Những truyện ngắn đầu tay của ông có thể chia làm hai nhóm:
nhóm truyện ngắn hiện thực và nhóm truyện ngắn lãng mạn. Ở đềtài này chúng
tôi sẽ đi vào tìm hiểu nhóm truyện ngắn hiện thực, cụ thể đó là những truyện
ngắn: Lão Arkhip và bé Lionka, Kẻphá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và một
cô gái, Người bạn đường của tôi, Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp, Emelian
Pilai Đểviết nên những truyện này, Gorki đã lấy ngay chất liệu từcuộc đời mình
và những người bạn đồng hành trong cuộc sống cùng khổcủa mình. Hơn nữa, ông
cũng đã kếthừa một cách sáng tạo những tinh hoa của văn học trước đó. Ngoài ra
ông cũng đáp ứng những yêu cầu của thời đại mà sáng tác nên những truyện đó.
Trong những tác phẩm trên, Gorki đã đềcập đến sựsa đoạvà tội lỗi của những con
người cùng khổ, “con người dưới đáy”. Nhưng mục đích chính của ông là đi sâu
khám phá sựchuyển biến ý thức của những con người này trước cảnh nước Nga
“nửa thức nửa ngủ”. Đó là những biểu hiện của ý thức đấu tranh cách mạng của
quần chúng đang chuyển mình đểchống lại chế độtưbản – phong kiến Nga hoàng.
Gorki viết: “Ước mơ– việc đó chưa có nghĩa là sống. Cần những chiến công,
những chiến công! Cần những lời vang lên nhưtiếng chuông náo động, lay chuyển
tất cả, thúc đẩy băng lên phía trước.” [ 3, 514 ]. Ông muốn “đá tung” tất cảtrái
đất và ngay cảchính mình đểcho tất cảmọi vật “xoay nhưmột cơn gió lốc mừng
vui trong điệu múa của những con người yêu nhau say đắm, những con người đang
yêu cuộc sống này, cuộc sống mở đầu cho một cuộc sống khác đầy tươi đẹp, phấn
khởi và ngay thật ”
96 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người
dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu
biểu của Macxim Gorki”
GVHD: Ths Phùng Hoài Ngọc
NGUYỄN THUÝ LOAN, LỚP ĐH3C2
MỤC LỤC
Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số
truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki
Trang
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….2
3. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..4
5. Đóng góp của đề tài………………………………………………..5
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….….6
7. Dàn ý của khoá luận…………… ……….6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX và nhà văn Macxim Gorki
1. Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX – quá trình
phát triển từ “con người thừa” đến “con người dưới đáy”…………………..8
1.1. Puskin, người khởi xướng nền văn học hiện thực Nga
với hình tượng nhân vật “con người thừa”…………… ……………9
1.2. Liev Tolstoi – người kế thừa xuất sắc chủ nghĩa hiện thực của
Puskin…………………………………………….15
1.3. Anton Sekhov và nhân vật “con người bé nhỏ”………………25
2. Nhà văn Macxim Gorki………………………………………………………29
2.1. Vài nét về cuộc đời và sáng tác……………………………………29
2.1.1. Vài nét về cuộc đời……………………………………………..29
2.1.2. Sáng tác……………………………………………………33
2.2. Giới thiệu truyện ngắn của Macxim Gorki………………….35
2.2.1. Truyện ngắn hiện thực………………………………….35
2.2.2. Truyện ngắn lãng mạn………………………………….42
2.3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu
trong truyện ngắn của Macxim Gorki………………………….45
Chương 2: Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”
1. Sự sa đoạ, tội lỗi trong những cảnh đời cùng khổ tối tăm……………..46
2. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “con người dưới đáy” ………….51
2.1. Lòng khát khao về cuộc sống mới, tốt đẹp…………………………51
2.2. Cố gắng giữ nhân phẩm của mình……………………………….53
3. Những thể hiện phẩm của ý thức đấu tranh……………………………….57
3.1. Ý thức tự do………………………………………………………….58
3.2. Ý thức phản kháng………………………………………………….58
4. Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” và sự sáng tạo
nghệ thuật độc đáo của nhà văn Macxim
Gorki……………………………………66
4.1. So với các nhà văn Tây Âu…………………………………..…66
4.1.1. Charles Dickens (1812-1870)…………………………………66
4.1.2. Honore De Balzac……………………………………………..67
4.2. So với các nhà văn Nga………………………………………….69
Phần kết luận
MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Văn học Nga mặc dù phát triển chậm (so với văn học châu Á, châu Âu) nhưng sự
phát triển đột biến của nó ở thế kỷ XIX đã làm cho mọi người phải kinh ngạc và
cảm phục. Văn học Nga thế kỉ XIX không chỉ gây được tiếng vang mạnh mẽ bởi
các các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov, Gogol,
Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Niecrasov, Tolstoi, Sekhov…mà nó
còn đem đến sự kinh ngạc cho mọi người bởi các nhà phê bình và mỹ học dân
chủ lỗi lạc như Gersen, Bielinski, Sernưsevski, Dobroliubov…
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nền văn học Nga dừơng như đã hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của nó. Và một làn gió mới thổi vào văn đàn Nga mang đến một tiếng
nói mới gây xôn xao dư luận. Đó là hàng loạt sáng tác đầu tay của nhà văn trẻ
Macxim Gorki. Những truyện ngắn đầu tay của ông có thể chia làm hai nhóm:
nhóm truyện ngắn hiện thực và nhóm truyện ngắn lãng mạn. Ở đề tài này chúng
tôi sẽ đi vào tìm hiểu nhóm truyện ngắn hiện thực, cụ thể đó là những truyện
ngắn: Lão Arkhip và bé Lionka, Kẻ phá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và một
cô gái, Người bạn đường của tôi, Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp, Emelian
Pilai…Để viết nên những truyện này, Gorki đã lấy ngay chất liệu từ cuộc đời mình
và những người bạn đồng hành trong cuộc sống cùng khổ của mình. Hơn nữa, ông
cũng đã kế thừa một cách sáng tạo những tinh hoa của văn học trước đó. Ngoài ra
ông cũng đáp ứng những yêu cầu của thời đại mà sáng tác nên những truyện đó.
Trong những tác phẩm trên, Gorki đã đề cập đến sự sa đoạ và tội lỗi của những con
người cùng khổ, “con người dưới đáy”. Nhưng mục đích chính của ông là đi sâu
khám phá sự chuyển biến ý thức của những con người này trước cảnh nước Nga
“nửa thức nửa ngủ”. Đó là những biểu hiện của ý thức đấu tranh cách mạng của
quần chúng đang chuyển mình để chống lại chế độ tư bản – phong kiến Nga hoàng.
Gorki viết: “Ước mơ – việc đó chưa có nghĩa là sống. Cần những chiến công,
những chiến công! Cần những lời vang lên như tiếng chuông náo động, lay chuyển
tất cả, thúc đẩy băng lên phía trước...” [ 3, 514 ]. Ông muốn “đá tung” tất cả trái
đất và ngay cả chính mình để cho tất cả mọi vật “xoay như một cơn gió lốc mừng
vui trong điệu múa của những con người yêu nhau say đắm, những con người đang
yêu cuộc sống này, cuộc sống mở đầu cho một cuộc sống khác đầy tươi đẹp, phấn
khởi và ngay thật…”
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật
“con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim
Gorki là một vấn đề rất thú vị.
Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá trị độc
đáo trong những tác phẩm của Gorki. Để từ đó, chúng tôi có cách đánh giá giá trị
của tác phẩm một cách toàn diện, có cơ sở và cũng đánh giá được tài năng của nhà
văn Macxim Gorki. Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc phần nào tiếp cận
những tác phẩm hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki dễ dàng hơn và trọn vẹn
hơn.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong
một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki” chúng tôi hướng
vào những mục tiêu sau:
- Hiểu được bút pháp nghệ thuật mà Gorki sử dụng trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật “con người dưới đáy”.
- Khám phá được tài năng văn chương của Gorki trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật “con người dưới đáy” để thấy được nét sáng tạo trong văn chương của
ông.
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Nga trong nhà trường.
3. Lịch sử vấn đề
Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” dù chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, nhưng do đây là một phương diện liên
quan đến mọi yếu tố nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm nên có thể từ
những nghiên cứu trước đây về các truyện của Macxim Gorki mà chọn lựa những
kiến giải liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nghiên cứu đề tài đã chọn. Sau
đây chúng tôi hệ thống lại một số ý kiến tiêu biểu:
3.1. Những công trình nghiên cứu ở Nga
Ngay từ khi ra đời, truyện ngắn của Gorki đã làm xôn xao dư luận. Những tác
phẩm của ông đựơc nhiều độc giả đón nhận như một hiện tượng kì lạ, một tính
hiệu mới trong bầu trời ảm đạm của văn học Nga hồi ấy. Năm 1892, tờ báo Kapkaz
xuất bản ở Tiflit đăng truyện Makar Tsudar và sau đó các báo lần lượt đăng
những truyện:Emelian Pilai, Lão Arkhip và bé Lionka, Tsencasơ…Đến khi hai
tập bút kí và truyện ngắn (gồm hai mươi tác phẩm) của ông ra mắt độc giả thì các
nhà phê bình phải thừa nhận ông là một tài năng độc đáo. Nhờ hai tập sách này mà
tên tuổi Gorki lừng lẫy khắp nước Nga. Nếu như năm 1897 trên báo chí chỉ có 10
bài phê bình nói về các tác phẩm của ông thì năm 1899 đã có 45 bài, năm 1900 có
160 bài và năm 1901 con số ấy lên đến gần 300. Tên tuổi của Gorki đã nhanh
chóng vang xa và được đặt ngang hàng với những tên tuổi chói lọi của nền văn học
hiện thực Nga như: Liev Tolstoi, Đoxtoiepxki, Sekhov.
Nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ là Kôsôlenkô, người thầy văn học đầu tiên của
Gorki, sau khi đọc những truyện ngắn của Gorki đã nhận xét: “Truyện của anh lạ
lùng thế nào ấy! Đây là chủ nghĩa lãng mạn mà chủ nghĩa lãng mạn thì đã chết từ
lâu rồi! Anh là nhà văn hiện thực chứ không phải lãng mạn, anh là nhà văn hiện
thực!”. Nhưng rồi sau khi đọc truyện Tsencasơ, ông khen ngợi: “Anh biết xây
dựng tính cách nhân vật của anh, nó nói năng hành động là do chính nó, tôi đã nói
anh là nhà văn hiện thực mà!”. Suy nghĩ thêm một lát, ông nói tiếp: “nhưng đồng
thời anh cũng là nhà văn lãng mạn“.
Henry Bacbusse, nhà văn lớn của nước Pháp khẳng định: “Ảnh hưởng của Macxim
Gorki đối với các nhân vật trẻ, hoạ sĩ và nghệ sĩ chúng ta thật lớn lao. Macxim
Gorki là ngọn đuốc vĩ đại, người mở những con đường văn học mới cho toàn thế
giới và những nhà hành động văn học sẽ đi theo” [ 6, 42 ].
Việc nghiên cứu các tác phẩm đầu tay của Gorki ngày càng được nhiều người chú
ý. Các bài viết đã đi đến chỗ thống nhất và khẳng định những thành tựu của các tác
phẩm này ở các mặt:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: Ông hướng đến các hình tượng nhân vật
có nhân cách lớn, bản lĩnh lớn, giàu tính lãng mạn, anh hùng (truyện lãng mạn), và
khắc hoạ sinh động thế giới nhân vật của những người phiêu dạt, du thủ du thực,
hành khất, trộm cắp (truyện hiện thực).
+ Phương pháp sáng tác mới mẻ – vừa hiện thực vừa lãng mạn: Gorki, người thật
sự đóng vai trò khép lại nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX và mở ra một nền
văn học Nga mới với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ giàu tính triết lí dân gian pha lẫn tính
tri thức. Ngôn ngữ của các nhân vật không chỉ là phương tiện giao tiếp tự bộc lộ
tính cách mà còn bộc lộ bản chất xã hội – giai cấp của họ. Có thể nhận định rằng:
Đến Gorki thì quần chúng nhân dân có tiếng nói thật sự của mình.
Do trình độ có hạn, lại không được trực tiếp tiếp xúc với bản gốc nên việc trích dẫn
tài liệu chúng tôi không có điều kiện trích dẫn đầy đủ.
3.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở ViệtNam, tác phẩm của M.Gorki cũng được nhiều người quan tâm, đi sâu tìm
hiểu. Nhiều công trình nghiên cứu về truyện (gồm truyện ngắn và tiểu thuyết) của
Gorki đã hoàn thành. Do không có điều kiện để đọc toàn bộ tất cả các bài nghiên
cứu khẳng định giá trị nghệ thuật trong truyện của M.Gorki, chúng tôi chỉ xin nêu
một số công trình cụ thể đó là:
+ Lịch sử văn học Nga – Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà…,Nxb
GD, 1997
+ Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX – Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn
Ngọc Ảnh, Nxb GD
+ Lịch sử văn học Xô viết – Melich Nubarov (dịch), Nxb GD, 1978
+ Lịch sử văn học Xô viết – Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên, tập
1,2, Nxb ĐH & THCN, 1982
+ Văn học Xô viết những năm gần đây – Hoàng Ngọc Hiến (soạn), Nxb GD,
1989
+ Giáo trình văn học Nga – Phùng Hoài Ngọc (Đại học An Giang, năm 2003 –
Lưu hành nội bộ )
Đây là những công trình nghiên cứu về nền văn học Nga thế kỉ XIX và XX. Trước
nay, chúng tôi chưa thấy công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện
hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”.
Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa tiếp thu những ý kiến bổ
ích từ các bài nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu hình tượng
nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của
M.Gorki một cách cụ thể, có hệ thống theo một quan điểm mới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu chính là hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”
trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của M.Gorki.
4.2. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện tìm
hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong toàn bộ truyện ngắn hiện
thực của M.Gorki, mà chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu hình tượng nhân vật “con
người dưới đáy” trong bảy truyện ngắn của M.Gorki, đó là: Lão Arkhip và bé
Lionka, Kẻ phá bĩnh,Hai mươi sáu anh chàng và một cô gái, Người bạn
đường của tôi, Tsencasơ,Vợ chồng Orlôp, Emelian Pilai. Đây là những truyện
ngắn tiêu biểu, quen thuộc ở ViệtNam và là những truyện thể hiện tập trung nhất
phong cách sáng tác của Gorki.
5. Đóng góp của đề tài
Sáng tác của Gorki đã được nhiều độc giả quan tâm, đón nhận, đặc biệt là những
truyện ngắn hiện thực của ông. Số lượng tài liệu nghiên cứu về những tác phẩm
của Gorki cũng khá nhiều và phổ biến. Song tài liệu nghiên cứu về bảy truyện ngắn
hiện thực Lão Arkhip và bé Lionka, Kẻ phá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và
một cô gái, Người bạn đường của tôi, Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp, Emelian
Pilai, thì rất ít. Do đó, đến với đề tài đã chọn chúng tôi mong muốn đóng góp một
tiếng nói riêng và bổ ích trong việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện thực giai
đoạn đầu của Gorki.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có dịp hiểu thêm sự độc đáo của văn học
Nga, thấy được màu sắc riêng của nền văn học mà thế giới từng phải thán phục
này. Đồng thời, chúng tôi còn hiểu được mối liên hệ khắng khít giữa các nền văn
học của các nước trên thế giới, trong đó có mối quan hệ giữa hai nền văn học Nga
– Việt. Từ đó chúng tôi có điều kiện học hỏi được những tinh hoa văn hoá tiên tiến
của nhân loại, có dịp vun đắp cho mình những tri thức mới, tiến bộ để có những
sáng tạo đóng góp hữu ích cho nền văn học nước nhà. Góp phần để nền văn học
nước nhà phát triển đa dạng và phong phú hơn.
Cái tên Macxim Gorki rất quen thuộc đối với mỗi người ViệtNam. Nhiều nhà văn
nước ta cũng đã học tập ít nhiều ở ông, một trong số đó là nhà văn Nguyên Hồng.
Mặc dù những tác phẩm của Gorki rất nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới, song bảy truyện ngắn trên của ông vẫn còn xa lạ với ít nhiều độc giả.
Trong đó có học sinh phổ thông. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn
đọc dễ dàng làm quen, tìm hiểu truyện ngắn hiện thực của M.Gorki. Giúp bạn đọc
thấy được nghệ thuật độc đáo mới lạ, trẻ trung và đầy lạc quan của nhà văn trẻ
M.Gorki. Từ đó giúp con người biết được những cái hay, cái đẹp, cái tinh tuý của
văn học Nga và trân trọng những nét đẹp đó. Thấy được những khám phá nghệ
thuật, những quan điểm mỹ học của Gorki thật bổ ích đối với chúng ta trong công
cuộc xây dựng một nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc,
trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Đồng thời, nó còn
bồi bổ cho con người tinh thần lạc quan cách mạng, lập trường vô sản vững vàng,
biết khẳng định mình trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước
hôm nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã chọn bảy truyện ngắn hiện thực khác nhau
trong tuyển tập truyện ngắn của Gorki. Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi,
chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu
bao quát các tác phẩm một cách dễ dàng để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng
thời cũng thấy được mối liên hệ giữa các nhân vật.
6.2. Phương pháp liệt kê
Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và
nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá
luận.
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần
triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại.
6.4 Phương pháp so sánh
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh một số vấn đề của đề tài với các
vấn đề trong một số tác phẩm của các nhà văn Tây Âu và Nga.
7. Dàn ý của khoá luận
Đề tài: Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện
ngắn hiện thực tiêu biểu của M.Gorki.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Dàn ý của khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX và nhà văn M.Gorki
1. Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX – quá trình phát triển từ “con người thừa” đến
“con người dưới đáy”
1.1. Puskin, người khởi xướng nền văn học hiện thực Nga với hình tượng nhân vật
“con người thừa”
1.2. Liev Tolstoi – người kế thừa xuất sắc chủ nghĩa hiện thực của Puskin
1.3. Anton Sekhov và nhân vật “con người bé nhỏ”
2. Nhà văn Macxim Gorki
2.1. Vài nét về cuộc đời và sang tác
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sáng tác
2.2. Truyện ngắn của Macxim Gorki
2.2.1. Truyện ngắn hiện thực
2.2.2. Truyện ngắn lãng mạn
2.3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn của Macxim
Gorki
Chương 2: Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”
1. Sự sa đọa, tội lỗi trong những cảnh đời cùng khổ tối tăm
2. Những thể hiện phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “con người dưới đáy”
2.1. Lòng khát khao về cộc sống mới, tốt đẹp
2.2. Cố gắng giữ nhân phẩm của mình
3. Những thể hiện của ý thức đấu tranh
3.1. Ý thức tự do
3.2. Ý thức phản kháng
4. Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” và sự sang tạo nghệ thuật độc đáo
của M.Gorki
4.1. So với các nhà văn Tây Âu
4.1.1. Charles Dickens
4.1.2. Honore De Balzac
4.2. So với các nhà văn Nga
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX
VÀ NHÀ VĂN MACXIM GORKI
1. BỨC TRANH VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX – QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN TỪ “CON NGƯỜI THỪA” ĐẾN “CON NGƯỜI DƯỚI ĐÁY”:
Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và
tiên tiến của nhân loại, là nền văn học đạt được những thành tựu rực rỡ trong lịch
sử phát triển nghệ thuật của thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga ra đời
trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô
chuyên chế tàn bạo và phản động của Nga hoàng.
Văn học hiện thực Nga với những thành tựu lớn đặc biệt sau thế kỷ XIX đã khiến
các nhà nghiên cứu phuơng Tây phải gọi nó là “một phép lạ”. Macxim Gorki gọi
đó là “hiện tượng kì diệu” của văn học Châu Âu. Thế giới ngạc nhiên trước vẻ đẹp
và sức mạnh vươn lên cuộc sống mau chóng của nền văn học này với sự đóng góp
của nhiều thiên tài chói lọi. Lênin nhận xét “tầm quan trọng thế giới mà hiện nay
văn học Nga giành được chính là do văn học Nga mang trong mình những tư
tưởng tiên tiến của thời đại: Tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân
đạo cao cả và lòng nhiệt thành”.
Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao của mình bao gồm các nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov, Gogol, Gonsarov, Dostoievski,
Turgeniev, Sekhov, Tolstoi,…và các nhà phê bình, mỹ học dân chủ lỗi lạc như
Gersen, Bielinski, Sernưsevski, Dobroliubov…
Văn học Nga thế kỷ này chuyển tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ
nghĩa hiện thực, nó phản ánh rõ nét và kịp thời những biến động xã hội và theo kịp
xu hướng tư tuởng chính trị trong nước.
Trong phần nghiên cứu này chúng tôi chỉ điểm qua 04 tác gia tiêu biểu của bức
tranh văn học Nga thế kỷ XIX, đó là: Puskin, Liev Tolistoi, Sekhov và Macxim
Gorki.
1.1. PUSKIN, NGƯỜI KHỞI XƯỚNG NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC
NGA VỚI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT “CON NGƯỜI THỪA”
Puskin là người “khởi đầu của mọi khởi đầu”, người “đã đặt những nền móng
không gì lay chuyển nổi cho tất cả những gì sau này sẽ kế tục mình trong nghệ
thuật Nga” (M. Gorki) [7, 1468 ]. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của
Puskin trong nền văn học: ông là người mở đầu cho nền văn học hiện thực Nga và
cũng là người đầu tiên xây dựng hình tượng nhân vật “con nguời thừa”.
“Con người thừa” là con người không có hại cũng không có ích cho xã hội, vô
thưởng vô phạt. Con người này xét về phẩm chất địa vị thì không phải quý tộc sa
đọa cũng không thuộc quý tộc ưu tú, tiến bộ mà là nguời đang vươn lên thoát khỏi
sự sa đọa và có khả năng trở thành nguời ưu tú, tiến bộ cách mạng.
TIỂU THUYẾT “EVGENI ONEGIN”
Tiểu thuyết thơ này là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế
giới, khởi công từ năm 1823, hoàn thành năm 1831. Với tác phẩm này, Puskin đã
mở ra con đường mới cho nền văn học Nga: chủ nghĩa hiện thực Nga với phương
pháp sáng tác hiện thực, đi sâu vào thực tại, lấy cuộc sống và thời đại làm đối
tượng khám phá, sáng tạo. Đây là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển,
chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nuớc Nga. Với tiểu thuyết thơ này, lần
đầu tiên trong văn học Nga xuất hiện hình tượng nhân vật “con người thừa”.
Puskin là cái mốc kết thúc dòng văn học lãng mạn Nga và là người mở đầu cho
dòng vă