Đề tài Tìm hiểu thần tượng của học sinh trường THPT và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các thông tin chính trị,văn hóa khoa học và xã hội dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. Điều này cũng tất yếu dẫn đến những hiện tượng, mà đặc biệt có thể nhắc đến nhiều trong giới trẻ hay giới học đường, đó là thần tượng. Thần tượng đang là hiện tượng ảnh hưởng đến rất nhiều các em học sinh của chúng ta. Một điểm quan trọng của tuổi mới lớn là tâm lý rất nhạy cảm, hay quan sát và bắt chước những người mình yêu thích, thế nên việc học tập và hình thành nhân cách của các em đã và đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thần tượng của các em. Cuộc sống xã hội ngày công nghiệp cao, nên ở các gia đình, đặc biệt các bậc làm cha làm mẹ rất ít có thời gian dành cho việc dạy dỗ con cái. Việc các em thần tượng và làm theo thần tượng thì ít được cha mẹ để ý và quan tâm. Đây chính là một thiếu sót của các bậc làm cha, làm mẹ. Việc uốn nắn, dạy dỗ các em ở độ tuổi tâm lý đang phát triển mạnh và dễ bị tổn thương này rất quan trọng, đòi hỏi cha mẹ phải quan tầm nhiều hơn đến các em, hay đến việc con cái mình đang yêu thích, làm theo thần tượng. Có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra khi các em không ý thức được việc mình đua đòi, chạy theo những hình tượng không tốt, trở nên hư hỏng, học tập chểnh mảng, thậm chí là bỏ học. Thấy được tính cấp thiết của đề tài nên nhóm nghiên cứu quyết đinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH”. Nội dung nghiên cứu của chúng tôi gồm có 5 chương: Chương 1:Giới thiệu chung Chương 2:Cơ sở lí luận Chương 3:Phương pháp nghiên cứu Chương 4:Phân tích đánh giá khảo sát Chương 5:Kết luận và kiến nghị

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6928 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thần tượng của học sinh trường THPT và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các thông tin chính trị,văn hóa khoa học và xã hội dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. Điều này cũng tất yếu dẫn đến những hiện tượng, mà đặc biệt có thể nhắc đến nhiều trong giới trẻ hay giới học đường, đó là thần tượng. Thần tượng đang là hiện tượng ảnh hưởng đến rất nhiều các em học sinh của chúng ta. Một điểm quan trọng của tuổi mới lớn là tâm lý rất nhạy cảm, hay quan sát và bắt chước những người mình yêu thích, thế nên việc học tập và hình thành nhân cách của các em đã và đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thần tượng của các em. Cuộc sống xã hội ngày công nghiệp cao, nên ở các gia đình, đặc biệt các bậc làm cha làm mẹ rất ít có thời gian dành cho việc dạy dỗ con cái. Việc các em thần tượng và làm theo thần tượng thì ít được cha mẹ để ý và quan tâm. Đây chính là một thiếu sót của các bậc làm cha, làm mẹ. Việc uốn nắn, dạy dỗ các em ở độ tuổi tâm lý đang phát triển mạnh và dễ bị tổn thương này rất quan trọng, đòi hỏi cha mẹ phải quan tầm nhiều hơn đến các em, hay đến việc con cái mình đang yêu thích, làm theo thần tượng. Có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra khi các em không ý thức được việc mình đua đòi, chạy theo những hình tượng không tốt, trở nên hư hỏng, học tập chểnh mảng, thậm chí là bỏ học. Thấy được tính cấp thiết của đề tài nên nhóm nghiên cứu quyết đinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH”. Nội dung nghiên cứu của chúng tôi gồm có 5 chương: Chương 1:Giới thiệu chung Chương 2:Cơ sở lí luận Chương 3:Phương pháp nghiên cứu Chương 4:Phân tích đánh giá khảo sát Chương 5:Kết luận và kiến nghị Mục lục: trang Chương 1 : Giới thiệu chung 4 1.1 Vấn đề nghiên cứu 4 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Câu hỏi ngiên cứu 4 1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 1.5 Nhiêm vụ nghiên cứu 4 1.6 Phạm vi nghiên cứu 5 1.7.Phương pháp nghiên cứu 5 1.8 Kế hoạch nghiên cứu 5 Chương 2: Cơ sở lí luận 6 2.1 Khái niệm 6 2.1.1 Thần tượng 6 2.1.2 Nhân cách 6 2.1.3 Văn hóa 6 2.1.4 Học sinh THPT 6 2.2 Đối tượng trở thành thần tượng 7 2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị 7 2.4 Văn hóa thần tượng 8 2.5 Sơ lược tâm lý lứa tuối học sinh THPT 10 2.6 Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT 10 2.7Quá trình hình thành thần tượng ở học sinh THPT 11 2.8 Đời sống và vai trò thần tượng 12 2.9 Xu hướng thần tượng hiện nay 13 2.10 Thần tượng ảnh hưởng đến học sinh THPT 13 2.10.1 Ảnh hưởng tích cực 13 2.10.2 Ảnh hưởng tiêu cực 14 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 15 3.2 Phương pháp nghiên cứu khảo sát 15 Chương 4: Phân tích đánh giá khảo sát 16 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 28 5.1. Kết luận 28 5.1.1 Kết luận của nhóm nghiên cứu qua khảo sát thực tế 28 5.1.2 Tìm hiểu thần tượng của hoc sinh THPT ở TPHCM 29 5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi khảo sát 30 5.2. Kiến nghị 30 5.2.1 Đối với trường THPT 30 5.2.2 Đối với gia đình 31 5.2.3 Đối với học sinh 31 5.2.4 Đối với các trường cao đẳng,đại học,sư phạm 31 Chương 1: Giới thiệu chung 1.1 Vấn đề nghiên cứu - Tìm hiểu xu hướng thần tượng của học sinh THPT hiện nay. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân học sinh tự định hướng thần tượng và qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách. - Giúp gia đình, nhà trường, xã hội hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi mới lớn, từ đó có cách nhìn nhận và giáo dục đúng đắn với các em. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Thần tượng là gì? Câu hỏi nghiên cứu 2: Xu hướng thần tượng của học sinh THPT hiện nay là gì? Câu hỏi nghiên cứu 3: Ảnh hưởng của thần tượng đến sự hình thànhvà phát triển nhân cách của học sinh như thế nào? 1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Chủ thể nghiên cứu: Những thần tượng của học sinh THPT - Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT ở TP HCM, các tài liệu sách báo có liên quan về hiện tượng thần tượng của học sinh THPT. 1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lí thuyết về những đối tượng mà học sinh quan tâm ( thần tượng), ảnh hưởng của thần tượng đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. - Nhiệm vụ 2: Thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát thực tế về vấn thần tượng của học sinh THPT Thủ Đức, phân tích kết quả đưa ra, kết luận và kiến nghị. 1.6 Phạm vi nghiên cứu - Học sinh trường THPT trên địa bàn TP HCM - Mẫu điều tra: 100 học sinh học sinh trường THPT trên địa bàn TP HCM 1.7 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : tìm đọc các tài liệu, sách báo, internet,..phục vụ nhiệm vụ 1 - Phương pháp khảo sát : phục vụ nhiệm vụ 2 - Phương pháp phân tích định tính: phục vụ nhiệm vụ 2 1.8 Kế hoạch nghiên cứu STT Thời gian Hoạt động Người thực hiện Ghi chú 1 15/10-5/11 Viết đề cương đề tài và chỉnh sửa Nhóm thực hiện 2 6/11-11/11 Thu thập dữ liệu nghiên cứu, tiến hành viết cơ sở lí luận Nhóm thực hiện 3 12/11-2/12 Khảo sát thực tế Nhóm thực hiện Báo cáo GV hướng dẫn về tình hình thu thập dữ liệu bằng mail 4 14/12/2009-4/1/2010 Tổng kết, đánh giá Nhóm thực hiện Gởi GV hướng dẫn xem và góp ý 5 5/1/2010-11/1/2010 Hoàn thành và nộp đề tài nghiên cứu Nhóm thực hiện Chương 2 : Cơ sở lý luận 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Thần tượng: Thần tượng là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan của mỗi con người. Theo Quang Dương ( phóng viên báo tuổi trẻ) thần tượng (TT) với ai đó như một ánh sao (dù chỉ là sao băng) mà người ta hướng tới vì sự tỏa sáng diệu kỳ của nó. Nhưng với người khác, TT là một hình mẫu, một mô thức trong lĩnh vực nào đó (học tập, làm việc, lẽ sống, lối sống, hay vào đời, lập nghiệp…) mà họ muốn học hỏi, noi theo và sáng tạo tiếp. Với người khác nữa, TT có thể là một biểu tượng tâm linh hay tín ngưỡng mà người ta tin vào đó để hoài vọng, để tôn thờ bằng việc sùng bái rất kính cẩn. 2.1.2 Nhân cách Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong tòan bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc, nhân cách chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân 2.1.3 Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. 2.1.4 Học sinh THPT Là các em có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, còn được gọi là lứa tuổi thanh niên, hay một cách gọi khác là Teen. 2.2 Đối tượng trở thành thần tượng Đối tượng trở thành thần tượng của một người nào đó có thể rơi vào các trường hợp sau đây: - Các thầy cô giáo. - Người trong gia đình. - Ngôi sao trong làng giải trí. - Các nhà khoa học. - Những vị anh hùng. - Ngôi sao trong làng thể thao. - Những người bình thường. - Bạn bè. 2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị Khi có TT, nhiều người thường xác định: TT đó có những giá trị văn hóa nào? Tìm thần tượng (theo nghĩa có văn hóa) là đi tìm những cung bậc giá trị tốt đẹp của TT để học hỏi. Đến với TT (dù chỉ đến gián tiếp qua tiếp xúc với sản phẩm của TT) là tiếp cận với những giá trị văn hóa của TT. Ở đây có hiện tượng thẩm thấu và sàng lọc những giá trị văn hóa đó. Việc thẩm thấu và sàng lọc này được thông qua “bộ lọc” của từng chủ thể. Bộ lọc ấy chính là nhận thức, trình độ, cảm xúc, nhu cầu… và nhất là nền tảng văn hóa giá trị của chính người đó (chứ không phải của TT). Nếu bộ lọc đó tốt, nghĩa là văn hóa giá trị của người đó cao thì sẽ “đãi được cát và lấy được vàng”. Bằng không, một khi bộ lọc đó yếu hay bị rách thủng thì “cát to đọng lại mà vàng vụn bị trôi đi”. Do vậy, nền tảng văn hóa giá trị của người ấy vốn đã yếu lại không được bồi đắp, còn bị băng hoại thêm nữa. Đó là bi kịch của những người mơ mộng cái vỏ của TT (lóa mắt bởi đèn màu, thời trang, diện mạo…) mà không hiểu kỹ về thực chất. Trên nhiều diễn đàn cho thấy một số bạn trẻ đã tỏ ra minh triết khi đến với TT nhờ có bộ lọc khá tốt. Như bạn "Nụ cười Sơn Cước” trên diễn đàn của Việt Báo đã TT hóa vị giáo sư của mình vì ông không chỉ uyên thâm về trí tuệ, ân cần trong đối xử, nhân ái với mọi người, còn rất đẹp trong sinh hoạt: không để hạt cơm rơi, không bỏ thức ăn thừa… Một bạn khác (bí danh: HS đang ôn thi trên diễn đàn tuổi trẻ) cũng lấy người thầy của mình làm TT vì những bài giảng của thầy “không đụng hàng”, lối giảng rất dung dị, giải thích những điều phức tạp bằng những ngôn từ chân phương, dễ hiểu… Nhiều bạn lấy những gương sắc sảo của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học hay nhà kinh doanh (như Putin, Bill Gates…) làm TT cho mình. Cứ thế, đâu chỉ đi tìm TT ở nơi rực rỡ đèn màu, có hóa trang, có diễn kịch, có lời ca, có nhún nhảy… Họ tìm TT trong đời thực, dưới ánh mặt trời, như kỳ tích của Hải Ly : nhỏ tuổi, nhỏ người mà đã rạng danh về học vấn, hoặc như hiệp sĩ nhí dưới đèo Hải Vân : bé hạt tiêu mà đã nhiều lần dũng cảm cứu nhiều người. Những TT như thế có một nét chung: không chỉ muốn làm điều tốt, còn thể hiện ý chí quyết tâm “biến điều không thể thành có thể”. Đó cũng là những TT rất gần gũi và dung dị với người đời, từ chốn trường học đến nơi hẻo lánh… Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay cũng đã có nhận thức triết lý về giá trị văn hóa trong quan niệm về TT. Tóm lại, việc thần tượng là một hiện tượng tự nhiên của sự phát triển tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan. Việc thần tượng tốt hay xấu là do chính hành động thể hiện của người hâm mộ và nó tác động lớn nhất lên cuộc sống của người hâm mộ. 2.4 Văn hóa thần tượng Sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa và nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh... Ví dụ, nhà văn và thi sĩ Phùng Quán không chỉ coi người mẹ kính yêu của mình là một TT (qua bài thơ “Lời Mẹ dặn”, ông còn lấy nàng thơ làm TT, nhất là lúc nguy nan. Khi nói chuyện với bạn bè và trong hồi ký của mình, ông từng khẳng định: “Những năm tháng trần ai khổ sở nhất của đời, tôi đã vịn vào những dòng thơ để sống, để không bị quật ngã”. Đấy cũng là một nét văn minh của người có văn hóa TT. Những ai chưa có TT đúng nghĩa hay sống “phi TT” thường dễ có cảm giác bị hẫng hụt, nhất là khi bị mất niềm tin trước những xô đẩy phũ phàng của bão tố thời vận hay sóng gió cuộc đời. Điều đó dẫn ta suy ngẫm đến việc chính cần bàn ở đây là vấn đề văn hóa thần tượng. Mỗi người có một tầm nhìn, một lối cảm và một cách nghĩ khác nhau về TT. Văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ của họ có những cung bậc giá trị chênh nhau. Trong nền văn hóa giá trị (VHGT) có văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ. Không phải ai cũng có trình độ thưởng thức và trình độ hâm mộ như nhau. Mỗi dạng thưởng thức hay mỗi kiểu hâm mộ đều đứng ở một thang bậc giá trị nhất định, tùy theo nền tảng VHGT của mỗi người. Bởi vậy cần phân biệt đâu là văn hóa hâm mộ có giá trị và đâu là văn hóa hâm mộ kém giá trị hoặc phi giá trị, thậm chí trở thành một hội chứng phi nhân văn: hội chứng thần tượng. Đó là lúc mà, vì cuồng si TT, bị “hớp hồn” bởi hào quang của TT, lại quyết “sống cùng hay chết theo” với TT… nên bị vong thân, tự đánh mất bản thân. Đã có không ít người tự “biện minh”: Tôi làm theo TT là quyền của tôi, là tự khăng định cái tôi. Nói như vậy chỉ đúng một nửa, nửa còn lại là vô lý. Ta có quyền bắt chước, nhưng đã bắt chước mà gọi là “tự khẳng định”, là “cái tôi” thì không hợp lí. Bởi vậy, cũng cần phân biệt giữa “cái của tôi” và “cái của người”, giữa sự học hỏi và điều bắt chước nơi TT. Khi học hỏi TT, ta đãi cát lấy vàng, rồi nhờ sáng tạo mà ta chế thứ vàng đó thành “sản phẩm mỹ nghệ” của chính ta, đó là cái tôi đích thực. Còn khi bắt chước, ta lấy cả cát và vàng của họ “trát “ lên người, biến ta thành một phó bản của TT, như vậy đâu phải là chính ta. Đó là sự khác nhau giữa VHGT và phi VHGT trong sự hâm mộ TT . Đề cập việc TT là nói đến hai yếu tố tâm lý chủ yếu: cảm xúc và trí tuệ. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, chí ít là hạnh phúc tinh thần. Mới đây, Nhật báo có đưa tin GS. Richard Layard - cố vấn cao cấp về giáo dục của chính phủ Anh đã đề xuất nên đưa môn “Bài học hạnh phúc” vào dạy trong nhà trường. Được biết, hai trong những nội dung của “Bài học hạnh phúc” là biết kiểm soát trạng thái cảm xúc thẩm mỹ và biết tiếp cận có tính sàng lọc trước mọi vẻ đẹp quanh ta. Bài học hạnh phúc do đó cũng là những bài học về giá trị, trong đó có giá trị văn hóa khi ta biết học hỏi đúng cách từ TT. 2.5 Sơ lược tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mơ mộng, khát khao sang tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ… Đây cũng là lứa tuổi rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Một số em có tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em thường có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi… Lứa tuổi THPT cũng là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sang tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nang cao trình độ. Các em thích hướng về tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ… 2.6 Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý lứa tuổi THPT vì các em sắp bước vào cuốc sống xã hội, các en có nhu cầu tìm hiểu, khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Thế giới quan của thanh niên đã phát triển ở mức cao, nó mang tính khái quát sâu sắc và tính nhất quán. Nhưng trong thế giới quan của các em vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Việc hình thành thế giới quan được dựa trên cơ sở những tri thức mà các em đã kĩnh hội được trong suốt thời gian học tập ở nhà trường phổ thông, học sinh đã lĩnh hội được những thói quen đạo đức, thấy được cái xấu, cái đẹp, cái thiện cái ác... dần dần ý thức và quy vào các hình thức, các tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh. Do trí tuệ của các em phát triển tương đối cao, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận, tư duy trừu tượng nên các em không chỉ có hệ thống quan điểm về thế giới khách quan, mà các em còn xác định được thái độ của mình đối với thế giới nữa. Tuổi thanh niên là thời kì thế giới quan được hình thành và mang tính hoàn thiện. Các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng đã gần với thực tế sinh hoạt hang ngày. Đồng thời các em có thể hiểu một cách sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự đúng đắn trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó. Vì vậy, giáo dục cần phải khéo léo tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lí tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên. 2.7 Quá trình hình thành thần tượng ở học sinh trung học phổ thông. Để có thần tượng thì không khó nhưng có được một thần tượng cũng phải trải qua quá trình hình thành. Mỗi người sẽ có cách xây dựng riêng cho mình một kiểu thần tượng, với bạn này thì thần tượng là người bạn cùng vui, buồn với họ, chia sẻ mọi trạng thái tâm lý với thần tượng một cách lặng lẽ, bên lề cuộc sống của thần tượng, mà không cần viết một lá thư, tặng một bông hoa, thậm chí chưa một lần gặp mặt... Còn bạn khác thì đặt thần tượng vào một góc sống trong trái tim mình,ở đó thần tượng soi sáng cho bạn cách thức suy nghĩ, nhận biết cuộc sống qua những câu nói, phẩm chất nhân cách và những thành tựu mà thần tượng đạt được. Nhưng, có thần tượng không có nghĩa là ăn, ngủ, thở cùng với thần tượng. Tuổi học trò luôn cần được những định hướng từ người đi trước Trước hết hãy xem qua quá trình nhận thức và tiến đến thần tượng hoá: + Chủ động để được thần tượng hoá: Trong quá trình sống con người có xu hướng muốn làm cho vị trí của mình trong người khác ngày càng cao hơn, vì thế không thể tránh khỏi việc thổi phồng sự thành công của mình để đạt được mục đích, dẫn đến sự ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về người đó dựa trên những lới “quảng cáo” chưa chắc là sự thật. Ví dụ như ca sĩ, diễn viên… + Được người khác thần tượng hoá: Anh ta không có tham vọng được mến mộ, nhưng người khác có thể thấy được tài năng của anh ta, dẫn đến sự cảm phục và có xu hướng muốn làm theo và học hỏi, những điều giống như anh ta đã làm. Đây cũng là một trong những cơ sở cho sự tiến hoá và phát triển của nhân sinh. Nếu gọi người được thần tượng là A và người hâm mộ thần tượng là B: trong quá trình nhận thức thế giới quan, B nhận thức A có những đặc điểm mà B yêu thích đến một mức độ cao, B sẽ hâm mộ A và có xu hướng ủng hộ A, bắt chước A để được giống như A. Và trong suốt quá trình nhận thức về A, B sẽ dần khám phá ra nhiều điều thật sự về A hơn, trên sơ sở đó quyết định sẽ nâng hay hạ tầm vị trí hình tượng của A trong lòng B. Trong một số trường hợp, vị trí của hình tượng của A trong B đứng đầu cho đến hết cuộc đời B. Một số còn lại thì vị trí hình tượng của A sẽ hạ xuống, hoặc bị hình tượng khác (C) vượt lên trong lòng B Đó là quá trình thần tượng hoá. Bản chất của nó là hoàn toàn tốt. Đôi khi những phát sinh đã làm cho việc thần tượng hóa bị méo mó, và hao tổn “vốn đầu tư”. 2.8 Đời sống và vai trò của thần tượng Vì thần tượng là một đối tượng có đời sống, một con người cụ thể, có cá tính, nhân cách, vị thế, tình cảm và tài năng... nói chung là có đời sống tâm lý của họ, bản chất tâm lý người là bất toàn, nên thần tượng không toàn năng để lúc nào ta cũng ngưỡng vọng họ như một huyền thoại, họ là người, vì vậy họ cũng có nhu cầu, ước muốn, những sai lầm... đời thường. Khi thần tượng sống đời sống trong mắt người hâm mộ, đó là đời sống của sự thăng hoa, của tài năng và hào quang... không nên thần thánh hóa thần tượng của mình. Do đó, khi ta say mê một thần tượng, ta nên ý thức rõ đặc điểm nào, tính cách, lối sống, thành tựu, tài năng gì ở thần tượng làm ta kính phục, say mê. Khi tôn sùng thần tượng là ta bị thuyết phục bởi một đặc tính nào đó, phù hợp với lối sống, cách nghĩ của ta, và mọi việc chỉ nên dừng lại ở giới hạn, không nên đi sâu, xem xét, soi mói vào những ngóc ngách khác của đời sống thần tượng. Theo Bandura nên có TT một khi người ta gặp bế tắc, khủng hoảng tinh thần… TT sẽ là một điểm tựa của trái tim và cả khối óc để tránh sự điên đảo và bấn loạn. Đặc biệt, TT có khi không phải là một con người xác thịt hay một tượng hình cụ thể, mà là một phi vật thể. Nói chung thần tượng là hết sức cần thiết cho mỗi con người, nhưng phải luôn xác định rõ đâu là giới hạn của đời sống một thần tượng trong lòng mỗi chúng ta. 2.9 Xu hướng thần tượng hiện nay Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà, Phó giám đốc trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lý, khoa Tâm lý trường ĐH KHXH&NV, cho rằng “hội chứng thần tượng” là sản phẩm của đời sống công nghiệp. Những người mắc hội chứng này thường sống ở các thành phố, nơi con người có quá ít không gian và thời gian cho riêng mình, mọi người cần có gì đó cho riêng mình, và thần tượng sinh ra. Thần tượng ở vị thành niên cũng là một “sản phẩm công nghiệp” khác, khi các em ở thành phố thường có tâm lý sành điệu, a dua, lây truyền, dễ chạy theo số đông. Những trường hợp thần tượng thái quá thường do bị cha mẹ buông lỏng. Ngay từ lúc các em có biểu hiện say mê một ai đó, cha mẹ nên tìm cách gần gũi định hướng cho các em ngay, để khi các em đã quá đắm
Luận văn liên quan