I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
V. GIẢI PHÁP
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
VII. KẾT LUẬN
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5265 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng bánh trung thu Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY KINH ĐÔ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TÌM HIỂU & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGCỦA CHUỖI CUNG ỨNG BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ GVHD : TS. HỒ TIẾN DŨNG Thực hiện: Nhóm 07 - lớp QTKD đêm 1 – K17 Trương Thái Dương Phạm Văn Hải Nguyễn Thị Xuân Hương Nguyễn Văn Nhân Bùi Anh Tuấn Võ Hồ Kim Uyên NỘI DUNG I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN V. GIẢI PHÁP VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VII. KẾT LUẬN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 161: Thế nào là chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là 1 tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó, mỗi khách hàng, đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác, chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp 1 sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình của chuỗi cung ứng như sau: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 162: Phân biệt chuỗi cung ứng và kênh phân phối như thế nào? Kênh phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối. Câu 163: Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và quản trị nhu cầu như thế nào? Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mại và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu là thuộc về marketing. Quản trị nhu cầu thì khá quan trọng nhưng thường hay bị bỏ sót trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng. Nó thật sự là 1 bộ phận nhỏ của quản trị chuỗi cung ứng và nó thật cần thiết trong việc kiểm soát các mức nhu cầu của hệ thống. Chúng ta phải xem xét quản trị nhu cầu có vai trò quan trọng như quản trị nguồn nguyên vật liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 164: Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics như thế nào? Khi quản trị logistics được hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản trị chuỗi cung ứng. Một số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài, trong trường hợp này thì nó chỉ là 1 bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng. Logistics là 1 lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm 1 cách mới mẻ đến nhà quản trị chuỗi cung ứng. Logistics xuất hiện từ những năm thập niên 60, khi mà ý tưởng về Logistics hiện đại theo cùng với các chủ đề tương tự như môn động lực học công nghiệp đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bộ phận khác như trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 165: Tính năng động của chuỗi cung ứng được thể hiện ở những điểm nào? Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng, 1. Chuỗi cung ứng là 1 hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 2. Chuỗi cung ứng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối các đơn đặt hàng. Thậm chí nếu các thông tin hoàn hảo tại tất cả các kênh, sẽ có 1 phản ứng nhanh trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung. 3. Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo ra sự thay đổi trong các đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đoán sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay đổi thực tế, và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa những thay đổi của nhu cầu. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 166: Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng được thể hiện như thế nào? Một trong những cách tốt nhất để đạt được những thay đổi cần thiết trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng 1 cách hiệu quả là tăng sự phối hợp trong bộ phận và giữa các tổ chức Để có được những cải tiến, điều quan trọng là phải tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau. Các công ty có thể tổ chức nhiều nhóm chức năng, những nhóm chức năng này sẽ quản lý những mảng khác nhau trong chuỗi cung ứng. Có 1 vài cách để tăng cường sự phối hợp, bao gồm lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nẹ hơn,… Mỗi bộ phận trong cơ chế này nhằm hướng con người làm việc tập thể với nhau vì 1 mục tiêu chung hơn là vì mục tiêu của cá nhân hay của phòng ban riêng biệt. Khi làm được điều đó những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 166: Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng được thể hiện như thế nào? Nhiều doanh nghiệp vẫn xem quản trị chuỗi cung ứng như 1 phần của kiểm soát chi phí, họ cho rằng mỗi nhà quản trị chuỗi cung ứng khác nhau thì mục tiêu quản lý chi phí cũng khác nhau. Quản trị chuỗi cung ứng như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Điều cần thiết phải thực hiện chính là sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng. Trong quản trị chuỗi cung ứng của 1 số ngành, cần chú ý là việc bổ sung hàng hóa chiếm thời gian quá lâu, trong vài trường hợp thời gian này kéo dài đến cả năm. Vấn đề này làm tăng các chi phí cho những sản phẩm giao đến khách hàng, chi phí này không chỉ bao gồm chi phí ban đầu mà còn cộng thêm các chi phí vận chuyển, bảo hành, chi phí trả hàng, chi phí hàng tồn kho trong thời gian hàng luân chuyển trong chuỗi cung ứng và chi phí cho các khoản nợ chưa trả. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, các nhà quản trị hiểu rằng giải pháp duy nhất là tăng sự hợp tác giữa các bộ phận có liên quan trong chuỗi cung ứng như hệ thống thống nhất. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 167: Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng? Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đạt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng. Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quản thực hiện chuỗi cung ứng, đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí. Câu 168: Dùng tiêu chuẩn “Giao hàng” để đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng như thế nào? Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ % của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có 1 phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là 1 tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi học yêu cầu. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 169: Dùng tiêu chuẩn “Chất lượng” để đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng như thế nào? Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thệ được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi. Để đo lường được thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ, một công ty hỏi khách hàng của mình: “Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào?”. Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa hài lòng lắm, (1) thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỉ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây: 1. Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử dụng? 2. Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào? 3. Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần? Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng củ công ty 1 cách liên tục. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 170: Dùng tiêu chuẩn “thời gian” để đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ? Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho Thờ gian tồn kho = mức dộ tồn kho/mức độ sử dụng Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng ( nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 170: Dùng tiêu chuẩn “thời gian” để đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ? Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho Thờ gian tồn kho = mức dộ tồn kho/mức độ sử dụng Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng ( nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾTBảng 171 : chuỗi cung ứng I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 172: Dùng tiêu chuẩn chi phí để đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng? Có hai cách để đo lường chi phí: Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho, và chi phí công nợ, thường những chi phí riêng bịêt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và như vậy không giảm được tối đa tổng chi phí. Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau : hiệu quả = (doanh số - chi phí nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý) Chỉ tiêu đánh giá này có giá trị gia tăng ở tử số và tổng chi phí làm gia tăng giá trị mẫu số. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Bảng 171 cho một ví dụ minh họa những chỉ số đo lường trong một chuỗi cung ứng mẫu. Bảng số liệu trong bảng náy là số liệu của 1 nhà cung cấp, nhà máy, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ. Giao hàng trong chuỗi cung ứng có thể được biểu diễn bằng chỉ số giao hàng đúng hạn trung bình của các mắc xích trong chuỗi cung ứng. Giao hàng đúng hạn trung bình = (85+90+95+95)/4 = 91.25 Tương tự như vậy, sự thỏa mãn của khách hàng có thể được biểu diễn bằng sự thỏa mãn trung bình của các mắc xích trong chuỗi cung ứng. mức thỏa mãn trung bình của khách hàng = (50+80+70+80)/4=70% thời gian có thể được đo lường bằng 2 cách, bằng tổng thời gian bổ sung hàng lại ( thời gian tồn kho) và bằng tổng số ngày phải thu nợ. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Tổng thời gian bổ sung hàng lại =20+60+30+20=130 ngày Tổng thời gian thu nợ= 20+40+30+50=140 ngày Tổng chu kỳ kinh doanh bằng (130+140ngày) =270 ngày Chi phí có thể được đo bằng tổng chi phí giao hàng bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của doanh số và bằng hiệu quả của giá trị gia tăng. Những con số này được thể hiện ở bảng 171 cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng và đối với toàn bộ chuỗi cung ứng. Sau khi xây dựng xong những chỉ tiêu đo lường này, công ty phải đặt ra mục tiêu để kiểm soát những chỉ tiêu này. Ví dụ, công ty có thể quyết định cắt giảm lượng tồn kho đi còn một nửa, cắt giảm 1/5 ngày công nợ cải thiện hiệu quả 20% nữa, tăng tỷ kệ giao hàng đúng hạn lên 95% và cải thiện sự thỏa mãn của khách hàng ở mức cao hơn đối thủ cạnh tranh. Những mục tiêu đề ra phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và nhu cầu kinh doanh tổng thể. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Công ty cũng nên gặp khách hàng, nhà cung cấp và nhóm này thành một chuỗi cung ứng (nhà cung cấp – công ty – khách hàng) điều quan trọng là cả tổng thể chuỗi cung ứng phải được cải tiến chứ không cải tiến từng phần. Tương tự như thế, cải tiến trong một bộ phận của công ty trong chuỗi cung ứng có thể sẽ làm phương hại đến công ty khác và cần phải hợp tác vì lợi ích chung của cả tập thể. Nếu một công ty đơn phương cắt lượng tồn kho thành phần của họ, điều đó có thể làm cắt giảm chi phí của họ nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàng cho khách hàng. Như vây, bất kỳ mục tiêu được đặt ra cho việc cải tiến cũng nên được đổi thành các chỉ tiêu tài chính. Có thể làm bằng cách lấy những mục tiêu hoạt động được mô tả ở trên và chuyển thành báo cáo thu nhập và cân đối kế toán. Kết quả là, nó có thể xác định hiệu quả về thu nhập ròng, về tài sản và về chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn cổ phần, tiền mặt, giá trị gia tăng về mặt kinh tế. Tóm lại những cải tiến trong hoạt động quản trị điều hành phải tính về mặt tài chính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 173 : cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng? Có hai cách đề cải tiến chuỗi cung ứng: bằng cách thay đổi cấu trúc hoặc thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng. Những thay đổi trong cấu trúc liên quan đến những thay đổi về vật chất kỹ thuật, trong khi đó thay đổi các bộ phận thì liên quan đến con người và hệ thống. Thay đổi cấu trúc bao gồm những thay đổi về máy móc thiết bị, công suất, kỹ thuật và công nghệ…Những thay đổi này thường là thay đổi mang tính chất dài hạn và cần một nguồn vốn đáng kể. Những thay đổi về cấu trúc, sắp xếp lại các yếu tố trong chuỗi cung ứng thường là sự thay đổi lớn và sâu rộng. Thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng bao gồm con người, hệ thống thông tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý chất lượng. Những thay đổi này là những thay đổi mang tính chất nhạy cảm trong chuỗi cung ứng, nhà quản trị thay đổi họat động cung ứng trong những cấu trúc đã thực hiện. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Cho dù cải tiến câu trúc hay bộ phận, công ty cũng nên giảm thời gian dự phòng và thời gian bổ sung hàng lại. Thời gian dự phòng có thể giảm trong thời gian cung ứng nhằm đảm bảo nhu cầu của cả chuỗi cung ứng. Và như thế dẫn đến nhu cầu tồn kho. Trong trường hợp nhu cầu dự phòng bằng 0 và thời gian bổ sung hàng lại thì hoàn toàn đáng tin cậy, không cần đến hàng tồn kho ngoại trừ hàng đang trên đường vận chuyển. Nguyên vật liệu có thể được lên lịch trình chỉ đến ngay lúc khách hàng cần mà thôi Giảm thời gia bổ sung hàng là một phương pháp chính đề cải tiên chuỗi cung ứng. Nó cho phép chuỗi cung ứng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của nhu cầu thị trường và giảm lượng hàng tồn kho ở mức cần thiết. Thời gian bổ sung hàng lại có thể giảm bằng cách thay đổi cơ cấu hoặc thay đổi bộ phận cả chuỗi cung ứng. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 174: Trình bày 5 phương thức thay đổi cấu trúc chụỗi cung ứng? Có 5 phương thức thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng là: Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín. Đơn giản hóa các quá trình chủ yếu. Thay đổi số lượng của nhà máy, nhà kho, hoặc nơi bán lẻ. Thiết kế lại những sản phẩm chính. chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba. Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín: Cách thức này chỉ ra việc sở hữu trong chuỗi cung ứng. Nếu một nhà sản xuất quyết định mua một công ty phân phối và phân phối sản phẩm của mình chỉ qua công ty đó thôi, thì sự thống nhât này là hướng về thị trường. Mặc khác, nếu nhà sản xuất mua một công ty cung ứng sản phẩm, thì sự thống nhất này là lùi về phía sau của chuỗi cung ứng. Nếu một công ty sở hữu cả chuỗi cung ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều dọc. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Đơn giản hóa quá trình chủ yếu: Phương thức này được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời khi đó cần sự thay đổi. Trong quá trình này người ta điều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không quan tâm đến quá trình hiện tại. Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các công việc được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống. Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ. Đôi khi hệ thống phân phối không còn giữ hình thức giống ban đầu. Ví dụ, nhiều công ty nhận định rằng họ có quá nhiều nhà cung cấp và họ hướng đến việc giảm số lượng nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất để đảm bảo giao hàng đúng hạn, và cung cấp nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc là, khi thị trường có sự thay đổi, nhiều công ty nhận thấy rằng họ cần có vài nhà máy và nhà kho ở địa điểm khác, do vậy họ định hình lại hệ thống phương tiện sản xuất và phân phối. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Thiết kế sản phẩm chính Phương thức này thường được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng. Trong thực tế, nhiều công ty họ nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó có vài loại bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại. Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba. Ví dụ, Điện tử Biên Hòa tập trng vào sản xuất mặt hàng điện tử các loại. Khi sản phẩm được sản xuất ra họ giao cho Thiên Hòa lưu kho hoặc phân phối. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Câu 175: Trình bày 5 phương thức thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng? Mục tiêu của việc thay đổi bộ phận cũng tương tự như thay đổi trong cấu trúc đó là hoàn thiện những hạn chế không rõ ràng, không chắc chắn từ chuỗi cung ứng. Có 5 cách thể hiện điều này: 1. Sử dụng những đội chức năng chéo. 2. Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội. 3. Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị. 4. Hoàn thiện hệ thống thông tin. 5. Xây dựng các trạm giao hàng chéo I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Sử dụng đội chức năng chéo: Phương thức này áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty hiện nay. Mục đích của nó là để phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty. Chằng hạn như đội chức năng chéo thường sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát lịch sản xuất. Đội sẽ bao gồm đại diện các bộ phận như tiếp thi, sản xuất, nhân sự, kế toán tài chính… Đội có nhiệm vụ dự báo nhu cầu trong tương lai, lập kế hoạch về công suất sản xuất và kế hoạch đặt hàng của khách hàng. Mọi người khi đó phải đồng ý thực hiện kế hoạch này. Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong đội phải được phân định rõ ràng như: tiếp thị thực hiện dự báo nhu cầu, bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất, bộ phận tài chính đảm bảo đủ vốn để sản xuất. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 2. Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội: Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty. Tính hợp tác giữa các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền chặt được thiết lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài gắn liền với lợi ích của nhau. Các đối tác phải được xây dựng trên sự tin tưởng nhau để thực hiện công việc này. Cũng như trên, những đối tác sẽ thiết lập những đội chức năng của các nhân viên từ nhiều công ty khác nhau, làm việc cùng với nhau trong dự án cải tiến quan trọng. Chẳng hạn như một sản phẩm mới được phát triển trong suốt vài tháng bởi một nhóm kỹ sư từ một công ty thiết bị và địa điểm triển khai tại những khách hàng then chốt. Đội này làm việc rất hiệu quả với nhau và làm báo cáo cuối cùng tới quản lý cấp cao của hai bên nhà máy. Nhà quản trị điều hành của đội không nên phân biệt những nhân viên nào là của bạn và nhân viên nào là của chúng tôi mà phải hòa nhập để thực hiện mục tiêu chung. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 3. Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị: Trong việc cải thiện chuỗi cung ứng, giảm thời gian khởi động của trang thiết bị thật là cần thiết cho những lô sản phẩm nhò hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.