Thị trường lao động là vấn đề quan tâm của tất cả các bộ phận, các nhóm xã hội đặc biệt các cá nhân trong độ tuổi lao động. Hiện nay chúng ta nghe rất nhiều thông tin như: “Một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động, Thị trường lao động Việt Nam: thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa, hiện tượng thừa thầy thiếu thợ”. Tại sao vậy? đó không chỉ là câu hỏi chỉ dành cho các bậc quản lý mà cho mọi người: nhà giáo dục, người lao động,
Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số vàng. Đó là lợi thế vì Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng dân số già, khan hiếm lao động trẻ. Nhờ vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn chi để đầu tư phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi cơ cấu lao động-từ thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ thông, tay nghề thấp) sang lao động tinh có kỹ năng, tay nghề kỹ thuật cao.
Để phát triển thị trường lao động theo hướng năng động, tạo nhiều cơ hội việc làm bền vững, thu nhập ổn định thì Việt Nam phải phải làm gì?
Nghiên cứu về thị trường lao động là chúng ta đang trang bị hành trang cho bản thân trước khi trở thành lực lượng lao động chính, từ đó có những định hướng, sự chuẩn bị cho bản thân trước những thách thức của xã hội.
Đối với các nhà quản lý, nhà giáo dục nghiên cứu thị trường lao động là sự chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực trong tương lai và giải quyết những thắc mắc và vấn nạn trên.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động.
Bài làm
Lời mở đầu.
Thị trường lao động là vấn đề quan tâm của tất cả các bộ phận, các nhóm xã hội đặc biệt các cá nhân trong độ tuổi lao động. Hiện nay chúng ta nghe rất nhiều thông tin như: “Một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động, Thị trường lao động Việt Nam: thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa, hiện tượng thừa thầy thiếu thợ”. Tại sao vậy? đó không chỉ là câu hỏi chỉ dành cho các bậc quản lý mà cho mọi người: nhà giáo dục, người lao động,…
Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số vàng. Đó là lợi thế vì Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng dân số già, khan hiếm lao động trẻ. Nhờ vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn chi để đầu tư phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi cơ cấu lao động-từ thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ thông, tay nghề thấp) sang lao động tinh có kỹ năng, tay nghề kỹ thuật cao.
Để phát triển thị trường lao động theo hướng năng động, tạo nhiều cơ hội việc làm bền vững, thu nhập ổn định thì Việt Nam phải phải làm gì?
Nghiên cứu về thị trường lao động là chúng ta đang trang bị hành trang cho bản thân trước khi trở thành lực lượng lao động chính, từ đó có những định hướng, sự chuẩn bị cho bản thân trước những thách thức của xã hội.
Đối với các nhà quản lý, nhà giáo dục nghiên cứu thị trường lao động là sự chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực trong tương lai và giải quyết những thắc mắc và vấn nạn trên.
Nội dung.
Lao động và thị trường lao động.
Lao động là gì?
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.
Thị trường lao động:
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
Thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng lại tồn tại rất nhiều bất cập.
(số liệu về dân số và lao động của tổng cục thống kê)
Thị trường lao động ở Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp. 2/3 trong tổng số việc làm không bền vững… Đó là những vấn đề được xới lên tại Hội thảo đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam (2011-2020) do Bộ LĐTB-XH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa tổ chức tại TPHCM.
Việc làm thiếu bền vững
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Phân tích về thực trạng thừa thiếu việc làm, GS-TS Nguyễn Bá Ngọc (Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội) cho rằng, tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%), so với các nước trong khu vực hệ số co giãn việc làm còn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).
Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hoặc 3/4. Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường lao động Việt Nam vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông tay nghề thấp.
Xóa bỏ rào cản hành chính.
Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60%-65% nhu cầu cơ bản của người lao động (thấp hơn mức lương trả trên thị trường, gần với ngưỡng nghèo). Nhìn chung, hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường sức lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển thị trường lao động bền vững trong 10 năm tới thì phải có quan điểm, định hướng đúng và quan tâm giải quyết những tồn tại, bất ổn của nó.
Ông Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (ĐH Kinh tế) đặt vấn đề: nếu coi sức lao động là hàng hóa đặc biệt, nhà nước không nên can thiệp sâu, để nó tự vận hành, đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện có rất nhiều rào cản về hành chính đang cản trở sự phát triển, lưu thông của thị trường lao động. Vì thế, việc xóa bỏ các rào cản hành chính, phân khúc thị trường lao động cần được xem xét và hướng tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước.
Ở vai trò quản lý, điều tiết thị trường lao động, Nhà nước cần đầu tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (cập nhật thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu về lao động…); phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; hỗ trợ lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động.
Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động trong thị trường lao động, chúng ta sẽ giải được bài toán nhân lực: giá nhân công cao, việc làm ổn định, năng suất lao động tăng, kinh tế phát triển bền vững.
Một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn; buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm lao động làm cho hàng ngàn người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng không tuyển được lao động do lạm phát tăng cao, mức lương không đủ sống nên không thu hút được lao động.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn.
Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM cho biết: Từ đầu năm đến nay đã có hơn 70.000 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, tương đương với số lượng đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010.
Bên cạnh số người thất nghiệp gia tăng do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm nhân lực thì vấn đề lạm phát tăng cao, lương công nhân không được cải thiện cũng khiến một số lớn công nhân nghỉ việc và làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động. Tình hình này dẫn đến một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động – người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý KCN-KCX TP HCM cho biết: Hiện nay, ở các khu công nghiệp rất nhiều doanh nghiệp đăng tuyển lao động với số lượng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thiếu hụt lao động thật sự và đăng tuyển lao động thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp chỉ đăng tuyển “ảo” để thể hiện quy mô hoạt động của mình còn thực tế số tuyển thấp hơn nhiều so với số đăng tuyển. Có những doanh nghiệp đủ lao động vẫn để bảng đăng tuyển lao động để thể hiện quy mô hoạt động của mình.
Vì vậy, người lao động nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thay đổi chỗ làm và nên tập trung tâm huyết, đầu tư học hỏi và ổn định chỗ làm để tự tạo cơ hội phát triển cho mình, thay vì mất thời gian, công sức và cả chi phí để “nhảy việc”.
Thị trường lao động Việt Nam thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa:
Thị trường lao động tại Việt Nam trong năm 2011 còn tồn tại nhiều nghịch lý, như tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, chưa thoát khỏi sự mất cân đối về cung cầu, mang tính chất địa phương, cục bộ, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Tình trạng này đang được báo chí trong nước lên tiếng báo động và cho đó là một sự chênh lệch khá lớn, vì hiện giờ trong Nam thiếu lao động, còn ngoài Bắc thì lại có thừa.
Thiếu lao động có nghề, thừa lao động không nghề
Thiếu trầm trọng lao động chuyên môn
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, 68% doanh nghiệp không hài lòng với khả năng và kiến thức của đội ngủ cán bộ kỹ thuật.
Nhân lực có trình độ chuyên môn khan hiếm là tình trạng chung đồng thời là bài tóan nan giải của các ban ngành sản xuất công nghiệp.
Tại nhiều địa phương hiện có tình trạng dư lao động, trong lúc tỷ lệ thất nghiệp cao, nơi khác lại thiếu hụt nguồn lao động, nhất là những ngành cần có kỹ thuật tương đối cao. Đó là tình trạng của “Thiếu lao động có nghề, thừa lao động không nghề”.
Cái đó là khuyết điểm của công tác đào tạo cho người lao động từ nhiều năm nay, thế lại còn có trường hợp là ở một số tỉnh miền Nam, lao động có tay nghề nhưng người ta lại bỏ về địa phương khác, bởi vì ở những nơi đó, tiền lương không đủ sống, các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, giải trí, bảo hộ, y tế… của người lao động không được bảo đảm, cho nên người lao động có tay nghề, người ta cũng bỏ. Doanh nghiệp ở một số nơi có lao động tay nghề nhưng người ta bỏ, nên lại đi tuyển người mới vào, cũng không được.
Vấn đề có lao động hay không, liên quan đến việc người lao động tay nghề ấy có phù hợp với nơi tuyển dụng, có cần thiết hay không, thứ hai nữa là những điều kiện làm việc, cung cấp cho người lao động có thỏa mãn được yêu cầu của người ta không, thì dù rằng có tay nghề, người ta cũng bỏ đi nơi khác. Anh phải đi tuyển những người lao động có tay nghề khác, nhưng chưa chắc đã tuyển được.
Làm sao phải đẩy mạnh việc đào tạo lao động, cái chung nhất là phải đào tạo theo yêu cầu của thị trường, chứ không phải đào tạo theo sách vở, bài bản, trường lớp. Đào tạo lao động gắn với sử dụng, ở từng ngành nghề, từng địa phương khác nhau.
Cần phải xã hội hóa việc đào tạo, tức là thay vì chỉ có cơ quan nhà nước, của Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, trung ương và địa phương đào tạo, thì khuyến khích, mở rộng, tạo điều kiện cho các tổ chức, các hội, đào tạo nghề nghiệp, sát với thị trường lao động. Người được đào tạo sẽ có ngay việc làm, phù hợp với nghề nghiệp người ta được đào tạo, ý tôi về đào tạo lao động là như thế.
Hiện nay, Việt Nam có 2790 làng nghề, quy tụ khoảng 11 triệu lao động của cả nước, có cái hay là tất cả lao động nhàn rỗi ở nông thôn, thì giờ nhàn rỗi của các cụ già, trẻ em, làm được việc lặt vặt trong gia đình, thì đều làm việc cả, vì xem hộ gia đình là chủ yếu, cho nên tận dụng tất cả lao động thừa dư.
Chưa xử lý lao động nước ngoài hợp lý.
Chúng ta đưa lao động đi làm ở nước ngoài nhưng đa số là lao động thô vì công nhân không của chúng ta không có tay nghề. Chính vì thế lao động Việt Nam luôn bị trả tiền lương ít ỏi.
Giới đầu tư nước ngoài thường than phiền là họ khó tuyển được nhân lực được huấn luyện, đào tạo, lành nghề.
Thí dụ cụ thể cho thấy, tập đoàn Intel đầu tư vào khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh, sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng tới . Intel cần tuyển dụng ba ngàn lao động có tay nghề, đến nay, công ty này chỉ mới thu nạp được 400 nhân viên có đủ điều kiện.
Theo các chuyên viên lao động và trung tâm giới thiệu việc làm thì phần lớn lao động không làm được công việc mà hãng xưỡng đòi hỏi vì khi được trường lớp huấn luyện họ chỉ học sơ qua.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cho biết, họ sẵn sàng thu nhận lao động chưa biết gì về kỹ thuật, để tào tạo tứ bước đầu đến thạo việc, còn hơn là tuyển lao động có tay nghề sẵn nhưng chỉ biết toàn những hiểu biết cũ, lổi thời.
Chất lượng lao động: báo động
Phải nhìn nhận một yếu kém nổi bật, chậm khắc phục trong Xuất khẩu lao động nước ta: Trong tổng số 70-80 ngàn lao động được đưa đi nước ngoài làm việc mỗi năm chỉ có khoảng trên 30% có tay nghề, kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Điều này cho thấy, chất lượng lao động của ta chỉ mới đáp ứng nhu cầu của các thị trường có thu nhập vừa và thấp.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để mở rộng thị phần XKLĐ, chất lượng lao động mỗi quốc gia sẽ trở thành lợi thế hàng đầu. Thế nhưng, không chỉ yếu về tay nghề, lao động VN còn thua kém lao động các nước về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp với người bản xứ. Do hạn chế này, phần lớn lao động VN khi ra nước ngoài làm việc thường sống co cụm theo nhóm cục bộ, ít có khả năng tự thỏa thuận, đàm phán với giới chủ về quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.
“Philippines - quốc gia dẫn đầu về XKLĐ trên thế giới - nhìn nhận lĩnh vực này là ngành công nghiệp mới hái ra tiền. Nhờ huy động tổng lực và đầu tư một cách bài bản, mỗi năm nước này xuất khẩu khoảng 1 triệu lao động và nguồn thu ngoại tệ mỗi năm đạt 8-9 tỷ USD.”
Nếu không có chiến lược đào tạo, đầu tư, chuẩn bị nguồn nhân lực đạt chuẩn một cách bài bản thì mục tiêu đặt ra mỗi năm phấn đấu đưa 100 ngàn đến vài trăm ngàn lao động đi xuất khẩu là rất xa vời. Nước ta còn nghèo, nhiều lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, vì thế chính sách XKLĐ nếu được đầu tư và khai thác đúng mức sẽ hình thành một kênh tạo việc làm mới, giải quyết lao động một cách căn cơ với số lượng lớn, góp phần tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo nhanh.
Việt Nam thiếu lao động do lao động chưa được trả lương đúng mức.
Giá tăng, lương không tăng
Tại Long An, khảo sát của các cơ quan hữu trách cho thấy, tiền lương cơ bản bình quân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ từ 1.040.000 – 1.250.000 đồng/tháng, doanh nghiệp trong nước từ 810.000 – 1.200.000 đồng/người/tháng.
Nếu tính hết tất cả các khoản làm thêm giờ, tăng ca, mức thu nhập bình quân của công nhân chỉ từ 1.900.000 đồng đến hơn 3.000.000 đồng/người/tháng, trong khi họ phải chi tiền ăn, tiền thuê nhà, điện nước, tiền đi xe buýt... “Hiện nay, lao động thiếu hụt trầm trọng ở các ngành may mặc, giày da, mức lương công nhân chỉ có 1,9 – 2 triệu đồng/người/tháng, nên họ bỏ đi chỗ khác có mức lương cao hơn”.
Ở Cần Thơ, ông Võ Thanh Hùng, trưởng ban quản lý các KCN, cho biết gần cuối năm, nhiều công nhân bỏ đi, nhiều nhất là ở các ngành may mặc, chế biến thuỷ hải sản. “Lương bình quân công nhân của hai ngành này từ 1,3 đến gần 2 triệu đồng/người/tháng thì làm sao sống được giữa thời buổi giá cả leo thang”, ông Hùng nói. Theo ông Hùng, trên thực tế nguồn lao động phổ thông ở Cần Thơ và các địa phương lân cận không thiếu, nhưng do mức lương quá thấp, nên nhiều lao động đã bỏ việc, đi xin việc ở các nhà máy, xí nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… vì mức thu nhập cao hơn. Hiện tại, các KCN của Cần Thơ đang thiếu gần 10.000 lao động và sẽ thiếu nhiều hơn trong các năm tới.
Ở Bến Tre và Tiền Giang, tình trạng thiếu hụt nhân công trong ngành may mặc và chế biến thuỷ sản đang ở mức báo động, nguyên nhân do tiền lương của công nhân quá thấp, từ 1,8 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng, khiến nhiều người bỏ việc. “Với mức lương này, công nhân trang trải chi phí cuộc sống còn không đủ, nói gì đến chuyện tích luỹ cho tương lai”, ông Huỳnh Văn Nuôi, trưởng ban quản lý KCN Bến Tre nói.
Giành giật công nhân
Trước nguy cơ đình trệ sản xuất vì thiếu nhân công, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong các KCN ở đồng bằng sông Cửu Long đang chạy đua giành giật người lao động từ khắp các địa phương. Tại Long An, ngoài việc liên tục đăng những thông báo tuyển dụng với chế độ tiền lương và nhiều quyền lợi hấp dẫn cho người lao động trên các phương tiện truyền thông, hiện nay, các doanh nghiệp ngành may mặc, giày da phải cử người đi đến các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh để tuyển nông dân vào làm công nhân, chấp nhận đài thọ chi phí đào tạo tay nghề, tiền ăn, tiền xe, tiền thuê nhà trong thời gian học việc. Nhiều doanh nghiệp còn áp dụng chiêu: bất cứ công nhân nào, hay người nào giới thiệu được một lao động mới vào làm việc, doanh nghiệp sẽ “chi thưởng” từ 200.000 – 300.000đ/trường hợp.
Ở Tiền Giang, ban quản lý các KCN cho biết, nhiều doanh nghiệp phải chạy sang các xã, thị trấn của những tỉnh như: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long để tìm kiếm nhân công về đào tạo, nhưng kết quả không như mong muốn. Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp đang cần tuyển thêm khoảng 11.000 nhân công trong hai năm tới, nhưng vẫn không tuyển được người, trong khi toàn tỉnh đang có hơn 800.000 người trong độ tuổi lao động.
Theo ban quản lý các KCN ở đồng bằng sông Cửu Long, để giải quyết căn cơ vấn đề thiếu hụt nhân công, nếu các doanh nghiệp không nâng lương phù hợp với công sức người lao động và hỗ trợ nhà ở, các chế độ đãi ngộ như tụ điểm sinh hoạt văn hoá tinh thần, cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là bữa ăn giữa ca phải đủ chất… thì rất khó giữ chân người lao động. “Hiện nay, ở Long An, có doanh nghiệp tổ chức được bữa ăn giữa ca giá từ 10.000 đồng đến 18.000 đồng/phần. Nhưng ở những ngành đang thiếu lao động trầm trọng như may mặc, giày da, lương thấp mà bữa ăn giữa ca chỉ có 7.000 – 8.000 đồng/phần, thì làm sao công nhân có đủ sức khoẻ để làm việc 8 – 12 giờ/ngày và gắn bó với doanh nghiệp?”, ông Phi nói.
Thị trường lao động năm 2011.
Theo nhiều chuyên gia nguồn nhân lực cho rằng, những tháng cuối năm 2011, thị trường lao động vẫn còn tiếp tục biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tới khả năng giải quyết việc làm.
Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) cho biết, 8 tháng qua, cả nước tạo việc làm cho khoảng 992 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 61.800 người. Tính riêng tháng 8/2011, cả nước tạo việc làm cho khoảng 134 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 7,5 nghìn người. Dự kiến, năm 2011, cả nước sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu lao động. Vậy những tháng cuối năm liệu có đạt được mục tiêu đề ra?
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ,TB&XH, từ đầu năm đến nay, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở mức cao, nhập siêu gia tăng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất… đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải quyết việc làm trên cả nước. Tuy nhiên, những con số đạt được nói trên là rất khả quan.
Theo nhiều chuyên gia nguồn nhân lực cho rằng, những tháng cuối năm 2011, thị trường lao động vẫn còn tiếp tục biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tới khả năng giải quyết việc làm. Năm 2011, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đề ra là 7,5% rất khó thực hiện (Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 xuống còn 6%).
Mặt khác, nhập siêu vẫn có xu hướng gia tăng, thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn, tỷ lệ lạm phát ở mức cao