Internet, một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20 vừa qua, đã làm nên một cuộc cách mạng trong lối sống của chúng ta. Internet ảnh hưởng tới hầu hết các khía cạnh của đời sống, từ việc giao tiếp với bạn bè đến giao dịch kinh doanh, từ việc đi mua sắm tới chi trả hóa đơn. Tuy nhiên, lợi ích to lớn mà Internet đem lại còn lớn hơn nữa trong lĩnh vực ứng dụng phần mềm kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Thị trường Việt Nam phần lớn bao gồm phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đây là một thị trường tiềm năng để ứng dụng giải pháp quản trị quan hệ khách hàng. Và đây cũng là một thị trường tiềm năng để nhà cung cấp phần mềm theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Các bộ phần mềm này được nghiên cứu và phát triển theo một phương pháp luận kinh doanh đó chính là CRM hay còn gọi là quản trị quan hệ khách hàng.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu mô hình CRM (Customer Relationship Management), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Internet, một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20 vừa qua, đã làm nên một cuộc cách mạng trong lối sống của chúng ta. Internet ảnh hưởng tới hầu hết các khía cạnh của đời sống, từ việc giao tiếp với bạn bè đến giao dịch kinh doanh, từ việc đi mua sắm tới chi trả hóa đơn. Tuy nhiên, lợi ích to lớn mà Internet đem lại còn lớn hơn nữa trong lĩnh vực ứng dụng phần mềm kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Thị trường Việt Nam phần lớn bao gồm phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đây là một thị trường tiềm năng để ứng dụng giải pháp quản trị quan hệ khách hàng. Và đây cũng là một thị trường tiềm năng để nhà cung cấp phần mềm theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Các bộ phần mềm này được nghiên cứu và phát triển theo một phương pháp luận kinh doanh đó chính là CRM hay còn gọi là quản trị quan hệ khách hàng.
Trước tình trạng ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bão bên cạnh đó cũng là sự phát triển,cạnh tranh và đi lên của các ngành kinh doanh sản xuất. Thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Vậy đâu là sự lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển của mỗi công ty? Một phần mềm ứng dụng quản lý mối quan hệ khách hàng là một trong những lựa chọn như thế. CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng) vẫn còn hết sức mới mẻ trên đối với thị trường Việt Nam. Nó là một phương pháp luận giúp phát triển những phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Và với ứng dụng của nó trên website thì nó thật sự là một giải pháp hiệu quả dành cho các doanh nghiệp .
Giới thiệu về CRM
CRM là gì?
CRM (Customer Relationship Management) hiểu nôm na là nghệ thuật xây dựng củng cố và phát triển quan hệ khách hàng. Đây là một thuật ngữ đã trở nên phố biến. Nó cho thấy một xu hướng quan trọng trong marketing từ chú trọng tăng doanh số bán hàng sang chú trọng quản trị quan hệ với khách hàng.
Khách hàng trung thành (Good customer hay loyal castenlar)
Càng ngày các doanh nghiệp càng ý thức một cách sâu sắc rằng, để thành công, họ phải xác định được khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Nói cách khác phải xác định "khách hàng mục tiêu: trước khi xây dựng chiến lược marketing và phát triển sản phẩm dịch vụ.
Với cùng một loại hàng hóa, doanh nghiệp có nhiều loại khách hàng khác nhau. Có những người sẵn sàng mua một lượng lớn hàng hóa đó có những người chưa mua nhưng rất có thể sẽ mua trong tương lai... Với cùng một hàng hóa, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau giữa các nhà cung cấp. Do đó, cơ hội giành được khách hàng cho mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ. Trong cuộc cạnh tranh đó, doanh nghiệp bán được nhiều hàng ở hiện tại chưa phải đã là kẻ thắng cuộc. Mà phần thắng lại thuộc về doanh nghiệp nào có nhiều khách hàng trung thành hơn.
Khách hàng trung thành được hiểu là khách hàng đang mua hàng của doanh nghiệp và sẽ tiếp tục lựa chọn doanh nghiệp trong những lần mua tiếp theo. Thực tế cho thấy ấn tượng và cảm nhận của khách hàng trong lần mua hàng đầu tiên với doanh nghiệp là rất quan trọng. Hầu hết những khách hàng đã hài lòng với việc mua hàng của doanh nghiệp hiện tại hay trước đây sẽ tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai khi họ có nhu cầu. Vì vậy, sẽ ít tốn kém hơn để thuyết phục họ mua hàng của doanh nghiệp so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới. Ngày nay, các doanh nghiệp đã và đang dần nhận ra rằng, việc tạo dựng duy trì những khách hàng dài hạn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn là tăng doanh số bán trong ngắn hạn.
Quan niệm đúng về marketing
Trong thời gian trước đây, maketing thường được đề cập đến như là mọi nỗ lực nhằm bán được hàng hóa và dịch vụ tức là chỉ thuần tuý xuất phát từ lợi ích của người bán của doanh nghiệp. Trong một thế giới đa chiều với muôn vàn các tương tác như hiện nay thì mọi mối quan hệ sẽ khó lòng tồn tại nếu chỉ xuất phát từ lợi ích đơn phương. Quan hệ đó chỉ có thể phát sinh và được duy trì trên cơ sở lợi ích song phương, đa phương (bilateral/ mutual benefit). Vì lẽ đó quan niệm về marketing cũng cần được thay đổi nó không nên chỉ xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp mà cần bắt đầu từ lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn khách hàng (value for both customer and maketing). Trên quan điểm đó, một khái niệm chuẩn về marketing được đưa ra là: Marketing là tổng hợp những mối quan hệ làm hài lòng khách hàng mà kết quả là mang lại giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích làm rõ thêm một vài "từ khóa” trong định nghĩa nêu trên.
Chiến lược và chiến thuật (Strategies and Tactics). Chiến lược là những định hướng dài hạn cho các nỗ lực marketing còn chiến thuật (hay tiểu xảo) là các bước hành động được quyết định một cách cụ thể ở thời kỳ trên cơ sở chiến lược đã định. Hoạch định chiến lược và xây dựng các chiến thuật một cách kỹ càng được xem là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động marketing.
Xác định (Identify). Là toàn bộ những nỗ lực marketing nhằm có được những thông tin, những hiểu biết về khách hàng. đối thủ cạnh tranh và thị trường.
Tạo lập (Create). Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo. Khi bắt đầu xuất hiện trên thương trường, doanh nghiệp phải tạo được sự thu hút với khách hàng bằng những cái mới (sản phẩm mới, phương thức phân phối mới, cách tiếp cận mới....). Và sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu mà nó đòi hỏi phải được duy trì liên tục trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Chính sự sáng tạo đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập được những khách hàng trung thành cho mình.
Duy trì (Maintain). Trong thời gian khá lâu rước đây, thành công của một doanh nghiệp chỉ xác định một cách đơn thuần qua doanh số tiêu thụ một ngày. Bây giờ thì khác trong mọi tình huống, sự thành công của maketing đều không chỉ được đánh giá qua lượng hàng bán được hàng ngày mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua lượng khách hàng trung thành mà doanh nghiệp có được (bao nhiêu và bao lâu). Nỗ lực của doanh nghiệp không dừng lại ở chỗ bán được hàng mà phải duy trì không ngừng trong một thời gian dài tiếp theo lần mua hàng đầu tiên với hy vọng rằng khách hàng sẽ quay lại trong những lần tiếp sau.
Mối quan hệ thỏa mãn (Satisfying Relationships). Một mục tiêu quan trọng của marketing là cung cấp được hàng hóa mà khách hàng thực sự mong muôn và làm cho khách hàng cảm thấy trao đổi với doanh nghiệp là nhằm xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai. Bằng cách này, khách hàng cảm thấy mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp thay vì là "nguồn thu" của doanh nghiệp.
Lợi ích cho cả người bán lẫn kẻ mua (Value for Bom Customer and Marketer). Lợi ích mà người này nhận được đôi khi lại là cái mà người thấy như thế nào khi tiêu tiền. Tất nhiên là quan niệm về lợi ích giữa các khách hàng khác nhau là không giống nhau ngay cả vởi cùng một quyết định mua một hàng hóa nào đó. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ đo lường lợi ích thông qua việc họ sẽ làm ra bao nhiêu lợi nhuận sau những nỗ lực marketing và những nguồn lực đã hao tổn. Một nỗ lực marketing thành công là phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm thấy thoả mãn, hài lòng với tạo được sự thu hút với những gì mình đã đánh đổi.
Các chiến lược marketing truyền thống nhằm vào chiến lược 4P đó là giá (Price), sản phẩm (Product), xúc tiến thương mại (Promotion) và thị trường (Place) để làm tăng lợi nhuận thị trường. Tư tưởng chính của nó là làm tăng lượng giao dịch giữa người mua và người bán. Lượng giao dịch giữa người mua và người bán được xem như tiêu chuẩn đo lường cho hiệu năng của các chiến lược và chiến thuật kinh doanh. Sự phát triển của thị trường, công nghệ đã dần hoàn thiện các chiến lược marketing và đẩy nó lên một tầm cao mới, trở thành một nghệ thuật trong kinh doanh. Trong những năm gần đây, một chiến lược kinh doanh mới được nhắc đến như một sự kết hợp hài hòa giữa marketing, bán hàng, dịch vụ và công nghệ. Đến nay doanh nghiệp đã rất quen với thuật ngữ “Quản trị quan hệ khách hàng” viết tắt CRM.
Thị trường bùng nổ về công nghệ CRM, một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất lại là “CRM chính xác là gì?”. Có rất nhiều doanh nghiệp (DN) định hướng kinh doanh theo CRM và đưa ra định nghĩa mang tính định hướng cho mình.. Vậy CRM là gì?
CRM viết tắt của “Customer Relationship Management” hay đó chính là “Quản lý mối quan hệ khách hàng”. Đó là một chiến lược sử dụng để khai thác và hiều biết thêm về nhu cầu và hành vi của khách hàng (customer’s needs and behaviors) nhằm mục tiêu phát triển (đẩy mạnh) mối quan hệ với họ (khách hàng). Nói tóm lại, những quan hệ tốt với khách hàng là yếu tố trung tâm của sự thành công trong kinh doanh. Có rất nhiều các công cụ, thành phần công nghệ kỹ thuật để làm (hỗ trợ) CRM nhưng nếu nghĩ về CRM theo suy nghĩ với những từ ngữ hướng kỹ thuật thì đó là một sai lầm. Có một cách nghĩ hay hơn về CRM, đó là một quá trình nhằm giúp đem lại các thông tin về khách hàng, bán hàng, về marketing, về hỗ trợ dịch vụ bán khách hàng một cách hiệu quả, tính sẵn sàng cao theo hướng thị trường.
CRM là phương pháp luận kinh doanh được hỗ trợ bởi các gói phần mền ứng dụng CRM. Một trong các công ty phát triển các ứng dụng CRM là Saleforce.
1.2 Nguồn gốc của CRM:
CRM xuất hiện vào cuối những năm 1960 ,khi Ted Levitt xác định mục tiêu kinh doanh là “ Tạo và giữ khách hàng “.
Theo ông, các công ty hiện đại nên xem “Toàn bộ quá trình kinh doanh gồm sự nỗ lực tích hợp kín để khám phá , tạo lập , đánh thức và thỏa mãn các nhu cầu khách hàng ” .
Ngày nay, CRM là thuật ngữ quen thuộc và được các tổ chức , doanh nghiệp xem xét 1 cách hăng hái . Có rất nhiều các ứng dụng phần mềm CRM và các kỹ thuật mới hỗ trợ CRM trên thị trường ( vd: Salesforce.com , Netsuite.net là các ứng dụng chạy trên web) . Tuy nhiên , cốt lõi vẫn là khái niệm kinh doanh “Biết , hiểu và phục vụ khách hàng là điều cốt lõi của những tổ chức nào hoạt động tốt nhất”
1.3 Mục đích của CRM
Mục đích của CRM là đem công nghệ và nguồn nhân lực vào công việc kinh doanh nhằm hiểu biết sâu sắc những hành vi của khách hàng và giá trị của các khách hàng đó đem lại. Nếu mà CRM hoạt động hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp sẽ :
Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn
Tạo ra những trung tâm dịch vụ (contact systems) hiệu quả hơn
Nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh chéo các dòng sản phẩm
Giúp cho các nhân viên bán hàng kết thúc các vụ bán hàng nhanh hơn
Đơn giản hoá quy trình bán hàng và marketing
Phát hiện các khách hàng mới
Tăng doanh thu từ khách hàng
Các thành phần của CRM
Operational CRM( Hoạt động của CRM)
Analytical CRM( Phân tích CRM)
Customer Facing Systems (Contact System)
2.1 Operational CRM
Hoạt động của hệ thống CRM được chia thành 3 phần chính đó là:
Marketing Automation (Hoạt động Marketing)
Sales Forces Automation (Hoạt động bán hàng)
Customer Care Automation (Hoạt động chăm sóc khách hàng)
Hình1: Hoạt động của CRM
2.1.1 Marketing Automation (Hoạt động Marketing)
CRM cung cấp công cụ hỗ trợ phát triển, mục tiêu, thực hiện, quản lý và phân tích các chiến lược về tiếp thị.
Nhờ vào những công cụ đánh giá chính xác các hoạt động Marketing,
bạn có thể quản lý hiệu quả những chiến dịch Marketing. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra chỉ cần đưa ra những quyết định đúng đắn trên nguồn thông tin chính xác là có thể tham gia tăng đáng kể hiệu quả đầu tư Marketing. Marketing Automation giúp các nhà quản trị trong việc thiết lập các chiến lược về Marketing, đánh giá các chiến lược đó.
Hoạt động Marketing sẽ làm việc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hoạt động Marketing
CRM cung cấp các công cụ sau để hỗ trợ hoạt động Marketing của 1 doanh nghiệp:
Quản lý chiến lược Marketing: Nhằm xác định, điều hành và thực hiện những kế hoạch Marketing hiệu quả trong suốt quá trình kinh doanh. Công cụ cho phép phân tích những thông tin chi tiết của từng khách hàng một cách trực tiếp trong mỗi chiến dịch Marketing. Ngoài ra còn có thể phân công, lập kế hoạch và theo dõi hoạt động Marketing một cách nhanh chóng.
Quản lý E-mail: Gửi e-mail với khối lượng lớn (Email mang tính cá nhân hóa). Đồng thời mọi liên lạc, trao đổi với khách hàng cũng được lưu trữ lại tạo sự thuận lợi cho việc tham chiếu khi khách hàng liên lạc về vấn đề có liên quan đến một chiến dịch Marketing cụ thể.
Quản lý danh sách: Đây là công cụ cần thiết cho các nhân viên Marketing, giúp họ dễ dàng tạo ra danh sách khách hàng mục tiêu dựa trên những đặc tính cụ thể, tái sử dụng danh sách khách hàng trong những chiến dịch thành công trước hoặc nhập danh sách khách hàng từ mail-house. Hơn thế nữa, khi những danh sách khách hàng được lập ra, hệ thống CRM tự động lưu trữ những thông tin, dữ liệu theo từng file khách hàng riêng biệt, đồng thời cũng ghi rõ hoạt động Marketing có liên quan; tạo thuận lợi tối đa cho các nhân viên sales, marketing và dịch vụ khách hàng theo dõi và xử lý.
Key Attribute Profiling: Chức năng Key Attribute Profiling giúp xây dựng một tập tài liệu chi tiết phản ánh những dữ liệu cần thiết cho từng chiến dịch Marketng cụ thể của khách hàng. Những dữ liệu này được lưu trữ, báo cáo và được sử dụng như một nguồn thông tin cơ bản cho hoạt động Marketing trong tương lai. Ngoài việc cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí và hiệu quả mỗi giai đoạn hoạt động Marketing, những dữ liệu quan trọng này có thể dễ dàng theo dõi và đưa vào sử dụng trong một chiến dịch Marketing.
Quản lý các cuộc gọi cho khách hàng: Những cuộc gọi điện tiếp xúc với khách hàng được tích hợp vào trong từng chiến dịch Marketing. Lập một danh sách khách hàng mục tiêu cần phải gọi điện tiếp xúc, sau đó lên kế hoạch tiến hành cụ thể. Lên kế hoạch thực hiện các cuộc gọi tiếp theo vào thời điểm thuận tiện cho khách hàng của bạn.
Công cụ đánh giá hiệu quả Marketing: Theo sát chiến dịch Marketing, đánh giá được hiệu quà đầu tư - Bạn có thể phân tích chiến dịch Marketing bằng lead hoặc đánh giá những chi tiết quan trọng khác bằng cách sử dụng những công cụ tinh vi hoặc chức năng báo cáo trong CRM. Không chỉ theo dõi quá trình Marketing, CRM còn cho phép kết nối doanh số bán hàng vào từng chiến dịch cụ thể, cung cấp ngay lập tức những dữ liệu phân tích chi phí trên doanh số.
2.1.2 Sales Force Automation (Hoạt động bán hàng)
CRM hỗ trợ bạn quản lý các thông tin giao dịch với khách hàng theo qui trình bán hàng, quản lý các cơ hội, phân tích chu kỳ bán hàng, dự báo, và cung cấp các báo cáo phân tích bán hàng.
Những tính năng hỗ trợ quan trọng của CRM đối với hoạt động bán hàng và những lợi ích mà nó mang lại. Công cụ đắc lực này được thiết kế giúp bạn quản lý, dự báo và đưa ra các báo cáo các giai đoạn của quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó bạn có thể kiểm soát được toàn bộ các nguồn lực và quy trình bán hàng.
Hoạt động bán hàng sẽ làm việc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Hoạt động của hệ thống bán hàng.
Mục tiêu của hoạt động bán hàng sẽ nhằm vào cải tiến giao dịch với khách hàng, tăng hiệu quả và đơn giản quá trình cho người kinh doanh. Thêm vào đó là cung cấp cho những người kinh doanh đại diện thông tin khách hàng hữu ích ví dụ như lịch sử bán hàng, chi tiết tín dụng và địa chỉ Email…Từ những thông tin này thì có thể phát sinh doanh thu nhiều hơn chẳng hạn như người đại diện bán hàng có thể bán tăng hoặc bán chéo các sản phẩm và các dịch vụ.
CRM cũng cung cấp một số công cụ để hỗ trợ dịch vụ bán hàng:
Dự báo bán hàng: Cho phép những nhà quản lý luôn nắm rõ tình hình hoạt động bán hàng của công ty mình dựa trên những dự báo về doanh số bán và báo cáo của các nhân viên bán hàng. Ngoài ra, do việc dự báo được xây dựng trên phạm vi toàn công ty và những nhà quản lý có thể đưa ra những đánh giá và quyết định của mình trực tiếp trên hệ thống, nên việc quản lý hoạt động bán hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Quản lý nguồn khách hàng và hoạt động bán hàng: Là công cụ để quản trị và phân tích mọi chi tiết liên quan đến khách hàng, cho phép nhận diện và tiếp xúc với khách hàng mới một cách dễ dàng, cũng như duy trì quan hệ kinh doanh với các khách hàng cũ. Cũng nhờ đó, việc quản trị nguồn khách hàng lớn và các cơ hội bán hàng cũng như việc phân công xử lý những lead bán hàng được thực hiện dễ dàng hơn. Với việc tích hợp với công cụ “workflow”, các nhân viên bán hàng luôn được hướng dẫn những bước cụ thể theo một quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống CRM còn được thiết kế giúp người sử dụng lập kế hoạch để thực hiện những công việc cần phải giải quyết trong thời gian ngắn như các cuộc hẹn hay gọi điện tới khách hàng…
Quản lý quy trình bán hàng: Cho phép nhìn tổng quan về quy trình bán hàng của mình, từ cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với khách hàng cho đến khi kết thúc hợp đồng, cho phép bạn có thể phân tích và quản lý một cách hiệu quả việc bán hàng. Và kết quả là, bạn luôn đánh giá được khả năng thành công ở mỗi giai đoạn giao dịch; hơn thế nữa, các nhân viên bán hàng và nhà quản lý luôn được cung cấp những phân tích kịp thời và có giá trị ở mỗi giai đoạn. Những báo cáo chi tiết luôn đảm bảo cung cấp những thông tin về thời gian và chi phí đã bỏ ra trong một giao dịch. Ngoài ra, nhà quản lý có thể tự động hoá việc phân công những cuộc hẹn với khách hàng và nhiệm vụ phải làm trong một giai đoạn của quy trình bán hàng, nhờ đó các nhân viên bán hàng luôn giải quyết được công việc một cách nhanh chóng khi cần thiết. Bằng việc cung cấp những thông tin chi tiết tại mỗi giai đoạn của quy trình bán hàng, bạn có thể có được những thông tin chính xác về một khách hàng cụ thể vào bất cứ lúc nào bạn cần.
Quản lý thời gian: Quản lý thời gian và hoạt động kinh doanh của công ty. Những ghi chú nhắc nhở trên màn hình luôn cho bạn biết những nhiệm vụ bạn cần phải giải quyết, ngoài ra chức năng lọc và sắp xếp thông tin giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng những thông tin đó.
Hoạt động bán hàng: Một trong những thử thách lớn của công ty bạn là phải luôn kết nối được với các nhân viên bán hàng và biết được những thông tin quan trọng kịp thời. Với hệ thống CRM, bạn luôn có khả năng tiếp cận với những nguồn lực cần thiết để hoàn thành một giao dịch bán hàng. Ngay khi đang ở bên ngoài công ty, bạn cũng có thể truy cập vào hệ thống CRM thông qua PDA, máy di động có cài đặt mạng WAP, máy tính xách tay… Khi bạn vào mạng Internet, bạn có thể truy cập ngay dữ liệu của hệ thống để lấy ra những thông tin về khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh.
Solo Server: Cho phép tận dụng những lợi ích của CRM ngay cả khi bạn không vào mạng. Solo Server hỗ trợ đầy đủ cho người sử dụng có thể truy cập được những dữ liệu từ nguồn trung tâm, những thay đổi trong dữ liệu này sẽ ngay lập tức được đồng bộ với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi bạn vào mạng lần sau.
Phân tích và báo cáo: Khi các nhân viên bán hàng muốn phân tích và đưa ra những quyết định, họ được hỗ trợ bằng những báo cáo và biểu đồ chi tiết trong hệ thống CRM. Trong hệ thống CRM, bạn luôn có những thông tin cần thiết vào đúng lúc trong định dạng mà bạn thích (ví dụ HTML, Adobe Acrobat, Comma Seperated Values hay Microsoft Excel). Bắt đầu bằng việc đánh giá trong pipeline những lead mới, những báo giá cho khách hàng, những thông tin chi tiết, và các giao dich tiềm năng; sau đó phân tích hoạt động bán hàng của mình; tiếp theo sử dụng những phân tích đó để đưa ra chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, công cụ phân tích và báo cáo cũng có thể lọc ra những dữ liệu bạn muốn. Sử dụng những báo cáo có sẵn trong hệ thống hay tự tạo một báo cáo mới đều giúp bạn nhanh chóng có được những thông tin bạn cần. Bây giờ bạn có thể phân tích và đánh giá dữ liệu để biết được những việc đã thực hiện tốt và điều chỉnh những việc chưa thực hiện tốt.
2.1.3 Customer Care Automation (Hoạt động chăm sóc khách hàng)
Hệ thống bán hàng, tiếp thị tốt mang lại cho doanh nghiệp bạn khách hàng, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày