Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau. Có thể nói, hoạt động là điều kiện để tồn tại và phát triển của con người.
Song, trong quá trình hoạt động của mình, con người cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, những trở ngại kìm hãm quá trình hoạt động. Nếu con người muốn tiếp tục phát triển thì nhất định phải vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.
Những khó khăn mà con người gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, có thể là những khó khăn khách quan, do điều kiện bên ngoài mang lại, hoặc cũng có thể do chủ quan bản thân con người. Những khó khăn này tựu chung lại, chúng là những Ỏhàng rào tâm lýÕ hay khó khăn tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoạt động của con người. Vì thế vấn đề khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn luôn được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
Mặt khác hoạt động học tập là một trong những hoạt động chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong đó hoạt động học tập không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi sinh viên, mà nó còn có những vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vv. của đất nước.
Sinh viên năm cuối ở các trường đại học trong qúa trình học tập hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại. Sinh viên năm cuối là một đội ngũ tri thức hoàn toàn mới chuẩn bị bắt tay vào công cuộc kiến thiết nước nhà. Kết quả học tập, rèn luyện của họ ra sao đều được thể hiện rõ nhất ở năm cuối cùng của bậc đại học. Bởi vậy một vấn đề đặt ra là , nếu giải quyết tốt những khó khăn, trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, chính là đã giúp nâng cao kết quả rèn luyện của một lực lượng lao động xã hội mới giàu tiềm năng thế mạnh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội.
78 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4
3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 5
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7
2. Trở ngại tâm lý .............................................................................................. 11
3. Đặc điểm khách thể khảo sát ......................................................................... 20
4. Trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập
của sinh viên năm cuối .................................................................................. 25
5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 26
Chương II. Thực trạng một số trở ngại tâm lý của sinh viên
năm cuối ở các trường đại học.
1. Nhận thức của sinh viên về trở ngại tâm lý ................................................... 27
2. Một số biểu hiện trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối .............................. 32
3. Hành vi khắc phục trở ngại tâm lý của sinh viên qua một số tình huống ...... 56
4. Một số ý kiến về vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý
ở sinh viên năm cuối ..................................................................................... 65
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau. Có thể nói, hoạt động là điều kiện để tồn tại và phát triển của con người.
Song, trong quá trình hoạt động của mình, con người cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, những trở ngại kìm hãm quá trình hoạt động. Nếu con người muốn tiếp tục phát triển thì nhất định phải vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.
Những khó khăn mà con người gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, có thể là những khó khăn khách quan, do điều kiện bên ngoài mang lại, hoặc cũng có thể do chủ quan bản thân con người. Những khó khăn này tựu chung lại, chúng là những Ỏhàng rào tâm lýÕ hay khó khăn tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoạt động của con người. Vì thế vấn đề khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn luôn được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
Mặt khác hoạt động học tập là một trong những hoạt động chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong đó hoạt động học tập không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi sinh viên, mà nó còn có những vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vv... của đất nước.
Sinh viên năm cuối ở các trường đại học trong qúa trình học tập hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại. Sinh viên năm cuối là một đội ngũ tri thức hoàn toàn mới chuẩn bị bắt tay vào công cuộc kiến thiết nước nhà. Kết quả học tập, rèn luyện của họ ra sao đều được thể hiện rõ nhất ở năm cuối cùng của bậc đại học. Bởi vậy một vấn đề đặt ra là , nếu giải quyết tốt những khó khăn, trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, chính là đã giúp nâng cao kết quả rèn luyện của một lực lượng lao động xã hội mới giàu tiềm năng thế mạnh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn hoạt động học tập của sinh viên hiện nay đang đặt ra những vấn đề vô cùng nan giải.
Trước hết đó là vấn đề bản thân quá trình học tập đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn nhiều bất cập, hệ thống tri thức còn nghèo nàn lạc hậu... Vấn đề ra trường, công ăn việc làm; quan hệ tình cảm... cũng có những tác động không nhỏ đến ý chí học tập, rèn luyện phấn đấu của sinh viên vv... Đối mặt với những khó khăn đó, ở mỗi sinh viên đều có những phản ứng khác nhau. Chẳng hạn, có những sinh viên biết trước sẽ khó khăn trong quá trình tìm việc làm sau khi ra trường nên đã tích cực nỗ lực học tập để trang bị cho mình một hành trang tri thức đầy đủ vững chắc, tin cậy cho tương lai; nhưng trái lại, có những sinh viên lại tỏ ra bất cần từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ, coi thường học tập rèn luyện nghề. Có trường hợp sinh viên vì lo lắng, gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm mà trở nên bỏ bê, trễ nải việc học tập; mặt khác, ngay chính kết quả học tập của các kỳ trước cũng có những tác động nhất định đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối...
Như vậy chúng ta có thể thấy, có rất nhiều trở ngại tâm lý đã, đang, và sẽ còn gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối. Việc nghiên cứu, làm rõ và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời những trở ngại tâm lý đó sẽ tạo điều kiện nâng cao kết quả học tập rèn luyện của sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng, lên một bước.
Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, là vô cùng quan trọng, cấp thiết. Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi nhằm một số mục đích sau:
2.1 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
2.2 Tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của một số trở ngại tâm lý đối với quá trình học tập của sinh viên năm cuối; trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong học tập ở trường ĐH.
3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối.
3.2 Khách thể khảo sát:
Khách thể khảo sát gồm 138 sinh viên năm cuối của các trường ĐH ở Hà Nội, gồm có: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
Trong đó:
- Trường ĐHSư phạm Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Giáo dục chính trị.
- Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Kinh tế.
- Trường ĐH Kinh tế quốc dân; gồm 46 sinh viên, thuộc nhiều khoa khác nhau.
Các khách thể khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên.
4. Giả thuyết khoa học:
- Chúng tôi cho rằng những trở ngại tâm lý đã có ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối hiện nay.
- Nếu khắc phục được những trở ngại tâm lý này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập ở năm cuối.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Tìm hiểu những cơ sở lý luận và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể, tìm hiểu khái niệm trở ngại tâm lý và đặc điểm của sinh viên, trong đó có sinh viên năm cuối ở các trường đại học.
5.2 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trong phạm vi sau:
* Về đối tượng: đó là một số trở ngại tâm lý cơ bản ảnh hưởng nhiều nhất đến học tập của sinh viên năm cuối.
* Về khách thể điều tra, gồm:
- 138 sinh viên của các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Kinh tế quốc dân, thuộc nhiều khoa, ngành khác nhau.
- 15 giảng viên thuộc khoa Tâm lý giáo dục học – trường ĐH Sư phạm Hà Nội và trường ĐH Kinh tế quốc dân.
* Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu trên phạm vi sinh viên năm cuối của các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Kinh tế quốc dân.
Phạm vi nghiên cứu kể trên của đề tài còn nhiều hạn chế, do tính cấp thiết và ý nghĩa thiết thực của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi rất mong đề tài sẽ được phát triển trên quy mô rộng hơn nữa để kết quả thu được có độ tin cậy cao hơn, đồng thời bổ xung những thiếu xót mà đề tài chưa giải quyết được.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương phương pháp nghiên cứu lý luận.
Các phương pháp trên được sử dụng một cách triệt để, phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp, đó là khai thác một khối lượng lớn tri thức lý luận nhằm cung cấp cơ sở lý luận và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp điều tra viết.
Đây là một trong các phương pháp chính, sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp điều tra viết trước hết được sử dụng với mục đích thu thập thông tin, những vấn đề ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Mặt khác những thông tin thu được trong quá trình điều tra khách thể hầu hết là kết quả của phương pháp điều tra viết.
7.2.2 Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp trò chuyện tham gia vào quá trình nghiên cứu với mục đích bổ sung những tài liệu và chứng cứ cho kết quả nghiên cứu. Đồng thời qua đó tìm hiểu, tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách sâu sắc, khách quan hơn. Với việc sử dụng phương pháp trò chuyện , chúng tôi đã là rõ hơn vấn đề nghiên cứu, đồng thời bổ khuyết thực tiễn cho các phương pháp khác thông qua tiếp xúc, trò chuyện với các khách thể nghiên cứu.
7.2.3 Phương pháp quan sát.
Trong suốt quá trình trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, cũng như trong khi tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác. Mặt khác, phương pháp quan sát có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, tiếp cận khách thể một các khách quan.
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng nhằm xử lý những thông tin, kết quả của quá trình điều tra, nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán học góp phần chứng minh giả thuyết và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1 Một số nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài.
ở nước ngoài, nhiều công trình nghiên cứu về những trở ngại tâm lý, hay khó khăn tâm lý đã được tiến hành từ rất lâu. Phần lớn các công trình đều nghiên cứu dưới góc độ lý luận về bản chất, nguyên nhân, cũng như biểu hiện của hiện tượng trở ngại trong tâm lý con người khi họ tham gia vào một loại hình hoạt động nào đó. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình.
Vào năm 1986, tác giả G.M. Anđreeva với việc tiến hành phân tích các chức năng thông tin của quá trình giao tiếp ở con người Ử5Ứ, đã nhận thấy, ở điều kiện trao đổi thông tin của con người có thể xuất hiện những rào cản tâm lý. Qua đây, tác giả nêu lên một số nguyên nhân làm nảy sinh những trở ngại tâm lý trong quá trình giao tiếp.
Hai tác giả H. Hipsơ và M. Phorvec đồng tác giả cuốn sách lý luận ỎNhập môn tâm lý học xã hộiÕ, đã lý giải chức năng của giao tiếp , đồng thời nêu ra các yếu tố gây khó khăn cho giao tiếp.Ử3Ứ
Bên cạnh đó, vào năm 1987 tác giả E.V. Sukanova viết cuốn sách có tựa đề ỎNhững khó khăn của giao tiếp liên nhân cách Õ, trong đó đề cập sâu sắc đến những vấn đề điển hình như vị trí, đặc điểm hay nhân cách của hiện tượng giao tiếp và chủ thể giao tiếp.
Nhìn chung, nghiên cứu của E.V. Sukanova thiên về phân tích những trở ngại trong giao tiếp liên nhân cách, chưa đề cập đến yếu tố cá nhân có sự chi phối và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với nhau, trong quá trình cùng tham gia hoạt động với người khác.
Ngoài ra có tác giả V.A. Cancalie, năm 1987 nghiên cứu nhu cầu giao tiếp sư phạm của giáo viên Ử6Ứ đã nêu ra một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư phạm. Điển hình như: không biết cách giàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; không hiểu đặc điểm của đối tượng giao tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ hãi...
V.A. Cancalie đã phân tích khá tỉ mỉ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư phạm, đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên nhân của những trở ngại này.
Như vậy qua việc điểm qua một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài, nghiên cứu về vấn đề Ỏtrở ngại tâm lýÕ, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu chỉ trú ý làm rõ những trở ngại tâm lý trong hoạt động giao tiếp mà chưa chú ý đúng mức đến các lĩnh vực hoạt dộng khác của con người. Mặt khác, một lần nữa cho thấy, việc nghiên cứu, làm rõ những trở ngại tâm lý trong các hoạt động khác về lý luận cũng như thực tiễn biểu hiện và cách khắc phục là hết sức quan trong và cần thiết.
1.2 Một số nghiên cứu được tiến hành trong nước.
Nghiên cứu về những Ỏtrở ngại tâm lýÕ trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động khác nhau, là một vấn đề hiện nay đang được chú ý quan tâm của các nhà tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã ra đời ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây đã cho thấy điều này. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu.
Giáo sư Nguyễn Văn Lê, năm 1992 viết tác phẩm ỎVấn đề giao tiếpÕ Ử7Ứ, dưới góc độ thông tin, tác giả đã bàn đến những khó khăn trong giao tiếp.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, Ử8Ứ nghiên cứu về một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư phạm với học sinh khi đi thực tập tốt nghiệp. Với đề tài ỎMột số trở ngại tâm lý của giáo sinh thực tập công tác chủ nhiệmÕ, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về trở ngại tâm lý trong giao tiếp.
Tác giả Huyền Phan với bài viết : ỎNhững trở ngại tâm lý khi giao tiếpÕ đăng trên tạp chí ỎDân tríÕ (số 62 – 1995) chỉ ra rằng: nhiều khi giao tiếp không đạt được mục đích vì bị các trở ngại tâm lý ngăn cản. Muốn giao tiếp đạt mục đích thì các chủ thể giao tiếp cần phải vượt qua các trở ngại tâm lý đó.
Tác giả Mạnh Toàn với bài viết: ỎNăm nguyên nhân thất bại trong giao tiếpÕ, đăng trên tạp chí ỎThế giới trong taÕ (số 18 – năm 1996) đã tập chung phân tích ý kiến của bác sĩ người Mỹ là Rabikahher về năm nguyên nhân cản trở cuộc tiếp xúc giữa người với người. Tác giả đã nêu và giải thích khá tường tận năm nguyên nhân này, song chưa bàn đến lý luận, cũng như chưa có nghiên cứu thực nghiệm về những khó khăn tâm lý này trong giao tiếp.
Tác giả Lê Hương viết tác phẩm: ỎMột số khó khăn tâm lý trong quản lý sản xuất và kinh doanh ở các xí nghiệp quốc doanh hiện nayÕ, đăng trong cuốn ỎTâm lý học kinh doanhÕ, do Hội TL – GD học Việt Nam xuất bản tại TP. HCM năm 1993.Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích những khó khăn tâm lý trong công tác quản lý xí nghiệp của các nhà quản lý, chủ yếu ở hai mặt: nhu cầu và hoạt động. Cùng với việc phân tích, tác giả đã đưa ra những số liệu thực tế để chứng minh cho các khó khăn tâm lý đó.
Giáo sư Phạm Ngọc Viễn với cuốn ỎTâm lý học thể thaoÕ tập chung phân tích biện pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên , qua đó nêu ra các khó khăn tâm lý thể hiện dưới dạng các cảm giác sợ hãi, không tin tưởng, do dự trong quyết định v.v... Những khó khăn tâm lý này thường xuất hiện trong điều kiện thi đấu, bị chi phối bởi các yếu tố như: khởi động không thành công, đối phương của mình có thành tích cao, trọng tài đánh giá thiếu khách quan. Các khó khăn tâm lý rất đa dạng về nội dung, song có thể chia thành 3 mặt như sau: Những khó khăn về nhận thức; Những khó khăn về cảm xúc và Những khó khăn về đạo đức.
Năm 1998, tác giả Nguyễn Thanh Sơn với nghiên cứu ỎNhững khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt NamÕ, đăng trong tạp chí ỎNghiên cứu giáo dục Õ- số 4. Tác giả đã nêu lên một số khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của chúng.
Cùng năm 1998, nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Chiên với đền tài: ỎKhắc phục các khó khăn của sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ hoá họcÕ, đăng trong tạp chí ỎNghiên cứu giáo dụcÕ – số 7; đã chỉ ra một số khó khăn của sinh viên dân tộc khoa hoá học trường ĐHSP. Chẳng hạn: Chưa hiểu hết ý nghĩa của một số thuật ngữ , khái niệm trong hoá học; Chưa nắm chắc cách gọi tên hợp chất vô cơ v.v... đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân của các khó khăn này.
Đề tài ỎNghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong xử lý tình huống sư phạm của sinh viên trường CĐSP Thái BìnhÕ của tác giả Lê Sĩ Khôi Ử4Ứ đã nghiên cứu một cách khá hệ thống, sâu sắc và toàn diện về trở ngại tâm lý của sinh viên sư phạm trong giao tiếp. Tác giả Lê Sĩ Khôi đi từ góc độ lý luận đến thực tiễn, chỉ ra khái niệm cũng như bản chất của trở ngại tâm lý trong giao tiếp đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và phương cách khắc phục chúng.
Tác giả Nguyễn Minh Hải tiến hành nghiên cứu đề tài ỎNhững khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu họcÕ, đăng trên tạp chí ỎNghiên cứu giáo dụcÕ – số 4 năm 1995. Qua nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Minh Hải chỉ rõ những trở ngại tâm lý khi h