Đề tài Tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam

Được sự giới thiệu của trường KTQD và sự đồng ý của Phòng Nội Vụ LĐ – TBXH, em đã được thực tập tại Phòng Nội Vụ LĐ-TBXH. Trong thời gian thực tập, cơ sở thực tập đã tạo nhiều điều kiện để cho em tìm hiểu về: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong phòng Nội Vụ. Các đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế của Huyện. Để từ đó em có những thông tin chích xác trong bản báo cáo tổng hợp được trình bày dưới đây. Mục đích của bản báo cáo tổng hợp này nhằm giúp em tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, có cái nhìn khái quát về mọi mặt kinh tế của Huyện. Trên cơ sở đó đi sâu vào vấn đề mà em chọn để nghiên cứu. Nội dung của bản báo cáo tổng hợp bao gồm ba phần: Phần I: Giới thiệu vài nét về huyện Lục Nam Phần II: Tình hình kinh tế của huyện Lục Nam Phần III: Dân số và lao động của huyện Lục Nam

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Được sự giới thiệu của trường KTQD và sự đồng ý của Phòng Nội Vụ LĐ – TBXH, em đã được thực tập tại Phòng Nội Vụ LĐ-TBXH. Trong thời gian thực tập, cơ sở thực tập đã tạo nhiều điều kiện để cho em tìm hiểu về: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong phòng Nội Vụ. Các đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế của Huyện. Để từ đó em có những thông tin chích xác trong bản báo cáo tổng hợp được trình bày dưới đây. Mục đích của bản báo cáo tổng hợp này nhằm giúp em tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, có cái nhìn khái quát về mọi mặt kinh tế của Huyện. Trên cơ sở đó đi sâu vào vấn đề mà em chọn để nghiên cứu. Nội dung của bản báo cáo tổng hợp bao gồm ba phần: Phần I: Giới thiệu vài nét về huyện Lục Nam Phần II: Tình hình kinh tế của huyện Lục Nam Phần III: Dân số và lao động của huyện Lục Nam Bản báo cáo tổng hợp ngoài việc giúp em có cái nhìn chung nhất về mọi mặt kinh tế của Huyện, mà nó còn là tài liệu ban đầu để em chọn, nghiên cứu trong việc chọn đề tài chuyên đề thực tập cho giai đoạn tiếp theo. Nội Dung I Giới thiệu vài nét về huyện Lục Nam Lục Nam là huyện miền núi, nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Nghị định số 24-TTg ngày 21-1-1957 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở chia tách hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Tên huyện được gắn liền với dòng sông Lục Nam. Là một Huyện có giàu tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế: Diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn, có các tuyến quốc lộ 31, 37, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Kép - Hạ Long, sông Lục Nam nối huyện với các vùng kinh tế trọng điểm Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn. Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh thắng như Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, Suối Rêu, Hồ Suối Nứa, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử… Lục Nam gồm tám dân tộc Kinh, Tày,Nùng, Hoa, Sán Chỉ, Cao Lan, Mường. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nhân dân các dân tộc Lục Nam luôn đoàn kết, xát cánh bên nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần cùng cả nước đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Huyện tập trung đầu tư nguồn lực trước hết vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: thuỷ lợi, đường giao thông, hệ thống lưới điện. Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đặc biệt, cây cầu bêtông kiên cố bắc qua sông Lục Nam đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng ước mong ngàn đời của nhân dân các dân tộc trong Huyện . Huyện đã quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đang hoàn thành quy hoạch điểm dịch vụ của huyện. Trên địa bàn huyện có 15 chợ nông thôn, trong đó có những chợ đầu mối khá lớn như chợ Sàn, chợ Tam Dị. Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ bước đầu được đầu tư xây dựng với kinh phí hang chục tỷ đồng, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách đến thăm quan. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương. 1 Đặc điểm và các nguồn lực từ yếu tố tự nhiên 1.1Điều kiện tự nhiên 1.2. Vị trí địa lý Lục Nam là huyện miềm núi tỉnh Bắc Giang, cách tỉnh 27km và cách thủ đô 70km về phía Đông Bắc. Lục Nam có 27 đơn vị hành chính, trong đố có 18 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 2 thị trấn, trung tâm huyện là thị trấn Đồi Ngô. Dân số toàn huyện có 195.620 người(tính điến 31/12/2006) gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,6% và 7 dân tộc ít người chiếm 13,4%. Mật dộ dân số 328 người/km². Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 596.88km, Huyện có chiều dài từ Đông sang Tây là 70km và có chiều rộng từ Bắc tới Nam là 25km. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng sơn( huyện Hữu Lũng): phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương (huyện Chí Linh) và tỉnh Quảng Ninh ( huyện Đông Triều): phía Tây tiếp giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng: phía Đông tiếp giáp với huyện Sơn Động: phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Lục Ngạn. 1.3. Về địa hình Huyện Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đến Đông Nam: phía Đông Bắc có dãy Bảo Đài gồm nhiều đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là 284m. Phía Đông có vòng cung Yên tử, đỉnh cao nhất là 779m. Phía Đông Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn sóng, đỉnh cao nhất là 615m. Đặc điểm trên tạo cho Huyện địa hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam và địa hình được phân chia thành 3 vùng khác nhau: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng. 1.4. Khí hậu và thời tiết. Khí hậu của Huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,9Cº. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn. Nhiệt độ cao nhất( tháng 6 và 7) đạt 39,1Cº, thấp nhất( tháng 1 và 2) là 16,1Cº. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất 13,1Cº. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của huyện là 41,2Cº và thấp nhất tuyệt đối là 3,5C. Lục Nam có số giờ nắng tương đối cao( khoảng trên 1700 giờ) và phân bố không đều cho các tháng. Theo trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang thì các tháng 6 và 7 là những tháng có giờ nắng cao nhất và những tháng 1, 2 là những tháng có giờ nắng thấp nhất. Lượng mưa trung bình hàng năm không lớn ( khoảng 1470mm³), năm cao nhất là 1743mm³, năm thấp nhất là 900mm³ và được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó tháng 8 có lưọng mưa cao nhất nên thường xảy ra úng lụt vào thời gian này. Mùa khô thưòng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa thấp nhất là 3.5mm³, nhiều năm ở tháng 11 và tháng 12 không có mưa. Số ngày mưa bình quân trong năm 110 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 84%, cao nhất 88% và thấp nhất đạt 80%. Lục Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô và gió mùa Đông Nam xuất hiện vào mùa mưa. Thỉnh thoảng ở các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa còn có mùa Tây Nam. Điều kiện khí hậu của Lục Nam nhìn chung thuận lợi cho hệ sinh thái động thực vật phát triển đa dạng nói chung, trong đó có sản xuất nông lâm nghiệp. Độ ẩm và số giờ nắng trong năm phù hợp cho việc canh tác luân canh, tăng vụ. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 2.Tài nguyên 2.1 Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên: 59.688 ha Trong đó -Diện tích đất nông nghiệp: 20.061 ha chiếm 33,63% -Diện tích đất lâm nghiệp: 26.337 ha chiếm 44,15%. Trong diện tích đất nông nghiệp có 12.285 ha đất canh tác hàng năm. -Đất đồi núi có 8 loại chủ yếu hình thành do sự phong hoá của đá gốc sa thạch, phiến thạch nên tính chất đất thường có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng. -Đất lúa nước có 12 loại trong đó có loại chủ yếu là: +Đất có nguồn gốc từ Feralitic bị bạc màu chiếm 5632 ha. Thành phần cơ giới chủ yếu từ thịt nhẹ đến trung bình, đất chua nghèo dinh dưỡng. +Đất có nguồn gốc phù sa chiếm 4.155 ha. Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, đất ít chua, độ phì khá nhưng loại này hay bị úng lụt chỉ cấy được một vụ. Tóm lại: Tài nguyên đất của huyện Lục Nam rất phong phú, đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng, chủ yếu các loại đất phù sa ít được bồi đắp. Địa hình có độ dốc lớn nên đất bị sói mòn, rửa trôi bạc màu và nghèo dinh dưỡng, cần có biện pháp cải tạo đất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để nâng ccao độ phì nhiêu của đất và góp phần cải tạo môi trường. 2.2 Tài nguyên nước -Sông ngòi: Huyện Lục Nam có sông Lục Nam chảy qua, điểm khởi đầu vào huyện từ xã Trường Giang đến điểm ra cuối là xã Đan Hội dài 38 km, lòng sông và tương đối bằng phẳng, mức nước thấp nhất vào mùa khô là 0,7 m; biên động dao động giữa mùa lũ và mùa khô lớn, trung bình trên dưới 7m. -Về suối: Huyện có 4 hệ thống suối lớn gồm: -Hệ thống suối đổ vào sông Còng rồi chảy ra sông Lục Nam tại Bến Bò. -Hệ thống suối chảy qua các xã Đông Hưng đổ ra sông Lục nam tại thôn Cẩm Nang xã Tiên Nha. -Hệ thống các suối chảy qua các xã Đông Phú, Tam Dị đổ ra sông Lục Nam tại thôn Già Khê xã Tiên Hưng -Hệ thống suối chảy qua các xã: Bảo Đài, Chu Điện, Lan Mẫu, Yên Sơn đổ ra sông Lục Nam tại cống Chản, cống Mân xã Yên Sơn Toàn huyện có 90 hồ đập lớn nhỏ với 211 km kênh mương các cấp và 31 trạm bơm các loại phục vụ tưới tiêu cho 4430 ha đất canh tác. Nhìn chung nước mặt chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp(đạt 50% diện tích đất canh tác). Hệ thống nước ngầm chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng. Khai thác sử dụng chưa nhiều ngoài việc đào khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Đáng chú ý là do địa hình có độ dốc lớn, lớp đất mặt bị xói mò, rửa trôi bạc màu rất nghiêm trọng nên thảm thực vật khó phát triển gây trở ngại cho sự thấm giữ nước để bổ sung cho nguồn nước ngầm. 2.3 Tài nguyên rừng: Theo số liệu điều tra đến tháng 6 năm 2006 toàn huyện có 26.337 ha đất lâm nghiệp. -Rừng tự nhiên:14.316 ha Trong đó: +Rừng sản xuất:8.627 ha +Rừng phòng hộ: 5.689 ha -Rừng trồng: 12.007 ha Trong đó: +Rừng sản xuất: 10.913 ha Rừng phòng hộ 1.076 ha -Đất ươm cây trồng: Đến nay đất lâm nghiệp đã giao 25407 ha cho các hộ, các tổ chức kinh tế và các đối tượng khác quản lý. Hiện còn 930 ha chưa giao. Cụ thể: +Rừng tự nhiên đã giao: 113.405 ha cho các hộ, tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý khác. Hiện còn 911 ha chưa giao. +Rừng trồng đã giao: 11.988 ha cho các hộ, tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý. Hiện còn 19 ha chưa giao. +Đất ươm cây giống đã giao: 14 ha cho các hộ và các tổ chức quản lý Tóm lại: 96,47% đất nông nghiệp đã được giao và có chủ sử dụng kết hợp vườn rừng, trang trại đồi rừng, nông lâm kết hợp. Số diện tích này đang được bảo vệ, chăm sóc tốt. 2.4 Khoảng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Lục Nam không nhiều, một số loại khoáng sản phổ biến có trữ lượng lớn là đất sét để sản xuất gạch ngói, đá xây dựng, đá khối, đá dăm, cát, sỏi, than đá… -Sét là khoáng sản có trữ lượng lớn, chất kượng khá tốt dùng chủ yếu để sản xuất gạch ngói. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho nghề thủ công sản xuất vật liệu xây dựng ở huyện. Sét làm gạch ngói được phân bố khá tập trung ở xã Bảo Đài có trữ lượng 6.117.000m³, khu cầu Sen xã Bảo Đài 16.550.000m³, ngoài ra còn ở các xã: Tam Dị, Đông Phú, CẩmLý… -Đá các loại: Được hình thành từ ba dãy núi Bảo Đài, Yên Tử và Huyền Đinh. Các loại đá thường được dùng làm vật liệu xây dựng cho nền móng các công trình xây dựng, giao thông, kè đê, đắp đập, làm đường. Nguồn khoáng sản này được khai thác tập trung ở các xã ven ba dãy núi trên tại những nơi có điểm lộ đá gốc và tiện đường giao thông. -Cát sỏi: nguồn cát, sỏi được phân bố với trữ lượng lớn dọc theo sông Lục Nam: Cát ở lòng sông thuộc hai xã Cương Sơn, Tiên Hưng có trữ lượng lớn khoảng 360000 m³: ở khu vực Dẫm chùa Bắc Lũng: 216000 m³: làng kép xã Vũ Xá: 180000 m³, cát đồi ở Phương Sơn với trữ lượng 1510000 m³ … Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản rất cần thiết cho ngành xây dựng, được khai thác hầu như quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa nước cạn. Công việc khai thác được cơ giới hoá nên sản lượng khai thác ngày càng tăng. Cần chú ý khu vực quản lý khai thác, tránh khai thác tuỳ tiện gây hư hại, lụt lún chân đê. - Than đá: Mỏ than có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều, điểm lộ khai thác ở khu vực suối nước vàng xã Lục Sơn. Đây là loại than Antraxit có trữ lượng khoảng 800.000 tấn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế nên sản lượng hàng năm không nhiều, chủ yếu sản xuất phục vụ vật liệu xây dựng và làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đánh giá hiệu quả của nguồn tài nguyên, khoáng sản cho thấy: - Nguồn khoáng sản của Lục Nam không phong phú về chủng loại, khoáng sản có giá trị kinh tế như than đá trữ lượng không nhiều nên khó phát triển các ngành công nghiệp dựa vào khoáng sản. - Do đặc điểm về quy mô, phân bố và một số điều kiện khai thác một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng hiện có thì trong 10 năm tới chỉ có thể phát triển các cơ sở khai thác với quy mô vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính. - Nguồn cát, sỏi khai thác khá thuận lợi, tuy nhiên do phân bố nhiều ở các vùng đất trũng, gần sông và trong lòng sông dâng cao, chỉ thuận tiện cho các phương tiện vận tải đường thuỷ hoạt động, đưa hàng hoá và sản phẩm khai thác tới nơi tiêu thụ. 2.5 Tiềm năng về du lịch: Lục Nam là huyện miềm núi, rừng nhiệt đới có độ che phủ lớn, đây là điều kiện tốt cho du lịch sinh thái, song do tác động của con người nên cảnh quan đã thay đổi nhiều. Tỷ lệ che phủ rừng là 28% năm 2000 đã đưa được lên 38% năm 2006. Lục Nam có khu du lịch Suối Mỡ ở Nghĩa Phương và Hồ Suối Nứa ở xã Đông Hưng. Trong đó khu du lịch Suối Mỡ được tỉnh Bắc Giang xây dựng dự án khu du lịch và đã riển khai thực hiện dự án. Ngoài ra huyện còn có các di tích văn hoá, lịch sử rất phong phú về thể loại: đình, chùa, miếu, nghè, lăng tẩm, văn bia, với 79 di tích. Trong đó đã được Bộ văn hoá xếp hạng 10 di tích như: Khu Suối Mỡ, Đình Sàn, Chùa Thượng Lâm…Về tín ngưỡng, ngoài phật giáo còn có đạo Thiên chúa giáo với một giáo sứ Đại Lãm với 3 nhà thờ: Thanh Giã, Đại Lãm và Già Khê. Nhìn chung các công trình văn hoá phong phú về số lượng, dáng vẻ đa dạng nhưng quy mô còn nhỏ phần lớn đã xuống cấp do thời gian và chưa được quan tâm tu bổ thường xuyên. II Tình hình kinh tế của Huyện. 1 Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có những tiến bộ, nhiều mặt phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Huyện. Giai đoạn 2000 – 2006 nhịp độ tăng trưởng bình quân 4,95%/năm. * Sản xuất lương thực: Từ năm 2000 – 2006 sản xuất lương thực tăng cả về: diện tích, năng suất và sản lượng. Trong đó chủ yếu là lúa và ngô. Bảng 1: Tình hình sản xuất lương thực Chỉ tiêu  2000  2006  BQ thời kỳ 2000-2006(%)    DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)   Lúa cả năm  15.200  19,7  30.000  15.300  39,3  60.200  0,1  8,0  8,05   Ngô cả năm  82,7  7,8  64,5  762  28,6  2.200  28  15,5  34,5   Sản lương thực có hạt    30.100    62400    8,45   BQ lương thực    180    321      Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số các số liệu cho thấy cây lương thực (chủ yếu lúa và ngô) tăng về năng suất và sản lượng do cơ chế chính sách kích cầu về sản xuất và do tiếp thu tiến bộ kỹ thuật. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 8,45%; lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 6,65%. Đảm bảo đủ lương thực cho người và cho chăn nuôi, hàng năm có hàng tấn lương thực được tiêu thụ trên thị trường. *Tình trạng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Biểu 2: Tình hình phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Loại cây  Năm 2000  Năm 2006  BQ thời kỳ 2000 – 2006 (%)    DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)   Lạc  1200  6,9  829  1526  10,0  1526  2,7  4,2  7,05   Đậu tương  763  6,6  505  1452  10,62  1542  7,4  5,4  13,2   Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Cây lạc: Diện tích tăng bình quân 2,7%/năm; năng suất tăng 4,2%/năm; sản lượng tăng 7,05%/năm. Cây đậu tương: Diện tích tăng bình quân 7,4%/năm; năng suất tăng 5,4%/năm, sản lượng tăng 13,2%/năm. *Cây lương thực thực phẩm Biểu 3: Tình hình phát triển cây thực phẩm Loại cây  Năm 2000  Năm 2006  BQ thời kỳ 2000-2006(%)    DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)  DT (ha)  NS (tạ/ha)  SL (tấn)   Rau các loại  1085  129,4  14040  1100  162,5  17880  +0,23  2,55  2,00   Đậu đỗ  468  2,55  119  196  8,4  164  - 9,2  4,15  3,60   Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Diện tích rau các loại tăng bình quân hàng năm 0,23%/năm; năng suất tăng bình quân2,55%/năm; sản lượng tăng bình quân 2,6%/năm. Diện tích đậu đỗ các loại giảm bình quân 9,2%/năm; năng suất tăng bình quân 14,15%; sản lượng tăng bình quân 3,6%/năm. Tóm lại: Cây lạc, cây đậu tương, cây rau các loại đều phát triển cả diện tích, năng suất và sản lượng do giá trị kinh tế cao và được áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật. Diện tích cây đậu các giảm nhưng năng suất và sản lượng đều tăng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và cung cấp một lượng hàng hoá đáng kể cho các địa phương khác. * Cây ăn quả: Bảng 4: Tình hình phát triển cây ăn quả (Đơn vị tính: ha) Năm  Tổng số  Trong đó     Vải  Nhãn  Dứa  Chuối  Na  Cây khác   2000  640  48  35  33  111  62  351   2004  1.113  190  58  60  200  130  475   2006  7.115  4.490  318  70  150  1484  603   Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Từ năm 2000 đến nay diện tích cây ăn quả tăng rất nhanh, trong đó cây vải chiếm tỷ trọng chủ yếu. Một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, hồng, xoài, na dai,…phát triển mạnh. Lục Nam có 27 xã, thị trấn, cả 27 xã - thị trấn đều có nhiều diện tích cây ăn quả. Do nhu c ầu của thị trường ngày càng phát triển và giá trị kinh tế của cây ăn quả trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên hiện tại với sản lượng sản phẩm ngày càng tăng nhưng giá cả không ổn định, bảo quản, chế biến, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. * Chăn nuôi: Bảng số 5: Tình hình phát triển chăn nuôi Đơn vị tính: con TT  Chỉ tiêu  Năm 2000  Năm 2003  Năm 2006  BQ thời kỳ 2000-2006 (%)   1  Tổng đàn lợn  50.434  59.500  74.813  4,05   2  Tổng đàn trâu  21.599  25.114  23.875  1,00   3  Tổng đàn bò  3796  5.747  7.608  7,2   4  Tổng đàn gia cầm  975.000  1.094.000  1.285.000  2,8   Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Ngành chăn nuôi trong những năm qua phát triển nhanh, đàn trâu tăng bình quân 1,00%/năm và có xu hướng giảm dần: đàn lợn tăng bình quân 4,05%/năm; đàn bò tăng bình quân 7,2%/năm; đàn gia cầm tăng bình quân 2,8%/năm. *Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Biểu số 6: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu  Năm 2000  Năm 2003  Năm 2005    Giá tr ị  Cơ cấu (%)  Giá trị  Cơ cấu (%)  Giá trị  Cơ cấu (%)   Tổng số  41.847  100,00  246.469  100,00  313.367  100,00   Trồng trọt  28.866  68,98  187.357  76,02  227.925  72,73   Chăn nuôi  12.981  31,02  59.112  23,98  85.442  27,27   1- Trồng trọt  28.866  68,98  187.357  76,02  227.925  72,73   Cây lương thực  13.446  32,13  108.950  44,2  119.355  38,09   Cây thực phẩm  2.948  7,04  15.276  6,2  26.014  8,3   Cây CN hàng năm  11.420  27,29  24.576  9,97  18.008  5,75   Cây CN lâu năm  138  0,33  2.340  0,95  495  0,16   Cây ăn quả  35  0,08  32.734  13,28  52.953  16,9   Cây khác  -  -  1.080  0,44  3.500  1,12   Sản phẩm phụ giá trị  879  2,11  2.401  0,98  7.600  2,41   2- Chăn nuôi  12.981  31,02  59.112  23,98  85.442  27,27   Gia súc  8.702  20,79  41.232  16,73  46.466  14,83   Gia cầm  195  0,47  6,417  2,6  23.984  7,65   SP chăn nuôi không qua giết mổ  2.235  5,34  2.352  0,95  4.492  1,43   Sản phẩm phụ  1.464  3,5  6.479  2,63  7.440  2,37   Thuỷ sản  385  0,92  2.632  1,07  3.060  0,99   Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số liệu của biểu số 6 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây. Giá trị trồng trọt năm 2003 chiếm 76,02% giảm xuống còn 72,73% vào năm 2006. Trong đó ngành chăn nuôi năm 2003 chiếm 23,98% đã tăng lên
Luận văn liên quan