Đề tài Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy ho ạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.  Diện tích: 6.768,9 ha.  Dân số :196.075 người (2013) Thành phần dân số:  Nông thôn: 90,1%  Thành thị: 9,9%

pdf24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ──────── * ─────── BÀI TẬP LỚN MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC CHẾ BIẾN DẦU & THAN ĐÁ TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH (BÀI TẬP NHÓM) Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm Thái Bình Nguyễn Hải Thanh- 20106217 Đỗ Thị Hoa - 20106176 Phạm Thị Minh Hằng - 20106264 Lê Thu Hằng - 20106162 Nguyễn Thị Hương Vân - 20106224 Lớp: KTCN – K55 HÀ NỘI 04-2013 Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 2 MỤC LỤC PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH ________________ 3 1.1. Tình hình kinh tế xà hội của tỉnh Thái Bình _______________________________________________ 3 1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh ( tính đến năm 2012) _____________________________________________ 10 1.3. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng _______________________________________________________ 13 1.4. Các nhà máy sản xuất điện ________________________________________________________ 14 1.5. Mạng lưới truyền tải điện __________________________________________________________ 18 1.6. Số liệu lấy từ phần mềm Geospatial __________________________________________________ 18 PHẦN II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ __________________________________ 23 Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 3 PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.  Diện tích: 6.768,9 ha.  Dân số :196.075 người (2013) Thành phần dân số:  Nông thôn: 90,1%  Thành thị: 9,9% 1.1. Tình hình kinh tế xà hội của tỉnh Thái Bình 1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội a) Sản lượng kinh tế  Năm 2012, tổng sản phẩm GDP của Thái Bình 13.558 tỷ đồng, tăng 7,82%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 27.963 tỷ đồng, tăng 8,7%. Bình quân thu nhập đầu người ước đạt 24,8 triệu đồng/người/năm. Đó là những con số thật ý nghĩa đối với Thái Bình năm 2012, một năm có quá nhiều khó khăn.  Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ phấn đấu năm 2015: 24.7% - 40.3% - 35%  GDP bình quân năm 2010 là 16.8 triệu/người , phấn đấu năm 2015 là 43 triệu / người Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 4  Giá trị sản xuât Công nghiệp 2010 ước đạt trên 20.000 tỷ .Hiện nay các khu Công nghiệp trên toàn tỉnh thu hút được 127 dự án, đã có 102 dự án hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất với tổng số vốn thực hiện đầu tư là 4280.3 tỉ đồng thu hút 31.514 lao động.  Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2009 là 310 triệu USD , năm 2010 dự kiến sẽ là 430triệu USD , năm 2015 là 818 triệu USD  Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tới 2010 là 27.550 tỉ đồng  Thu ngân sách năm 2010 đạt 2043 tỷ đồng , năm 2011 phấn đấu thu 2500 tỷ đồng  Thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.000 ha ,phấn đấu năm 2020 Thái Bình trở thành Tỉnh Công Nghiệp.  Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW, dự kiến Nhà máy 1 sẽ hoàn thành vào năm 2013 - 2014 và Nhà máy 2 hoàn thành vào năm 2015.  Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ triển khai 15 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn Thái Bình : Dự án Trung tâm Điện Lực, dự án khoan thăm dò dầu khí, dự án xây dựng kho xăng dầu tại Xã Hoà Bình - Vũ Thư quy mô chứa 6000m³, dự án xây dựng hệ thống trạm kinh doanh nhiên liệu, dự án xây dựng văn phòng đại diện Công ty dầu khí Sông Hồng, dự án Trung tâm thương mại Thành Phố Thái Bình, dự án Khách sạn 4 sao (thay thế KS Giao Tế cũ), dự án dây truyền cán thép... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Bình xếp ở vị trí thứ 55/63 tỉnh thành. b)Công nghiệp Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 1/2012 đạt 816,5 tỷ đồng, giảm 21,23% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng so với cùng kỳ như: Gạo xay xát và đánh bóng tăng 18,8%, thịt gia súc, gia cầm tăng 3,7%. Bên cạnh đó có một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ giảm mạnh so với cùng kỳ như cát đen, vải dệt các loại, phôi thép. Đến nay, có 134 dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10.869,5 tỷ đồng, vốn thực hiện là 10.303,712 tỷ đồng đạt 94,8% Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 5 vốn đăng ký; Đã có 113/134 dự án hoàn thành đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp sản xuất ổn định và có xu hướng phát triển tốt; Các doanh nghiệp may có nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp may có xu hướng tăng. Các khu công nghiệp của Thái Bình:  Khu Công nghiệp Phúc Khánh, diện tích 300ha  Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, diện tích 102ha  Cụm công nghiệp Phong Phú (Nằm trên địa phận Phường Tiền Phong), diện tích 56ha  Khu Công nghiệp Tiền Hải, diện tích 128ha  Khu Công nghiệp Cầu Nghìn, diện tích 100ha  Khu Công nghiệp Gia Lễ, diện tích 100ha  Khu Công nghiệp Diêm Điền, diện tích 100ha  Khu công nhgiệp Sông Trà, diện tích 250ha Ngoài các khu Công nghiệp trên, Chính phủ đã chấp nhận cho phát triển các khu công nghiệp:  Khu Công nghiệp An Hoà, diện tích 400ha  Khu Công nghiệp Đồng Tu, diện tích 50ha  Khu Công nghiệp Thanh Nê, diện tích 50ha  Các điểm Công nghiệp tại các huyện, diện tích 235ha  Cụm Công Nghiệp Đông La, Đông Hưng  Cụm Công Nghiệp Mỹ Xuyên, Thái Xuyên, Thái Thuỵ  Cụm Công nghiệp Phương La, Hưng Hà  Cụm Công nghiệp Vũ Quý, Kiến Xương Công ty Bất động sản Dầu khí đang lập kế hoạch đầu tư Khu Công Nghiệp Minh Hoà với diện tích 500ha và 40ha đô thị kèm theo chia làm 2 giai đoạn. Hiện nay đã hoàn thành quy hoạch 1/2000, năm 2010 triển khai hạ tầng, năm 2011 thu hút đầu tư Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 6 Gần đây nhất là cụm CN Thái Thọ, nơi dự định đặt dự án nhà máy A môn Nitorat Thái Bình tại đây và nhiều dự án khác. c) Nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp, trong tháng 1/2012, toàn tỉnh Thái Bình tập trung thu hoạch vụ Đông, làm đất vụ Xuân và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Vụ Đông năm 2011-2012, toàn tỉnh gieo cấy 36.172 ha, giảm 2.269ha so với vụ Đông năm 2011, đạt 90,4% kế hoạch. Tuy nhiên, một số loại cây màu có giá trị kinh tế cao có diện tích tăng mạnh như khoai tây đạt 4.595ha (tăng 49,19%), rau đậu các loại 22.517 ha (tăng 22,92%). Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được 80% diện tích, còn lại chủ yếu là khoai tây thu sau Tết khi thời tiết tạnh ráo. Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đối với gia súc, gia cầm, động vật thủy sản. Thực hiện kế hoạch “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” các địa phương đã chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển khai tiêu độc, khử trùng với số lượng hóa chất sử dụng trên 91.776kg. Các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân hè. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2012 ước đạt 2.500 tấn, giá trị ước đạt 15,5 tỷ đồng. d) Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 năm 2012 ước đạt 724 tỷ đồng, tăng 28,66% so với cùng kỳ năm trước và tăng khá ở các thành phần kinh tế. Ngành Công thương phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra chống buôn lậu, hàng cấm sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trọng tâm là bánh, mứt, kẹo, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm công nghiệp, thiết bị điện tử, điện lạnh. Giá trị hàng hóa phục vụ Tết đưa ra thị trường năm nay ước 220 tỷ đồng. Thị trường tiêu dùng có diễn biến tích cực, nhu cầu mua sắm của nhân dân tăng, hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Trong tháng, nhìn chung các mặt hàng tương đối ổn định; Lương thực giảm 0,07%, thực phẩm tăng 0,6%, hàng phi lương thực, thực phẩm tăng 0,19%; Chỉ số giá tiêu dùng tăng 15,85% so với cùng kỳ. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, khối lượng hành khách vận chuyển trong tháng 1 năm 2012 ước đạt 0,94 triệu lượt khách, khối lượng hành khách luân chuyển Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 7 ước đạt 67,9 triệu lượt khách.km, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 68,3 tỷ đồng. Tương ứng giảm 16,51% về lượt khách; Giảm 10,58% về lượt khách.km và tăng 21,96 về doanh thu. Trong tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 triệu USD, giảm 6,67% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 38,26 triệu USD, tăng 43,48 % so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 1, tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 930,45 tỷ đồng; Thuế xuất nhập khẩu đạt 5 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 436,29 tỷ đồng; Trong đó, chi phát triển kinh tế ước 125,5 tỷ đồng, chi tiêu dùng thường xuyên ước 310,7 tỷ đồng. Đến hết tháng 1/2012, tổng nguồn vốn huy động của tổ chức tín dụng ước đạt 14.050 tỷ đồng, tăng 0,2% so với 31/12/2011 e )Lĩnh vực văn hóa - xã hội Trong tháng UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Y tế tăng cường kiểm tra, thanh tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012; Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức đón Tết Nguyên đán thực sự vui tươi, an toàn, lành mạnh, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương, dân tộc. Ngành Giáo dục- Đào tạo tiến hành thẩm định trường chuẩn Quốc gia tại một số đơn vị trường học; Hướng dẫn tổ chức hội thi soạn giáo án điện tử giỏi cấp trung học cơ sở; Hội thi cán bộ quản lý trường mầm non giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến bộ tổng điều tra hộ nghèo đảm bảo thời gian, đúng theo quy định. Hoạt động văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình, thể thao tập trung tuyên truyền các hoạt động Mừng Đảng – Mừng Xuân; Tuyên truyền phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Hoạt động lễ hội kết hợp với văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được tổ chức rộng khắp các địa phương, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán đã thu hút nhiều đối tượng tham gia. Công tác an ninh trật tự, xây dựng và củng cổ chính quyển được đảm bảo. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các loại. Toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 33 vụ, 40 đối tượng, ngăn chặn 110 trường hợp vi Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 8 phạm về pháo, vận động nhân dân giao nộp 2.091,4kg pháo các loại. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoạt động tôn giáo trên địa bàn; Chỉ đạo chuẩn bị giao quân đợt 1, thực hiện các bước tuyển gọi công dân nhập ngũ năm 2012. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có nhiều cố gắng, dần đi vào nề nếp. Trong tháng, đã tổ chức tiếp 41 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo và kiến nghị phản ánh với 89 vụ việc. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chủ yếu về đất đai, giải quyết chế độ chính sách xã hội. 1.1.2. Mục tiêu phát triển từ năm 2013 đến năm 2020 a) Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. b) Mục tiêu cụ thể  Về phát triển kinh tế: -Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 11,0%. -Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 37% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu tương ứng là 21%; 45% và 34%; năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%. -Tăng kim ngạch xuất khẩu từ 98 triệu USD năm 2005 lên khoảng 200 - 240 triệu USD năm 2010; năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng 800 - 850 triệu USD. -Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 9 phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 15% GDP vào năm 2010; 17% năm 2015 và 19% năm 2020. -Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 35 - 36% GDP; 2011 - 2020 khoảng 40 - 41%. -GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020.  Về phát triển xã hội: -Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,55% thời kỳ 2006 - 2015; khoảng 0,65% thời kỳ 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 89% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới 3% vào năm 2020. -Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%. -Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 25%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 60% và 42%; nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010. -Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh.  Tài nguyên và môi trường: -Có chính sách quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng ngập mặn; phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường, quan tâm đầu tư cho công tác thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Đến năm 2010 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế. -Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ môi trường. Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 10 1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh ( tính đến năm 2012) 1.2.1. Hạ tầng a) Hệ thống giao thông Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông thủy, bộ phát triển sớm và nhanh so với các địa phương trong cả nước. Hệ thống đường bộ được phân bố hợp lý và từng bước được cải tạo, nâng cấp (quốc lộ 10, quốc lộ 39, tuyến tránh S1...). Về giao thông thủy, với trên 54 km bờ biển, có cảng Diêm Điền và 5 sông lớn: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hoá, sông Luộc và sông Diêm Hộ, là điều kiện đảm bảo cho phát triển giao thông đường sông, đường biển thuận tiện. Theo quy hoạch trong thời gian tới, Thái Bình có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: Đường cao tốc ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (quốc lộ 50); đường cao tốc Thái Bình đi Hà Nam; tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình đi Hải Phòng… b) Hệ thống điện Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển mạng lưới điện, có nguồn điện ổn định phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay, dự án Trung tâm điện lực tỉnh Thái Bình, công suất 1.800 MW tại Thái Thụy (vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD) đã khởi công xây dựng và dự kiến đến năm 2012 có thể khai thác nguồn điện từ nhà máy phát điện số 1. c) Hệ thống cấp nước Các công trình cấp nước trong tỉnh đang từng bước được đầu tư xây dựng. Nhà máy cấp nước sạch thành phố Thái Bình đã cải tạo, nâng cấp với công suất lên 30.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn thuộc huyện cũng đều đã xây dựng nhà máy cấp nước sạch công suất từ 2.000-3.000 m3/ngày đêm. d) Hạ tầng các ngành dịch vụ khác Hệ thống các ngành thương mại, dịch vụ bưu chính viễn thông, hệ thống tài chính ngân hàng tín dụng, mạng lưới y tế... cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 11 1.2.2. Điều kiện tự nhiên a)Địa hình, khí hậu Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nước và cây rau màu. Nơi đây cũng rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23oC, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao động 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm. b) Sông ngòi Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình. Có thể nói Thái Bình như một vùng đất "cù lao" ba bề là song, một bề là biển. Thái Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau: 1. Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. 2. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Tnh hình kinh t xã hi tnh Thái Bình 2013 Trang 12 3. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình 4. Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh. Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. c)Tài nguyên nước Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải