- Hiện nay trên thế giới có khoảng 40.000 mỏ dầu với các kích thước khác nhau trên thế giới , tuy nhiên , 95% trong số đó tập trung về 1500 mỏ dầu chính và lớn. Hầu hết trữ lượng dầu tại khu vực Trung Đông , chiếm 56% trữ lượng dầu toàn thế giới . Trong đó tổng cộng trữ lượng dầu thế giới thì tập trung phần lớn vào dầu nặng ( 15% ) và dầu cực nặng ( 25% ) ở khu vực Orinoco (Venezuela) , ngoài ra dầu cát ở Canada chiếm đến 30%, còn dầu nhẹ chỉ chiếm 30% tổng trữ lượng dầu thô thế giới.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số loại dầu thô trong nước và thế giới Mối liên hệ giữa phương pháp phân loại dầu thô theo tỷ khối và phân loại theo họ hydrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Tìm hiểu một số loại dầu thô trong nước và thế giới. Mối liên hệ giữa phương pháp phân loại dầu thô theo tỷ khối và phân loại theo họ hydrocacbon.
Môn : Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên
Giảng viên : Nguyễn Anh Dũng
Sinh viên : Nguyễn Thị Duyên
Trường : Đại Học Mỏ Địa Chất
Lớp : Lọc Hóa Dầu A_K53
Năm học : 2011- 2012
Một số loại dầu thô trong nước và thế giới:
Dầu thô Việt Nam và các tính chất:
Một số loại dầu thô điển hình ở Việt Nam:
+ Dầu thô Sư Tử đen
+ Dầu thô Ruby
+ Dầu thô Rạng Đông
+ Dầu thô Bạch Hổ
+ Dầu thô mỏ Rồng
+ Dầu thô Cá Ngừ Vàng
+ Dầu thô Sư Tử Vàng
+ Dầu thô mỏ Đại Hùng
…..
Sản lượng các loại dầu thô Việt Nam hiện nay:
Theo thống kê, sản lượng khai thác của Việt Nam hiện đang ở mức 319.500 thùng/ngày. Sản lượng đa số các loại dầu ở Việt Nam hiện nay đang giảm mạnh, nhất là các loại dầu thô đã được khai thác tư trước như Bạch Hổ , Sư Tử Đen , Sư Tử Vàng…..
Tính chất các loại dầu thô Việt Nam:
Đa số các loại dầu thô Việt Nam đề có tính chất ngọt nhẹ , hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô thấp và nhờ đó đa số các loại dầu thô Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường.
Dầu thô Sư Tử Đen
Dầu thô Ruby
Dầu thô Rạng Đông
Dầu thô mỏ Rồng
Dầu thô Bạch Hổ
Dầu thô mỏ Đại Hùng
Một số loại dầu thô trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có khoảng 40.000 mỏ dầu với các kích thước khác nhau trên thế giới , tuy nhiên , 95% trong số đó tập trung về 1500 mỏ dầu chính và lớn. Hầu hết trữ lượng dầu tại khu vực Trung Đông , chiếm 56% trữ lượng dầu toàn thế giới . Trong đó tổng cộng trữ lượng dầu thế giới thì tập trung phần lớn vào dầu nặng ( 15% ) và dầu cực nặng ( 25% ) ở khu vực Orinoco (Venezuela) , ngoài ra dầu cát ở Canada chiếm đến 30%, còn dầu nhẹ chỉ chiếm 30% tổng trữ lượng dầu thô thế giới.
Biểu đồ phân phối trữ lượng dầu thô thế giới theo tính chất dầu
Dầu West Teas Intermediate ( WTI) : lá loại dầu thô có chất lượng rất cao , ngọt , nhẹ. Đây là loại dầu thô được dùng để tính giá trị các loại dầu thô khác trên thế giới.
Dầu Brent : bao gồn 15 loại dầu từ các mỏ Brent và Ninian và được phối trộn chung thành Brent. Là loại dầu thô chất lượng cao, ngọt, nhẹ ở vùng Biển Bắc.
Dầu Dubai – Oman : trên cơ sở dầu chua , 2 loại dầu thô này được sử dụng làm dầu chuẩn để hình thành nên mức giá cho các loại dầu thô Trung Đông xuất sang châu Á.
Dầu thô Tapis ( Indonesia) và dầu thô Minas ( Malaysia) : trên cơ sở dầu ngọt nhẹ , 2 loại dầu này dùng làm dầu chuẩn để tính giá cho các loại dầu nhẹ ở khu vức châu Á Thái Bình Dương.
Giỏ dầu thô OPEC (OPEC Basket ) : bao gồm 12 loại dầu Algeria là Saharan Blend , dầu Angola là Girassol , dầu Ecuador là Oriente , dầu Iran là Iranian Heavy , dầu Iraq là Basra Light, dầu Kuwait Export, dầu Libya là Es Sider, dầu Nigeria là Bonny Light , dầu Qatar là Marine , dầu Saudi Arabia là Arab Light , dầu Murban và dầu Merey. Giỏ OPEC bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ, dầu này nặng hơn dầu Brent và WTI
Mối liên hệ giữa phương pháp phân loại dầu thô theo tỷ khối và phân loại theo họ hydrocacbon.
Phân loại theo họ hydrocacbon:
Theo cách phân loại này thì dầu mỏ nói chung sẽ mang đặc tính của loại hydrocacbon nào chiếm ưu thế nhất trong dầu mỏ đó. Như vậy, trong dầu mỏ có ba loại hydrocacbon chính: parafin, naphten và aromatic, như vậy sẽ có 3 loại dầu mỏ tương ứng là :
+ Dầu mỏ Parafinic
+ Dầu mỏ Naphtenic
+ Dầu mỏ Aromatic
Thí dụ : có một loại dầu mỏ mà trong sản phẩm chưng cất của nó có 80% parafin, 15% naphten, 5% aromatic, loại dầu mỏ này sẽ được xếp vào họ dầu Parafinic.
Tuy nhiên, trong thực tế những họ dầu thuần chủng như vậy rất ít gặp, đặc biệt là họ dầu Aromatic hầu như trên thế giới không có. Vì vậy, những trường hợp mà hydrocacbon trong đó chiếm tỷ lệ không chênh nhau quá nhiều, dầu mỏ sẽ mang đặc tính hỗn hợp trung gian giữa những loại hydrocacbon đó. Như vậy, bên cạnh 3 họ dầu chính, sẽ gặp những họ dầu hỗn hợp trung gian giữa parafinic và naphtenic, giữa parafinic và Aromatic, giữa naphenic và aromatic.
họ dầu trung gian:
- Họ naphteno-parafinic
- Họ parafino-naphtenic
- Họ aromato-naphtenic
- Họ naphteno-aromatic
- Họ aromato-parafinic
- Họ parafino-aromatic
6 họ dầu hỗn hợp:
- Họ parafino-aromato-naphtenic
- Họ aromato-parafino-naphtenic
- Họ naphteno-parafino-aromatic
- Họ parafino-naphteno-aaarrmatic
- Họ naphteno- aromato-parafinic
- Họ aromato-naphteno-parafinic
Phân loại theo tỷ khối:
Để phân loại theo tỷ trọng, thường có thể chia dầu làm nhiều cấp nặng nhẹ khác nhau.
Chẳng hạn, có thể chia dầu làm 3 cấp sau:
-Dầu nhẹ, khi : d1515 < 0,828
-Dầu nặng trung bình, khi: 0,828 < d1515 < 0,884
-Dầu nặng, khi: d1515 > 0,884
Cũng có thể chia dầu làm 4 cấp như sau:
-Dầu nhẹ, khi : d204 < 0,830
-Dầu trung bình, khi d204 = 0,831-0,860
-Dầu nặng, khi d204 = 0,861-0,920
-Dầu rất nặng, khi d204 > 0,920.
Thậm chí, người ta cũng còn có thể chia dầu làm 5 cấp:
-Dầu nhẹ, khi d204 < 0,830
-Dầu nhe vừạ, khi : d204 = 0,831-0,850
-Dầu hơi nặngû, khi : d204 = 0,851-0,865
-Dầu nặng, khi : d204 = 0,866-0,905
-Dầu rất nặng, khi : d204 > 0,905
Mối liên hệ giữa phương pháp phân loại dầu thô theo tỷ khối và phân loại theo họ hydrocacbon:
Phân loại dầu mỏ theo họ hydrocacbon bắng cách đo tỷ trọng một số phân đoạn chọn lựa:
+ Phương pháp này thực hiện bằng cách đo tỷ trọng của hai phân đoạn dầu mỏ, tách ra trong giới hạn nhiệt độ sau:
Phân đoạn1, bằng cách chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường (trong bộ chưng tiêu chuẩn Hemfel) lấy ra phân đoạn có giới hạn nhiệt độ sôi 250-275oC.
Phân đoạn 2, bằng cách chưng phần còn lại trong chân không (ở 40mmHg) lấy ra phân đoạn sôi ở 275-300oC ở áp suất chân không (tương đương 390 ÷ 415oC ở áp suất thường).
Căn cứ vào giá trị tỷ trọng đo được của hai phân đoạn và đối chiếu vào các giới hạn quy định cho từng loại dầu trong bảng 1 dưới đây, mà xếp dầu thuộc vào họ nào.
Bảng 1: Giới hạn tỷ trọng hai phân đoạn chọn lựa để phân loại dầu mỏ theo họ hydrocacbon