Đề tài Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã

Sự phát triển kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển xã hội, nó quyết định sự bền vững và giàu mạnh của một quốc gia, sự tồn vong của nền chính trị. Khi một quốc gia có một nền kinh tế phát triển mạnh thì sẽ thúc đẩy cả hệ thống chính trị phát triển. Đối với Việt Nam của chúng ta, là một nước đang phát triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế là không thể xem nhẹ. Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các nước đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế thị trường, cho nên, việc cấp thiết mà Nhà nước ta cần làm ngay là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước xóa bỏ độc quyền Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, xây dựng một nền pháp lý minh bạch, hợp lý để từ đó tạo điều kiện cho các nền kinh tế phát triển về quy mô, cũng như tiềm lực về tài chính. “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”[1]. Chính vì vậy, nên hợp tác xã sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế của đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện bằng nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, phù hợp với điều kiện tình hình mới. Tuy nhiên, việc áp dụng, thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả về mặt kinh tế của hợp tác xã trong thời gian qua mang lại chưa cao, năng lực cạnh tranh của hợp tác xã so với các loại hình doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều hợp tác xã làm ăn còn kém hiệu quả. Mặt khác, nền pháp lý về hợp tác xã vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Hiện nay, chúng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp tác xã (Luật hợp tác xã năm 2003) và Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản đề ra những chính sách, hoạch định đường lối phát triển thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển một cách tương xứng với vị trí mà Đảng và Nhà nước ta định ra. Thêm vào đó, do bản thân xuất thân trong một gia đình nông dân, chuyên canh tác lúa nước với quy mô nhỏ và thấy được tầm quan trọng của mô hình kinh tế hợp tác xã rất gần gủi với người nông dân, tạo điều kiện cho gia đình và bản thân có một cái nhìn mới về hợp tác xã thời hiện đại. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã”.

doc53 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỞ ĐẦU             1. Lý do chọn đề tài             Sự phát triển kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển xã hội, nó quyết định sự bền vững và giàu mạnh của một quốc gia, sự tồn vong của nền chính trị. Khi một quốc gia có một nền kinh tế phát triển mạnh thì sẽ thúc đẩy cả hệ thống chính trị phát triển. Đối với Việt Nam của chúng ta, là một nước đang phát triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế là không thể xem nhẹ. Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các nước đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế thị trường, cho nên, việc cấp thiết mà Nhà nước ta cần làm ngay là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước xóa bỏ độc quyền Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, xây dựng một nền pháp lý minh bạch, hợp lý để từ đó tạo điều kiện cho các nền kinh tế phát triển về quy mô, cũng như tiềm lực về tài chính. “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”[1]. Chính vì vậy, nên hợp tác xã sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế của đất nước.             Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện bằng nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, phù hợp với điều kiện tình hình mới. Tuy nhiên, việc áp dụng, thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả về mặt kinh tế của hợp tác xã trong thời gian qua mang lại chưa cao, năng lực cạnh tranh của hợp tác xã so với các loại hình doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều hợp tác xã làm ăn còn kém hiệu quả. Mặt khác, nền pháp lý về hợp tác xã vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Hiện nay, chúng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp tác xã (Luật hợp tác xã năm 2003) và Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản đề ra những chính sách, hoạch định đường lối phát triển thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển một cách tương xứng với vị trí mà Đảng và Nhà nước ta định ra.             Thêm vào đó, do bản thân xuất thân trong một gia đình nông dân, chuyên canh tác lúa nước với quy mô nhỏ và thấy được tầm quan trọng của mô hình kinh tế hợp tác xã rất gần gủi với người nông dân, tạo điều kiện cho gia đình và bản thân có một cái nhìn mới về hợp tác xã thời hiện đại. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã”.             2. Mục đích nghiên cứu             Nhằm hiểu rõ những quy định của pháp luật về đăng ký thành lập và kinh doanh hợp tác xã. Qua đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về mô hình hợp tác xã và đề xuất những giải pháp cải thiện pháp luật và chính sách cho loại hình kinh tế này.             3. Phạm vi nghiên cứu             Luật hợp tác xã năm 2003 quy định rất nhiều vấn đề về hợp tác xã, trong Niên luận này, chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái quát về những vấn đề chung nhất của hợp tác xã và những nội dung quy định cụ thể về đăng ký thành lập và kinh doanh hợp tác xã. Để từ đó, có cái nhìn tổng quan và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã.             4. Phương pháp nghiên cứu             Trong quá trình nghiên cứu Niên luận do thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nên sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, so sánh và phân tích luật viết.             5. Bố cục             Bố cục đề tài niên luận “Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp tác xã” gồm ba phần:             - Phần mở đầu             - Phần nộidung             + Chương 1: Khái quát chung về hợp tác xã             + Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về hợp tác xã             + Chương 3: Thực trạng và giải pháp             - Kết luận  CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hợp tác xã             Vương quốc Anh, quê hương của hợp tác xã. Hợp tác xã đầu tiên được ra đời tại Anh Quốc vào năm 1844, đến nay đã qua 165 năm, với nhiều thăng trầm, nhiều khủng hoảng của nền kinh tế thị trường trên thế giới nhưng phong trào hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển mạnh ở 4 châu lục, 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, là sự ra đời của Liên hợp tác xã Quốc tế (International Cooperative Aliancen, viết tắt là ICA) vào ngày 18 tháng 8 năm 1895 tại London – thủ đô của Vương quốc Anh. ICA là tổ chức phi chính phủ lâu đời nhất, lớn nhất và tồn tại liên tục kể từ khi thành lập, hiện là tổ chức tham vấn có uy tín và tiếng nói có trọng lượng trong Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (UN). Năm 1988, Việt Nam chính thức tham gia thành viên của tố chức ICA.             Ở Việt Nam, kinh tế hợp tác, hợp tác xã chính thức được Đảng và Nhà nước quan tâm và phát triển từ rất sớm. Bắt đầu phát triển từ khi đất nước được giành độc lập (1945), đưa nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ của thực dân đế quốc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển phong trào kinh tế hợp tác xã được hình thành và phát triển có khác nhau. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác xã ở nước ta có thể sơ lược như sau[2]:             Giai đoạn trước hòa bình lập lại ở Miền Bắc (1954): Giai đoàn này các hợp tác xã tổ chức với mô hình đơn giản, trình độ thấp, hợp tác xã được hình thành trong giai đoạn này chủ yếu ở vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc. Ngày 08/3/1948, từ một lô sản xuất chai lọ và ống tiêm cho ngành y tế phục vụ cho yêu cầu kháng chiến ở vùng ATK (vùng an toàn khu ở Thái Nguyên), hợp tác xã Thủy tinh Dân chủ được thành lập. Mặc dù mới ra đời, năng lực hạn chế, nhưng đây là cột mốc để xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã sau này.             Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: Đây là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, vừa xây dựng phát triển kinh tế Miền Bắc, vừa chi viện giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước.             Tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí điểm, chúng ta xây dựng được 45 hợp tác xã và trên 100.000 tổ đổi công. Đến tháng 4/1959, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Đến cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở Miền Bắc đã tham gia hợp tác xã bậc thấp. Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ hợp tác xã công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý hợp tác xã. Sau năm 1972, tình hình kinh tế của các hợp tác xã nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, do thiếu hẳn về con người và vật chất.             Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi Luật hợp tác xã năm 1996:             Giai đoạn này có thể coi là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển hợp tác xã ở nước ta; số lượng hợp tác xã bị giảm mạnh, từ 73.490 hợp tác xã năm 1987 đến năm 1996 giảm xuống còn 18.607 hợp tác xã. Mặt khác, sự giúp đỡ của Nhà nước cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng thiếu kịp thời và không theo kịp tình hình phát triển, nên tình hình phát triển loại hình kinh tế hợp tác xã thời kỳ này là hết sức khó khăn.             Giai đoạn khi có Luật hợp tác xã năm 1996 đến trước khi có Luật hợp tác xã năm 2003:             Năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật hợp tác xã và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1997. Luật hợp tác xã năm 1996 ra đời tạo hành lang pháp lý cho các hợp tác xã hoạt động trong điều kiện kinh tế mới của cơ chế thị trường. Để chỉ đạo quá trình thực thi Luật hợp tác xã, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 68-CT/TW, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định thi hành Luật hợp tác xã: Nghị định 02 quy định về chức năng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã, Nghị định 15 quy định về các chính sách ưu tiên đối với hợp tác xã, Nghị định 16 quy định về chuyển đổi hợp tác xã cũ theo Luật. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về hợp tác xã, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến thời điểm năm 2000, có tổng số 11.791 hợp tác xã đang hoạt động theo Luật.             Ngày 18/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 5 khóa IX ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Sau hơn một năm triển khai đã có hơn 100.000 tổ hợp tác và hơn 1.000 hợp tác xã mới ra đời. Chỉ riêng năm 2003 thành lập mới được 1.034 hợp tác xã. Nhiều chính sách quy định, phát triển về kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục ban hành và sửa đổi tạo tiền đề cho việc ban hành Luật hợp tác xã mới, hoàn thiện hơn.             Giai đoạn từ khi có Luật hợp tác xã năm 2003 đến nay:             Ngày 26/11/2003, tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật hợp tác xã năm 2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004. Luật hợp tác xã năm 2003 ra đời trên tinh thần kế thừa và bổ sung Luật tác xã năm 1996 tạo điều kiện cho khinh tế hợp tác xã phát triển tốt trong điều kiện tình hình mới như ngày nay. Sau khi Luật hợp tác xã được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và các Bộ ban hành nhiều thông tư hướng dẫn đảm bảo Luật được thi hành một cách đồng bộ. Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy hợp tác xã phát triển xứng tầm với vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.             Đến giữa năm 2008, ước tính kinh tế tập thể có 17.977 hợp tác xã, liên hợp tác xã và 350.000 tổ hợp tác. Hiện nay, kinh tế hợp tác xã không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, kinh tế hợp tác xã đã góp phần nhiều vào sản phẩm quốc nội, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Bản chất của hợp tác xã Bản chất hợp tác xã và nhận thức đúng đắn bản chất hợp tác xã là vấn đề đặc biệt quan trọng. Lý luận về hợp tác xã ở nước ta hiện nay đã có bước phát triển cơ bản so với giai đoạn trước đổi mới, thể hiện thông qua các quan điểm, chủ trương của Đảng làm nền tảng cho việc ban hành khung khổ thể chế mới cho hợp tác xã kiểu mới ra đời và phát triển. Luật hợp tác xã năm 2003 ra đời tạo điều kiện phát triển mới về chất cho hợp tác xã, đóng góp ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Giải thích về bản chất hợp tác xã, Bác viết: Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau ấy là hợp tác. Lại thí dụ 10 người muốn ăn cơm, mỗi người một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng; ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ. Hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của, tốn công, lại có phần nhiều  vui vẻ. Qua thực tiễn phát triển hợp tác xã ở nước ta, có nhiều cái nhìn về bản chất hợp tác xã còn thiển cận, nhận thức của nhiều người về hợp tác xã chưa rõ ràng, chưa thống nhất, thậm chí còn lệch lạc, khi cho rằng hợp tác xã là một số cá nhân, góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường kết hợp với một số nguyên tắc hợp tác xã như tham gia tự nguyện, quản lý dân chủ, … Quan niệm về hợp tác xã như vậy thực chất là mang tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, sẽ làm cho hợp tác xã trở nên hình thức, phát triển không bền vững. Ngày nay, bản chất hợp tác xã đã được thể hiện khá sinh động “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”. Suy cho cùng, hạt nhân bản chất của hợp tác xã là: đồng sở hữu, đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã hoặc đồng là người lao động trong hợp tác xã. 1.3. Vai trò và giá trị của hợp tác xã Như Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, lấy nền kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, hợp tác xã là thể chế không thể thiếu được góp phần vào sự phát triển đất nước hài hòa trên tất các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Mặt khác, hợp tác xã còn góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể ở cả vùng nông thôn và thành thị. Ngày nay, ở Việt Nam số lượng hợp tác xã không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, càng nhiều người tham gia vào hợp tác xã, góp phần tạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho xã hội, nâng cao đời sống xã viên và cộng đồng, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, qua đó góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã, các thành viên hợp tác xã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò và lợi ích của hợp tác xã mang lại và từ đó lan tỏa vào cộng đồng xã hội, nhất là hiện nay ngày càng nhiều người tham gia vào hợp tác xã, từ đó tạo nên giá trị văn hóa cao đẹp của hợp tác xã. Giá trị mà hợp tác xã mang lại bao gồm: Tự giúp đỡ; Tự chịu trách nhiệm; Dân chủ; Công bằng; Bình đẳng; Đoàn kế. Ngoài ra, hợp tác xã còn mang những giá trị đạo đức như: tính trung thực, sự cởi mở, trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến cộng đồng. 1.4. Khái niệm hợp tác xã, đặc điểm hợp tác xã 1.4.1. Khái niệm hợp tác xã             Khái niệm hợp tác xã là một nội dung rất quan trọng, vì nó xác định bản chất của hợp tác xã và làm căn cứ cho toàn bộ nội dung pháp lý của pháp luật về hợp tác xã. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester – Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra  dân chủ” [3]. Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ”[4]. Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phù hợp với điều kiện nước mình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996. Nước ta định nghĩa về hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”[5]. Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập nên hợp tác xã dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã. 1.4.2. Đặc điểm hợp tác xã             - Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp:            Là một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận và mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác.             Việc xác định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho hợp tác xã bình đẳng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảo quyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên hợp tác xã.             - Mỗi hợp tác xã có số lượng thành viên từ bảy người trở lên:             Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quy mô tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Việc quy định về số lượng thành viên và cơ cấu thành viên của hợp tác xã là một trong những tiêu chí để phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác.             - Các thành viên của hợp tác xã cùng góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm:             Pháp luật quy định khá chặc chẽ giữa các thành viên khi tham gia hợp tác xã. Mối qua hệ giữa các thành viên được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và cùng hưởng lợi. Các thành viên cùng sản xuất, cùng kinh doanh, cùng làm các dịch vụ và phân phối lợi nhận theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” . Các thành viên trong hợp tác xã được Nhà nước đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhưng pháp luật cũng yêu cầu họ phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.             1.5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã Nguyên tắc và hoạt động của hợp tác xã là những khuôn khổ pháp lý để xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và hoạt động của các hợp tác xã. Nó còn là tiêu chí để phân biệt các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Căn cứ vào nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã, đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm phát triển phong trào hợp tác xã quốc tế và kế thừa những quy định của Luật hợp tác xã năm 1996, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hợp tác xã như sau: 1.5.1. Nguyên tắc tự nguyện[6] Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các xã viên tự nguyện tham gia mong muốn sử dụng dịch vụ hợp tác xã, sẵn sàng chấp nhận các nghĩa vụ thành viên hợp tác xã, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo nếu đủ điều kiện theo luật định. Theo đó, không ai, không tổ chức nào có thể ép người dân tham gia hợp tác xã. Hợp tác xã phải thực hiện nguyên tắc “tự nguyện” như là nguyên tắc đầu tiên của hợp tác xã. Mặc dù về nguyên tắc, việc tham gia hợp tác xã là có lợi hơn hoạt động đơn lẻ, nhưng xã viên tham gia hợp tác xã phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không chịu bất kỳ áp buộc nào. Chính vì lẽ đó, Luật hợp tác xã năm 2003 quy định: “Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên hợp tác xã có quyền ra hợp tác xã theo Điều lệ hợp tác xã”. Theo đó, bên cạnh việc tự nguyện gia nhập hợp tác xã của các xã viên, hợp tác xã không giới hạn việc kết nạp thêm xã viên mới, đồng thời, xã viên hợp tác xã cũng có quyền rời khỏi hợp tác xã theo quy định Điều l
Luận văn liên quan