Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng giải phóng con người của nhân loại. Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Được học thuyết khoa học và cách mạng soi đường, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản như: Đảng xã hội - dân chủ Nga được thành lập (1903); Đảng Cộng sản Pháp được thành lập (1920); Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921).
Năm 1917, Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Cách mạng Tháng Mười Nga là bằng chứng khẳng định giá trị thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ đấu tranh giành thắng lợi của giai cấp vô sản thế giới bắt đầu.
Năm 1919, Quốc tế III - Bộ Tham mưu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được thành lập. Quốc tế III đã quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Đối với Nguyễn Ái Quốc, Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin là bước tiến nhảy vọt và dứt khoát trong nhận thức tư tưởng của Người. Người quyết định chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng cứu nước. Như vậy, thời đại đã mở ra điều kiện mới - cả tư tưởng chính trị và cả tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở các nước. Chính thời đại cũng dẫn dắt phong trào cách mạng các dân tộc trên thế giới đi vào quỹ đạo chung của cách mạng vô sản.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tác phẩm đường kách mệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
(((
BÀI THUYẾT TRÌNH
Đề tài:
TP.Vinh, ngày 21-10-2010
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1. Thế giới
Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng giải phóng con người của nhân loại. Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Được học thuyết khoa học và cách mạng soi đường, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản như: Đảng xã hội - dân chủ Nga được thành lập (1903); Đảng Cộng sản Pháp được thành lập (1920); Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)...
Năm 1917, Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Cách mạng Tháng Mười Nga là bằng chứng khẳng định giá trị thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ đấu tranh giành thắng lợi của giai cấp vô sản thế giới bắt đầu.
Năm 1919, Quốc tế III - Bộ Tham mưu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được thành lập. Quốc tế III đã quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Đối với Nguyễn Ái Quốc, Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin là bước tiến nhảy vọt và dứt khoát trong nhận thức tư tưởng của Người. Người quyết định chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng cứu nước. Như vậy, thời đại đã mở ra điều kiện mới - cả tư tưởng chính trị và cả tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở các nước. Chính thời đại cũng dẫn dắt phong trào cách mạng các dân tộc trên thế giới đi vào quỹ đạo chung của cách mạng vô sản.
2. Việt Nam
Thực dân Pháp xâm lược nước ta biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. thực dân pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần. Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn cơ bản là: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và giữa giai cấp phong kiến Việt Nam với toàn thể nhân dân (chủ yếu là nông dân). Yêu cầu của lịch sử lúc này là phải giải quyết mâu thuẫn cơ bản đó để đưa dân tộc tiến lên.
Dưới ách thống trị của thực dân - phong kiến, đã có hàng trăm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản, nhưng rút cuộc, đều không giải quyết nổi nhiệm vụ mà lịch sử đang đặt ra, nhân dân đang mong đợi là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến.
Phong trào đấu tranh đòi độc lập bùng nổ cần thiết phải có một chính đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, từ thực tiễn đó “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (1925) ra đời nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam. Những bài giảng trong lớp huấn luyện cán bộ của Hội đã được Hồ Chí Minh tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927).
II- Tư tưởng cơ bản và nội dung của tác phẩm
1. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Mục đích tác phẩm được tác giả chỉ rõ: “Muốn sống thì phải cách mệnh”. “Hơn hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi”. Thà chết tự đo còn hơn sống nô lệ, quyết chiến đấu cho nền độc lập tự do của dân tộc là tinh thần của tác phẩm. Có thể nói, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là quan điểm bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Tác phẩm cũng chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của độc lập tự do và vạch con đường cụ thể để giành thắng lợi.
Tinh thần xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, phải giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân ra khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc.
Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là quan điểm tư tưởng chỉ đạo con đường cách mạng Việt Nam. Giải phóng nhân dân phải gắn với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc phải theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, lợi ích của dân tộc với lợi ích của giai cấp vô sản phải gắn bó với nhau. Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc đều phải giải quyết trên cơ sở quan điểm cách mạng vô sản để đưa cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa chi phối cách mạng giải
phóng dân tộc. Cách mạng phải triệt để, tích cực, chủ động và sáng tạo. Tác giả đưa dẫn chứng các cuộc cách mạng trên thế giới để đi đến khẳng định rằng, cách mạng Việt Nam phải giành thắng lợi triệt để: “Muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh; phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Cách mạng phải độc lập và sáng tạo, tự lực, tự cường, không ỷ lại ngồi chờ; phải tích cực tấn công, chủ động tiến công, quyết giành thắng lợi. Biết tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế giới, nhưng cũng phải có đóng góp cho cách mạng thế giới, cùng cách mạng thế giới đạp đổ chủ nghĩa đế quốc tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những tư tưởng cơ bản trên đã nâng giá trị của tác phẩm lên tầm cao.
2. Nội dung của tác phẩm
a. Tư cách một người kách mệnh: Đây là nội dung quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nêu ra những biểu hiện cụ thể về tư cách của một người cách mạng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927) Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn làm cách mạng thành công, người cách mạng trước hết phải có tư cách cách mạng. Tư cách của người cán bộ cách mạng là sự thống nhất biện chứng 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc. Tự mình phải: cần, kiệm, hòa mà không tư, cả quyết sửa chữa lỗi mình, cẩn thận mà không nhút nhát; hay hỏi, nhẫn nại (chịu khó); hay nghiên cứu xem xét, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất; bí mật. Đối với người phải: với từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Làm việc phải: xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể”. Hồ Chí Minh khẳng định: Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng, người cán bộ, đảng viên không thể tự bằng lòng về cái đức của mình mà phải có cả tài mới đảm đương được công việc, mới có khả năng làm chủ đất nước. “Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Vì vậy người cách mệnh phải đảm bảo vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Tự mình phải:
- Cần kiệm
+ Cần: là sự lao động cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
Khi nói với công nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, thì Bác nhắc: "Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt. Kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà chính là các cô, các chú bàn bạc, thông qua, tự giác thi hành. Thông qua rồi, ai không theo không được”.
+ Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, đó là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn. Bởi vì, của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề gì cũng phải chăm chỉ, làm nhanh. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác tiết kiệm không phải là “bủn xỉn”, “tiết kiệm là quốc sách”. “Cần” với “kiệm” đi đối với nhau như hai chân của một người. “Cần” mà không “kiệm” “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. .Ví dụ ở trang 446 tác giả viết “10 người muốn ăn cơm, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất hết bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ”
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, ở (Trang 437) tác giả có viết thực hành tiết kiệm bằng cách: Khi tổ chức Công hội có tiền thừa, thì nên làm những việc như lập trường học cho công nhân, con cháu công nhân, lập nơi xem sách báo, nhà thương, nhà ngủ, nhà hát...
Hòa mà không tư có nghĩa là đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp chung, không vì một lợi ích riêng tư nào. Nói như vậy không có nghĩa là không quan tâm đến lợi ích riêng, bởi vì Bác Hồ quan niệm trong lợi ích chung có lợi ích riêng của mỗi người. Trong “Tổ chức công hội” có viết ở trang 436 “Đại biểu phải báo cáo tình trạng và ý kiến của công nhân không phải ý kiến riêng mình, đề nghị và bàn bạc các việc. Khai hội rồi, phải về báo cáo việc hội cho công nhân”. Đó là tấm gương đoàn kết chí công vô tư cao thượng và đúng đắn. Chúng ta đều biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người uyên thâm Nho học. Phải chăng "hòa mà không tư" gần với mệnh đề Nho giáo "thân với mọi người mà không kết đảng, hòa hợp với mọi người mà không a dua" song được Người nâng lên ở tầm cao mới, đó là hướng sức mạnh đại đoàn kết, hướng hành động đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà giàu mạnh. Sự nghiệp chung mà có lúc Người gọi là nghĩa lớn đó là độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Người coi đó là mục đích cao cả của sự đoàn kết và theo Người thì mục đích có đồng thì chí mới đồng, chí có đồng tâm mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng. Chỉ có hướng sự đoàn kết vì đại nghĩa mới tập hợp được đông đảo nhất quần chúng nhân dân. Chí đồng, tâm đồng chính là hai điều kiện bảo đảm cho sự đoàn kết chặt chẽ. Trong lịch sử nước ta đã từng có những tấm gương gác hận thù riêng vì đại nghĩa, vì lợi ích sống còn của dân tộc, vì nền độc lập của Tổ quốc. Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng quên mình vì đại nghĩa "Cả cuộc đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân". Nhờ gương cao nghĩa lớn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục được biết bao nhiêu người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đoàn kết một lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Để đại đoàn kết với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi người và chăm lo lợi ích cho mọi người. Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi tầng lớp người, từ người cộng sự, người phục vụ gần gũi đến quảng đại quần chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi tôn giáo, mọi dân tộc. Người quan tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất: dân đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, được học hành. Ngoài sự chăm lo lợi ích vật chất, Người còn quan tâm đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu cho chúng ta tấm gương đoàn kết rộng rãi bởi một lẽ rất giản đơn: Người muốn huy động tiềm năng của cả dân tộc vào sự nghiệp chung, Người luôn mong muốn thêm bạn bớt thù. Người tin ở tính hướng thiện của mọi người, trong bất cứ con người nào và Người cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó.
- Cả quyết sửa lỗi mình:
Mục đích của việc cả quyết sửa lỗi thì theo Bác Hồ là cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn; mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt, được như thế trong Ðảng sẽ không có bệnh và Ðảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng. Trong tác phẩm có đoạn viết cụ thể là trang 401 sau cuộc cách mệnh năm 1905 thất bại Đảng đã nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao mà thất bại? Biết rõ ràng những chỗ khuyết điểm mà sửa sang lại. Việc biết nhận ra lỗi và sửa lỗi có liên quan đến vấn đề đoàn kết trong Ðảng. Do vậy, mục đích của tự phê bình và phê bình còn nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết, như Bác nói: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết. Ðoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố năng động chủ quan ở mỗi người, đến sức mạnh của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người nói: “Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết mình trước tiên”. Hồ Chí Minh nhắc lại câu của Khổng Tử: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được... Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”.
- Cẩn thận mà không nhút nhát: Làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận, nhưng cẩn thận ở đây không có nghĩa là quá nhút nhát, không dám đương đầu với khó khăn gian khổ đồng thời phải xem xét hoàn cảnh thực tế rồi mới hành động khi có thời cơ thuận lợi thì phải mạnh dạn, dũng cảm, quyết đoán, có như vậy thì mới đem lại kết quả.
- Hay hỏi: Người cách mệnh luôn phải tự mình đặt ra những câu hỏi cần phải làm gì và làm như thế nào, bên cạnh đó cần phải học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác không dấu dốt. Thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ của người cách mạng. Phải nỗ lực học tập mọi lúc mọi nơi, học thầy học bạn, để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giao cho, không dấu diếm khuyết điểm, không dấu dốt.
- Nhẫn nại: Cách mạng là sự nghiệp lớn lao và luôn diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn vì vậy đòi hỏi người cách mệnh phải kiên trì bền bỉ chịu đựng những khó khăn trong công việc, đây là một đức tính rất quan trọng và cần thiết để giành được thắng lợi cuối cùng.
Hay nghiên cứu xem xét: Khi làm cách mạng đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới. Qua đó Hồ Chí Minh thấy rằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga là đã thành công và thành công đến nơi nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức ở các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
- Vị công vong tư: Là luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập thể có thể hi sinh lợi ích của bản thân. Đây là một trong những đức tính tạo nên phẩm chất cao quý của người cách mệnh.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo: yêu cầu người cách mạng phải hết sức khiêm tốn, phải phục tùng sự phân công của tổ chức, không hiếu dân, hiếu vị, không lên mặt dạy đời; không coi thường cấp dưới, không nịn nọt cấp trên, không chạy theo danh lợi cá nhân mà phải đặt lợi ích chung của tập thể, mục tiêu vì sự nghiệp cách mạng lên trên, không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, dụt dè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần người cách mệnh “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn thành nhiệm vụ tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Khi đã là người có chức quyền thì không tỏ ra kiêu ngạo, coi mình là trên hết mà coi thường quần chúng. Trang 434 trong tác phẩm khi nói về cách tổ chức công hội Bác viết “người cách mệnh chớ có bỉ thử mình khéo hơn, lương cao hơn mà khinh người vụng và ăn tiền ít. Chớ cậy mình là nhiều tuổi mà muốn làm đàn anh,…”
- Nói thì phải làm: Người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải có tinh thần phụ trách, thành tâm phụ trách. Khi đã có quyết định chính xác thì phải quyết tâm thực hiện, dù khó khăn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để cho quyết định được thực hiện. Bác thường nói: “Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hoạt động... Phải quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chịu khổ, chịu khó, quyết tâm khắc phục khó khăn, quyết tâm chấp hành chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ... bất kỳ một việc lớn hay nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được”. Khẳng định một trong ba nguyên tắc đạo đức của Người: Nói thì phải làm; xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt thời. Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào nguyên tắc đầu tiên của đạo đức trong tư tuởng Hồ Chí Minh là "Nói thì phải làm". "Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Và với bản thân mình, Bác đã làm đúng như khi trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946 "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động, lời nói đi đối với việc làm, là điều không dễ, nó đòi hỏi cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay bé, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Kết quả công việc là thước đo của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên và những người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được điều đó, khi đề ra công việc tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu, cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ngược lại nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn , luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân... thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.
Để có một xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân dân thực sự được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng mạnh giàu, hơn lúc nào hết lối sống mình vì mọi người, mọi người vì mình, phương châm và nguyên tắc sống "Nói thì phải làm" cần phải được thực hiện rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Làm đựơc như vậy là chúng ta đã làm tốt những điều mà lúc còn sống Bác Hồ luôn mong muốn và căn dặn.
- Giữ chủ nghĩa cho vững: là phẩm chất hàng đầu, là