Bộ API của từng HĐH là khác nhau, làm cho các HĐH khác nhau và thường
không tương thích với nhau. Ví dụ những phần mềm trên HĐH Linux không thể chạy
được trên máy Windows bởi vì Linux và Windows có các API hòan tòan khác nhau.
Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến
một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình.
Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm mà muốn
cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó.
Trong nhiều tình huống, một API thường là một phần của bộ SDK, hay software
development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các công cụ/phần cứng,
vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.
Ví Dụ :Khi sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động, ứng dụng sẽ kết nối Internet và
gửi dữ liệu tới máy chủ. Sau đó máy chủ lấy dữ liệu, diễn giải dữ liệu, thực hiện các hành
động cần thiết và gửi dữ liệu trở lại thiết bị của bạn. Ứng dụng giải thích dữ liệu và hiển
thị các thông tin đọc được cho bạn. Và nó được gọi là API
50 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và sử dụng Facebook API, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH
TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
Ngành: An toàn thông tin
Tp. Hồ Chí Minh, 2019
BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH
TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
Ngành: An toàn thông tin
Sinh viên thực hiện:
Ma Ri Hạnh
Lê Nguyễn Mai Trâm
Lớp: AT13N
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Anh Tiến
Khoa An toàn thông tin – Học viện Kỹ thuật mật mã
Tp. Hồ Chí Minh, 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện thực tập cơ sở chuyên ngành này, chúng em xin gửi lời
cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn thầy Lê Anh Tiến đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình chúng em thực hiện và hoàn thành cơ sở chuyên ngành này.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa An toàn thông
tin ,Học viện Kĩ thuật Mật mã đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ma Ri Hạnh
Lê Nguyễn Mai Trâm
LỜI NÓI ĐẦU
Thuật ngữ API dường như xuất hiện lần đầu tiên trong bài viết của Ira W. Cotton,
Cấu trúc dữ liệu và kỹ thuật cho đồ họa máy tính từ xa, được xuất bản năm 1968.
Trong việc xây dựng các ứng dụng, API đơn giản hóa việc lập trình bằng cách trừu
tượng hóa việc triển khai cơ bản và chỉ phơi bày các đối tượng hoặc hành động mà nhà
phát triển cần. Mặc dù giao diện đồ họa cho ứng dụng email có thể cung cấp cho người
dùng nút thực hiện tất cả các bước để tìm nạp và tô sáng email mới, API cho đầu vào /
đầu ra tệp có thể cung cấp cho nhà phát triển chức năng sao chép tệp từ vị trí này sang vị
trí khác mà không cần yêu cầu nhà phát triển hiểu các hoạt động của hệ thống tệp xảy ra
đằng sau hậu trường.
Chuyên đề được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về API, API các mạng xã hội
và tập trung vào API mạng xã hội Facebook .
Mục tiêu đặt ra khi thực hiện chuyên đề là:
1. Nắm tổng quan về API, API các mạng xã hội
2. Tìm hiểu về Facebook API;
3. Viết ứng dụng sử dụng Facebook API nhằm củng cố kiến thức lý thuyết.
Sau thời gian thực hiện, các mục tiêu về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên chính sách
về API Facebook có nhiều thay đổi , thời gian thực hiện tương đối ngắn nên chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô, cũng như các bạn
sinh viên để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ma Ri Hạnh
Lê Nguyễn Mai Trâm
MỤC LỤC
Danh mục kí hiệu viết tắt và hình vẽ.....................................................................................3
Chương 1. API.............................................................................................................. 1
I. API.......................................................................................................................... 1
1. Khái niệm.........................................................................................................1
2. Một số loại API................................................................................................2
3. Tại sao phải dùng API?....................................................................................2
II. REST API............................................................................................................. 3
1. REST và RESTful API.................................................................................... 3
2. Kiến trúc REST................................................................................................3
3. Cách hoạt động.................................................................................................4
III. Kết luận chương 1...............................................................................................5
Chương 2. GRAPH API............................................................................................... 7
I. Gới thiệu Graph API.......................................................................................................... 7
II. Facebook Graph API........................................................................................................ 7
1. Facebook Graph API là gì?...................................................................................... 7
2. Một số thành phần của Facebook Grạph API.......................................................... 7
2.1. HTTP.............................................................................................................7
2.2. Mã truy cập................................................................................................... 8
2.3. Cấu trúc......................................................................................................... 8
2.4. URL lưu trữ...................................................................................................8
2.5. ID đối tượng..................................................................................................8
2.6. Phiên bản.......................................................................................................9
3. Hướng dẫn sử dụng Facebook Graph API.............................................................10
III. Kết luận chương 2......................................................................................................... 12
Chương 3. FACEBOOK API..................................................................................... 13
I. API các mạng xã hội............................................................................................... 13
1. Facebook........................................................................................................ 14
2. Twitter............................................................................................................14
3. Instagram........................................................................................................14
4. Pinterest..........................................................................................................14
5. Google+..........................................................................................................14
6. LinkedIn......................................................................................................... 14
7. Hatena.............................................................................................................14
II. Facebook API.........................................................................................................14
1. Facebook API là gì?.......................................................................................14
2. Cách thức hoạt động của Facebook API....................................................... 14
3. Một số phương thức của Facebook API........................................................15
4. API với FQL.................................................................................................. 17
III. Kiến trúc hệ thống Facebook................................................................................18
1. Mô hình ứng dụng web thông thường...........................................................18
2. Mô hình ứng dụng web Facebook................................................................. 19
3. Cách thức làm việc.........................................................................................20
IV. Ứng dụng tương lai...............................................................................................21
V. Kết luận chương 3..................................................................................................22
Chương 4. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG VỚI FACEBOOK API............................... 23
I. Mô tả ứng dụng....................................................................................................... 23
II. Lựa chọn công cụ, ngôn ngữ lập trình...................................................................23
III. Tạo ứng dụng........................................................................................................23
1. Tạo một app bất kì để giao tiếp với Facebook.............................................. 23
2. Chuẩn bị một số thông tin trước khi tạo project............................................24
3. Tạo Project JAVA IDE..................................................................................27
4. Chạy Project...................................................................................................28
IV. Kết luận chương 4................................................................................................ 31
Kết luận................................................................................................................................32
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................33
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 34
DANHMỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
API Application programing interface
REST Representational State Transfer
FQL Facebook Query Language
FBJS Facebook Javascript
CSS Cascading Style Sheets
SDK Software Development Kit
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.1 Minh họa về API
Hình 1.1.2 Minh họa kiến trúc của REST
Hình 1.1.3 Minh họa cách REST hoạt động
Hình 1.2.1 Phương thức Facebook
Hình 1.1 Mô hình web thông thường
Hình 1.2 Mô hình web Facebook
Hình 1.3 Mô hình web facebook làm việc vớ cache
H ình1.4 Cách thức làm việc của Facebook
Hình 3.3 Giao diện tạo app với Facebook
Hình 3.4 Giao diện GRAPH API
Hình 3.5 Hướng dẫn lấy id app
Hình 3.6 Hướng dẫn lấy id page Facebook
Hình 3.7 Hướng dẫn lấy url thông qua Graph API
Hình 3.8 Hướng dẫn lấy url thông qua Graph API
Hình 3.9 Mô tả cấu trúc Project cần tạo
Hình 4.1 Kết quả khi chạy project
Hình 4.2 Giao diện đăng nhập vào Facebook
Hình 4.3 Thông tin lấy được khi chạy Project
1CHƯƠNG 1. API
I. API
1. Khái niệm
API là viết tắt của Application Programming Interface (giao diện lập trình ứng
dụng). Nó là 1 giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác nhau. Cũng giống
như bàn phím là một thiết bị giao tiếp giữa ngườI dùng và máy tính, API là 1 giao tiếp
phần mếm chẳng hạn như giữa chương trình và hệ điều hành (HĐH).
Hình 1.1.1
Bộ API của từng HĐH là khác nhau, làm cho các HĐH khác nhau và thường
không tương thích với nhau. Ví dụ những phần mềm trên HĐH Linux không thể chạy
được trên máy Windows bởi vì Linux và Windows có các API hòan tòan khác nhau.
Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến
một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình.
Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm mà muốn
cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó.
Trong nhiều tình huống, một API thường là một phần của bộ SDK, hay software
development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các công cụ/phần cứng,
vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.
Ví Dụ :Khi sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động, ứng dụng sẽ kết nối Internet và
gửi dữ liệu tới máy chủ. Sau đó máy chủ lấy dữ liệu, diễn giải dữ liệu, thực hiện các hành
động cần thiết và gửi dữ liệu trở lại thiết bị của bạn. Ứng dụng giải thích dữ liệu và hiển
thị các thông tin đọc được cho bạn. Và nó được gọi là API.
Để giải thích rõ hơn, tham khảo ví dụ dưới đây:
Thử tưởng tượng bạn đang ở trong một nhà hàng, và menu có 1 loạt các món ăn để
bạn lựa chọn. Nhà bếp là một phần của hệ thống, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị các món
mà bạn đặt. Cái còn thiếu ở đây là người để truyền đạt món ăn mà bạn yêu cầu tới nhà
bếp và mang đồ ăn ra cho bạn. Đó chính là người phục vụ hoặc có thể nói là API. Người
phục vụ sẽ truyền đạt các yêu cầu của bạn tới nhà bếp và mang đồ ăn ra cho bạn.
22. Một số loại API
API xã hội
API phương tiện truyền thông xã hội hoặc API xã hội, cung cấp một cách để các
nhà phát triển xây dựng các ứng dụng giúp tăng cường sử dụng các dịch vụ truyền thông
xã hội.
API thương mại điện tử
API thương mại điện tử cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng cải
thiện chức năng của một số dịch vụ thương mại điện tử, cung cấp thông tin chi tiết dựa
trên dữ liệu cho các nhà tiếp thị và nhân viên bán hàng muốn giúp bán sản phẩm trên các
trang web thương mại điện tử này. Ví dụ về API thương mại điện tử bao gồm API eBay
và API quảng cáo sản phẩm của Amazon.
API quản lý người dùng
API quản lý người dùng cung cấp các phương thức để quản lý theo chương trình
quyền của người dùng và chức năng tài khoản người dùng. Các API như vậy đặc biệt hữu
ích cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn có cập nhật thường xuyên vào danh sách kiểm
soát truy cập của họ. Hai ví dụ về API quản lý người dùng là API quản lý Google
Analytics và API quản lý người dùng của IBM.
API liên hệ
API danh bạ thường được sử dụng để xây dựng các ứng dụng quản lý danh sách
liên hệ của người dùng. Ví dụ về hai API liên hệ khác nhau rõ rệt là khung Danh bạ
Apple và Lusha.
API ngẫu nhiên
API ngẫu nhiên ít hướng đến các ứng dụng làm cho các dịch vụ hiện có nhiều chức năng
hơn và hướng tới việc cho phép các nhà phát triển vui chơi và thử nghiệm.
3. Tại sao phải dùng API?
Bản thân mỗi "phần mềm" buộc phải có nhiều thành phần giao tiếp và tận dụng
lẫn nhau, nếu không mỗi nhà sản xuất ứng dụng hay nhà thiết kế web đều sẽ phải thực
hiện thêm rất nhiều công việc nằm ngoài trọng tâm của họ.
Chính vì vậy nên chúng ta phải dùng API vì API được coi là khớp nối giữa các
thành phần phần mềm, giúp các phần mềm giao tiếp với nhau và tận dụng năng lực của
nhau.
3II.REST API
Chúng ta thường nghe về REST và RESTful API trong phát triển ứng dụng Web,
nhất là khi viết ứng dụng trải dài từ Web server tới Mobile app. Tuy vậy nhưng bản thân
REST lại không phải là tên 1 kỹ thuật, mà gần với 1 bộ các quy tắc dùng để tạo ra các
API hơn.
1. REST và RESTful API
REST hay ReST (REpresentational State Transfer) là một dạng chuyển đổi cấu
trúc dữ liệu được đề xuất bởi nhà khoa học máy tính Roy Thomas Fielding vào năm
2012.
REST là một kiểu kiến trúc được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các máy tính
(máy tính cá nhân và máy chủ của trang web) trong việc quản lý các tài nguyên trên
internet.
REST được sử dụng rất nhiều trong việc phát triển các ứng dụng Web Services sử
dụng giao thức HTTP trong giao tiếp thông qua mạng internet. Các ứng dụng sử dụng
kiến trúc REST này thì sẽ được gọi là ứng dụng phát triển theo kiểu RESTful.
Trên thực tế chúng ta hay sử dụng thuật ngữ REST thay cho RESTful và ngược lại
2. Kiến trúc REST
Kiến trúc REST có 1 số đặc điểm như sau:
Nhất quán xuyên suốt các API. Ví dụ: luôn luôn sử dụng danh từ số nhiều thay vì
khi số nhiều, khi số ít
Tồn tại mà không lưu trạng thái (Stateless existence), ví dụ như không sử dụng
session của server. Đây chính là lý do vì sao lại có cụm State Transfer (ST) trong REST.
Tính chất này đảm bảo rằng mỗi khi client submit 1 request, request ấy sẽ bao gồm toàn
bộ các thông tin mà server cần để xử lý request. Đây là điều cần thiết để build 1 ứng dụng
phục vụ lên tới hàng triệu user.
Sử dụng HTTP status code khi có thể
Sử dụng URL Endpoint có phân tầng logic
Đánh version trong URL thay vì trong HTTP Headers
4Hình 1.1.2
“API là UI đối với developer“, vậy nên API cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng và tạo
được trải nghiệm tốt. RESTful API là các API được thiết kế với mục đích như vậy
3. Cách hoạt động
Hình 1.1.3
5REST gửi một request HTTP method như GET, POST, PUT, DELETE,... đến một
URI để xử lý dữ liệu:
Những phương thức hay hoạt động này thường được gọi là CRUD tương ứng
với Create, Read, Update, Delete – Tạo, Đọc, Sửa, Xóa. Mỗi phương thức trên phải được
API call thông qua để gửi chỉ thị cho server phải làm gì.
III. Kết luận chương 1
Kết thúc chương 1 ta có thể tóm về API như sau:
Các nhà phát triển làm việc với các API để tạo phần mềm và ứng dụng. Rất hiếm
khi bạn, người dùng cuối, tương tác trực tiếp với API.
API hoạt động như một cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn
nhưng cũng tránh các yêu cầu không mong muốn.
API có thể làm cho cuộc sống của bạn chạy trơn tru hơn một chút. Khi các hãng
hàng không chia sẻ dữ liệu về các chuyến bay và giá cả, các trang web tổng hợp du lịch
có thể tổng hợp tất cả chúng và giúp bạn so sánh.
Các doanh nghiệp được xây dựng trên các API. Sprout Social chính nó là một ví
dụ về một phần mềm được xây dựng trên API của các mạng truyền thông xã hội.
Nếu bạn đang sử dụng ứng dụng của bên thứ ba để quản lý phương tiện truyền
thông xã hội của mình, đó có thể không phải là lỗi của ứng dụng mà tính năng không
được cung cấp. Nhiều khả năng là mạng không có nó như là một phần của API của họ.
METHOD ACTION
POST (CREATE) Tạo mới một Resource.
GET
(READ) Trả về một Resource hoặc một danh sách
Resource.
PUT
(UPDATE) Cập nhật, thay thế thông tin cho
Resource.
DELETE (DELETE) Xoá một Resource.
6REST không phải là một công nghệ, Nó là một kiến trúc thống nhất giúp thiết kế
các website để có thể dễ dàng quản lý các tài nguyên. Nó không phải là một quy
luật buộc bạn phải tuân theo mà đơn giản là một kiến trúc được đề xuất ra và kiến trúc
này hiện đang được sử dụng rất phổ biến vì tính đơn giản, dễ hiểu và rất ưu việt của nó.
7CHƯƠNG 2. GRAPH API
I. Gới thiệu Graph API
Một định nghĩa đơn giản về API đồ thị là một API mô hình hóa dữ liệu theo các
nút và cạnh (đối tượng và mối quan hệ) và cho phép máy khách tương tác với nhiều nút
trong một yêu cầu. Ví dụ, hãy tưởng tượng một máy chủ chứa dữ liệu về tác giả, bài đăng
trên blog và bình luận. Trong API REST, để có được tác giả và nhận xét cho một bài
đăng trên blog cụ thể, khách hàng có thể thực hiện ba yêu cầu HTTP như / bài viết / 123,
/ tác giả / 455, / bài đăng / 123 / bình luận. Trong API biểu đồ, ứng dụng khách thực hiện
cuộc gọi để dữ liệu từ cả ba tài nguyên được kéo vào cùng một lúc. Máy khách cũng có
thể chỉ định các trường mà nó quan tâm, cho phép kiểm soát nhiều hơn đối với lược đồ
phản hồi. Để khám phá cách thức hoạt động của chi tiết này, chúng tôi sẽ xem xét một
vài nghiên cứu trường hợp từ các API trong tự nhiên.
II. Facebook Graph API
1. Facebook Graph API là gì?
API Đồ thị là cách chính để tải dữ liệu vào hoặc lấy dữ liệu ra khỏi nền tảng
Facebook. Đó là API dựa trên HTTP mà ứng dụng có thể dùng để truy vấn dữ liệu, đăng
tin mới, quản lý quảng cáo, tải ảnh lên và thực hiện nhiều tác vụ khác theo lập trình.
API Đồ thị được đặt tên theo ý tưởng của "đồ thị xã hội" - một bản trình bày thông
tin trên Facebook. API Đồ thị bao gồm:
Nút - về cơ bản là các đối tượng riêng như Người dùng, Ảnh, Trang,
Bình luận
Cạnh - các kết nối giữa tập hợp đối tượng và một đối tượng, chẳng hạn
như Ảnh trên Trang hoặc Bình luận về Ảnh
Trường - dữ liệu về một đối tượng, chẳng hạn như ngày sinh của người
dùng hoặc tên Trang
Thông thường, bạn sử dụng nút để lấy dữ liệu về một đối tượng cụ thể, sử dụng
cạnh để lấy tập hợp đối tượng trên một đối tượng và sử dụng trường để lấy dữ liệu về một
đối tượng hoặc mỗi đối tượng trong một tập hợp.
2. Một số thành phần của Facebook Grạph API
2.1. HTTP
API Đồ thị dựa trên HTTP nên API này hoạt động với bất kỳ ngôn ngữ nào có thư viện
HTTP, chẳng hạn như cURL và urllib. Điều này nghĩa là bạn có thể sử dụng API Đồ thị
trực tiếp trong trình duyệt của mình. Ví dụ: yêu cầu URL này trong trình duyệt của bạn...
https://graph.facebook.com/facebook/picture?redirect=false
... tương đương với thực hiện yêu cầu cURL sau:
curl -i -X GET \
"https://graph.facebook.com/facebook/picture?redirect=false&access_token={va