Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên (VTN). Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 ở nước ta VTN chiếm 22.7% dân số và hiện nay VTN có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn [9].
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới.
Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh của phần cơ thể còn lại" [4]. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ VTN và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì.
Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính và tình dục cũng như các biện pháp tránh thai. Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS. Vậy thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về GDGT hiện nay ra sao? Tình trạng dạy và học GDGT như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT?.Với tất cả những lí do trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhận thức
của học sinh THPT về Giáo dục giới tính
(nghiên cứu trường hợp trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên)
91 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 20986 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính (nghiên cứu trường hợp trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên (VTN). Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 ở nước ta VTN chiếm 22.7% dân số và hiện nay VTN có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn [9].
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục…Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới.
Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh của phần cơ thể còn lại" [4]. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ VTN và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì.
Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính và tình dục cũng như các biện pháp tránh thai. Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS. Vậy thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về GDGT hiện nay ra sao? Tình trạng dạy và học GDGT như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT?...Với tất cả những lí do trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhận thức
của học sinh THPT về Giáo dục giới tính
(nghiên cứu trường hợp trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên)
2. Ý nghĩa khoa học - ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò.
Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về GDGT đồng thời cũng làm rõ vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDGT cho học sinh THPT.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu còn giúp học sinh THPT có nhận thức sâu sắc về vấn đề GDGT cũng như nhu cầu được GDGT. Nhận thức được điều đó sẽ giúp các em trang bị kiến thức đầy đủ về GDGT, giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc cũng như những sai lầm trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Kết quả nghiên cứu còn giúp gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội hiểu rõ vai trò quan trọng của mình trong việc GDGT cho học sinh THPT.
Giúp các nhà quản lý, nhà khoa học tham khảo, đưa ra những biện pháp cũng như phương án giúp học sinh THPT có kiến thức toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cũng như các yếu tố tác động đến nhận thức này. Qua đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng GDGT cho trẻ em vị thành niên.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về GDGT
Phân tích một số yếu tố tác động đến nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT
Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp về vấn đề nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức của học sinh THPT về vấn đề này.
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát
Trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
Thời gian khảo sát
Từ ngày 3 đến 7 tháng 5 năm 2007
4.4 Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên số liệu thu thập được từ 150 bảng hỏi cho học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên với cơ cấu mẫu như sau:
Số lượng mẫu: 150 phiếu
Cơ cấu giới tính: Nam : 45.3%
Nữ: 54.7%
Cơ cấu năm học: Lớp 10: 34%
Lớp 11: 34%
Lớp 12: 32%
Cơ cấu học lực: Yếu: 1.33%
Trung bình: 19.33%
Khá: 68%
Giỏi: 11.33%
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện với tính cách là phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa chúng, đi tìm nguồn gốc của các quá trình xã hội ở trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại của chúng.
Do vậy khi nghiên cứu thực trạng về nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Ở đây, với mong muốn tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cần phải xem xét quá trình tiếp nhận những kiến thức về GDGT ở nhà trường, gia đình và xã hội ra sao, quá trình có tác động như thế nào đến nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lí luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định.
Vì vậy, khi giải thích các hiện tượng xã hội và những biến đổi của nó, chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất phát từ những điều kiện hiện thực của sự hoạt động của con người trong thời đại cụ thể
Khi nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề giáo dục giới tính cần đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển biến đổi của đất nước về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá để có thể hiểu được những khía cạnh khác nhau tác động đến quá trình tiếp thu kiến thức GDGT của học sinh cũng như những biến đổi trong vai trò giáo dục nhận thức cho học sinh của nhà trường.
Những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò nền tảng và là cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu có thu thập, phân tích và tham khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của mình.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng, phân tích các báo cáo về địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi với kích thước mẫu là 150, nghiên cứu được tiến hành đối với học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên. Cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện. Mỗi khối chọn đại diện 3 lớp.
Đề tài sử dụng các thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi dưới dạng thông tin đã xử lý bằng chương trình SPSS 13.0
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được thực hiện để thu thập những thông tin định tính, nhằm làm phong phú thêm cho những thông tin định lượng. Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào những ý kiến của các em học sinh về vai trò của nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục giới tính. Qua đây đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của mình. Phỏng vấn sâu được tiến hành với số lượng là 5 mẫu trong đó có 4 đối tượng là học sinh và 1 đối tượng là giáo viên trường THPT Ngô Quyền với các đặc điểm khác nhau về giới tính, khối học.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh trường THPT Ngô Quyền đã có những hiểu biết về vấn đề GDGT nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu những kiến thức chung về lĩnh vực giới tính.
Gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè có vai trò quan trọng trong việc GDGT cho học sinh THPT. Tuy vậy, vẫn còn có những lĩnh vực bị bỏ ngỏ như: quan hệ với bạn khác giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục… Học sinh thường tìm đến các phương tiện truyền thông đại chúng để lấp đầy những kiến thức còn thiếu hụt.
7. Khung lý thuyết
7
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Điều kiện kinh tế xã hội
Học sinh trường THPT
Ngô Quyền
Thực trạng nhận thức của học sinh
THPT Ngô Quyền về GDGT
Tâm lý tuổi dậy thì
Cơ quan sinh dục nam nữ
Tình bạn
Tình yêu
Tình dục
Các biện pháp tránh thai
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
. Cơ sở lí luận
Thuyết hành động xã hội
Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như Weber, Parson,… đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người - xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là "ý nghĩa chủ quan" chính là ý thức , là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì? và sẽ thực hiện nó như thế nào? khác hẳn với những hành động bản năng sinh học.
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội. Nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT đều được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong xã hội chấp nhận vì vậy nhận thức và hành vi về vấn đề GDGT của các em không thể không tính đến hệ giá trị - chuẩn mực của xã hội.
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, mức độ quan tâm của mình mà có những nhận thức và hành vi khác nhau về vấn đề GDGT.
Thuyết cấu trúc - chức năng.
Theo lý thuyết câú trúc chức năng thì xã hội là một hệ thống tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Đến lượt mình mỗi tiểu hệ thống lại được coi là một hệ thống được cấu thành từ các tiểu hệ thống nhỏ hơn...Mỗi bộ phận của hệ thống hoặc tiểu hệ thống đều giữ những vai trò nhất định phù hợp nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển của toàn bộ hệ thống. Mở rộng ra cho bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong xã hội cũng đều có những chức năng riêng của mình, mà nếu thiếu đi sự vật, hiện tượng ấy cùng những chức năng tương ứng của nó thì xã hội không thể tồn tại được.
Vận dụng quan điểm này có thể xem xét nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội là những tiểu hệ thống và hoạt động giáo dục tri thức khoa học cũng như GDGT là những tiểu hệ thống nhỏ hơn. Và trong đời sống xã hội nếu thiếu đi bất cứ một tri thức nào thì con người khó có thể phát triển bình thường. Việc Giáo dục giới tính cho các em học sinh THPT phải được xem là việc cần làm ngay và là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giúp các em có thể phát triển một cách hài hoà về thể chất và tâm hồn
Lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống đối với môi trường bên ngoài thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm, nếu không thì thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển.
Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu của con người. Thuyết về thang phân cấp nhu cầu của ông được chia thành 5 bâc: từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu hoàn thiện và phát huy tiềm năng của bản thân.
1. Các nhu cầu về sinh lý: ăn, ngủ...
2. Các nhu cầu về an toàn an sinh.
3. Nhu cầu về xã hội văn hoá.
4. Nhu cầu tự trọng
5. Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định.
Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nhất định. Mỗi cá nhân khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau và ở cấp bậc khác nhau, nhưng phải đáp ứng được nhu cầu bậc thấp mới đi đến đáp ứng được nhu cầu bậc cao hơn.
Sử dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu để chỉ ra rằng: việc trẻ trong độ tuổi dậy thì có nhu cầu được hiểu biết các vấn đề về giới tính là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của chính bản thân các em.
Lý thuyết vai trò
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội học nó đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện những mong đợi. Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự. Trong tiến trình cuộc đời của mỗi cá nhân thực hiện một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của anh ta được thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của anh ta. Ralph Linton nói chúng ta giữ địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò. Vai trò và địa vị không thể tách rời nhau. Không thể có vai trò mà không có địa vị hoặc ngược lại. Vai trò trở thành tập hợp các quyền và nghĩa vụ đã được thể chế hoá có nghĩa là với vị trí mà các nhân xã hội hay tổ chức nắm giữ thì chủ thể xã hội đó cần thực hiện tốt những mong đợi, bổn phận, trách nhiệm ở vị trí đó.
Ở đề tài này có thể thấy vai trò của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội là có trách nhiệm giáo dục những tri thức khoa học cũng như những tri thức xã hội cho học sinh. Vai trò đó được thực hiện khi nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh thoả mãn những mong đợi của xã hội đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của trường học.
. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chưa bao giờ GDGT được quan tâm nhiều như hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, nhất là sau hai hội nghị quốc tế ở Cairo 1994 ( Dân số và phát triển) và Bắc Kinh 1995 ( Diễn đàn phụ nữ) vì xã hội đã nhận thấy những nguy cơ hiển nhiên của việc không coi trọng đúng mức ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa của bộ môn GDGT này.
Hầu hết các nước Châu Âu đều coi GDGT là một vấn đề lành mạnh. Còn ở nhiều nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề GDGT vẫn được coi là vấn đề “ nhạy cảm” do xuất phát từ tư tưởng phong kiến. Nhưng trong những năm trở lại đây, trước xu thế phát triển của xã hội, vấn đề GDGT được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng qua sách báo, TV.
Cuốn sách “ Sức khoẻ vị thành niên” là tài liệu do Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình hợp tác với Thụy Điển đem lại những thông tin quý giá giúp định hướng hành động GDGT và chăm sóc SKSS vị thành niên.
Cuốn sách “ Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên” của bác sĩ Đào Xuân Dũng đã cho thấy sự cần thiết phải GDGT cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên.
TS Hoàng Bá Thịnh chủ biên với cuốn sách " Một số nghiên cứu về SKSS ở Việt Nam sau Cairo" của NXB Chính trị quốc gia.
Ngoài những cuốn sách nói về GDGT phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài báo trên tạp chí.
Trường ĐH Y Thái Bình với “ báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu SKSS Vị thành niên ở 5 tỉnh của Việt Nam” Nghiên cứu cho biết tỉ lệ VTN có được thông tin từ nhà trường trong các lĩnh vực SKSS.
Nguyễn Linh Khiếu với bài viết “ Tình bạn, tình yêu, tình dục tuổi vị thành niên” (t/c Khoa học về phụ nữ, số 3/2000). Bài viết là kết quả nghiên cứu khía cạnh tình bạn, tình yêu trong một dự án về SKSS vị thành niên năm 1998.
Một bài báo khác đăng trên t/c Khoa học về Phụ nữ, số 3/2003 của Nguyễn Phương Thảo, “ Vị thành niên và vấn đề Sức khoẻ sinh sản” Bài viết phân tích hiểu biết của VTN về những nội dung cơ bản của SKSS như: tuổi dậy thì, tình dục, mang thai, các biện pháp tránh thai...
Tạp chí Khoa học và phụ nữ số 3/2001 của các tác giả Đoàn Kim Thắng và Dương Chí Thiện đã có nghiên cứu về “ Giáo dục giới tính và SKSS VTN”. Bài viết đã đưa ra thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em VTN đối với giáo dục SKSS VTN và GDGT.
Nghiên cứu khác được thực hiện tại Hà Nội với nội dung “ Nhu cầu GDGT và SKSS của học sinh THPT” nghiên cứu trường hợp 4 trường nội thành Hà Nội ( tạp chí XHH số 4, 2002) của 3 tác giả Đoàn Kim Thắng, Phạm Thị Văn, Phạm Quốc Thắng. Nghiên cứu nêu lên thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi và nhu cầu học sinh THPT về GDGT.
Ngoài ra còn các khoá luận tốt nghiệp
“ GDGT cho con cái trong gia đình hiện nay” năm 1997 của Phạm Thị Kim Xuyến.
“Tìm hiểu nhận thức và hành vi chăm sóc SKSS của VTN Việt Nam hiện nay” của Bùi Thu Hương năm 2002
“Vai trò của cha mẹ trong việc Giáo dục SKSS VTN trong các gia đình công nhân viên chức ở thị xã Tam Điệp, Ninh Bình hiện nay” của Nguyễn Thanh Hương năm 2005.
Tuy nhiên có rất ít các đề tài nghiên cứu về thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT. Việc dạy và học GDGT trong các trường THPT hiện nay ra sao? Nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội đóng vai trò như thế nào trong việc GDGT. Đề tài nghiên cứu này mong muốn làm rõ những vấn đề trên.
1.3. Một số khái niệm công cụ
1.3.1 Nhận thức.
Theo nghĩa triết học, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã hội và không thể tách rời với thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thành khái niệm về hiện tượng thực tế giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích luỹ tri thức, tích luỹ kinh nghiệm từ đó cải tạo thế giới.
Như vậy, nhận thức là sự phản biện biện chứng thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiện thực làm cho hiện thực chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thức chính là quá trình con người làm phong phú thêm tri thức bằng những tri thức mới.
Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thức khách quan.
Chủ thể nhận thức là con người, trong tính hiện thực của nó,mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con người với tư cách là chủ thể nhận thức, nhận thức của con người bị chi phối bởi các yếu tố sau:
Nhu cầu lợi ích: mỗi cá nhân, nhóm người đều có những nhu cầu lợi ích nhất định.
Truyền thống văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau được phản ánh khác nhau ở những người khác nhau.
Các tri thức của thế hệ trước để lại đối với tong cá nhân có sự kế thừa hay bác bỏ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của họ.
Đặc điểm tâm sinh lý của từng người: Vì chủ thể nhận thức là con người nên phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh học di truyền, bẩm sinh.
Trình độ phát triển cụ thể của mỗi cá nhân về mặt sinh học.
Khách thể nhận thức: Là đối tượng mà nhận thức hướng vào, khách thể nhận thức không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thức không những chỉ hướng vào thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần.
Khách thể nhận thức của nghiên cứu này là toàn bộ quá trình giáo dục giới tính bao gồm: nội dung GDGT, công tác tuyên truyền giáo dục, …
Giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời trong quá trình nhận thức. Khách thể nhận thức được phản ánh mang đậm tính cá nhân thông qua cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tư tưởng…làm cho chủ thể nhận thức có thái độ, tình cảm đối với khách thể nhận thức và hành động tương ứng.
Hoạt động xã hội và