Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Cuộc đấu tranh thể hiện trong lao động ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sáng tạo ra cái mới, để không ngừng vươn lên, hay nói một cách khác mỗi người phải tìm cho mình một hoạt động thích hợp trong xã hội để tồn tại và vươn lên hướng tới ngày mai. Từ đó ra đời sự cạnh tranh và phát triển của cá nhân, của gia đình, của một cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đô thị nói riêng trong những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Một cá nhân có thể trở thành người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Nếu không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, thì cá nhân đó có thể trở thành người xấu, bị tách khỏi chuẩn mực của xã hội.[9, 2006]. Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ xã hội. Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng trí thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ 21, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cho sinh viên là việc quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là quan tâm đến nhà ở - đó là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh hoạt của sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nhà ở là điều kiện đầu tiên để phất triển nguồn lực con người – là nơi sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu sau những giờ lên lớp lên giảng đường, là nơi để sinh viên rèn luyện thể lực sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập. Nếu sinh viên vẫn phải ăn ở trong nhũng điều kiện tạm bợ, nhếch nhác, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, cũng như nhân cách của sinh viên.
Vì thế, vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách, cần được sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành, chức năng, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sinh sống và học tập, hoặc đang nằm trên những dự án cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) hiện nay đang giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một trung tâm đa chức năng của Việt Nam. Không chỉ là một trung tâm dân cư lớn nhất cả nước (với số dân 6.650.942 Năm 2007) mà còn là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế: với tỷ trọng GDP của thành phó chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Đồng thời cũng là trung tâm giáo dục đại học, trung tâm khoa học công nghệ lớn thứ hai của cả nước, sau thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn Tp. HCM hiện nay có trên khoảng 130 Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau với số sinh viên khổng lồ, trong đó có tới 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ.
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Cuộc đấu tranh thể hiện trong lao động ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sáng tạo ra cái mới, để không ngừng vươn lên, hay nói một cách khác mỗi người phải tìm cho mình một hoạt động thích hợp trong xã hội để tồn tại và vươn lên hướng tới ngày mai. Từ đó ra đời sự cạnh tranh và phát triển của cá nhân, của gia đình, của một cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đô thị nói riêng trong những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Một cá nhân có thể trở thành người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Nếu không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, thì cá nhân đó có thể trở thành người xấu, bị tách khỏi chuẩn mực của xã hội.[9, 2006]. Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ xã hội. Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng trí thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ 21, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cho sinh viên là việc quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là quan tâm đến nhà ở - đó là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh hoạt của sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nhà ở là điều kiện đầu tiên để phất triển nguồn lực con người – là nơi sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu sau những giờ lên lớp lên giảng đường, là nơi để sinh viên rèn luyện thể lực sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập. Nếu sinh viên vẫn phải ăn ở trong nhũng điều kiện tạm bợ, nhếch nhác, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, cũng như nhân cách của sinh viên.
Vì thế, vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách, cần được sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành, chức năng, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sinh sống và học tập,…hoặc đang nằm trên những dự án cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) hiện nay đang giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một trung tâm đa chức năng của Việt Nam. Không chỉ là một trung tâm dân cư lớn nhất cả nước (với số dân 6.650.942 Năm 2007) mà còn là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế: với tỷ trọng GDP của thành phó chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Đồng thời cũng là trung tâm giáo dục đại học, trung tâm khoa học công nghệ lớn thứ hai của cả nước, sau thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn Tp. HCM hiện nay có trên khoảng 130 Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau với số sinh viên khổng lồ, trong đó có tới 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ.
Thêm vào đó, theo đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đến năm 2020 thì số lượng các trường đại học tại Tp. HCM sẽ tăng dần lên, cụ thể năm 2010 là 45 trường. Điều này càng khẳng định vị trí trung tâm giáo dục đào tạo, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của Thành phố và cũng cho chúng ta thấy rằng Tp. HCM phải gánh vắc một phần trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực phía Nam nói chung và cho cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng [5, 2002].
Như vậy trong tương lai gần số lượng sinh viên đại học, cao đẳng sẽ tăng lên nhanh chóng, nhưng chỉ một số trường có ký túc xá cho sinh viên với số phòng trọ ít ỏi, mỗi năm cũng chỉ có thể giải quyết được vài trăm xuất cho sinh viên vào ở với những chỉ tiêu ưu tiên xét chọn rất kỹ càng như con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc thiểu số, khuyết tật nặng, quá nghèo, con em vùng sâu vùng xa, hải đảo. Số lượng lớn sinh viên còn lại - trong đó đa số là sinh viên ngoại tỉnh – là thuộc “trách nhiệm” của dân gần trường.
Trong khi đó việc xây dựng nhà trọ cho sinh viên trong địa bàn dân cư vẫn còn mang tính manh mún, tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của sinh viên là cần có một chỗ trọ mà chưa có một quy chế, quy định rõ ràng của chính quyền thành phố đối với việc giải quyết vấn đề nhà ở cho sinh viên. Và một thực tế cho thấy nhà trọ của dân đa phần điều kiện không được tốt lắm, chủ yếu được cơ nới tận dụng diện tích sẵn có, xây dựng tạm bợ trên những nền đất yếu với những vật liệu thô sơ không đảm bảo an toàn, vệ sinh, về phòng cháy chữa cũng như sức khỏe cho sinh viên và môi trường tự học tập của sinh viên ở phòng trọ.
Giá nhà trọ cho sinh viên thông thường rất cao và ngày càng leo thang do nhu cầu do nhu cầu sinh viên quá lớn. Cộng với việc để giảm chi phí hầu như các chủ nhà hạn chế tối đa mức đầu tư, vì vậy mà các công trình nhà ở cho sinh viên thường được xây dựng rất nhanh với các vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém, cũng do tận dụng tối đa nên trong những dãy nhà trọ này công trình phụ và kết cấu bố cục nhà thường thiếu hợp lý, khoảng không gian chật hẹp, kể cả điện nước sinh hoạt, và các tiện nghi tối thiểu cần có để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày cũng không đảm bảo.Trong lúc các trường đại học và cao đẳng trên thành phố chưa có đủ ký túc xá thì việc sinh viên ở ngoài nhà dân là điều tất yếu.
Vì thế, một vấn đề nan giải đặt ra là vấn đề nhà ở cho sinh viên. Nên chúng tối quyết định chọn đề tài “Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM ”.
Với mục đích tìm hiểu thực trạng nhà ở sinh viên hiện nay, nhu cầu ở của họ như thế nào? Thực trạng nơi ở như vậy có ảnh hưởng gì tới đời sống (sinh hoạt, quan hệ cộng đồng) của sinh viên? Nhà trường, địa phương, các ban ngành chức năng đã quan tâm đến đời sống của sinh viên như thế nào? Từ đó góp phần định hướng cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề nhà ở cho sinh viên, góp một tiếng nói cho lời giải câu hỏi giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên một chỗ ở để có thể an cư học tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phần lớn các sinh viên trên đia bàn Tp. HCM là những sinh viên ngoại tỉnh, bên cạnh đó đa phần trong số họ có cuộc sống ở trọ. Rời xa mái ấm gia đình, họ phải tự lo toan mọi vấn đề trong cuộc sống của mình, từ việc ăn ở, sinh hoạt đến việc học tập, đi lại. Gia đình, nhà trường, các tổ chức, chính quyền địa phương thường chỉ quan tâm đến việc học tập của họ mà ít quan tâm đến việc nâng cao chất lương cuộc sống cho sinh viên, cụ thể ở đây là vấn đề nhà ở của sinh viên. Bởi lẽ, nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn nhân lực – một yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nhà ở (nhà trọ, kí túc xá) của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, với mục đích tìm hiểu thực trạng nhà ở sinh viên hiên nay, ảnh hưởng của thực trạng nhà ở tới đời sống học tập của sinh viên, và qua đó thấy được nhu cầu ở của họ. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu về thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu ở của sinh viên. Cũng qua việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích góp phần định hướng cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề nhà ở của sinh viên. Để từ đó có những đề xuất mang tính khuyến nghị đối vấn đề nhà ở của sinh viên. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sinh viên học tập tốt, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sẽ tập trung phân tích các nội dung chủ yếu sau:
Nghiên cứu mang tính lý thuyết qua các tài liệu có sẵn.
Phần nghiên cứu thực nghiệm
Đề tài tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn Tp. HCM.
Tìm hiểu về nhu cầu ở của sinh viên và thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu ở của sinh viên hiện nay
Ảnh hưởng của chất lượng nhà ở đến đời sống của sinh viên (học tập, đời sống sinh hoạt, mối quan hệ cộng đồng).
Mong muốn, đề xuất của sinh viên về vấn đề ở hiện nay như thế nào? Để họ có thể an tâm học hành, nâng cao chất lượng học tập.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào “thực trạng nhà ở” của sinh viên hiện nay, và qua đó tìm hiểu sự tác động của chất lượng nhà ở đến đời sống sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể cung cấp thông tin sơ cấp cho đề tài nghiên cứu là 240 sinh viên tại một số trường trên địa bàn Tp.HCM, ngoài ra khách thể của đề tài còn có các đơn vị nhà trường mà các sinh viên đang theo học, chính quyền địa phương nơi sinh viên đang tạm cư, và người dân đang cho sinh viên thuê nhà.
3.3. Giới hạn phạm vi khảo sát
Địa điểm được chọn để nghiên cứu trong đề tài là một số trường Đại học trên địa bàn Tp. HCM.
4. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích thông tin
4.1. Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu này có kế thừa một số nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó có liên quan; đồng thời và chủ yếu là nguồn dữ liệu từ cuộc điều tra xã hội học độc lập của sinh viên được tiến hành trong tháng 3/2009.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Để đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của thông tin, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau, cũng là trình tự của quy trình nghiên cứu.
Để đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của thông tin, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau, cũng là trình tự của quy trình nghiên cứu.
Bước 1: Lấy ý kiến chuyên gia, thu thập và tóm tắt tài liệu có sẵn.
Bước 2: Quan sát tham dự và không tham dự
+ Chọn một số khu nhà trọ điển hình để tiến hành quan sát không tham dự (cơ sở vật chất phòng trọ, môi trường khu trọ…). Bên cạnh đó do là sinh viên cũng có cuộc sống đi ở trọ nên bản thân người nghiên cứu đã có điều kiện quan sát, và cảm nhận về đời sống sinh hoạt và quá trình học tập của sinh viên.
+Kết hợp phỏng vấn tự do, chụp hình để chuẩn bị xây dựng các công cụ bảng hỏi
Bước 3: Khảo sát xã hội học (bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc).
+ Đối với bảng hỏi cấu trúc: đề tài sẽ điều tra một mẫu với dung lượng là 240 trường hợp. Khách thể là các sinh viên thuộc một số trường đại hoc trên địa ban nghiên cứu của đề tài.
Do tính chất của đề tài nghiên cứu nên chúng tôi chọn mẫu và phân chia như sau: phân tầng theo năm học: năm I, năm II, năm III, năm IV và chia đều số trường hợp cho nam và nữ.
+ Đối với bảng hỏi bán cấu trúc: chúng tôi phỏng vấn sâu 7 trường hợp (trong đó có 4 trường hợp là sinh viên đại diện cho 4 trường, 1 cán bộ trong ban điều hành ký túc xá, 1 chủ nhà trọ, 1 cán bộ phụ trách sinh viên ở các trường).
4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Đối với thông tin định tính: Xử lý bằng tay theo phương pháp phân tích – tổng hợp và so sánh.
- Đối với thông tin định lượng: Xử lý bằng phần mềm tin học chuyên dụng trong nghiên cứu xã hội học SPSS. Thông tin chủ yếu được phân tích theo phương pháp mô tả thống kê, tổng hợp và so sánh.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trước hết, thông qua đề tài nghiên cứu chúng tôi có cơ hội được làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và giúp cho chúng tôi có điều kiện được trải nghiệm thực tế.
Tiếp đến đề tài “Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh” cho chúng ta thấy được thực trạng về nhà ở của sinh viên hiện nay, tác động của chất lượng nhà ở đến đời sống sinh viên, nhu cầu về nhà ở của sinh viên hiện nay như thế nào? Thực trạng đáp ứng của xã hội đến với nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay.
Đồng thời, đề tài cũng góp phần cho xã hội nói chung, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành chức năng, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập nói riêng thấy được thực trạng và nhu cầu về nhà ở của sinh viên để đề ra những chương trình, hành động cụ thể, rõ ràng, chất lượng hơn trong việc chăm lo đến đời sống của sinh viên đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Đề tài này còn giúp cho sinh viên đặc biệt là các sinh viên ngoại tỉnh nhìn lại vấn đề nhà ở của mình để có hướng điều chỉnh lựa chọn sao cho phù hợp từ đó phục vụ tốt cho công tác học tập của họ.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Ở nước ta hiện nay trong giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà ở đang là vấn đề bức bách, thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, và nó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết bằng những giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhất trong sự phát triển chung của xã hội. Nhà ở là vấn đề kinh tế - xã hội - nghệ thuật và khoa học kỹ thuật rất rộng lớn, là nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, đồng thời là quyền cơ bản của con người, được nhà nước công nhận và chăm lo thông qua các chính sách, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân dân tạo lập chỗ ở cho phù hợp với nhu cầu và khả năng. Chính vì thế nhà ở là một trong những đề tài mang tính cấp thiết, ở nước ta trong những năm qua có khá nhiều công trình, bài viết về nhà ở. Sau đây chúng tôi xin tiếp cận một số công trình nghiên cứu về nhà ở như:
Trong nhập môn xã hội học đô thị của TS. Vũ Quang Hà – Th.S Tạ Minh có đề cập đến một số khía cạnh xã hội học về vấn đề nhà ở quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị các tác giả có nêu: “Sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội đã tác động mạnh đến lĩnh vực nhà ở, quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Lớp người giàu có, trung bình khá có khả năng hoạt động và chi phối thị trường nhà đất, lực lượng thiết kế, xây dựng… làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đô thị. Lớp người nghèo phải đương đầu với những khó khăn do giá nhà đất tăng, tạo nên nhiều khu vực nhà ở có chất lượng thấp kém…”. [13, 2002]
Nghiên cứu về nhà ở trong “Phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam đến năm 2010 03/03/2009” trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của GS.TS Nguyễn Mạnh Kiểm. Tác giả đã đề cập đến quá trình phát triển kiến trúc nhà ở đô thị của một số nước phát triển, đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực để rút kinh nghiệm, áp dụng cho công tác nghiên cứu phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam. Tiếp đến đánh giá hiện trạng hệ thống các kiểu mẫu nhà ở đã được xây dựng tại các đô thị Việt Nam qua các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. cũng trong đề tài này tác giả cũng nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc đề xuất tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các khu ở, đơn vị ở, căn hộ ở cho các đối tượng ở, các thành phần ở trong các đô thị Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất các mẫu nhà ở thích hợp áp dụng cho các đô thị hiện tại và các năm tiếp theo cũng như nghiên cứu đề xuất các chính sách quy định cho nhà ở tại các đô thị Việt Nam. [24]
Nhưng trong khi có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhà ở và đời sống cho các đối tượng như công nhân, người thu nhập thấp, người nghèo, giáo viên,…nhưng đối với sinh viên thì các nghiên cứu tương tự liên quan còn tương đối hạn chế ở. Đây là một khó khăn trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Tuy vậy, chúng tôi xin tiếp cận một vài nghiên cứu có liên quan.
Trong bài “kích cầu: tập trung cho công nhân và sinh viên”, đăng trên báo lao động số 29 ngày 15/12/2008, cho biết trọng tâm của gói kích cầu 1 tỉ USD của chính phủ sẽ tập trung cho các dự án cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội cụ thể là: “sau thời kỳ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn bởi suy giảm kinh tế trên bình diện toàn cầu. Chính phủ đã nhận định: cần chủ động ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, trong đó thủ tướng chính phủ chỉ đạo, trong giai đoạn này cần có những khởi động nhằm kích cầu về đầu tư và kích cầu tiêu dung. Trong đó Bộ KH-ĐT đề xuất gói kích cầu cho các dự án kết cấu hạ tầng để vừa kích cầu đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng; đồng thời tập trung xây dựng các dự án nhà ở xã hội hướng đến đối tượng có nhu cầu lớn về nhà ở hiện nay là công nhân trong các KCX, KCN; học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, đồng thời tác giả cũng nêu lên một khó khăn là: mặc dù hiện nay đã có quy hoạch dành cho công nhân các KCX, KCN; nhà ở cho HSSV, nhưng nguồn vốn đầu tư rất eo hẹp và không có cơ chế để các doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư cho các khu vực này. Vì thế Với nguồn vốn kích cầu của chính phủ chúng tôi kiến nghị dành một phần thích đáng cho khu vực này, đồng thời đề xuất cơ chế hỗ trợ như cho người lao động, HSSV vay vốn không có lãi; nhà đầu tư các dự án sẽ được hưởng cơ chế như miễn tiền sử dụng đất, vay vốn không phải trả lãi và có một số cơ chế “dài hơi”… [8, 2008]
Cũng đề cập đến vấn đề nhà ở của sinh viên trong bài viết “Nhọc nhằn chỗ trọ sinh viên” của Duy Thịnh, tác giả cho rằng sinh viên có nhu cầu rất lớn về chỗ ở, việc đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên hiện nay là một việc cấp bách. Trong quá trình nhọc nhằn tìm chỗ trọ của mình, sinh viên vẫn rất trong chờ vào việc xã hội hóa trong xây dựng các khu ký túc xá được phát triển sâu rộng. Ở đây tác giả đã nêu ra thực trạng là tại Tp. HCM có khoảng 130 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với số sinh viên khổng lồ, trong đó có 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ. Tuy nhiên, chỉ số ít sinh viên may mắn được ở trong làng sinh viên và ký túc xá hoạc tìm được chỗ ở phù hợp. Và nguồn lực quan trọng giải quyết nơi ở cho sinh viên là từ các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều trở ngại lớn: giá vật liệu tăng, lãi xuất ngân hàng cao. Nếu phải đi vay ngân hàng để xây dựng nhà và thu mỗi sinh viên 200.000 đồng/tháng thì nguồn thu cũng chỉ vừa đủ trả lãi, trong lúc đó, đầu tư cho chung cư cao tầng, khách sạn, nhà biệt thự chắc chắn sẽ thu lời nhanh hơn nên các doanh nghiệp tỏ ra không mạn mà với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên. Vì vậy trong khi chính sách xây dựng nơi ở cho sinh viên chưa thu hút được các doanh nghiệp thì việc giải bài toán nhà ở, ký túc xá sinh viên về căn cơ lâu dài là phải tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giáo dục. Để lấy dẫn chúng cho vấn đề này tác giả đã nêu vừa qua, ĐH Quốc gia Tp. HCM và công ty cổ phần Hưng Á vừa đưa vào sử dụng và khai thác ký túc xá thuộc ĐH Quốc gia Tp. HCM, với 176 phòng, giải quyết cho khoảng 1000 sinh viên. Thế nhưng sinh viên ĐH Quốc gia hiện có tới khoảng 20.000, nên cả ký túc xá ĐH Quốc gia và ký túc xá xã hội hóa cũng giải quyết được ½, tức là khoảng 10.000 sinh viên. [24]
Đề cập đến vấn đề xây dựng quy chế quản lý nhà trọ, ký túc xá sinh viên trong bài viết: “Khó có thể, thậm chí không thể xây dựng được quy chế quản lý nhà trọ”. Nội dung bài viết cho biết, khó có thể, thậm chí không thể xây dựng được vì các bộ không trực tiếp quản lý sinh viên vì đó là nhu cầu riêng. Hơn nữa phần lớn các trường chỉ đáp ứng 20-30% chỗ ở cho sinh viên còn 70-80% sinh viên tự tìm chỗ trọ bên ngoài do đó rất khó quản lý. Tình trạng nhà trọ sinh viên rất phức tạp, lộn xộn, xuất hiện tệ nạn xã hội mà nhà trường, gia đình rất khó quản lý, nóng nhất là hai thành phố lớn Hà Nội, Tp. HCM. Đồng thời một thực trang đó là nhà trọ khó tìm giá thì cứ nhích lên dù đoàn trường đại học Cửu Long có tư vấn tới chỗ trọ cho tân sinh viên nhưng chỉ giải quyết cho một số nhỏ. Sinh viên cứ mãi lao đao về chuyện chỗ ở thì không thể yên tâm học hành. Việc xây dựng kí túc xá mới, mở rộng các khu kí túc xá sẵn có là mong muốn của không ít sinh viên. Thiết nghĩ, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng, các cơ quan đơn vị trường học cũng nên quan tâ