Những năm trước đây, khi nền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp còn chưa thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thì vấn đề thị hiếu của người tiêu dùng hoàn toàn chưa thể đặt ra. Người tiêu dùng chỉ có thể mua được những gì mà các cửa hàng bán ra và được phân phối, hoàn toàn không có quyền yêu cầu hay lựa chọn. Vì vậy lúc bấy giờ, tâm lý của người tiêu dùng chỉ có niềm mong ước là được mua hàng hóa với số lượng đã qui định còn việc thích hay không thích là chuyện không ai tính đến.
Ngày nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển, có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến hàng hóa tiêu dùng trở nên đa dạng, phong phú. Mặt khác, trong cuộc đổi mới đất nước, mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Người tiêu dùng ngày nay có nhiều nhu cầu hơn và những nhu cầu đó cũng có điều kiện phát triển ngày càng cao hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, hàng hóa họ mua không chỉ là những gì họ cần mà còn phải phù hợp với thị hiếu của họ, ngoài những yêu cầu về chất lượng và giá cả.
Tuy nhiên, đó là người tiêu dùng nói chung còn người tiêu dùng là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đang sinh sống và học tập ở một thành phố khác, xa gia đình thì họ nói gì về nhu cầu, thị hiếu của mình đối với các sản phẩm trên thị trường? Sinh viên, học sinh là một trong những khách hàng khá nhạy cảm với các dòng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất, từ các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cho đến các mặt hàng điện tử có giá trị.
Sinh viên trong khu nội trú Đội Cung Đại học Huế hầu hết là con em từ các tỉnh, thành phố xa vào Huế trọ học cho nên họ phải tự tay sắm sửa những sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt của mình như: Kem đánh răng, xà phòng tắm, sữa tắm, xà phòng giặt, nước rửa chén, dầu gội đầu . Họ bắt đầu cuộc sống xa gia đình, cuộc sống tự lập. Bởi vậy, họ luôn phải tính toán chi tiêu sao cho vừa đủ số tiền được gia đình cung cấp hàng tháng. Khi nhắc đến cuộc sống của các bạn sinh viên, mọi người thường nói rằng: “Sinh viên thì cần số lượng hơn là chất lượng”.
Vậy, khi mà đời sống của sinh viên không còn khó khăn như trước đây có thật là họ chỉ nghĩ đến số lượng mà không nghĩ đến chất lượng sản phẩm?. Để làm rõ điều này, đồng thời giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn phù hợp để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó có sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa của sinh viên khu nội trú Đội Cung - ĐH Huế”.
Các loại sản phẩm tẩy rửa như: Dầu gội đầu, xà phòng tắm, sữa tắm, xà phòng giặt, kem đánh răng, nước rửa chén là những mặt hàng rất phù hợp và gần gũi với cuộc sống của sinh viên.
31 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa của sinh viên khu nội trú Đội Cung - ĐH Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm trước đây, khi nền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp còn chưa thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thì vấn đề thị hiếu của người tiêu dùng hoàn toàn chưa thể đặt ra. Người tiêu dùng chỉ có thể mua được những gì mà các cửa hàng bán ra và được phân phối, hoàn toàn không có quyền yêu cầu hay lựa chọn. Vì vậy lúc bấy giờ, tâm lý của người tiêu dùng chỉ có niềm mong ước là được mua hàng hóa với số lượng đã qui định còn việc thích hay không thích là chuyện không ai tính đến.
Ngày nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển, có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến hàng hóa tiêu dùng trở nên đa dạng, phong phú. Mặt khác, trong cuộc đổi mới đất nước, mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Người tiêu dùng ngày nay có nhiều nhu cầu hơn và những nhu cầu đó cũng có điều kiện phát triển ngày càng cao hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, hàng hóa họ mua không chỉ là những gì họ cần mà còn phải phù hợp với thị hiếu của họ, ngoài những yêu cầu về chất lượng và giá cả.
Tuy nhiên, đó là người tiêu dùng nói chung còn người tiêu dùng là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đang sinh sống và học tập ở một thành phố khác, xa gia đình thì họ nói gì về nhu cầu, thị hiếu của mình đối với các sản phẩm trên thị trường? Sinh viên, học sinh là một trong những khách hàng khá nhạy cảm với các dòng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất, từ các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cho đến các mặt hàng điện tử có giá trị.
Sinh viên trong khu nội trú Đội Cung Đại học Huế hầu hết là con em từ các tỉnh, thành phố xa vào Huế trọ học cho nên họ phải tự tay sắm sửa những sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt của mình như: Kem đánh răng, xà phòng tắm, sữa tắm, xà phòng giặt, nước rửa chén, dầu gội đầu…. Họ bắt đầu cuộc sống xa gia đình, cuộc sống tự lập. Bởi vậy, họ luôn phải tính toán chi tiêu sao cho vừa đủ số tiền được gia đình cung cấp hàng tháng. Khi nhắc đến cuộc sống của các bạn sinh viên, mọi người thường nói rằng: “Sinh viên thì cần số lượng hơn là chất lượng”.
Vậy, khi mà đời sống của sinh viên không còn khó khăn như trước đây có thật là họ chỉ nghĩ đến số lượng mà không nghĩ đến chất lượng sản phẩm?. Để làm rõ điều này, đồng thời giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn phù hợp để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó có sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa của sinh viên khu nội trú Đội Cung - ĐH Huế”.
Các loại sản phẩm tẩy rửa như: Dầu gội đầu, xà phòng tắm, sữa tắm, xà phòng giặt, kem đánh răng, nước rửa chén là những mặt hàng rất phù hợp và gần gũi với cuộc sống của sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa của sinh viên ở khu nội trú Đội Cung ĐH Huế, từ đó đề xuất một số biện pháp nhắm kích thích nhu cầu tiêu dùng của sinh viên, giúp các doanh nghiệp có được chiến lược phát triển phù hợp hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa của sinh viên nội trú Đội Cung
Đề xuất các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của sinh viên, giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên nội trú Đội Cung
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa của sinh viên khu nội trú Đội Cung ĐH Huế
5. Giả thuyết khoa học
Nhu cầu sử dụng các chất tẩy rửa của sinh viên trong khu nội trú Đống Đa hiện nay rất phong phú và đa dạng, có khả năng phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Vì vậy, nếu đề tài “thực trạng nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa của sinh viên nội trú Đội Cung ĐH Huế” nghiên cứu thành công sẽ giúp sinh viên nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm tẩy rửa. Đồng thời, giúp các nhà sản xuất, kinh doanh có chiến lược phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chọn lọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu…
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng anket.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp quan sát
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
7.1. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra 100 sinh viên ở nội trú Đội Cung ĐH Huế
7.2. Thời gian nghiên cứu
Học kì I, năm học 2009 - 2010.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nhu cầu
TS. Thái Trí Dũng định nghĩa như sau: “Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người, sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển” (Trang 74, Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê).
Từ điển Bách khoa Việt Nam 3 định nghĩa: Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với tính lịch sử. Mức độ nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu về cơ bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, trước hết là trình độ phát triển kinh tế. Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất và toàn xã hội phát triển. Đặc điểm nhu cầu của các tầng lớp nhân dân được hình thành tùy theo địa vị của họ trong sản xuất xã hội, tùy thuộc vào những đặc trưng về nhân khẩu, chủng tộc, dân tộc, về điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên…(Trang 267).
Tóm lại: Nhu cầu là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng cá nhân. Mọi hoạt động của con người đều hướng đến việc thỏa mãn hàng loạt những nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống. Nhu cầu là động lực quan trọng trong hoạt động của con người, là nguồn gốc tích cực của cá nhân, là điều kiện của mọi hoạt động của con người, nó đảm bảo mối quan hệ tích cực của cá nhân với môi trường để tự bảo vệ, tự phát triển.
1.1.2. Khái niệm nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng là đòi hỏi và ước muốn của con người đối với một thứ gì đó, sở hữu và dùng nó để đạt được mục đích nào đó. Trên thực tế, hiển nhiên là chỉ những sản phẩm nào hội nhập được những yếu tố nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở một mức độ nào đó mới trở thành động lực thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sắm và sử dụng. (Tạp chí Tâm lý học số 6 năm 2002).
1.2. Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng
1.2.1. Tính đa dạng
Người tiêu dùng rất phong phú và đa dạng, mỗi một cá nhân có trình độ văn hoá, tính cách, tuổi tác, thu nhập cá nhân…khác nhau. Vì thế, họ có nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm và dịch vụ. Tính đa dạng còn thể hiện ở nhu cầu nhiều mặt của mỗi người tiêu dùng. Một người không chỉ có nhu cầu đi lại, nhu cầu ăn mặc, nhu cầu vui chơi giải trí và còn rất nhiều nhu cầu khác nữa…
1.2.2.Tính phát triển
Tâm lý học hoạt động khẳng định: Nhu cầu tiêu dùng của con người do hoạt động sản xuất tạo ra, vì vậy khi nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng phát triển. Ngày xưa, ông bà ta có nhu cầu “ăn no mặc ấm”, nhưng đến nay nhu cầu đó đã đổi thành “ăn ngon mặc đẹp”. Đó là một ví dụ để thấy rõ tính phát triển của nhu cầu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của xã hội và cá nhân ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, chủng loại. Nhu cầu tiêu dùng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,…Chính vì thế có những sản phẩm tiêu dùng hiện nay rất được ưa chuộng nhưng đến một lúc nào đó trở thành lỗi thời và bị đào thải.
1.2.3. Tính thang bậc
Nhu cầu tiêu dùng thường phát triển từ thấp đến cao, vì thế khi nhu cầu tiêu dùng cơ bản đã được thảo mãn thì người tiêu dùng hướng đến việc thoả mãn các nhu cầu cao hơn về mặt tinh thần. Hay nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng có tính thang bậc. Mác đã từng nói: “Đối với mỗi người thì đầu tiên là ăn mặc, sau đó mới nói đến chuyện chính trị.”. Vì vậy, khi là một anh nông dân thì có nhu cầu khác, đến khi anh nông dân đó lên làm giám đốc thì nhu cầu anh ta sẽ thay đổi theo xu hướng ngày càng cao.
1.2.4. Tính co giãn
Bản chất tính đối tượng của nhu cầu đã quyết định tính co giãn của chúng. Khi đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) và điều kiện thoả mãn của nhu cầu thay đổi (nguyên nhân bên ngoài) đã làm cho tính co giãn của nhu cầu bộc lộ, bên cạnh đó, nhu cầu còn chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân tâm lý bên trong của người tiêu dùng.
Nguyên nhân bên ngoài chủ yếu quy định tính co giãn của nhu cầu là: tình hình cung ứng và giá cả của sản phẩm, hiệu quả quảng cáo, tình hình tiêu thụ và ảnh hưởng của những người xung quanh…
Nguyên nhân bên trong bao gồm: sở thích, mong muốn, trình độ, kinh nghiệm, lứa tuổi, giới tính, thu nhập cá nhân,…Thông thường, nhu cầu tiêu dùng cơ bản đối với các sản phẩm sinh hoạt thường ngày có độ co giãn nhỏ, còn nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm không thiết yếu hoặc sản phẩm tiêu dùng cao cấp thì có độ co giãn tương đối lớn.
1.2.5. Tính chu kỳ
Để tồn tại và phát triển, con người luôn tiêu dùng các sản phẩm vật chất và tinh thần do nền sản xuất xã hội cung cấp. Cuộc đời của con người là quá trình nảy sinh và thoả mãn nhu cầu một cách liên tục không gián đoạn. Những nhu cầu cơ bản mang tính chất sinh học biểu hiện chu kỳ rất rõ như: nhu cầu ăn, uống,…Sau khi được thoả mãn chúng sẽ “vắng bóng” một thời gian, nhưng theo dòng thời gian, tới một lúc nào đó chúng lại xuất hiện có tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nhu cầu tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, của mốt và vòng đời sản phẩm.Ví dụ: đến mùa đông, con người lại có nhu cầu mặc quần áo ấm,…
1.2.6. Tính bổ sung và thay thế lẫn nhau:
1.2.6.1. Tính bổ sung
Nhu cầu tiêu dùng của con người với một số sản phẩm có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: khi mua máy vi tính thì người ta có thể mua thêm loa, hoặc thiết bị cắm ngoài,… Hay là khi mua giày người ta thường có nhu cầu mua thêm tất (vớ). Vì vậy, kinh doanh những sản phẩm có quan hệ với nhau hoặc bổ sung cho nhau, chẳng những tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh.
1.2.6.2. Tính thay thế
Nhu cầu tiêu dùng còn có khả năng thay thế cho nhau. Chẳng hạn, khi tìm mua sản phẩm mà trên thị trường khan hiếm, giá cao,… thì người ta có thể mua một sản phẩm thay thế: người tiêu dùng muốn mua sản phẩm kem đánh răng Close up, nếu sản phẩm này khan hiếm, thì người tiêu dùng có thể sẽ mua PS hoặc Colgate để thay thế…
1.3.Tâm lý khách hàng
Khái niệm:
Tâm lý khách hàng là sự phản ánh vào bộ óc khách hàng quá trình hình thành nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình mua và tiêu dùng sản phẩm trên thị trường được thể hiện thành cách xử lý nhu cầu.
Nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
Nhu cầu của người tiêu dùng đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng, nó đa dạng, phong phú và tinh vi hơn.
Nhu cầu của người tiêu dùng phát triển không ngừng, luôn tiềm ẩn.
Xuất hiện cả nhu cầu giả, nhu cầu không lành mạnh ( nhất là tầng lớp thanh niên )
Ý thức của khách hàng
Ý thức của khách hàng là một dạng phản ánh tâm lý cao nhất, là sự phản ánh của phản ánh,là nhận thức của nhận thức diễn ra trong quá trình mua hàng.
Thể hiện:
Phản ánh lần thứ nhất: Là do các mặt hàng tác động vào các cơ quan cảm giác như mắt, tai, mũi tạo ra các hình ảnh hàng hóa trong đầu óc họ. Đó là những cảm giác tri giác, trí nhớ về hàng hóa.
Phản ánh lần thứ hai : Là do con người đã dùng các thao tác của tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp các hình ảnh tâm lý của lần phản ánh thứ nhất để rồi lựa chọn ra một thứ hình ảnh mới để điều khiển hành vi mua hàng.
Động cơ mua hàng:
Động cơ là nhu cầu trở nên cấp thiết buộc con người phải tìm kiếm các biện pháp phương thức để đáp ứng nó.
Các loại động cơ:
Động cơ có lý trí: Con người với động cơ có lý trí sẽ cân nhắc kĩ lưỡng những điều kiện chủ quan: khả năng thanh toán, nhu cầu – đòi hỏi của bản thân và gia đình….các yếu tố khách quan mà hàng hóa này đem lại. Các động cơ có lý trí cụ thể thúc đẩy hành động mua là giá thấp, chất lượng cao, hình thức đẹp, dễ sử dụng, chu kỳ sử dụng lâu dài, có giá trị bán lại, tiết kiệm chi phí hoạt động.
Giá thấp: là yếu tố thu hút khách hàng lành mạnh nhất ở bất kì xã hội nào dù là xã hội phát triển hay chậm phát triển. Giá thấp dễ gây cho con người ta cảm tình với hàng hó bởi trước hết nó phù hợp với khả năng tài chính, nhất là đối với những người có thu nhập trung bình. Tuy nhiên cùng một loại mặt hàng giá thấp hơn so với nơi khác sẽ làm người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng, hình thức….song những mâu thuẫn này không đủ mạnh khi mặt hàng này phù hợp với bản thân và được người khác chấp nhận.
Chất lượng cao:
Một mặt hàng được gọi là có uy tín về chất lượng nếu như mặt hàng đó được liên tưởng đến ngay và tìm mua bằng được khi khách hàng có nhu cầu.
- Hình thức đẹp: yếu tố hình thức của hàng hóa đã trở nên rất quan trọng trong việc lựa chọn của khách hàng.cái đẹp của hàng hoá về màu sắc, về hình dáng, về kiểu loại là cái trực tiếp đập vào mắt - một cơ quan cảm giác rất quan trọng
Cái đẹp về hình thức của hàng hóa chỉ thu hút được khách hàng khi nó phù hợp với trình độ thẩm mĩ ,giới, lứa tuổi, của tầng lớp xã hội, địa vị xã hội.
- Có giá trị bán lại: Đối với các loại hàng hóa có giá trị cao thì yếu tố có giá trị bán lại là một tiêu chuẩn để khách hàng chọn mua một loại hàng nào đó.
- Hàng đó dễ sử dụng: yếu tố dễ sử dụng gây cảm giác thoải mái ,thuận lợi và tiện nghi khiến cho mọi người có thể dễ dàng yêu thích
Thông thường các mặt hàng công nghiệp người ta mua với động cơ lí trí .Họ quyết định mua trong nhận thức về giá trị sản phẩm ,cũng như sự tự tin về sự phù hợp của sản phẩm này đối với những nguời khác .Các hàng hóa dùng lâu bền có giá trị cao thường cũng được mua trên cơ sở các động cơ lí trí.
Các động cơ cảm xúc :
- hững động cơ có cảm xúc thường ở dưới mức hiểu biết và có thể không nhận thức được.Các xúc cảm có thể là sự rung động về tinh thần ,hoặc trạng thái bị kích động khiến người ta nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
Có hai loại động cơ cảm xúc:
+ Động cơ xúc cảm tích cực nảy sinh khi có sự tác động của những cảm xúc tích cực,chẳng hạn như tình yêu, tính hài hước, niềm kiêu hãnh, uy tín thanh thế, sự vui mừng.
+ Động cơ xúc cảm tiêu cực mạnh hơn và có tác động nhanh chóng hơn đến quyết định mua của khách hàng. Thông thường người ta hay dùng quảng cáo nhấn mạnh hậu quả tiêu cực của việc không dùng sản phẩm này để gây ra cảm xúc tiêu cực (VD: Sự sợ hãi ). Tuy nhiên mức kích thích vừa phải, đủ mạnh sẽ giúp người ta nhận thức tốt hơn về giá trị của sản phẩm quảng cáo, kích thích cao nhất của con người đi đến quyết định mua sản phẩm đó.
Tri giác của khách hàng:
Tri giác của con người là sự phản ánh một cách toàn diện về sự vật và hiện tượng thông qua kinh nghiệm cá nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tri giác của khách hàng:
+ Nhãn hiệu, bao gói, ký hiệu hàng hóa, cách thức đóng gói.
+ Trưng bày hàng hóa:
Đảm bảo sự cung cấp dễ dàng các thông tin về hàng hóa, cách thức đóng gói (nhãn hiệu, giá cả )
Có bố cục rõ ràng về màu sắc, loại hàng.
Quầy hàng đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp, không khí trang nghiêm, tươi mát.
Thái độ của nhân viên phục vụ đối với hàng hóa.
1.3.2. Tâm lý của các nhóm khách hàng là sinh viên
Các nhà kinh doanh thường phân khách hàng ra làm nhiều loại theo những tiêu chuẩn khác nhau như phân loại theo lứa tuổi, theo giới tính, theo nghề nghiệp, theo trình độ văn hoá; phân loại theo mục đích mua hàng; phân loại theo thu nhập v.v...Mỗi loại khách hàng đều có những đặc điểm tâm lý, nhu cầu thị hiếu riêng của mình, vì vậy người bán hàng phải hiểu được từng loại khách hàng để tác động, thu hút khách có hiệu quả
Sau đây là tâm lý của một số loại khách hàng mà người bán hàng thường gặp.
1.3.2.1. Khách hàng là sinh viên nữ
Nói chung phụ nữ hiểu biết về hàng hoá tốt hơn nam giới, ngoại trừ những hàng hoá như hàng điện, kim khí, máy móc.
Phụ nữ tính toán tiền nong giỏi hơn, nhanh hơn.
Phụ nữ chú ý nhiều hơn tới mốt và lựa chọn kỹ về mặt này.
Phụ nữ thường có thị hiếu phát triển hơn nam giới.
Phụ nữ thường thích mua hàng giảm giá, hạ giá hơn nam giới.
Phụ nữ chịu ảnh hưởng mạnh của các điều kiện mua hàng, lựa chọn lâu hơn bởi vì họ cân nhắc hơn nhiều yếu tố mà nam giới ít khi để ý.
Phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới các quầy trưng bày, mẫu hàng, quảng cáo hàng
Phụ nữ thường đề ra những yêu cầu cao hơn đối với người bán hàng.
1.3.2.2. Khách hàng là sinh viên nam
Do thiếu kinh nghiệm mua hàng, thiếu hiểu biết về món hàng, nên nam giới thường muốn được người bán khuyên nhủ, cố vấn trong khi mua hàng, và tiếp thu những lời khuyên nhanh hơn phụ nữ.
Khi mua hàng nam giới thường quyết định nhanh hơn phụ nữ.
Nam giới ít thích mua hàng giảm giá, hạ giá vì thường họ cho rằng đã mua thì phải mua đồ tốt, đồ “xịn”. Khi đã vào cửa hàng, họ thường có ý định rõ ràng, cương quyết hơn.
Nam giới thường để ý tới chất lượng hàng hoá hơn giá cả.
Thanh niên thường có tâm lý chạy theo cái mới và có tính chất thời thượng, đòi hỏi hưởng thụ cái đẹp, ai dẫn đầu trào lưu tiêu dùng mới. Họ chính là người thúc đẩy sự tiêu dùng có tính chất thời thượng đạt tới cao trào.
Thanh niên là lứa tuổi thích bộc lộ cái tôi, muốn khác người, không muốn giống ai. Vì thế khi mua hàng họ chú ý nhiều tới dáng vẻ bên ngoài, theo đuổi cái đẹp có cá tính.
1.3.2.3. Đặc điểm tâm lý chung của khách hàng là sinh viên
Bao giờ cũng thích mua hàng hoá có giá trị sử dụng cao, chất lượng bảo đảm, có tính chất thẩm mỹ.
Thích mua rẻ hơn người khác, nơi nào bán rẻ hơn sẽ đông người mua, đặc biệt sinh viên nội trú đa số là nghèo.
Thích được hướng dẫn chu đáo về hàng hoá.
Muốn được thuận tiện trong việc mua bán (chở đến tận nơi, giờ giấc mua phù hợp, địa điểm mua thích hợp...).
Mua hàng theo thói quen (quen người bán, quen dùng thứ hàng hoá đã sử dụng tốt...) và theo mối quan hệ tốt với người bán.
Chịu ảnh hưởng của số đông người mua (hiên tượng áp lực nhóm).
Chịu ảnh hưởng của phương thức bán (bán trả chậm, trả góp, mua hàng được dự thưởng...).
Chịu ảnh hưởng của người bán (dễ thương, chân tình, tận tình hướng dẫn, giới thiệu hàng hoá, tạo nên sự tin cậy...).
Thích mua hàng ở những nơi họ đã biết, đã quen, “đã tin tưởng”...(Do đó phải quảng cáo, chiêu thị, giới thiệu...)
1.4. Vài nét đặc trưng của các chất tẩy rửa.
1.4.1. Dầu gội đầu
Đây là loại tẩy rửa có đặc tính làm sạch da đầu, làm mềm tóc và lưu lại hương thơm trên tóc. Hiện nay loại tẩy rửa này đã được cải tiến trên cơ sở kĩ thuật hiện đại, bổ sung nhiều công thức có chất lượng tốt, nó không chỉ làm sạch da đầu mà còn có khả năng chữa các bệnh như: Rụng tóc, tóc khô, xơ, tóc dễ gãy, trị gàu…Chính vì vậy, cùng một hãng dầu gội đầu nhưng lại có nhiều loại có tính đặc trị riêng như: Dầu gội đầu dùng cho tóc khô và hư tổn, loại dùng cho tóc rụng, loại dùng riêng cho nam giới…Khách hàng dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp với sở thích, đặc điểm cá nhân, phù hợp với túi tiền. Các loại đầu gội đầu hiện nay đang có những xu hướng phát triển mới nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, có nhiều dịch vụ quảng cáo khuyến mãi, đa dạng về mẫu mã, bao bì, chất lượng tốt hơn, khối lượng nhiều hơn.
1.4.2. Xà phòng tắm.
Có rất nhiều loại xà phòng tắm trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên tất cả những loại xà phòng tắm đều có chung một đặc điểm là tẩy sạch vi khuẩn và những lớp tế bào chết trên da, có khả năng làm sạch da, mềm, trắng và lưu lại hương thơm, giữ ẩm cho da… Cũng giống như dầu gội đầu, xà phòng tắm có rât nhiều chủng loại: Loại dành riêng cho phái mạnh, loại dành cho phái đẹp…Càng ngày càng có nhiều sản phẩm ra đời phù hợp với mọi giới, mọi lứa tuổi…Chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng cáo xà phòng tắm cũng rất rầm rộ. Chính vì vậy thu hút được nhiều khách hàng sử dụng, đặc biệt là vào mùa hè, lễ, tết.
1.4.3. Sữa tắm
Sữa tắm là sản phẩm rất được người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng ưa chuộng. Tác dụng chính của sữa tắm là làm sạch da, nuôi dưỡng da, cung cấp dưỡng chất cho da giúp khách hàng có được một làn da mềm mại, mịn màng, trắng sáng tự nhiên và lưu lại huơng thơm quyến rũ..... Cũng như các sả