Đề tài Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh

1.Lí do lựa chọn đề tài Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như Mỹ hay EU Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng rất lớn trong ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới và đã thâm nhập được vào một số thị trường rất khó tính và có những yêu cầu rất cao. Vì thế, các công ty trong lĩnh vực may mặc luôn tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu quả các hoạt động của công ty mình Công ty TNHH Việt Anh là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, thời trang, được thành lập chưa đầy một năm nhưng hoạt động nhập khẩu của công ty là hoạt động quan trọng, liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty. Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh”. 2.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. 3.Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Việt Anh 4.Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu đối với một số mặt hàng chính mà công ty tiến hành nhập khẩu trong thời gian qua. Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới thành lập năm 2007 nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai đoan từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2008. 5.Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 chương đó là: Chương I : Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu Chương II : Thực trạng nhập khẩu hàng hóa và các nguyên phụ liệu của công ty TNHH Việt Anh Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh trong thời gian tới

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1.Lí do lựa chọn đề tài Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như Mỹ hay EU… Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng rất lớn trong ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới và đã thâm nhập được vào một số thị trường rất khó tính và có những yêu cầu rất cao. Vì thế, các công ty trong lĩnh vực may mặc luôn tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu quả các hoạt động của công ty mình Công ty TNHH Việt Anh là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, thời trang, được thành lập chưa đầy một năm nhưng hoạt động nhập khẩu của công ty là hoạt động quan trọng, liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty. Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh”. 2.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. 3.Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Việt Anh 4.Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu đối với một số mặt hàng chính mà công ty tiến hành nhập khẩu trong thời gian qua. Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới thành lập năm 2007 nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai đoan từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2008. 5.Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 chương đó là: Chương I : Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu Chương II : Thực trạng nhập khẩu hàng hóa và các nguyên phụ liệu của công ty TNHH Việt Anh Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Việt Anh trong thời gian tới CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỂ CÔNG TY TNHH VIỆT ANH Tên gọi công ty: Công ty TNHH VIỆT ANH Tên giao dịch đối ngoại: VIỆT ANH Co., Ltd. Tên viết tắt: Địa chỉ : Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên Điện thoại : 03213 713994 Fax : 03213 714336 Website : www.vietanh.com I. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Công ty TNHH VIỆT ANH được thành lập vào tháng 12 năm 2007 theo Quyết định số 1464/QD – UB 3/7/02 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp, là Công ty TNHH một thành viên với 100% vốn của tập đoàn dệt may HanesBrands – Mỹ, vốn pháp định là 1,8 triệu Đôla Mỹ ( tương đương 30 tỷ đồng). Chức năng - Sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu theo yêu cầu của tập đoàn. Nhiệm vụ Sản xuất và cung cấp các sản phẩm và mặt hàng theo yêu cầu của tập đoàn. Đưa ra chiến lược phát triển của công ty phù hợp với tình hình phát triển của tập đoàn.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế mà công ty phải nộp cho ngân sách theo quy định của pháp luật Việt Nam và từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện việc quản lí tài chính theo đúng quy định của pháp luật và bộ Tài chính nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Quyền hạn Được phép tổ chức sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu: Quần áo thun, quần áo lót, quần áo thể thao cho người lớn và trẻ em. Được phép mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu các thiết bị, phụ tùng, máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ ngành may. Được mở rộng đầu tư, mở thêm chi nhánh và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Có quyền kí kết các hợp đồng thương mại với các đối tác trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực mà không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm. II . Các nguồn lực của công ty 2.1. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của công ty Tổng số lao động của công ty đến hết tháng 12 năm 2008 là 1117 người trong đó: Công nhân sản xuất trực tiếp: 970 người, độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, 100% tốt nghiệp PTTH, Trung cấp và Cao đẳng. Công nhân sản xuất gián tiếp: 23 người, độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Công nhân kỹ thuật: 50 người, độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, 80% tốt nghiệp Đại học. Nhân viên văn phòng: 74 người, độ tuổi từ 18 đến 41 tuổi, 100% tốt nghiệp Đại học và Cao học. Cùng với sự phát triển của công ty và sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo công ty, các CBCNV luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực. Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của các cán bộ công nhân viên trong công ty, thường tổ chức khám sức khoẻ, tham quan nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công ty trong các dịp nghỉ hè, lễ tết. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Việt Anh Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: một giám đốc và tám phòng ban. Cụ thể như sau: Giám đốc Giám đốc là lãnh đạo cao nhất của nhà máy đồng thời là đại diện pháp nhân cho doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động của công ty TNHH Việt Anh. Là người đưa ra kế hoạch tổng thể phát triển của nhà máy, theo dõi, giám sát mọi hoạt động sản xuất và phát triển của công ty. Các phòng ban. Phòng dự án Phòng có nhiệm vụ xây dựng dự án, tính toán tính khả thi của các dự án mà công ty định thực hiện, phân bổ nguồn vốn cho các dự án dựa trên quy mô và được duyệt bởi tập đoàn. Nghiên cứu chiến lược phát triển để đề ra các dự án mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng các nhà máy hoặc chi nhánh. Phòng hành chính nhân sự Phòng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về hành chính và nhân sự của công ty như tiếp khách của công ty, quản lí các tài sản hiện có của công ty… và các công việc quản trị nhân sự như tuyển chọn hay sa thải nhân viên, phân bố công việc giữa các phòng ban. Ngoài ra phòng nhân sự còn có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp bố trí nhân sự của công ty đồng thời đề ra các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ, bảo hiểm và các chế độ khác cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, phòng nhân sự còn giám sát, quản lý hoạt động của ban bảo vệ, ban vệ sinh và bộ phận y tế của công ty Phòng kế toán tài chính Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty như thanh toán và giao dịch các luồng tiền dựa trên các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu, nộp thuế nhà nước, cân đối ngân sách cuối kì. Tổ chức đánh giá toàn bộ hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra (tháng, quý, năm) và tiến hành giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban. Ngoài ra, phòng kế toán còn thực hiện các chức năng khác kiểm tra, quản lý tài sản cố định, quản lý sổ sách nguyên phụ liệu và các hoạt động thanh khoản, hoàn thuế cũng như các công tác phục vụ kiểm toán. Phòng Logistics - Bộ phận xuất – nhập khẩu: Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của công ty như: làm thủ tục hải quan cho các lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu, nhận hàng ở cảng… - Bộ phận kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất theo năm, quý, tháng, tuần và hàng ngày, dự trù và lập kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất. - Bộ phận kho Sắp xếp, quản lý, bố trí kho bãi nhận và giữ hàng nhập khẩu, nguyên phụ liệu, giao vật tư sản xuất cho các xưởng và dây chuyền sản xuất, nhận hàng thành phẩm và giao hàng xuất khẩu. Phòng sản xuất Dựa trên kế hoạch của bộ phận kế hoạch, phòng sản xuất quản lý và điều hành các xưởng sản xuất, các dây chuyền sản xuất nhằm giữ đúng tiến độ sản xuất, mặt hàng cần thiết và chất lượng sản phẩm. Phòng quản lý chất lượng Phòng có nhiệm vụ kiểm tra nguyên phụ liệu nhập về, nguyên phụ liệu cấp phát cho sản xuất, kiểm tra quy trình sản xuất và thành phẩm, kiểm tra quy cách đóng gói và quy trình xuất hàng xuất khẩu. Phòng kĩ thuật Phòng có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy may và các máy khác trong công ty như máy in vải, máy đóng gói, máy hàn túi, máy cắt vải …, vận hành và quản lý bộ phận in cũng như các phụ liệu phục vụ in. Phòng IT Phòng có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị liên lạc trong công ty như điện thoại, máy tính, máy fax, máy in, photocopy, internet… 2.2.Nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty hiện tại là hơn 4 triệu Đôla Mỹ so với nguồn vốn lúc công ty mới thành lập đã có sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân là do công ty luôn mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu của công ty và tập đoàn. 2.3.Cơ sở vật chất kĩ thuật Công ty TNHH Việt Anh có nhà máy đặt tại xã Bạch Sam, Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích sử dụng là 1,3 hecta, bao gồm: - Xưởng may: 03 xưởng, được trang bị máy may công nghiệp hiện đại, hệ thống ánh sáng, hút bụi và điều hòa không khí được bố trí hợp lý giúp công nhân yên tâm sản xuất, nâng cao sản lượng. Bảng 1: Trang thiết bị, máy móc của công ty STT  Tên máy  Số lượng   01  Số chuyền may  10   02  Số lượng máy (chia theo chủng loại)     Máy may 1 kim cơ động  396    Máy may 1 kim điện tử  310    Máy may 2 kim cơ động  202    Máy may 2 kim điện tử  30    Máy vắt sổ 4 chỉ  25    Máy vắt sổ 5 chỉ  80    Máy Kansai  11    Máy đính cúc  05    Máy thùa khuyết bằng  05    Máy đính bọ điện tử  13    Máy dập cúc và ôzê  12    Máy trần đè  05    Máy cuốn ống  06    Máy ép mex  01    Máy ép chuyên dùng  11   03  Bàn cắt (chiều rộng tối đa của vải là 1,7 yds)  16   04  Bàn là hơi  107   05  Máy cắt bàn  02   06  Máy cắt đẩy tay  04   07  Máy giác mẫu (giác mẫu trên máy vi tính)  01   08  Máy dán đường may  04   09  Máy ép mác  10   Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu Công ty - Kho: Tổng diện tích 2000m2 gồm kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm được bố trí 4 tầng để hàng, một đội 4 xe nâng hạ hàng hóa và 1 xe tải phục vụ nhận và cấp phát hàng hóa. - Văn phòng: 2 khu văn phòng được trang thiết bị đầy đủ phục vụ làm việc: điện thoại, máy tính, máy in, máy fax, điều hòa nhiệt độ, internet tốc độ cao… Nhận xét: Điểm mạnh: Tuy mới thành lập nhưng công ty TNHH Việt Anh có một nguồn lực phát triển tương đối mạnh. Với nguồn vốn dồi dào từ phía đầu tư nước ngoài tạo điều kiện an tâm cho người lao động cũng như các nhà lãnh đạo trong công ty trong thời gian đầu phát triển. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, trẻ với mục tiêu trao chuyển giao kỹ thuật may và sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, công ty đã và đang đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề có tay nghề cao phù hợp với môi trường lao động đòi hỏi kỹ năng và năng lực tốt. Với sự chuẩn bị kỹ càng về cơ sở vật chất từ nhiều năm trước nên công ty có một cơ sở hạ tầng tương đối vững mạnh, nhà máy, xưởng sản xuất và trang thiết bị hiện đại…. Công ty Việt Anh đang phấn đấu trở thành một trong những công ty xuất khẩu hàng may mặc có tiếng trong và ngoài nước. Do mới thành lập nên nguồn vốn sử dụng vào đầu tư ban đầu khá lớn, thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nhập khẩu chưa nhiều do đó thời gian này công ty chưa đạt được mức sản lượng cao Đội ngũ cán bộ nhân viên còn khá trẻ cho nên đôi khi thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu và gặp nhiều lúng túng khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu phức tạp. Cơ sở vật chất hiện đại, tuy nhiên thời gian đầu công nhân đang làm quen với máy móc và trang thiết bị mới nên cũng làm giảm sản lượng của công ty. Điểm yếu: Do mới thành lập nên nguồn vốn sử dụng vào đầu tư ban đầu khá lớn, thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nhập khẩu chưa nhiều do đó thời gian này công ty chưa đạt được mức sản lượng cao Đội ngũ cán bộ nhân viên còn khá trẻ cho nên đôi khi thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu và gặp nhiều lúng túng khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu phức tạp. Cơ sở vật chất hiện đại, tuy nhiên thời gian đầu công nhân đang làm quen với máy móc và trang thiết bị mới nên cũng làm giảm sản lượng của công ty. III. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.Các sản phẩm chính của công ty Đặc thù của công ty là sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu theo kế hoạch đặt ra và theo nhu cầu của thị trường như: Quần áo thun, quần Jacket, quần áo thể thao, quần áo Jeans cho người lớn và trẻ em. Công ty luôn luôn có quan điểm phát triển phân phối hàng may mặc phải gắn kết với tổng thể phát triển của ngành công nghiệp may mặc chung của cả nước và các chiến lược phát triển của các ngành đã được phê duyệt nhằm huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực của chính mình. Trong năm qua mặc dù có những biến động lớn động lớn trên thị trường. Nhưng Công ty TNHH Việt Anh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đều và vượt kế hoạch đề ra cho chính mình. Theo kết quả của bảng trên cho thấy trong năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn luôn vuợt mức kế hoặch đã đề ra. Tháng 9 – 12 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 30.864975 USD tăng 2,069 lần so với tháng 1 - 3, đây có thể là một tấc độ tăng mà bất kỳ doanh nghiệp trong ngành nào cũng mong muốn. Với những lợi thế của mình về các sản phẩm xuất khẩu đã đem lại cho doanh nghiệp một lợi thế không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đến hết năm 2008 Đơn vị tính: USD  Nguồn: Phòng kế toán Trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty thì quần áo Jeans chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng bởi đây một trong những mặt hàng được đánh giá là các sản phẩm thế mạnh của công ty (chiếm đến hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của công ty). Bên cạnh đó là mặt hàng áo Jacket cũng chiễm 1 tỷ trọng khá lớn tuy nhiên đây là mặt hàng theo thời vụ ngắn nên tỷ trọng của sản phẩm trong cơ cấu hàng xuất khẩu chỉ chiếm ở mức trung bình (khoảng 24% đến 29%), mặc dù mẫu mã của mặt hàng này đã cạnh tranh được nhiều so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thế giới. Thuy nhiên trong thời gian tới công ty sẽ phải nỗ lực đẩy mạnh chật lượng cũng như để ý đến mẫu mã và hình thức hơn đối với mặt hàng quần áo thể thao, Bởi lẽ mặc dù tỷ lệ doanh thu đối với với các mặt hàng này đã tăng lên theo từng năm hoạt động, tuy nhiên kết quả đạt được là chưa cao. Hiện nay, với sự thành thạo trong tay nghề của công nhân, cùng với việc mở rộng sản xuất, dự báo sản lượng nhập khẩu của công ty càng ngày càng lớn, phát triển và mở rộng với tốc độ nhanh 3.2. Kết quả kinh doanh của công ty Bảng 3: Doanh thu từ tháng 01/08 đến tháng 12/08 Đơn vị: triệu đồng Tháng  Doanh thu có VAT  Doanh thu không có VAT   1 – 3  521.199  496.380   4 – 6  553.758  527.389   7 – 9  606.341  577.468   10 – 12  1.027.366  978.444   Nguồn: Phòng kế toán Trong tháng cuối của năm 2008 doanh thu của công ty tăng 2,069 lần đây có thể là một tốc độ tăng mà bất kỳ doanh nghiệp trong ngành nào cũng mong muốn. Với những lợi thế của mình về các sản phẩm xuất khẩu đã đem lại cho doanh nghiệp một lợi thế không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Bảng 4: Doanh thu theo thị trường. Đơn vị : triệu đồng Tháng  Tổng Doanh thu  Doanh thu trong nước  Doanh thu xuất khẩu   1 – 3  521.199  312.047  209.152   4 – 6  553.758  312.528  241.230   7 – 9  606.341  298.904,5  307.436,5   10 – 12  1.027.366  496.488,4  530.877,6   Nguồn : Phòng kế toán Qua bảng trện ta thấy tổng doanh thu của công ty luôn tăng trong thời gian qua. Trong đó doanh thu trên thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ không nhỏ đặc biệt là những tháng đầu doanh thu nội địa luôn lớn hơn doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên đến tháng 10 - 12 do đã đúc rút được kinh nghiệm nên không chỉ tổng doanh thu của công ty tăng lên rất nhiều mà doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài đã chiểm 1 tỷ lệ nhiều hơn. Điều đó cũng cho thấy công ty đã tạo được 1 uý tín rất lớn trên thị trường xuất khẩu trong năm qua. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có những thành tựu to lớn, cùng với những chủ truơng chính sách kích thích đầu tu và xuất khẩu, nền kinh tế thị trường đã đem lại một luồng gió mới và cơ hội mới cho doanh nghiệp. Công ty đã nắm bắt những cơ hội đó cùng với sự chu Khi đất nước mở cửa đã đem lại cho các doanh nghiệp một cơ hội Kinh doanh mới, các doanh nghiệp không chỉ biết tới thị trường nội địa mà còn muốn vươn ra thị trường thế giới. Nhất là sau khi chúng ta ra nhập khối thương mại thế giới WTO đã có sự thay đổi to lớn về giá trị trao đổi hàng hoá giữa hai bên. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể kinh doanh trên thị trường quốc tế một cách chủ động và được bảo đảm nhiều hơn về quyền lợi.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua - Đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành nhiêm vụ và tích lũy kinh nghiệm trong công tác nhập khẩu của Công ty. Luôn luôn cố gắng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ, cố gắng khắc phục các hạn chế về chuyên môn. - Công ty đã sử dụng các hình thức nhập khẩu một cách hợp lí để phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đó là sử dụng hình thức nhập khẩu theo hình thức sản xuất xuất khẩu. Thêm vào đó công ty rất chú trọng trong việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên theo học các khóa học đào tạo nghiệp vụ tại các trường uy tín như Đại học Ngoại Thương, Kinh tế, học tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ Apolo … - Nhà nước đã có nhiều cải cách về chính sách xuất nhập khẩu cũng như thủ thục hành chính tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhanh chóng và gon nhẹ hơn, giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp mình. Khó khăn - Đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty còn trẻ thiếu kinh nghiệm trong những thương vụ xuất nhập khẩu lớn và còn yếu về các nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty. Đây là vấn đề cốt lõi mà công ty cần phải khắc phục để sớm nâng cao và hoàn thiên hoạt động nhập khẩu của mình. - Các chính sách xuất nhập khẩu và thủ tục hành chính tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gây không ít khó khăn cho các công ty do có quá nhiều các giấy tờ và thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện, gây nhiều phiền toái cho công ty. - Các thủ thục để thông quan hàng hóa cũng gặp khá nhiều cản trở từ phía cơ quan hải quan. Hiện nay, các thủ tục để thông quan hàng hóa là khá phức tạp, các thủ thục hành chính của cơ quan hải quan còn qúa rườm rà, nhiều cửa và các loại giấy tờ. Cùng với đó là cơ quan hải quan thực hiện công việc còn quan liêu, cứng nhắc, hạch sách và gây nhũng nhiễu đối với hoạt động làm các thủ tục hải quan của công ty. Làm cho hoạt động thông quan hàng hóa của công ty diễn ra không được thuận lợi và gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của công ty. Do đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty còn khá trẻ và không có người nào được đào tạo chuyên sâu về ngoại thương và xuất nhập khẩu, cho nên các cán bộ xuất nhập khẩu của công ty còn thiếu kinh nghiệm và năng lực trong công tác nhập khẩu của công ty. Vì thế công ty còn gặp thất thế trong khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác xuất khẩu nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực tốt. Nhất là trong giá cả, phương thức thanh toán và giao hàng. - Đó là tình hình tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhất là tại Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của công ty nên các hoạt động nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì cân bằng hoạt động của cả tập đoàn và thay đổi kế hoạch sản xuất của công ty.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua - Đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty còn trẻ thiếu kinh nghiệm trong những thương vụ xuất nhập khẩu lớn và còn yếu về các nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty. Đây là vấn đề cốt lõi mà công ty cần phải khắc phục để sớm nâng cao và hoàn thiên hoạt động nhập khẩu của mình. - Các chính sách xuất nhập khẩu và thủ tục hành chính tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gây không ít khó khăn cho các công ty do có quá nhiều các giấy tờ và thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện, gây
Luận văn liên quan