trương Thị Thu Thủy sinh năm 1943, trú tại 205C, quốc lộ 15, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+Bà Trương Thị Ngọc Hương, sinh năm 1940 (đang ở Thụy Sĩ)
+Bà Trương Thị Kim Loan sinh năm 1950 và Bà Trương Thu Hà sinh năm 1946 (đang ở Mỹ)
a. Tóm tắt nội dung vụ việc:
Cụ Trương Văn Chỉ (chết năm 1986) và cụ Trần Thị Ba (chết năm 1993) khi còn sống đã tạo lập được nhiều tài sản như ruộng đất, lò gạch, căn nhà số 95 đường 30-4, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và một số đồ dùng sinh hoạt.
Ngày 1-7-1976, cụ Chỉ và cụ Ba đã lập “Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu”, được Ủy ban nhân dân phường Thanh Bình chứng thực, các con của hai cụ đã ký giấy nhận phần đất ruộng, lò gạch được chia, đến nay không có tranh chấp. Riêng căn nhà số 95, đường 30-4 được giao cho con trưởng là Trương Minh Hải quản lý, sử dụng để thờ cúng.
Năm 1986, cụ Chỉ chết không để lại di chúc, cụ Ba và bà Huệ quản lí sử dụng căn nhà. Ngày 9-5, cụ Ba lập di chúc giao cho ông Hải quản lý căn nhà để sử dụng thờ cúng chung và “không được bán”. Ngày 6-12-1990, cụ Ba lại viết di chúc chia cho ông Hải, bà Huệ, mỗi người một nửa căn nhà trên, và đều có nghĩa vụ thờ cúng ông bà tổ tiên.
Ngày 7-1-1991, cụ Ba lại lập di chúc cho bà Huệ được hưởng một nửa căn nhà và ½ đồ dùng sinh hoạt, bà Huệ phải phụng dưỡng cụ Ba và thờ cúng tổ tiên; ½ căn nhà còn lại cụ Ba yêu cầu phân chia theo luật. Di chúc trên đã được Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận.
Năm 1993 ông Hải bỏ tiền tu sửa lại phía trước căn nhà nên phát sinh tranh chấp. Nay bà Huệ khởi kiên yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc do cụ Ba lập ngày 7-1-1991, bà sẽ thanh toán trả ông Hải tiền ông Hải đã bỏ ra sửa chữa nhà.
Phía ông Hải cho rằng cụ Chỉ và cụ Ba đã cho ông căn nhà số 95, đường 30-4 theo “Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu” ngày 1-7-1976 đồng thời theo ông di chúc mang tên cụ Ba đề ngày 7-1-1991 do bà Huệ xuất trình là giả mạo.
b.Cách giải quyết của tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm ngày 29-3-1994, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định:
Công nhận di chúc lập ngày 7-1-1991 của cụ Trần Thị Ba là hợp pháp được tôn trọng
Chia căn nhà số 95 đường 30-4 phường Thành Bình và vật dụng trong nhà làm hai phần, phần cụ Trần Thị Ba được giao cho chị Trương Thị Ngọc Huệ sở hữu.
Số tài sản của cụ Trương Văn Chỉ tạm giao cho anh Truơng Minh Hải quản lí. Nếu có yêu cầu của người được huởng thừa kế ở hàng thứ 1 sẽ được giải quyết bằng bản án khác.
Buộc chị Huệ thanh toán lại cho anh Hải tiền chi phí sửa chữa mặt tiền căn nhà số 95.
Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí và tuyên truyền kháng cáo.
Ông Hải kháng cáo cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả , nên không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại bản án dân sự phúc thẩm ngày 25-7-1994, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ vì các tờ di chúc mang tên Trần Thị Ba là do bà Trương Thị Ngọc Huệ xuất trình là không hợp pháp.
Bà Trương Thị Ngọc Huệ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Tại quyết định giám đốc thẩm, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25-7-1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 29-3-1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
c.Ý kiến của nhóm :
Đây là tình huống tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng, ở đây là ½ căn nhà số 95, đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mà theo di chúc của cụ Ba được giao cho bà Huệ để phụng dưỡng cụ Ba và thờ cúng tổ tiên.
Ý kiến của nhóm về các quyết định giám đốc thẩm của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao với bản án:
Thứ nhất, việc hủy bản án phúc thẩm là hoàn toàn chính xác. Bởi Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa không có thẩm quyền xác nhận di chúc, từ đó không công nhận di chúc trên của cụ Ba và xử bác yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc của bà Huệ là không đúng.
Thứ hai, việc hủy bản án sơ thẩm là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên quyết định về việc giao ½ ngôi nhà và vật dụng phần của cụ Ba cho bà Huệ là hoàn toàn chính xác. Theo Điều 670 BLDS quy định, trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Mà theo di chúc của cụ Ba, tức là cụ Ba đã thể hiện ý chí chỉ định người quản lý thực hiện việc thờ cúng ở đây là bà Huệ. Tuy nhiên , bà Huệ chỉ được quản lí phần di sản của cụ Ba tức là ½ căn nhà số 95.
Nhưng, việc giải quyết ½ căn nhà số 95 còn lại là phần di sản của cụ Chỉ của Toà án là chưa xác đáng. Vì phần ½ còn lại đã được cụ Chỉ th