1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến "đầu bạc răng long" hay không, có sinh sôi "con đàn cháu đống" hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực hiện đúng cách.
Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người Việt nào cũng phải tuân thủ, nhất là dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được thực hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân.
Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống.
Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu, Lễ ăn hỏi, Lễ đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại mặt, Lễ cheo thì bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới.
Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huềvề sau.
Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ ở Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc.
"Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội.
Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình thực tế, đồng thời nghiên cứu tập tục chung của dân tộc trong việc cưới hỏi. Từ đó có những đề xuất có thể vận dụng được vào lễ cưới ngày nay, việc tổ chức một đám cưới vừa đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, vừa hợp túi tiền trong thời kỳ bão giá nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, vẫn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc và chấp hành đúng những định hướng trong chỉ thị của nhà nước và trên hết là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến.
61 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 8191 | Lượt tải: 13
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trình tự các bước trong nghi lễ cưới hỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến "đầu bạc răng long" hay không, có sinh sôi "con đàn cháu đống" hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực hiện đúng cách.
Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người Việt nào cũng phải tuân thủ, nhất là dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được thực hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân.
Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống.
Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu, Lễ ăn hỏi, Lễ đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại mặt, Lễ cheo thì bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới.
Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huềvề sau.
Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ ở Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc.
"Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội.
Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình thực tế, đồng thời nghiên cứu tập tục chung của dân tộc trong việc cưới hỏi. Từ đó có những đề xuất có thể vận dụng được vào lễ cưới ngày nay, việc tổ chức một đám cưới vừa đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, vừa hợp túi tiền trong thời kỳ bão giá nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, vẫn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc và chấp hành đúng những định hướng trong chỉ thị của nhà nước và trên hết là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay nhằm giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi.
Đề tài đưa ra những thông tin tổng hợp phản ánh tình hình thực tế về việc tổ chức đám cưới ngày nay. Cung cấp một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và thay đổi lễ tục trong đời sống xã hội. Những nội dung này nhằm giúp tạo nên một nhận thức khách quan thúc đẩy việc thực hiện các nghi thức vừa mang tính kế thừa vừa mang tính đổi mới phù hợp với thời đại.
Đề tài tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trình tự các bước trong nghi lễ cưới hỏi. Những điều khác biệt giữa đám cưới xưa và nay.
Nghiên cứu thực trạng còn tồn tại những kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hoá trong các nghi lễ cưới hỏi, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam nói chung đã được ghi chép, nghiên cứu trong nhiều công trình như cuốn Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Tuý Lang Nguyễn Văn Toàn – Nhà xuất bản Lao Động, Công trình nghiên cứu khoa học “Tập tục cưới, tang ở Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Trần Quang Thanh, Thạc sỹ Bùi Văn Tiếng – năm 1999.
Hay chúng ta có thể tìm đọc được các ghi chép, nghiên cứu này trong các sách viết về văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam.
Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục người Việt – giử gìn bản sắc văn hóa Việt – NXB Hồng Đức.
Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 1990
Gia lễ xưa và nay – Phạm Côn Sơn – NXB Thanh Niên – 1999
Văn hóa phong tục – Hoàng Quốc Hải – NXB Văn Hóa Thông Tin – 2000
Tục cưới hỏi – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo – NXB Văn Hoá Thông Tin Hà Nội – 2006
Những cuốn sách nói trên chủ yếu ghi lại một cách tổng hợp theo tập tục của người Việt Nam nói chung trong việc cưới hỏi, thờ cúng trong gia đình. Một số tác giả có chọn lọc theo ý riêng về các nghi thức để các độc giả có thể tham khảo và vận dụng.
Nhìn chung vấn đề về phong tục cưới hỏi đã được quan tâm và ghi chép tương đối phong phú. Tuy nhiên các tác phẩm vừa nêu thường là khái quát các phong tục, công bố cho độc giả tuỳ ý sử dụng. Do vậy, sách xuất bản nhiều nhưng trong thực tế đời sống việc cưới hỏi còn khá nhiều điều chưa hay như lời nhận định trong Chỉ thị số 27 CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội:
“Những năm gần đây, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hoá – xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội. Nhiều gia đình, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền, vì động cơ hiếu danh, vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có những trường hợp thực chất là "bán cỗ thu tiền". Mê tín dị đoan cùng nhiều hủ tục, kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi, và do cách học theo nước ngoài thiếu sự phê phán, chọn lọc, đang có khuynh hướng phục hồi và phát triển khá phổ biến ở nhiều nơi...”
Nghiên cứu về phong tục cưới hỏi xưa và nay ở Việt Nam góp phần làm cho các tác phẩm viết về cưới hỏi được đầy đủ hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nghi lễ cưới hỏi.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ xưa đến nay
Không gian: Trên đất nước Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu của những tác giả đi trước.
Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
Phương pháp khảo sát bằng trắc nghiệm
Phương pháp quan sát
Phương pháp so sánh với các công trình nghiên cứu trước
Phương pháp lịch sử.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc tìm hiểu nghi lễ cưới hỏi có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đó có thểđóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về nghi lễ cưới hỏi. Đồng thời đưa ra những ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp trong lễ cưới của người Việt Nam. Từ đó có thể áp dụng vào thực tế góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHONG TỤC HÔN NHÂN QUA CÁC THỜI KỲ
Lịch sử về hôn nhân
Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người
Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những điều sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại. Sự sản sinh và hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội.
Theo đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản ánh đặc điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình. Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, Ăngghen tán thành quan điểm của Moóc – gan cho rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không đứng yên mà tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao hơn”. Như vậy, Ăng – ghen đã nhấn mạnh tới tính chất phụ thuộc của sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta nhận thấy loài người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau.
Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho
thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm
nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng
phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa
nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa
nhất đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “Trong đó mỗi người đàn bà thuộc về
nhiều người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em
đều không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết
đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dạy con cái là công việc chủ yếu của người
mẹ”.
Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự
phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những
tập đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối
giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là
“Quần hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết
hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần
thể khác”. Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn
chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên.
Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối dây liên hệ, ràng buộc các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được sản sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc.
Do đó, những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời. Hôn nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau. Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn với một đối tượng ở thị tộc khác. Chế độ hôn nhân này là một bước tiến vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên trong cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau.
Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất
ngày càng lớn mạnh. Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu tinh
thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn. Trong quá
trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy
nở. Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một người
đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái hôn nhân
“Đối ngẫu” dần được hình thành. Đó là sự kết hợp của một cặp đôi tương đối
xác định. Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến từ chế độ
quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của người phụ nữ: Người ta chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành lấy quyền chỉ
hiến thân cho một người mà thôi. Tức là lúc này hình thức hôn nhân
một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn đời trăm năm”
đầy ý nghĩa.
Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần thứ nhất về hôn nhân
của loài người. Nếu trước đây trong các hình thức hôn nhân “mông
muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không nhận được sự dưỡng
dục từ cha thì ngày nay con cái ra đời trong vòng tay yêu thương ấm áp của cả cha và mẹ. Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế hệ sau thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Như vậy nhìn lại lịch sử, ta đón nhận được biết bao điều kì thú, thấy
được từng bước phát triển để hiểu thêm được những điều đang diễn ra trong cuộc sống ngày hôm nay.
Quan niệm chung về hôn nhân
Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái, cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi.
Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" tìm người phù hợp để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn.
Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn.
Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con nối dõi tông Đường mà còn phải làm lụng và chăm sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng.
Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ sinh con gái. Lấy thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...) không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính muốn đuổi khi nào cũng được.
Là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế chậm, công nghiệp hoá mới ở giai đoạn ban đầu, sự hội nhập quốc tế chưa phải đã được thực hiện trên nhiều phương diện nên nước ta vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Kế thừa những giá trị văn hoá gia đình trước kia, đại đa số người dân nơi tôi tiến hành khảo sát vẫn đề cao hôn nhân truyền thống trên cơ sở tình nghĩa vững bền (hôn nhân có cả tình và nghĩa). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của thời đại, ngày nay, trong hôn nhân, tình yêu được coi trọng hơn. Tình yêu đôi lứa là nhân tố chính tạo tiền đề dẫn tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc bình đẳng phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu.
Theo kết quả điều tra của tôi, tỷ lệ nam nữ yêu nhau rồi lấy nhau chiếm số lượng cao (97%). Số liệu này cho thấy sự bình đẳng dân chủ trong tình yêu, sự tự nguyện đến với nhau từ cả hai phía. Xu hướng chung, các bạn trẻ muốn lập gia đình chậm để còn lo sự nghiệp. Lập gia đình gắn với ý thức lo sự nghiệp là một quan niệm đúng. Lo sự nghiệp để có điều kiện nuôi gia đình, tạo cho con cái sau này có đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất. Điều đó dẫn đến quan niệm về các yếu tố đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc cũng đã có những thay đổi nhất định.
Yếu tố tạo nên cuộc hôn nhân – gia đình hạnh phúc (%)
Kết quả khảo sát của tôi cho thấy, theo thứ tự lựa chọn ưu tiên, yếu tố đầu tiên là vợ chồng thương yêu tôn trọng nhau (48.7%), tiếp đến kinh tế ổn định (31.9%), gia đình hòa thuận (19.4%). Sở dĩ có sự ưu tiên lựa chọn như trên là do xuất phát từ quan niệm gia đình là chỗ dựa cho mỗi người.
Khái niệm chỗ dựa được hiểu là nơi có thể giúp con người yên ổn và phát triển. Quan niệm truyền thống là kết hôn để có con nối dõi tông đường, để có thêm nguồn lao động không còn là sự lựa chọn quan trọng nữa. Quan niệm về vai trò của hôn nhân đang đi theo hướng đánh giá cao sự hòa hợp trong lối sống và sự đảm bảo về kinh tế.
Chỉ khi có sự hòa hợp trong lối sống và sự đảm bảo về kinh tế, hôn nhân mới đích thực là chỗ dựa cho con người và đem lại hạnh phúc cho con người.
Như vậy, hôn nhân đang chuyển dần theo hướng thoả mãn các vấn đề của cá nhân nhiều hơn của gia tộc hay cộng đồng. Hôn nhân phải là chỗ dựa cho mỗi người đang là quan niệm chủ đạo thay vì quan niệm hôn nhân là để kế tục dòng họ, tăng cường nguồn lực hay thoả mãn ý muốn của cha mẹ.
Từ hôn nhân một vợ một chồng đến cưới hỏi là một bước tiến văn minh
Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ” sức sản xuất phát triển rất lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của đàn ông và đàn bà trong nền sản xuất xã hội và trong nền kinh tế gia đình chính là mấu chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Cùng với quá trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát triển thành “hôn nhân một vợ một chồng”.
Khi địa vị xã hội cũng như địa vị trong lao động của người đàn ông thay đổi, thì người phụ nữ trở về với bản chất mà tạo hóa ban cho mình, đó là sự mềm yếu, cần được che chở và thương yêu. Còn người đàn ông cũng khao khát được đem sức cường tráng của mình để che chở cho những người phụ nữ. Trong quá trình lao động vất vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở. Đặc biệt lúc này nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn tất cả chỉ là của riêng mình. Do đó, họ muốn có một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng một cuộc sống riêng, bền vững và lâu dài. Theo đó hình thức hôn lễ hay còn gọi là cưới hỏi ra đời. Hình thức cưới hỏi ước đoán “được ra đời vào thời kì quá độ từ chế độ “Tòng phụ cư” sang chế độ “Tòng phu cư”.
Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người
con trai phải đến đó ở rể. Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền”
thì người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa
vị xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ
“mẫu quyền”, đưa vợ về nhà mình ở. Và điều này đã trở thành quy luật trong
cưới hỏi ngày nay. Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người phụ nữ không còn sức lao động. Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn trong những
ngành thủ công. Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo lệ thường, đòi nhà trai một khoản bồi thường nhất định. Đó chính là dấu ấn về các khoản tiền cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay.
Ăng – ghen đã nói: “Cái trước sở dĩ quan trọng hơn cái sau là vì nó có ý nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế được sức tự nhiên, do đó mà thoát ly hẳn giới động vật”.
Đúng vậy, những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người từ “Tạp hôn”, “Quần hôn” đến “Hôn nhân ngoại tộc”, “Hôn nhân đối ngẫu” dù cho còn mông nuội nhưng đây là những bước quan trọng có ý nghĩa giải phóng loài người, là những cuộc cách mạng vĩ đại đưa con người thoát ly khỏi nguồn gốc cổ sơ của mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh di lưu tới ngày nay, đi vào đời sống dân tộc trở thành những nét đẹp trong văn hóa phong tục.
Phong tục cưới hỏi của nhân dân ta bắt đầu từ những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người trong lịch sử đến hình thức hôn nhân một vợ một chồng là tiền đề đầu tiên cho cưới hỏi. Khẳng định cưới hỏi là một bước tiến văn minh, có những vai trò, vị trí rất lớn trong đời sống người Việt Nam.
Vai trò của cưới hỏi
Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhở:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Xong ba việc ấy mới ra con người”
Việc tạo lập gia đình có tầm quan trọng như việc kiến tạo một mái nhà để sum vầy, tránh mưa, nắng, cũng khó như việc phải làm sao để lựa được một con trâu tốt đảm bảo cuộc sống. Ngay trong thời kì chuyển từ hôn nhân “đối ngẫu” sang chế độ một vợ một chồng, con người đã có nhu cầu muốn khẳng định tình yêu chân chính, tự nguyện của hai người, muốn được mọi người thừa nhận một tình yêu. Và mong muốn đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay.
Cưới hỏi còn có một giá trị nhân văn lớn lao đó là sự duy trì và phát
triển giống nòi. Với cư dân nông nghiệp trồng trọt, thì giống là hết sức quan
trọng và quý giá. Mất giống là mất tất cả, là tay trắng và ngược lại còn giống
l