Đề tài Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải gia cư . Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư. Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị.( Nguồn: trích theo TS. Mai Thanh Truyết, tạp chí khoa học và môi trường, vnn.)

docChia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4778 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - Mở đầu Phần II – kết quả nghiên cứu 1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. a- Ý nghĩa lí luận: b- Ý nghĩa thực tiễn: 2. Thực trạng việc phân loại rác a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi chôn lấp rác tại huyện Gia Lâm. b- Phân loại rác thải tại nguồn 3. Giải pháp Phần III – Kết luận Phần I - Mở đầu Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải gia cưÔ nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, tôi xin chọn đề tài : “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng ta có thể đưa ra một bức tranh chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề môi trường. Phần II – kết quả nghiên cứu 1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. a- Ý nghĩa lí luận: Việc nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. Trường hợp nghiên cứu tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, Trong bối cảnh kinh tế cũng như xã hội ngày càng phát triển, mong muốn tôi thực hiện: Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu. Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức, thái độ và hành vi trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân đối với môi trường. Qua các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế của tôi thông qua việc sử dụng các công cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu…Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc xử lý, thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói chung. Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. b- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và qua công tác xử lý rác thải sinh hoạt. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. 2. Thực trạng việc phân loại rác a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi chôn lấp rác tại huyện Gia Lâm. Bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Gia Lâm (với dân số toàn huyện khoảng 220 000 người) hiện nằm trên địa bàn xã Kiêu Kỵ. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của IMV nhằm cải thiện môi trường huyện Gia Lâm. Bãi chốn lấp rác Kiêu Kỵ hiện do Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm quản lý. Từ năm 2008, xí nghiệp đã được Thành phố đầu tư một dây chuyền ủ phân vi sinh với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, ngay từ những sản phẩm thử nghiệm ban đầu của dây chuyền này đã không đạt yêu cầu như thiết kế do rác thải chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến không dễ ràng tách riêng được rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh. Mặt khác, quy trình ủ phân vi sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi của một số thông số hoá lý liên quan đến điều kiện môi trường của bãi chôn lấp. Do thiếu sự theo dõi thường xuyên các thông số này nên kết quả đạt được còn rất hạn chế. Dự án kết hợp phân loại rác thải tại nguồn và cải thiện hiệu quả dây chuyền ủ phân vi sinh của Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm đã được triển khai từ tháng 10/2009. b- Phân loại rác thải tại nguồn Ba xã Trâu Quỳ, Dương Xá và Cổ Bi đã được chọn là các địa bàn thí điểm cho hoạt động phân loại rác thải tại nguồn trên cơ sở đặc điểm kinh tế-xã hội, năng lực quản lý chất thải rắn của địa phương cũng như thành phần chất thải tại đây. Mặt khác, chỉ có các xã đã được trang bị hệ thống thu gom chất thải một cách chuyên nghiệp mới được lựa chọn để thí điểm. Đây cũng chính là khu vực tạo ra nhiều chất thải – nguyên nhân chính là do mật độ dân cư ơ đây rất đông, sinh viên của trường ĐH Nông Nghiệp - đặc biệt là chất thải hữu cơ, thành phần ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dây chuyền ủ phân vi sinh. Khu vực lựa chọn của dự án bao gồm khoảng 9000 hộ dân với tổng lượng rác thải tạo ra mỗi ngày khoảng 26 tấn và ít nhất 45% trong số đó có thể lên men để ủ phân vi sinh. Ngày 17/10/2009, nhân chuyến thăm huyện Gia Lâm của Ngài Phó Chủ tịch vùng Ile-de-France, IMV và UBND huyện Gia Lâm đã chính thức khởi động dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn và ủ phân vi sinh tại huyện Gia Lâm. Dự án được triển khai trên địa bàn ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ với sự hỗ trợ 50% tổng kinh phí của Vùng Ile -de -France và 50 % còn lại từ ngân sách địa phương. Trong khuôn khổ dự án, mỗi hộ gia đình đã được phát miễn phí 2 thùng rác để thuận lợi cho việc phân loại rác, trong đó thùng màu xanh chứa rác hữu cơ và màu vàng chứa rác vô cơ. Đồng thời, IMV đã cấp kinh phí cho việc xây dựng hai điểm tập kết và trung chuyển rác tại xã Trâu Quỳ. Về phần mình, tổ chức EAST đảm bảo tốt việc triển khai dự án và tiến hành giám sát các hoạt động thông tin – giáo dục – tuyên truyền cho người dân địa phương và giám sát việc xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Từ ngày 26 đến ngày 29/10/2009, tổ chức EAST đã lần lượt tổ chức các buổi tập huấn cho người dân tại ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ về phân loại rác. Các buổi tập huấn này được tiến hành dựa trên các số liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu sơ bộ của dự án về phương thức thu gom cũng như sự hiểu biết của người dân địa phương. Buổi tập huấn này (3 ngày/xã) nhằm mục đích hướng dẫn các cán bộ thu gom rác của địa phương cách thu gom rác đã được phân loại và các biện pháp đảm bảo vệ sinh; tập huấn cho các tuyên truyền viên cách thức tuyên truyền cho người dân; hướng dẫn chính quyền địa phương xây dựng bản cam kết của các địa phương về việc quản lý rác thải (trong đó xác định rõ trách nhiệm của các xã, các trưởng thôn và lãnh đạo các cơ quan đoàn thể địa phương). Khoá tập huấn đã thu hút sự tham gia của 100% các cán bộ thu gom rác, 90% các trưởng thôn và lãnh đạo các cơ quan đoàn thể địa phương. Ngày 02/11/2009, dự án đã phát thí điểm các thùng phân loại rác cho các hộ gia đình tại thôn Hội, xã Cổ Bi nhằm đánh giá khả năng phân loại rác của các hộ gia đình. Từ kết quả thu được ban đầu, từ ngày 23/11/2009, các thùng phân loại rác đã được phát đồng loạt cho các hộ tại ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ song song với việc triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền cho người dân. Mục đích việc phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm lượng rác đổ ra môi trường và tái sản xuất chất hữu cơ thành phân bón. Đáng buồn thay, một số thành phần người dân ở tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội vẫn chưa nhận thức hết được tác dụng của việc phân loại giác. Ngoài ra cũng còn một số sinh viên đã biết được việc phân loại rác nhưng vẫn làm ngơ không chịu tuân thủ việc phân loại rác. Việc phân loại rác tại An Đào nói riêng và Trâu Quỳ nói chung đã diễn ra được gần một năm. Đã có những thay đổi rõ rệt về việc cải thiện môi trường nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người mặc dù đã được tuyên truyền hiểu biết về việc phân loại rác thải nhưng vẫn còn không chịu phân loại rác thải sinh hoạt, vẫn để chung rác vô cơ và hữu cơ. Điểu này làm cho việc sử lý rác thải gặp khó khăn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn Bảng 1 : Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác chia theo nhóm tuổi (N = 49) Nhóm tuổi Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt Tổng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khó trả lời Nhóm tuổi từ (20-30) N 3 5 8 Cột % 37,5% 62,5% 100,0% Nhóm tuổi từ (31-40) N 6 5 1 12 Cột % 50,0% 41,7% 8,3% 100,0% Nhóm tuổi từ (41-50) N 8 7 15 Cột % 53,3% 46,7% 100,0% Nhóm tuổi từ (51-60) N 4 3 1 8 Cột % 50,0% 37,5% 12,5% 100,0% Trên 60 N 2 1 2 5 Cột % 40,0% 20.0% 40,0% 100,0% Tổng N 23 22 2 2 49 Cột % 46,9% 44,9% 4,1% 4,1% 100,0% (nguồn: Kết quả khảo sát tự điều tra) Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải được trình bày trong bảng 2.1. Có đến 45/49 (91,8%) người trả lời cho rằng việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng trong khi đó chỉ có 4/49 (8,2%) số người cho rằng là không quan trọng và khó trả lời . Điều này có thể nhận định rằng người dân trong tổ dân phố An Đào có kiến thức và đã hiểu được tầm quan trong của việc phân loại rác sinh hoạt. Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho thấy trong 27 người thuộc các nhóm tuổi (31 – 40) và nhóm tuổi (41 – 50) được hỏi có tới 26 người chiếm trên 50% cho rằng việc phân loại là rất quan trọng và quan trọng, như vậy có thể nói đa số nhóm người ở tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng. Theo nhận định chủ quan của tôi có thể đây là nhóm tuổi mà công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần cầu tiến, năng động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh họ, quan tâm đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai. Trong khi đó người cao tuổi( trên 60) có 5 người tham gia trả lời thì 3( 6.1%) người cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng động, ít tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho thấy vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người cao tuổi cũng rất quan tâm. Chỉ có 2/49 hộ chiếm 4,1% cho rằng việc phân loại là không quan trọng có thể do tốn thời gian, thiếu dụng cụ để phân loại hoặc họ cho rằng việc phân loại rác là không cần thiết. Bảng 2: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn( N = 49) Nguồn tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường Giới tính Tổng Nam Nữ N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ 11 47.8% 7 26.9% 18 36.7% Gia đình 2 8.7% 5 19.2% 7 14.3% Bạn bè 1 4.3% 2 7.7% 3 6.1% Nhà trường 2 8.7% 4 15.4% 6 12.2% Phương tiện truyền thông 15 65.2% 24 92.3% 39 79.6% Chính quyền cơ sở 10 43.5% 9 34.6% 19 38.8% Khác 3 11.5% 3 6.1% (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tự điều tra) Qua số liệu trên cho thấy người dân biết các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn: Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ, gia đình, phương tiện truyền truyền thông, chính quyền bạn bè, nhà trường, chính cơ sở và các nguồn khác. Trong đó phương tiện truyền thông có nhiều ý kiến trả lời nhất, tổng số cả nam và nữ có 39 ý kiến trả lời chiếm 79.6%. Chính quyền cơ sở có 19 ý kiến trả lời chiếm 38.8% và pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ có 18 ý kiến trả lời chiếm 36.7%. So sánh cách tìm hiểu về thông tin về môi trường giữa nam và nữ, nhóm tác giả nhận thấy. Đa số nữ giới tìm hiểu thông tin về môi trường trên phương tiện truyền thông đại chúng như Ti vi, báo đài… là chủ yếu, còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua các nguồn khác như pano, áp phích và qua chính quyền địa phương. Điều đó cho thấy đặc trưng chung của xã hội Việt Nam hiện nay mặc dù đã có sự thay đổi theo chiều hướng hiện nay là nam và nữ đều tham gia vào các công việc ngoài xã hội nên có nhiều cơ hội và nguồn để tìm hiểu thông tin về môi trường. Nhưng người nam vẫn còn mang vai trò là trụ cột trong gia đình, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và là người hay tham gia các cuộc họp tổ dân phố của phường nên nguồn tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Nữ giới hiện nay, mặc dù đã tham gia vào hoạt động kinh tế gia đình và cũng tham gia vào trong các hoạt động xã hội nhưng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, còn lại đa số là đảm nhận công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên nguồn thông tin chính vẫn là từ thông tin đại chúng. 3. Giải pháp Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao hơn nhưng mới chỉ ở mức bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa ý thức được trách nhiệm cụ thể của mình. Rất nhiều người đã nhận thức được tác hại của việc không phân loại và xử lý rác thải trước khi xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí nhà nước nhưng hầu như lại chưa có hành động cụ thể để khắc phục . Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền, nhà nước. Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc phân loại và xử lý rác cần có thời gian, vì vậy cần có họat động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường . Việc thu hồi rác, đây là một công việc cần thời gian, công sức và sự đồng lòng của cộng đồng.. Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định mang lại những ích lợi gì, và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin, mở các buổi tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng, để người dân biết cách phân loại và xử lý rác thải. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Để người dân tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.   Chính quyền địa phương có thể phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý rác thải . Qua khảo sát thì 17% (bảng 4.1) cho là nguyên nhân của việc đổ rác không đúng nơi quy định là do thiếu thùng rác, vì vậy cần tăng thêm thùng rác trên các con đường nhất là ở khu vực đông dân, có chợ, trường học. Cần tăng cường thêm nhiều thùng rác khác màu ghi rõ thùng nào là rác hữu cơ, rác vô cơ để người dân có thể dễ dàng nhận biết và phân loại rác. Phân loại rác tại nguồn là việc làm hết sức đơn giản và rất dễ thực hiện, thay vì cho rác chung vào một túi như trước đây, nay mỗi gia đình được cấp 2 thùng màu xanh và màu xám khác nhau. Thùng màu xanh dùng để đựng các loại rác hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ trái cây, bã trà…) được tận dụng sản xuất phân bón hữu cơ. Loại rác thải rắn như vỏ trai, lọ thủy tinh, sành sứ, túi ni lông, sỉ than, quần áo cũ… được cho vào thùng màu xám. Các loại rác khác như kim loại, giấy báo, bao bì..có thể tận dụng để bán hoặc nhân viên môi trường sẽ thu gom. Và cần phải phân bổ thùng rác hợp lý, chỗ thì có quá nhiều, chỗ thì lại thưa thớt thậm chí là không có. Trên đường lộ, khu trung tâm thì cứ khoảng 500 m là có một thùng rác nhưng trong các con đường nhỏ thì chỉ thưa thớt 2, 3 cái thùng rác, rác quá nhiều, thùng rác lại quá ít. Điều này khiến cho người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho lực lượng thu gom rác.Vì vậy việc tăng thêm thùng rác và phân bổ thùng rác hợp lý rất là quan trọng và là vấn đề cần giải quyết cấp bách trước mắt. Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở phường, để giải quyết vấn đề rác ở địa phương mình cho môi trường xanh sạch hơn. Hiện nay vấn đề quản lý môi trường tại phường chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường còn nhiều bất cập.Vì vậy cần phải hình thành bộ phận quản lý môi trường ở cấp xã, phường. Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định. Nhà nước nên có các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng tham gia “Giảm thiểu rác thải, tái sử dụng và tái chế rác thải”, khuyến khích các doanh nghiệp và khách hàng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” và sản phẩm “sạch”. Có như vậy thì môi trường mới có thể xanh – sạch – đẹp được. Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệ
Luận văn liên quan