Đề tài Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế

Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Do đó, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu hướng của nhân loại ngày nay. Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là lĩnh vực đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế quốc nội hội nhập với nền kinh tế quốc tế, phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng các năng lực, tiềm năng của con người, vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng tiến tiến từ nước ngoài, trân trọng văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại. Xuất khẩu là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Xuất khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa không những đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước, kích thích tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước mà còn đem lại nguồn lực và tài nguyên từ nước ngoài. Ngoài ra, xuất khẩu cũng đã mở ra các loại hình dịch vụ liên quan đến xuất khẩu và phát triển nó một cách mạnh mẽ. Hiện nay, dịch vụ xuất khẩu hàng hóa rất đa dạng và phong phú và vẫn đang sinh trưởng và phát triển, là một nghành đầy tiềm năng trong tương lai. Trên thế giới, dịch vụ giao nhận (logistics) đã hoạt động lâu năm với nhiều tập đoàn đa quốc gia như Maersk Line (MAERSK), Mitsu O.S.K Lines (MOL), American President Lines (APL), Orient Overseas Container Line (OOCL), . Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính chất dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của nghành công nghiệp và thương mại quốc gia.

pdf71 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 7648 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI    SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TRUNG HIẾU LỚP 11DTM2 – KHÓA 8 ĐỀ ÁN MÔN HỌC LẦN 1 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. HÀ ĐỨC SƠN CHUYÊN NGHÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2013 BỘ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI    SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TRUNG HIẾU LỚP 11DTM2 – KHÓA 8 ĐỀ ÁN MÔN HỌC LẦN 1 ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. HÀ ĐỨC SƠN CHUYÊN NGHÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2013 NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP  . .. Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc tế INTERLOGISTICS. •Điện thoại: (84.8) 39435899. Fax: (84.8) 39435898. •Website: www.interlogistics.com.vn. •Email: info@interlogistics.com.vn. Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Cảng Sài Gòn, số 03 Nguyễn Tất Thành,Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  . .. LỜI CẢM ƠN Để bài báo cáo đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Hà Đức Sơn đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức cho em, giúp em hiểu hơn về nghiệp vụ giao nhận trên lý thuyết và trong thực tiễn tại Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế. Nhờ đó mà em đã không gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi tiếp xúc với thực tế. Và trong thời gian thực tập tại phòng hiện trường của công ty, em đã có điều kiện cọ sát với thực tế công việc, so sánh, đối chiếu với các kiến thức đã được tiếp thu, giúp em có kinh nghiệm, kiến thức thực tế tạo nên cơ sở, hành trang cho công việc sau này. Để có được thành quả như vậy, em xin chân thành cảm ơn:  Ông Nguyễn Duy Minh – Giám đốc Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.  Ông Hồ Phước Lộc – Trưởng phòng, và các anh, chị nhân viên của phòng Hiện trường.  Các cô, chú, anh, chị trong phòng kinh doanh, phòng kế toán, đội xe và các phòng, ban khác. Đã trực tiếp hướng dẫn em, tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với công việc, các chứng từ liên quan để giúp em bổ sung thêm những kiến thức đã được học tại trường và hoàn thành tốt bài báo cáo này.  Các anh, chị sinh viên cùng thực tập tại phòng hiện trường và các phòng, ban khác đã giúp đỡ, chỉ dẫn em tận tình. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề trọng tâm có thể còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Công ty để báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em kính chúc thầy và các cô chú anh chị trong công ty sức khỏe dồi dào, lao động tốt, hăng say đạt được nhiều thành tích vượt bậc. Và xin kính chúc Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế ngày càng thành công và phát triển hơn nữa. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013 Lê Trung Hiếu Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 2 SVTH: Lê Trung Hiếu. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn Interlog Interlogistics SI Shipping Instruction B/L Bill of Lading Cont Container TKHQ Tờ khai hải quan XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu TMQT Thương mại quốc tế L/C Letter of Credit C/O Certificate of Origin Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 3 SVTH: Lê Trung Hiếu. DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Danh mục máy móc sử dụng trong kho. ................................................... 30 Bảng 2.2. Tình hình nhân sự tại các phòng ban của Công ty Interlogistics. ............. 38 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Interlogistics giai đoạn từ năm 2009 – 2012. .............................................................................................................. 41 Bảng 3.1. Doanh thu hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất khẩu từ 2009 – 2012. .......................................................................................................................... 45 Đồ thị 2.1. Biểu đồ tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty Interlogistics giai đoạn từ năm 2009 – 2012. ......................................................................................... 42 Hình 2.1. Địa chỉ của công ty trên Google Map. ...................................................... 28 Hình 2.2. Kho của công ty ở khu chế xuất Tân Thuận. ............................................ 37 Hình 2.3. Nhân viên công ty Interlog. ...................................................................... 39 Hình 2.4. Các tổ chức mà công ty tham gia. ............................................................. 44 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ công ty Interlogistics. .................................................................... 33 Sơ đồ 3.1. Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu của công ty Interlogistics. ..... 51 Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 4 SVTH: Lê Trung Hiếu. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ..................................................................... 3 MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................. 9 1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận ............................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận .................................................................. 9 1.1.2. Người giao nhận ......................................................................................... 9 1.1.3. Hoạt động giao nhận là một phần của hoạt động Logistics ..................... 12 1.1.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics ................................................... 13 1.1.5. Các hình thức giao nhận ........................................................................... 14 1.1.6. Các chứng từ lên quan đến nghiệp vụ giao nhận hang hóa xuất khẩu ..... 15 1.1.7. Ý nghĩa của nghiệp vụ giao nhận ............................................................. 15 1.1.8. Vai trò của giao nhận................................................................................ 16 1.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận ..................................................... 16 1.1.10. Phạm vi hoạt động .................................................................................. 19 1.1.11. Mối quan hệ của ngưừi giao nhận với các bên liên quan ....................... 20 1.1.12. Tác động của nghiệp vụ giao nhận với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu............................................................................................................ 21 1.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc ........................................................................... 22 1.2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 22 1.2.2. Nguyên tắc ................................................................................................ 23 1.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ............................ 23 1.3.1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển trên lý thuyết ............................................................................................................................ 23 1.3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam ............................................................................................................ 26 Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 5 SVTH: Lê Trung Hiếu. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ ( INTERLOGISTICS) ............................................................................. 28 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlogistics) ............................................................................................................................... 28 2.1.1. Căn cứ pháp lý .......................................................................................... 28 2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển ............................................................ 29 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Interlogistics ..................................... 30 2.1.4. Hệ thống tổ chức của Công ty Interlogistics ............................................ 32 2.1.5. Tình hình nhân sự của công ty ................................................................. 37 2.1.6. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của Công ty Interlogistics................... 39 2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Interlogistics từ năm 2009 – 2012 .................................................................................................................... 41 2.1.8. Những thành tựu đạt được ........................................................................ 43 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ (INTERLOGISTICS) ................................................................................................ 45 3.1. Thực trạng hoạt động giao nhận xuất khẩu của công ty ................................. 45 3.2. Thực trạng quy trình giao nhận xuất khẩu của công ty Interlogistics ............ 48 3.2.1. Quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển...................... 48 3.2.2. Các mặt hạn chế của quy trình xuất khẩu hàng hóa ................................. 59 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY INTERLOGISTICS ....................... 60 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 60 4.1.1. Kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên kinh doanh đóng vai trò là cầu nối, góp phần tạo thuận lợi cho công việc ........................................................................ 60 4.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa được trang bị tốt sẽ làm tăng năng suất lao động, làm giảm giá thành ............................................................................. 60 4.1.3. Nghiệp vụ của nhân viên phòng kinh doanh và phòng hiện trường ........ 60 4.1.4. Cơ sở vật chất, các tài liệu nghiệp vụ ....................................................... 61 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty Interlogistics........................................................................................................... 61 4.2.1. Biện pháp nâng cao năng lực cho nhân viên phòng kinh doanh .............. 61 4.2.2. Biện pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ .................................... 62 Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 6 SVTH: Lê Trung Hiếu. 4.2.3. Biện pháp về phương tiện vận tải ............................................................. 62 4.2.4. Biện pháp nâng cao sự tương tác giữa nhân viên phòng kinh doanh và phòng hiện trường .............................................................................................. 63 4.3. Các kiến nghị đối với công ty ......................................................................... 63 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67 Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 7 SVTH: Lê Trung Hiếu. LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Do đó, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu hướng của nhân loại ngày nay. Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là lĩnh vực đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế quốc nội hội nhập với nền kinh tế quốc tế, phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng các năng lực, tiềm năng của con người, vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng tiến tiến từ nước ngoài, trân trọng văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại. Xuất khẩu là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Xuất khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa không những đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước, kích thích tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước mà còn đem lại nguồn lực và tài nguyên từ nước ngoài. Ngoài ra, xuất khẩu cũng đã mở ra các loại hình dịch vụ liên quan đến xuất khẩu và phát triển nó một cách mạnh mẽ. Hiện nay, dịch vụ xuất khẩu hàng hóa rất đa dạng và phong phú và vẫn đang sinh trưởng và phát triển, là một nghành đầy tiềm năng trong tương lai. Trên thế giới, dịch vụ giao nhận (logistics) đã hoạt động lâu năm với nhiều tập đoàn đa quốc gia như Maersk Line (MAERSK), Mitsu O.S.K Lines (MOL), American President Lines (APL), Orient Overseas Container Line (OOCL), . Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính chất dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của nghành công nghiệp và thương mại quốc gia. Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế hay được gọi tắt là Interlogistics là một công ty có lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực giao nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và vận tải nội địa như: logistics, dịch vụ hải quan, chứng từ, gom hàng LCL, sea freight, air freight, đóng kiện, vận chuyển hàng hóa, kho bãi. Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Ths. Hà Đức Sơn, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế”. Đề tài này nhằm mục đích trình bày những vấn đề cốt lõi của quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu, tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty và thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của Công ty qua đó rút ra những mặt Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 8 SVTH: Lê Trung Hiếu. mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của Công ty từ đó đưa ra được các cở sở để đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế đó và hoàn thiện hơn quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của Công ty. Đây là một đề tài đòi hỏi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao đồng thời do những mặt hạn chế về kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập có hạn của sinh viên nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, kính mong các thầy cô chỉ dẫn, góp ý để báo cáo được hoàn thiện hơn. Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 9 SVTH: Lê Trung Hiếu. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận 1.1.1. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất của xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận, các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ... .Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hỏa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 1.1.2. Người giao nhận 1.1.2.1. Khái niệm Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên Đề án môn học 1. GVHD: Ths. Hà Đức Sơn. Trang | 10 SVTH: Lê Trung Hiếu. nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như:  Biết kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau.  Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ giao hàng.  Biết kết hợp giữa vận tải - giao nhận - xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, bến cảng...  Tạo điều kiện cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình. Như vậy, nhà xuất nhập khẩu có thể sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê, từ đó giảm được chi phí sử dụng kho bãi. Bên cạnh đó cũng giảm được các chi phí như quản lý hành chính, bộ máy tổ chức đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận. Hiện nay, các nhà giao nhận Việt Nam đã đảm đương nhiều công việc khác có liên quan đến đóng gói, phân phối hàng hóa, vận tải đa phương thức. Phù hợp xu thế chung của quốc tế gọi họ là nhà cung ứng dịch vụ logistics nên Việt Nam đã ban hành Luật thương mại 2005 trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bên trong hoạt động dịch vụ Logistics (bao hàm cả khái niệm giao nhận hàng hóa). 1.1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận  Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.  Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.  Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.  Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực
Luận văn liên quan