Đề tài Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một sốtruyện ngắn trung quốc đương đại

Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay từtrước Công nguyên, nền văn học Tiên Tần (thời cổ đại) đã có những thành tựu rực rỡ như: Thần thoại, Kinh thi, văn xuôi triết học, Sởtừ, Sửkí Sang đến thời trung đại thì Đường thi, Tống từvà tiểu thuyết Minh Thanh đã trởthành ba thành tựu văn học rực rỡ, chói lọi. Đến thời kì hiện đại, văn học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu nổi bật và ngày càng được khẳng định cảvềsốlượng lẫn chất lượng, văn học thời kì mới này cũng đã tựtin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Ngoài thểloại tiểu thuyết thì truyện ngắn là một thếmạnh của các tác giảtrong thời kì mới trong việc ghi lại rõ nét hiện thực đời sống. Với những trang viết có giá trị, những nhà văn đương đại Trung Quốc đã phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thực qua các tác phẩm truyện ngắn. Từnhững biến động phi thường của cả đất nước Trung Quốc vào những thập niên cuối thếkỉXX đến những rung động nội tâm phong phú và phức tạp của con người đương thời đều được các tác giả bắt kịp thời để ghi lại trong tác phẩm của mình. Đọc những tác phẩm này, chúng ta không những nắm bắt được những thăng trầm đổi thay của thời đại mà còn thấy được một cách tương đối đầy đủcác khía cạnh đa dạng và phức tạp của cuộc sống và cảtâm tưtình cảm của con người. Chúng ta dường nhưcảm nhận được hơi thởcủa thời đại mình đang sống, cảm thấy những sựkiện mà các nhà văn đềcập trên đất nuớc Trung Quốc rất gần gũi với nguời ViệtNam. Chính vì lẽ đó mà những sáng tạo thời kì mới đã đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, đằm sâu trong sự đồng cảm của những trái tim chân thành. Gấp trang sách đang đọc lại chúng ta miên man suy ngẫm vấn đềcùng tác giảvà khó có thểquên được những hình tượng nhân vật đã làm nên sức sống và ý nghĩa cho tác phẩm.

pdf115 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một sốtruyện ngắn trung quốc đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI” TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI HUỲNH PHƯƠNG ĐAN LỚP ĐH6C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: Ths. PHÙNG HOÀI NGỌC LONG XUYÊN, 05/2009 MỞ ĐẦU * 1. 1. Lý do chọn đề tài Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay từ trước Công nguyên, nền văn học Tiên Tần (thời cổ đại) đã có những thành tựu rực rỡ như: Thần thoại, Kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thì Đường thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba thành tựu văn học rực rỡ, chói lọi. Đến thời kì hiện đại, văn học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu nổi bật và ngày càng được khẳng định cả về số lượng lẫn chất lượng, văn học thời kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Ngoài thể loại tiểu thuyết thì truyện ngắn là một thế mạnh của các tác giả trong thời kì mới trong việc ghi lại rõ nét hiện thực đời sống. Với những trang viết có giá trị, những nhà văn đương đại Trung Quốc đã phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thực qua các tác phẩm truyện ngắn. Từ những biến động phi thường của cả đất nước Trung Quốc vào những thập niên cuối thế kỉ XX đến những rung động nội tâm phong phú và phức tạp của con người đương thời đều được các tác giả bắt kịp thời để ghi lại trong tác phẩm của mình. Đọc những tác phẩm này, chúng ta không những nắm bắt được những thăng trầm đổi thay của thời đại mà còn thấy được một cách tương đối đầy đủ các khía cạnh đa dạng và phức tạp của cuộc sống và cả tâm tư tình cảm của con người. Chúng ta dường như cảm nhận được hơi thở của thời đại mình đang sống, cảm thấy những sự kiện mà các nhà văn đề cập trên đất nuớc Trung Quốc rất gần gũi với nguời ViệtNam. Chính vì lẽ đó mà những sáng tạo thời kì mới đã đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, đằm sâu trong sự đồng cảm của những trái tim chân thành. Gấp trang sách đang đọc lại chúng ta miên man suy ngẫm vấn đề cùng tác giả và khó có thể quên được những hình tượng nhân vật đã làm nên sức sống và ý nghĩa cho tác phẩm. Những hình tượng nhân vật trong văn học đương đại rất đa dạng và đặc sắc. Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao đẹp của sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đó là một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật và trân trọng cái đẹp đúng nghĩa, đó có thể là một người nông dân thật thà chất phác sống chí tình chí nghĩa, hay đó chỉ là một ông lão bơ vơ lạc lõng giữa chốn đô thị xa hoa hiện đại… Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực độc đáo. Họ đã nhân danh cho tình người thiêng liêng và bao la để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người. Họ đã làm sáng thêm ngọn lửa nhân văn cao đẹp và giữ cho nó sáng mãi theo thời gian. Từ những điều trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đương đại Trung Quốc mà cụ thể là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác là một vấn đề rất thú vị. Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa giáo dục tư tưởng của các tác phẩm đương đại, cũng như khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mới mẻ của các tác giả trong thời kì mới. Hy vọng rằng đề tài này cũng sẽ giúp cho bạn đọc tiếp cận các tác phẩm một cách dễ dàng và tăng sự say mê hứng thú đối với văn học Trung Quốc đương đại hơn. 1. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn đương đại Trung Quốc” chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: - Nghiên cứu hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nông dân và hình tượng người lao động khác trong một số truyện ngắn đương đại Trung Quốc để làm sáng tỏ nội dung văn học. - Trên cơ sở đó, khám phá và hiểu rõ được những sáng tạo trong văn chương của các nhà văn đương đại, đồng thời nhận thấy được những giá trị nhân văn trong tác phẩm của họ. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này. - Mặt khác, có thể vận dụng tìm hiểu, so sánh với văn học ViệtNamđương đại. 1. 3. Lịch sử vấn đề Các truyện ngắn chúng tôi đề cập đến trong đề tài hầu hết đều là tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về chúng tương đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận từng tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa đọc thấy có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về các hình tượng nhân vật theo hệ thống. Điều này gây không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và tiếp cận vấn đề. 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Ở đây chúng tôi chủ yếu đề cập đến những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của chính các tác giả người Trung Quốc. Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học” của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới” của Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đỉnh Sinh (2001). Cả hai đều nghiên cứu về tình hình văn học đương đại Trung Quốc với sự “nở rộ” và “cách tân đổi mới” của các thể loại văn học ở phương diện cả nghệ thuật lẫn nội dung. Họ khẳng định những thành tựu cũng như tiềm lực của văn học thời khì mới. Và cả hai sự nghiên cứu này đều quan tâm nhiều đến tiểu thuyết, tản văn và thơ ca mà chưa chú ý nhiều đến truyện ngắn. 3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu văn học Trung Quốc thời kì đổi mới ở Việt Nam thì người cần nói đến là PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp với các chuyên luận và tiểu luận. Chuyên luận và tiểu luận của ông là tập hợp các bài viết đã được đăng trên các báo, tạp chí thời gian qua. Trong “Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới” của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2003) gồm những bài viết nghiên cứu bao quát văn học Trung Quốc thời kì mới gồm ba phần: Thời sự văn học, Thể loại văn học và tác giả văn học. Ở phần Thể loại văn học, ông đã tìm hiểu một cách khái quát về tình hình phát triển và những đổi mới trong nội dung lẫn hình thức của các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và cả lí luận… Ngoài ra còn có phần “Niên biểu văn học thời kì mới” (1976 – 1996). Tiểu luận gần đây của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp là “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” gồm hai phần: Phần 1 là Thời sự văn học và phần 2 là Nhà văn và cuộc sống, các bài viết ở tiểu luận này đa dạng và cụ thể hơn, chủ yếu là những nét nổi bật cũng như những suy nghĩ khi đọc những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại. Bên cạnh đó còn đề cập đến văn học Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao khi Hồng Kông và Ma Cao đã trở về Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể chia cắt. Phần 2 là giới thiệu chân dung một số nhà văn Trung Quốc quen thuộc với độc giả Việt Nam như Trương Hiền Lượng, Trương Khiết, Vệ Tuệ… Trên đây là một số công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương đại của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác trong các truyện ngắn Trung Quốc đương đại để làm sáng tỏ tính cách nhân vật và thấy được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của các nhà văn đương đại. Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu các loại hình tượng nhân vật này trong một số truyện ngắn được tuyển chọn theo chủ đề một cách cụ thể, có hệ thống. 1. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại của nhiều tác giả khác nhau, nhưng trong đó đi sâu vào các loại hình tượng là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện tìm đọc nhiều truyện ngắn Trung Quốc đương đại vì số lượng tác phẩm rất đồ sộ. Đề tài khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên các văn bản: Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc “Thời đại ảo” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành năm 2003; “Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại” của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, ấn hành năm 2003; “Truyện ngắn Giả Bình Ao” của Nhà xuất bản Công an nhân dân, ấn hành năm 2003; Tuyển tập “Cao lương đỏ” của Nhà xuất bản Lao động, ấn hành năm 2007. 1. 5. Đóng góp của đề tài Những truyện ngắn súc tích, dễ đọc dễ hiểu đã ngày càng tạo được ưu thế và hấp dẫn thế hệ độc giả ngày nay. Những tài liệu nghiên cứu về các tác phẩm truyện ngắn đương đại cũng khá nhiều nhưng chủ yếu là ở sự khái quát về thời sự văn học, các thể loại văn học và phong cách của một số tác giả của thời kì mới… mà chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng các loại hình tượng nhân vật trí thức, nhân vật nông dân và nhân vật lao động khác trong các sáng tác của thời kì mới. Do đó đến với đề tài này, trong một số truyện ngắn được tuyển chọn từ những tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc đương đại, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu để làm sáng tỏ tính cách nhân vật, từ đó thấy được tài năng sáng tạo của các nhà văn trong thời kì đổi mới cũng như hiểu được giá trị nhân văn sâu sắc và ý nghĩa giáo dục tích cực qua tác phẩm của họ. 1. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp hệ thống Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn hai mươi truyện viết về các loại hình tượng nhân vật trí thức, nhân vật nông dân và nhân vật lao động khác trong 04 tập truyện ngắn Trung Quốc đuơng đại như đã nêu ở phần đối tuợng, phạm vi nghiên cứu. Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát các tác phẩm để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các nhân vật. 6.2. Phương pháp liệt kê Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận. 6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại. 1. 7. Dàn ý của khóa luận Đề tài: Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Đóng góp của đề tài 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Dàn ý của khóa luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học 2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại Chương 2: Vài nét về truyện ngắn Trung Quốc đương đại 1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn 1.1. Khái niệm 1.2. Nguồn gốc 1.2.1. Chí quái 1.2.2. Truyền kì 1.2.3. Tiểu thuyết 1. Truyện ngắn Trung Quốc giai đoạn hiện nay 2.2. Giai đoạn quá độ 2.2. Giai đoạn đột phá 2.2. Giai đoạn điều chỉnh từng bước 2.2. Giai đoạn phát triển sáng tạo mới 1. Những nội dung tiêu biểu được phản ánh trong truyện ngắn đương đại Trung Quốc Chương 3: Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại 1. Hình tượng nhân vật trí thức 1.1. Những nhà giáo dục chân chính, hết lòng yêu nghề mến trẻ 1.2. Văn nghệ sĩ với tấm lòng trân trọng cái đẹp và hi sinh vì nghệ thuật 1. Hình tượng nhân vật nông dân 2.1. Người nông dân chân chất thật thà, có tấm lòng cao đẹp 2.2. Người nông dân vất vả gian nan nhưng biết khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu 1. Hình tượng nhân vật lao động khác 3.1. Những thanh niên trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay 3.2. Những người cao tuổi và sự chiêm nghiệm của họ về cuộc sống PHẦN KẾT LUẬN PHẦN NỘI DUNG * CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. 1. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC “Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như : văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) … Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người. 1. 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI Con người trong tác phẩm văn học là con người được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Một nhà văn không thể miêu tả hiện thực nếu không thông qua hình tượng nghệ thuật và không có quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục, 1998) thì Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người hướng cho người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau. Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với quan niệm về con người mới. Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm cho văn học đổi mới. Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Nhân vật biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của nó về thế giới và con người. CHƯƠNG 2 VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 1. 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1. KHÁI NIỆM Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung của thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau : đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói chung, truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong trong lịch sử văn học. Ở nhiều nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép