Đề tài Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế

Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Thuế được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Thuế vừa đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, vừa góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư đồng thời tái phân phối thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Chỉ một sự thay đổi nhẹ trong chính sách thuế cũng kéo theo sự thay đổi lớn trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của chính phủ mà còn là sự phản ánh rõ nét đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển cho từng ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi, đồng thời, hạn chế đầu tư sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp. Tuy nhiên, tác dụng hạn chế hay khuyến khích của thuế đối với các hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng chỉ giới hạn trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Do đó để phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã hết sức linh động trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế. Hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường Ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho luật Thuế doanh thu, thuế lợi tức trước đây. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện 2 sắc thuế này. Việc sửa đổi các chính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp.Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT cũng như thuế TNDN luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thuế. Từ khi chúng ta áp dụng luật thuế GTGT, thuế TNDN đã có nhiếu tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, . Tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế GTGT, thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT, thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT, thuế TNDN được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

docx55 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7901 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -ĐẠI HỌC HUẾ ----- @&? ----- BÀI BÁO CÁO NHÓM KẾ TOÁN THUẾ Chủ đề: “Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế” MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Bố cục của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 Chương I: Cơ sở lí luận về kế toán thuế trong doanh nghiệp 7 Chương II: Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế 7 I. Giới thiệu Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế 7 1.1.1. Khái quát 7 1.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý 8 1.1.3.Tổ chức công tác kế toán 9 1.1.3.1 Hệ thống chứng từ ban đầu 9 1.1.3.2.Hệ thống tài khoản kế toán 10 1.1.4.Tổ chức công tác kiểm toán tài chính và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 12 1.1.4.1.Tổ chức công tác kiểm tra kế toán tài chính 12 1.1.4.2.Tổ chức bộ máy kế toán 12 II.Thực trạng áp dụng luật thuế GTGT và thuế TNDN ở công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế 13 2.1.Thực trạng về tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT 13 2.1.1.Kế toán thuế GTGT đầu vào 14 2.1.1.1.Chứng từ ghi sổ 14 2.1.1.2.Tài khoản sử dụng 14 2.1.1.3.Sổ kế toán 16 2.1.1.4.Hạch toán thuế GTGT đầu vào 16 2.1.2.Kế toán thuế GTGT đầu ra 21 2.1.2.1.Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 21 2.1.2.2.Tài khoản sử dụng 21 2.1.2.3.Sổ kế toán 23 2.1.2.4.Hạch toán thuế GTGT đầu ra 24 2.1.3.Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 28 2.2.Thực trạng về tổ chức công tác thanh toán thuế TNDN 34 2.2.1.Thuế TNDN 34 2.2.1.1.Chứng từ sử dụng 34 2.2.1.2.Tài khoản sử dụng 35 2.2.1.3.Sổ kế toán 35 2.2.2.Tạm tính thuế TNDN và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 35 2.2.3.Ghi nhận vào sổ sách kế toán thực tế tại công ty 46 2.3.4. Quyết toán thuế TNDN 50 CHƯƠNG III: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế 51 I. Nhận xét và đánh giá 51 1. Ưu điểm 52 2.Nhược điểm 53 II. Ý kiến đóng góp một số giải pháp 53 Phần III: Kết luận 54 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: Lý do chọn đề tài: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Thuế được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Thuế vừa đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, vừa góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư đồng thời tái phân phối thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Chỉ một sự thay đổi nhẹ trong chính sách thuế cũng kéo theo sự thay đổi lớn trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của chính phủ mà còn là sự phản ánh rõ nét đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển cho từng ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi, đồng thời, hạn chế đầu tư sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp. Tuy nhiên, tác dụng hạn chế hay khuyến khích của thuế đối với các hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng chỉ giới hạn trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Do đó để phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã hết sức linh động trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế. Hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường Ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho luật Thuế doanh thu, thuế lợi tức trước đây. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện 2 sắc thuế này. Việc sửa đổi các chính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp.Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT cũng như thuế TNDN luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thuế. Từ khi chúng ta áp dụng luật thuế GTGT, thuế TNDN đã có nhiếu tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, .. Tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế GTGT, thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT, thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT, thuế TNDN được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Nhận thức được sâu sắc về vai trò của kế toán thuế GTGT, thuế TNDN, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong phòng kế toán kết hợp với những kiến thức đã học tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của cô. Nhóm em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế” Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về các vấn đề lý luận liên quan đến Thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN. Tìm hiểu thực trạng áp dụng thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Qua đó đánh giá công tác thi hành thuế GTGT, TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là số liệu và các nghiệp vụ phát sinh tại Công Ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT tại Công Ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: số liệu và các nghiệp vụ trong bài được lấy trong năm 2013 đối với thuế TNDN, tháng 5 năm 2014 đối với thuế GTGT tại Công Ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Nội dung: tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, thông tin trên các báo, tạp chí, các trang web Phương pháp phân tích số liệu, xử lý số liệu: sử dụng các phương pháp so sánh sổ số liệu, phương pháp thống kê mô tả. Bố cục của đề tài Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán thuế trong Doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế Kế toán thuế GTGT Kế toán thuế TNDN Chương III: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán thuế tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng TT Huế Nhận xét và đánh giá Ưu điểm Nhược điểm Ý kiến đóng góp một số giải pháp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP Chương II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỪA THIÊN HUẾ Giới thiệu Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triên hạ tầng Thừa Thiên Huế Khái quát: Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỪA THIÊN HUẾ Địa chỉ: 34 Tôn Thất Tùng-thành phố Huế Điện thoại: 054 3820300 Tài khoản ngân hàng VIB chi nhánh Thừa Thiên Huế Số tài khoản: 408704060026465 Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Tâm Giấy phép kinh doanh: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3300384585 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 10 tháng 2 năm 2009 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng Tỷ lệ góp vốn: 30% Mã số thuế:  3300101156 Ngày bắt đầu hoạt động: 12/02/2009 Hoạt động chính: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật; Thi công các hạng mục cơ khí xây dựng, điện, nước dân dụng, xử lý nền móng công trình; Khai thác và mua bán vật liệu xây dựng;  Sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí;  Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm có liên quan;  Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế Hiện nay Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển Thừa Thiên Huế là một công ty phát triển. Việc sử dụng hợp lý lao động chính là tiết kiệm về chi phí lao động, công ty có số lượng nhân viên là 12 người, tất cả đã qua đào tạo chuyên môn. Với đà phát triển này công ty tuyển dụng thêm lao động có trình độ để nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty trong điều kiện hiện nay. Bao gồm: Giám đốc: 1 người Phó Giám đốc: 1 người Phòng Kế toán: 3 người Phòng kỹ thuật: 4 người Phòng kinh doanh: 3 người Giám đốc có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và được ủy quyền là đại diện hợp pháp của công ty. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng: phòng Tài chính Kế toán, Phòng kỹ thuật , Phòng kinh doanh. Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Phó giám đốc cùng Kế toán trưởng sẽ thông tin cho Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch và ký kết các hợp đồng kinh tế. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ kế toán của nhà nước và tư vấn cho Giám đốc trong các quyết định kinh doanh. Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó đề ra các chiến lược phù hợp cho công ty. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ theo dõi, đảm bảo về mặt kỹ thuật trong việc xây dựng các định mức nguyên vật liệu và kiểm tra chất lượng công trình. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế Hệ thống chứng từ ban đầu trong công tác hạch toán kế toán: Hiện nay, Công Ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính thiết kế theo nguyên tắc hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Mở sổ kế toán theo bên “Có” của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên Có của mỗi tài khoản theo các tài khoản đối ứng Nợ - Có liên quan. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ tiêu về kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập bảng biểu. Kết hợp việc ghi chép các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hóa các nhiệm vụ đó theo nội dung kinh tế. Việc hạch toán tổng hợp và việc hạch toán chi tiết của đại bộ phận các tài khoản trên cùng một sổ sách kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép phải được kết hợp một cách rộng rãi. Với đối tượng là kế toán thanh toán thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì kỳ hạch toán thanh toán là hàng tháng. Việc xác lập báo cáo quý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin về số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp, và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế. Tài khoản kế toán mà Công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 48 TC/QĐ-CĐKT, được thiết kế theo nguyên tắc sau: Đảm bảo phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế của Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và thuộc mọi lĩnh vực. Phù hợp và đáp ứng được mọi yêu cầu, đặc điểm của mọi nền kinh tế ở nước ta hiện nay Đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin kế toán bằng máy vi tính. Hiện nay Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế đang sử dụng các loại tài khoản trong quyết định 48 TC/QĐ-CĐKT Bộ tài chính. Các tài khoản được sử dụng bao gồm những tài khoản sau đây: TK 111: Tiền mặt TK112: Tiền gửi ngân hàng TK131: Phải thu của khách hàng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 138: Phải thu khác TK 141: Tạm ứng TK 142: Chi phí trả trước TK 152: Nguyên liệu, vật liệu TK153: Công cụ, dụng cụ TK156: Hàng hóa TK 211: Tài sản cố định TK 213: Tài sản cố định vô hình TK 214: Hao mòn tài sản cố định TK 222: Góp vốn liên doanh TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang TK 311: Vay ngắn hạn TK 331: Phải trả cho người bán TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 341: Vay dài hạn TK 411: Nguồn vốn kinh doanh TK 415: Quỹ dự phòng tài chính TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính TK 532: Giảm giá hàng bán TK 632: Giá vốn hàng bán TK 635: Chi phí tài chính TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổ chức công tác kiểm tra kế toán tài chính và tổ chức bộ máy kế toán ở công ti cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế: Tổ chức công tác kiểm tra kế toán tài chính: Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ở Công ty được tổ chức tập trung tại phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó, nhằm kiểm tra tình hình vật tư, tiền vốn cũng như lao động cùng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế một cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy kế toán: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ THUẾ Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty và trực tiếp quản lý các nội dung kế toán liên quan đến mua bán hàng hóa, doanh thu, chi phí, các quan hệ tài chính với ngân hàng, các chế độ về thuế và báo cáo tài chính. Kế toán trưởng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho Giám đốc điều hành về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và có vai trò tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch và ký kết các hợp đồng kinh tế. Kế toán trưởng có vai trò xây dựng các định mức chi phí liên quan, hạch toán kế toán tài chính.Xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán trong Công ty.Theo dõi và quản lý hàng hóa, vật tư, tài sản của Công ty. Lập các sổ sách liên quan đến công tác kế toán trong đơn vị và báo cáo kịp thời với lãnh đạo các phát sinh trong toàn bộ quá trình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Kế toán tổng hợp và kế toán thuế: Kế toán thuế: căn cứ các hóa đơn mua bán hàng hóa, tài sản căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty tính toán tổng hợp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Kế toán tổng hợp: sau khi các bộ phận đã lên báo cáo, cuối kỳ kế toán tổng hợp kiểm tra, xem xét lại tất cả các chỉ tiêu, xác định kết quả kinh doanh và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính. Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ là thu, chi, quản lý các vấn đề liên quan đến quỹ tiền mặt của Công ty. Bên cạnh đó, cần báo cáo kịp thời tình hình quỹ tiền mặt để có hướng giải quyết hợp lý. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Thực trạng về tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT tại Công ty 2.1.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào (TK 1331): Các chứng từ ghi sổ: Chứng từ công ty sử dụng chủ yếu trọng hạch toán thuế GTGT là Hóa đơn thuế GTGT mẫu số 01GTKT3/001 do Bộ tài chính ban hành theo thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài chính. Trên Hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định như : giá bán, phần thuế GTGT , phụ phí được hưởng và tổng giá trị thanh toán. Do quy mô còn nhỏ, chủ yếu hoạt động trong khu vực thành phố Huế, đồng thời lĩnh vực hoạt hầu như không sử dụng những nguyên vật liệu đặc thù hay được nhập khẩu từ nước ngoài nên việc hạch toán thuế GTGT của công ty có phần đơn giản hơn khi không sử dụng các chứng từ khác như chứng từ hàng nhập khẩu, chứng từ hàng hóa đặc thùVà cụ thể khi tìm hiểu thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế trong năm 2014 gồm những chứng từ sau : Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 số 0003140, ký hiệu VA/12P ngày 08/03/2014 Phiếu Chi số 01, ngày 01/05/2014. Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 số 0000225, ký hiệu TN/13T, ngày 27/03/2014 Phiếu nhập kho số 02 ngày 01/05/2014 Phiếu chi số 02 ngày 01/05/2014 Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 số 0015309, ký hiệu NV/12P, ngày 12/04/2014 Phiếu nhập kho 03, ngày 01/05/2014 Phiếu chi 03, ngày 01/05/2014 Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01/02/GTGT ban hành kèm theo thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2013 của Bộ tài Chính. Hằng ngày, căn cứ vào tình hình hoạt động, các bộ phận có nhu cầu về nguyên vật liệu lập tờ trình xin mua vật tư. Sau khi được sự xét duyệt của giám đốc và trưởng bộ phận thì cán bộ đảm nhận việc cung ứng vật tư lập giấy đề nghị tạm ứng để đi mua hàng. Khi hoàn tất hoạt động mua hàng, phải tập hợp các hóa đơn chứng từ có liên quan đến việc mua hàng hóa sau đó gửi về phòng Tài chính – Kế toán của công ty. Tại đây các bộ phận kế toán có liên quan tiến hành đối chiếu tính hợp pháp, hợp lí của chứng từ như Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu chi, phiếu nhập khođể xác định độ tin cậy của chứng từ, từ đó luân chuyển tới các bộ phận liên quan khác. 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT đầu vào được phản ánh trên tài khoản: 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phí nước ngoài theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133 Bên Nợ: -Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. 2.1.1.3. Sổ kế toán: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ kế toán chi tiết 2.1.1.4.Hạch toán thuế GTGT đầu vào Hằng ngày, khi có
Luận văn liên quan