Năng lượng Mặt trời đốt nóng không đều bề mặt Trái đất. Khu vực xích đạo nhận được nhiều nhiệt hơn cả. Mỗi năm, khu vực này nhận được lượng nhiệt gấp 2.4 lần so với vùng cực. Sự tự quay của Trái đất làm phân bố nhiệt vào Đại dương và Khí quyển. Sau đó, trọng lực sẽ làm san bằng sự phân bố không đều của nhiệt lượng. Tất cả những hiện tượng trên được coi như thuộc phạm vi của khí hậu và thời tiết. Giờ qua giờ, ngày qua ngày và mùa qua mùa, chúng ta phải trải qua những thay đổi trong khí quyển. Khi thời tiết được xét trong một khoảng thời gian dài như vài thập kỷ, vài thế kỷ hay hàng triệu năm, ta gọi đó là khí hậu. Cũng giống như thời tiết, khí hậu được đặt trưng bởi những thay đổi và sự đa dạng của nó.
Khi những điều kiện trên Trái đất thay đổi, mọi sự sống phải tự thích hợp với những điều kiện mới đó. Mọi loài phát triển và sau đó thay đổi, chúng được thay thế bởi những loài khác có khả năng thích ứng hơn với thời tiết. Trong khi đó có những loài không thể tồn tại được và chúng đã bị tuyệt chủng.
33 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự Biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Năng lượng Mặt trời đốt nóng không đều bề mặt Trái đất. Khu vực xích đạo nhận được nhiều nhiệt hơn cả. Mỗi năm, khu vực này nhận được lượng nhiệt gấp 2.4 lần so với vùng cực. Sự tự quay của Trái đất làm phân bố nhiệt vào Đại dương và Khí quyển. Sau đó, trọng lực sẽ làm san bằng sự phân bố không đều của nhiệt lượng. Tất cả những hiện tượng trên được coi như thuộc phạm vi của khí hậu và thời tiết. Giờ qua giờ, ngày qua ngày và mùa qua mùa, chúng ta phải trải qua những thay đổi trong khí quyển. Khi thời tiết được xét trong một khoảng thời gian dài như vài thập kỷ, vài thế kỷ hay hàng triệu năm, ta gọi đó là khí hậu. Cũng giống như thời tiết, khí hậu được đặt trưng bởi những thay đổi và sự đa dạng của nó.
Khi những điều kiện trên Trái đất thay đổi, mọi sự sống phải tự thích hợp với những điều kiện mới đó. Mọi loài phát triển và sau đó thay đổi, chúng được thay thế bởi những loài khác có khả năng thích ứng hơn với thời tiết. Trong khi đó có những loài không thể tồn tại được và chúng đã bị tuyệt chủng.
KHÍ HẬU
Có hai nhân tố quyết định đến thời tiết. Đó là:
Lượng bức xạ Mặt trời mà Trái đất nhận được,
Lượng bức xạ Mặt trời được Trái đất giữ lại.
Mặc dù năng lượng Mặt trời nhận được tại mỗi thời điểm thì khác nhau nhưng nó thường được xem như một hằng số. Những điều kiện trên Trái đất có thể làm phản xạ hoặc giữ lại năng lượng Mặt trời, làm Trái đất ấm hoặc lạnh. Ví dụ: nếu có quá nhiều mây, tuyết hoặc băng phủ thì sẽ khiến cho các tia bức xạ Mặt trời bị phản xạ trở lại không gian, các tia này được gọi là Albedo và kết quả là làm cho không khí lạnh hơn.
Hình : Tia Albedo
Hoặc, nếu khí quyển chứa nhiều loại khí cho phép các tia có bước sóng ngắn từ Mặt trời xuyên qua nhưng lại ngăn chặn và giữ lại các tia có bước sóng dài quay trở lại. Với một lượng lớn các loại khí như vậy (CO2) sẽ có khả năng giữ nhiệt rất cao và làm cho Trái đất nóng lên. Hiện tượng này được gọi là Hiệu ứng nhà kính.
Hình 2 : Hiệu ứng nhà kính
Khí hậu phụ thuộc vào những khuynh hướng nóng và lạnh trên bề mặt Trái đất; nó chịu ảnh hưởng lớn bởi vòng tuần hoàn khí quyển và đại dương. Khí quyển Trái đất là một hệ thống lớn rất phức tạp, chịu sự tác động qua lại của Mặt trời, Đại dương, Lục địa và sự sống để phân bố lại năng lượng nhiệt. Vòng tuần hoàn gió, mây và hơi nước đóng vai trò to lớn trong việc phân phối nhiệt và độ ẩm khắp Trái đất.
Đại dương giữ lượng nhiệt lớn hơn nhờ khối lượng lớn hơn và khả năng giữ nhiệt trên một đơn vị thể tích cao hơn. Tuy nhiên, sự di chuyển của Đại dương lại chậm hơn. Sự tuần hoàn bề mặt của Đại dương chịu ảnh hưởng lớn của gió thổi trên bề mặt nước. Dòng chảy ở phía sâu trong Đại dương được xem là quan trọng nhất trong sự trao đổi của nhiệt độ toàn cầu; Cuối cùng chúng bổ sung cho gió khí quyển và sự phân bố độ ẩm.
Hình 3 : Dòng chảy Đại dương
KHÍ HẬU TRÁI ĐẤT THỜI SƠ KHAI - KHÍ NHÀ KÍNH MẤT DẦN:
Khí hậu xuất hiện từ rất sớm trên Trái Đất - hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời. Hiệu ứng nhà kính vẫn còn tác động lên Trái Đất ngày nay. Trái Đất luôn luôn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính và cuộc sống của con người luôn chịu tác động bởi điều đó. Tuy nhiên ngày nay, con người đang thay đổi nồng độ của CO2 trong khí quyển qua việc tác động đến thực vật sống (cây gỗ, cây bụi) và thực vật hóa thạch (than đá, dầu, khí thiên nhiên). Thông qua việc đốt cháy cacbon trong thực vật đã thải ra lượng lớn CO2 trong bầu khí quyển. Khoảng 6 tỷ tấn khí này được thải ra trên bầu khí quyển mỗi năm thông qua việc đốt cháy nguyên liệu hóa thạch; trong số khoảng 5000 tỷ tấn CO2 được luân chuyển trong tự nhiên. Sự tác động của con người là rất nhỏ so với sự thay đổi liên tục của khí CO2 giữa khí quyển với đại dương và giữa khí quyển với các lục địa. Dự báo vào khoảng năm 2100 với lượng khí nhà kính do con người tạo ra, do một nền kinh tế chậm phát triển thì nhiệt độ trung bình hằng năm sẽ tăng 2 - 3 oC, còn nếu với nền kinh tế phát triển nhanh thì nhiệt độ trung bình hằng năm có thể sẽ tăng 5 - 10 oC.
Một so sánh: cách đây 11000 năm có 1 thời kỳ ấm lên toàn cầu khoảng 5oC đánh dấu sự kết thúc kỉ băng hà cuối cùng bằng việc băng tan đã gây nên sự dâng lên của mực nước biển thế giới. Ví dụ: Mực nước ở Đại Tây Dương và vùng biển Gulf (Mexico) đã tiến vào đất liền khoảng 100 dặm và đã làm thay đổi các khu rừng trên pham vi toàn cầu.
Nếu như con người vẫn thải CO2 vào bầu khí quyển thì nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng vài độ. Qua những hóa thạch và sự tính toán của máy tính dự báo sẽ có những vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy ra trong tương lai.
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, do đó nhận được bức xạ mặt trời cường độ cao. Năng lượng mặt trời bị giữ lại do khí quyển dày đặc carbon dioxide của nó, tạo nên nhiệt độ bề mặt là 477oC. Sự sống trên sao Kim là rất khó để tưởng tượng khi nhiệt độ rất cao, bề mặt đá rực đỏ.
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư trong hệ Mặt Trời, và do khoảng cách xa nên nó nhận ít năng lượng mặt trời hơn. Tuy nhiên lớp khí quyển mỏng ở Sao hỏa tương đối giàu CO2 giúp nó giữ lượng nhiệt nhận được và làm gia tăng nhiệt độ bề mặt. Khí quyển Sao kim và sao Hỏa rất ít thay đổi trong hơn 4 tỉ năm, thế nhưng khí quyển Trái Đất đã trải qua một sự thay đổi căn bản từ giàu CO2 chuyển sang lượng CO2 như bây giờ.
Tại sao khí quyển của Trái Đất luôn thay đổi? Các thay đổi một phần lớn là do các quá trình sống. Cây hấp thu CO2 từ khí quyển thông qua quang hợp và thải O2 như một bằng sản phẩm của quá trình hô hấp, tạo nên bầu khí quyển. Tuy nhiên, lượng CO2 được giữ trong trong thực vật là rất nhỏ so với lượng ban đầu trong không khí. Ngoài ra, trên Trái Đất thời sơ khai thực vật có khả năng quang hợp không thể tồn tại ở nồng độ CO2 và nhiệt độ cao ở thời kì đó.
Vậy lượng CO2 trong khí quyển của Trái Đất đã đi đâu? Nó được lưu trữ vật lý theo nhiều cách nhưng hơn 99% khí CO2 liên kết hóa học gắn trong đá vôi. Phần lớn đá vôi được tạo thành từ những phần cứng của các sinh vật sống ở đại dương như vỏ ốc, rạn san hô và mô khoáng của các loài động vật không xương sống và các loại tảo . CO2 trong khí quyển dễ dàng hòa tan trong nước. Trong thực tế, tồn tại một trạng thái cân bằng giữa lượng khí CO2 trong nước đại dương và khí quyển. Do đó, khí CO2 có trong khí quyển lại có trong bề mặt lớp nước của các đại dương, đây không phải là do ngẫu nhiên.
Ví dụ: Một là, nó sẽ xảy ra những trận khô hạn nghiêm trong vào mùa hè ở những vùng trồng ngũ cốc ở miền Trung nước Mỹ. Hai là, một vài vùng trên Trái Đất sẽ ẩm và lạnh hơn, một số nơi khác lại nóng hơn. Ba là, rừng và đất nông nghiệp sẽ phải thay đổi và di chuyển sang những vùng địa lý khác. Bốn là, mực nước biển sẽ dâng lên 1m trong 100 năm tới, làm ảnh hưởng tới các thành phố và hải cảng thấp. Năm là, việc chìm xuống của nước mặn tại Bắc Đại Tây Dương tạo nên hệ thống hải lưu hiện nay ở đại đương, hệ thống này sẽ bị thay đổi do sự hòa nhập của nước ngọt tan ra từ băng. Sự thay đổi này sẽ có tác động lên khí hậu toàn cầu.
Dự báo những hậu quả thảm khốc do con người gây ra qua việc nóng lên của hiệu ứng nhà kính thì không được chấp nhận. Do việc thải CO2 của con người là quá nhỏ so với tự nhiên. Kết quả từ các hoạt động của con người thì không đủ điều kiện để tiên đoán hệ thống khí hậu của Trái Đất vốn đã rất phức tạp.
Nguyên nhân thứ 2 là do bức xạ của Mặt Trời, giữa 1978 - 1997 bức xạ thay đổi 0.14% và có thể thay đổi lớn hơn trong thời gian dài. Nguyên nhân thứ 3 là do núi lửa phun trào, nó có tác động trực tiếp lên sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chúng ta sẽ xem xét tác động đến khí hậu do phun trào gần đây của Tampora, El Chichon, Pinatubo ("hiệu ứng khí hậu do núi lửa"). Thứ tư, thay đổi khí hậu là thay đổi về quỹ đạo và độ nghiêng của Trái Đất. Độ nghiêng của trục Trái Đất sẽ thẳng lên có nghĩa là trên 8000 - 1000 năm tới, bức xạ được nhận sẽ ít hơn.
Trái Đất lúc nguyên sơ nhất, khi chưa có tại của sự sống, một lượng nhỏ đá vôi được hình thành và bầu khí quyển đầy khí CO2, thì nhiệt độ bề mặt của Trái Đất có thể là 290oC. Tại sao Trái Đất lại quá nóng như vậy? Điều này là do sự nóng lên toàn cầu là một phần của hiệu ứng nhà kính. Bức xạ mặt trời bước sóng ngắn (khoảng 0.05 micromet) làm ấm đối tượng bên trong nhà kính. Nhiệt tích tụ bên trong nhà kính và phát ra bức xạ hồng ngoại với bước sóng dài hơn (khoảng 10 micromet) . Tuy nhiên, kính thì chắn các bức xạ sóng dài, và như vậy năng lượng bức xạ bị giữ lại, tạo ra một môi trường ấm bên trong nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính còn được tạo ra bởi các khí khác trong khí quyển như: CO2, hơi nước, mêtan và CFC. Do sự biến động liên tục, CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất. Qua thời gian biến đổi địa chất, như CO2 hòa tan trong nước và trầm tích CaCO3 được hình thành, nồng độ CO2 trong khí quyển thấp dần. Thực vật quang hợp cổ sống trên Trái Đất hấp thụ CO2 trong khí quyển làm giảm nồng độ. Qua các loài động vật có thành phần xương là CaCO3, thì quá trình giảm nồng độ CO2 lại giảm mạnh. Sinh vật sử dụng khí CO2 đã làm giảm đi hiệu ứng nhà kính, và tạo nhiệt độ giống với nhiệt độ hiện nay trên Trái Đất.
Ngày nay, CO2 chỉ chiếm 0,033% khí quyển Trái Đất, nhưng nó tạo hiệu ứng nhà kính cường độ nhẹ và giữ nhiệt độ trung bình Trái Đất là 16oC, cao hơn nhiều lúc không tồn tại khí CO2. Nếu không có mặt CO2 trong khí quyển, nhiệt độ trung bình ở bề mặt Trái Đất là khoảng -18oC, và sẽ có nhiều dạng sống khác nhau mà chúng ta đã biết.
LỊCH SỬ KHÍ HẬU TRÁI ĐẤT:
Nhiều loại đá trầm tích có chứa các thông tin về khí hậu tại thời điểm nó được sinh ra. Khí hậu nóng được hiển thị qua: 1)Các rạn san hô và đá vôi (đá hóa thạch), 2)Các quặng bauxit nhôm, loại quặng chỉ hình thành ở đất nhiệt đới, 3)Trầm tích của các khoáng vật, thứ được kết tinh từ các vật thể mất nước (muối mỏ) .
Khí hậu lạnh có thể được đánh dấu bởi sự xói mòn mạnh mẽ của các sông băng tạo nên đường vân trong cảnh quang. Nó bào mòn đường rãnh bên dưới bề mặt chúng. Sự phân bố của sinh vật hóa thạch nói nhiều về khí hậu cổ đại. Trước tiên, các paleomagnetic trong các loại đá có thể xác định được khu vực đá này hình thành. Khi khu vực cổ xưa được biết, việc phân tích paleoclimatic có thể bắt đầu. Ví dụ, khi vỏ hóa thạch của các sinh vật chỉ sống ở vùng biển cực được tìm thấy rất nhiều trong các loại đá hình thành trong vĩ độ trung, thì khí hậu từ phải lạnh hơn tại thời điểm hiện tại.
Tập hợp các điều kiện trên và những điều kiện khác nhau cho ta biết rõ hơn về lịch sử biến đổi khí hậu của Trái Đất. Các loại đá cho biết về những thay đổi về nhiệt độ thế giới và lượng mưa trong suốt thời gian địa chất. Đặc điểm của các thời kỳ:
- Kỷ băng hà Đại cổ sinh muộn thì lạnh và ẩm ướt.
- Kỷ Eocen sớm thì nóng và ẩm ướt
- Việc lạnh toàn cầu bắt đầu từ cuối kỷ Eocen đưa chúng ta vào trong khoảng thời băng giá hiện tại
Khí hậu Trái Đất phụ thuộc vào sự cân bằng giữa nhiệt thu vào và tỏa ra. Tại thời điểm bất kỳ, hệ thống khí quyển đại dương - lục địa có thể thu được hay mất đi tổng nhiệt của nó. Trao đổi nhiệt toàn cầu có một ảnh hưởng sâu sắc bởi nước, trên bề mặt của Trái Đất luôn chuyển tiếp giữa ba giai đoạn của băng: rắn, lỏng, và hơi (khí). Điều này tạo ra một nguồn năng lượng lớn để hấp thụ hoặc tỏa nhiệt. Nó hoạt động như một bộ đệm tác động mạnh mẽ đến khí hậu toàn cầu
Bề mặt của Trái Đất được chia thành các vùng nhiệt độ lạnh và nóng được xác định bằng vĩ độ. Khí hậu phân bố theo chu kì không đều lúc thì nhiệt độ lạnh thống trị Trái Đất lúc khác thì khí hậu ấm áp bao trùm. Trong suốt một thời gian lạnh lẽo - kỷ băng hà, các vùng có khí hậu lạnh thuộc vĩ độ cao mở rộng trong khu vực, trong khi khu vực nóng ở vĩ độ thấp thu nhỏ nhưng không biến mất. Ngược lại, trong thời đại của sự ấm áp, kỷ torrid, toàn cầu được đánh dấu bằng việc mở rộng các khu vực khí hậu cận nhiệt đới, trong khi các vành đai khí hậu lạnh thu về phía cực. Chúng ta hãy xem xét ví dụ của thời đại có khí hậu khắc nghiệt.
Kỷ băng hà hậu đại cổ sinh:
Một trong những kỷ băng hà chính trong lịch sử Trái Đất bắt đầu từ kỷ tiền Carbon (360 triệu năm trước) và kéo dài hàng chục triệu năm cho đến kỷ Hậu Permi (260 triệu năm trước) là 1 khoảng thời băng hà kéo dài. Một thời kỳ băng hà cần một khoảng không gian rộng và thời gian lâu dài. Đó là yếu tố chính để xuất hiện, thay đổi hình dạng, kích cỡ, định hướng của các châu lục và đại dương
1. Lúc đầu điều kiện tuyệt đối của một thời kì băng hà là có một hoặc nhiều đại lục địa gần cực. Một đất rộng vùng cực là cần thiết để tích tụ lượng tuyết rơi, cho phép sự tích tụ rộng lớn 3km lớp băng dày lục địa. Sông băng Massive không thể được hình thành trên mặt nước biển. Trong thời Hậu Đại Cổ sinh, phần lớn các lục địa đã được tập trung thành một vùng đất rộng duy nhất là Pangaea. Phần phía Nam của siêu lục địa Pangaea được biết đến như Gondwanaland, nó hình thành nên Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Cực, Úc và Ấn Độ ngày nay. Trong thời gian Hậu Giới cổ sinh, Gondwanaland di chuyển ngang qua vùng cực Nam, những lớp băng chính luôn luôn tồn tại gần cực nam. Phía Nam Mỹ - Châu Phi có lẽ tạo nên lớp băng vĩ đại đầu tiên Antarctica Và Cuối cùng Australia.
2. Một mặt quan trọng khác là sự tuần hoàn nước đại dương. Do bức xạ mặt trời thay đổi, những lớp nước ở xích đạo sẽ nhận được nhiều năng lượng mặt trời hơn lớp ở cực. Nếu hiện tại không có lục địa để ngăn chặn dòng hải lưu, thì lớp nước ở xích đạo sẽ di chuyển theo vĩ độ (phương tây sang đông) vì sự quay tròn của Trái Đất
Dòng hải lưu ấm toàn cầu tại đường xích đạo sẽ tác động ra sao với các lớp băng lớn? Trong chu trình thủy văn, nước đầu tiên phải được bốc hơi từ đại dương để tạo thành mây và di chuyển tới vùng lạnh hơn để tạo nên tuyết. Nước lạnh rất khó khăn để bốc hơi, nước ấm bốc hơi dễ hơn. Các hồ sơ địa chất cho thấy rằng ở kỉ băng hà, vòng tuần hoàn đại dương theo hướng dọc (phía bắc và phía nam) chiếm ưu thế hơn theo hướng vĩ độ (phía đông và phía tây) vì châu lục này là một liên kết theo phía bắc - nam, nó ngăn cản việc di chuyển theo hướng vĩ độ của nước biển, do đó đẩy vùng biển ấm hơn ở xích đạo về phía cực, nơi việc bốc hơi hình thành những đám mây tạo nên tuyết rơi và cuối cùng tạo nên các tảng băng. Các lục địa đã có dạng bắc - nam trong thời Đại Cổ sinh, như trong suốt kỉ băng hà này.
Tại sao kỉ băng hà ở hậu Đại Cổ sinh lại kết thúc? Có lẽ vì Gondwanaland bắt đầu tách ra. Khi lục địa di chuyển, vòng tuần hòan đại dương trên toàn thế giới đã thay đổi. Vùng nước ấm vẫn ở gần xích đạo và vùng nước lạnh bao quanh vùng cực, làm giảm độ ẩm cung cấp cho những vùng đất rộng lớn ở cực. Ngoài ra, khi lục địa di chuyển ra khỏi vùng cực, điều kiện cho sự tích lũy của tuyết và hình thành sông băng không còn tồn tại.
Kỷ hậu Paleocen Torrid.
Thế giới đã nóng lên trong thời gian Paleocen (65 - 55 triệu năm trước). Đại dương và khí quyển trong kỷ Paleocen nóng nhất kể từ trước tới nay. Khu vực xích đạo có khí hậu nhiệt đới và lượng mưa cao, tương tự như những gì ta thấy ngày hôm nay. Tuy nhiên, khu vực cận cực ấm hơn rõ rệt. Nhiệt độ bề mặt nước ở đại dương phía Nam gần Nam Cực là 10 - 15oC ấm hơn so với ngày nay.
Nhiệt độ cổ đại được xác định từ tỉ lệ đồng vị ổn định của ôxy trong vỏ CaCO3 hóa thạch của động vật đơn bào. Một nguyên tử ôxy hoặc là có16, 17 hoặc 18 proton và nơtron trong hạt nhân của nó. Ôxy 16 (O16 ) thường là nhẹ hơn và do đó bốc hơi dễ dàng hơn, để lại đằng sau tương đối nhiều đồng vị ôxy nặng (O18). Lớp vỏ tạo nên trong nước biển với tỉ lệ O18/O16 nhất định của nước đại dương trong suốt vòng đời của nó tạo thành lớp vỏ chứa CaCO3. Vì vậy, đo tỷ lệ O18/O16 trong lớp vỏ để ước tính nhiệt độ của biển thời cổ đại.
Thế giới thì ra sao trong thời hậu Paleocen Torrid? Có ít sự khác biệt về nhiệt độ giữa các vùng biển nhiệt đới và vùng cực; cái lạnh mất đi, nước chìm ở hai cực; có sự chênh lệch nhỏ về nhiệt độ giữa nước bề mặt và dưới biển sâu,nghĩa là lực hút của lực hấp dẫn sẽ ít hiệu quả và vòng tuần hoàn đại dương trở nên khó khăn.
Chênh lệch nhiệt độ trong khí quyển cũng sẽ giảm đi, dẫn đến thời tiết trên toàn thế giới ôn hòa. Không có thời tiết khắc nhiệt, các mùa ít thay đổi, tần suất và lượng mưa phân bố đều trong năm. Hầu hết các nơi trên Trái Đất thì ẩm ướt và ấm hơn.
Giáp ranh nước Mỹ được bao phủ bởi một trong hai vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Dọc theo vùng ven biển, khí hậu cận nhiệt đới tồn tại ở vành đai Bắc cực bởi việc tìm thấy hóa thạch cá sấu và cây cọ. Lớp băng lục địa dường như không tồn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Rừng thường xanh và thực vật rụng lá bao phủ nhiều vùng đất. Sa mạc nóng và lãnh nguyên bắc cực chiếm tỷ lệ nhỏ trên mặt đất. Khí hậu thế giới thiếu đi sự khắc nghiệt.
Làm thế nào mà khí hậu Trái Đất trở nên ấm áp? Một số yếu tố kết hợp làm gia tăng nhiệt độ là:
Khu vực xích đạo phần lớn được bao phủ bởi các đại dương, cho phép hấp thu thêm nhiệt mặt trời.
Đại dương nóng lên, các khu vực bao phủ bởi tuyết và băng giảm, do đó đất lộ ra. Tuyết và băng phản xạ ánh mặt trời, đất hấp thụ nhiệt.
Lượng lớn dung nham từ việc mở rộng Bắc Đại Tây Dương có thể thải ra một lượng lớn các loại khí vào bầu khí quyển, làm ấm lên toàn cầu thông qua tăng hiệu ứng nhà kính.
Các đại dương thay đổi đặc điểm của nó về sự khác biệt mật độ. Hiện nay, nước lạnh ở vùng biển Nam Cực và Bắc Cực là nặng nhất, nó chìm xuống và tạo dòng chảy bên dưới sâu đại dương.
Trong Kỷ Eocen, nước ở vùng cực trở nên quá ấm. Nước nặng nhất là nước biển nhiệt đới do lượng muối cao thông qua việc bốc hơi. Nước ấm, thiếu ôxy, mặn chìm xuống, chảy dưới biển và ấm lên do bề mặt đáy đại dương. Khối lượng nước mặn di chuyển dọc theo đáy đại dương ảnh hưởng sự sống ở sâu trong đại dương. Sinh vật sống trong nước lạnh với lượng ôxy cao ở dưới đáy sẽ bị sốc đột ngột do môi trường trở nên ấm áp và nghèo ôxy. 55.5 triệu năm trước, sự thay đổi lớn về nhiệt độ sâu nước biển đã đạt đến đỉnh cao, làm cho 50% các loài động vật đơn bào biển sâu bị tuyệt chủng - một thảm họa thiên nhiên.
Nguyên nhân gây nên sự tăng nhiệt này? Sự nóng lên của nước dưới đáy đại dương khoảng 8oC gây ra tan băng CH4 dưới đáy biển, làm phát thải khí mê tan vào bầu khí quyển. Hydrates methane là gì? Vi khuẩn sống sâu dưới đáy đại dương tạo ra mê tan như là một phần của chu kì sống của nó, nhưng lớp nước bên trên quá lạnh và áp lực từ trọng lượng của nước là quá lớn khiến mê tan bị giữ lại được liên kết với phân tử nước đóng băng để tạo thành một lớp băng giống trầm tích. CH4 giữ năng lượng bức xạ nhiều hơn dầu, than đá, và khí tự nhiên của Trái Đất kết hợp. Nó trở nên không ổn định nếu nhiệt độ tăng lên một vài độ trên điểm đóng băng, hoặc nếu áp suất thấp hơn áp suất ở độ sâu 500m nằm dưới đại dương. Ngày nay, khoảng 15 nghìn tỷ tấn CH4 tồn tại ở đáy biển, làm tan nó thế giới sẽ tăng mạnh nhiệt độ. Phân tích gần đây của các đồng vị cacbon trong đá trầm tích hậu Paleocen cho thấy rằng một sự giải phóng mê tan xảy ra khoảng 55.5 triệu năm trước. Việc giải phóng mê tan xảy ra khoảng 10.000 năm. Đây là một thời gian rất ngắn cho khí quyển để nhận được một khối lượng lớn các khí nhà kính (methane có hiệu suất gấp 24 lần trong việc hấp thụ nhiệt so với cacbon dioxide). Trong khoảng 250.000 năm lượng metan dư thừa đã được loại bỏ, nhưng theo sau đó là sự thay đổi về sự sống rất khác trên Trái Đất. Ví dụ, sự tuyệt chủng hàng loạt ở đáy biển cùng với các đại di cư và xuất hiện của nhiều loài động vật có vú trên đất liền.
Trên thế giới đã thay đổi từ một ngôi nhà băng hậu Đại Cổ sinh đến một ngôi nhà hậu Paleocen nóng.
Kỷ băng hà cuối Tân sinh:
Bắt đầu từ đỉnh nhiệt độ tại 55.5 triệu năm trước, Trái Đất bắt đầu có xu hướng mát đi trong 1 khoảng thời gian dài đưa chúng ta vào kỉ Băng hà. Chuỗi sự kiện bao gồm:
- 40 triệu năm trước, Nam Cực được bao quanh bởi các dòng nước lạnh. - 36 triệu năm trước, các băng hà nhỏ đã lan rộng ở Nam Cực. - 5 triệu năm trước, những dải băng Nam Cực đã mở rộng - 14 triệu năm trước, một dải băng lục địa tồn tại trên châu Nam Cực và băng hà núi cao đã có ở Bắc bán cầu.
Tại sao có những thay đổi này xảy ra? Đó không phải là câu trả lời đơn giản. Vài yếu tố ảnh hưởng phức tạp trong hình dạng mang đến khí hậu mát tại 55.5 triệu năm trước. Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này là trọng tâm của