Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển của (các phương pháp) xã hội, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Chăm được xuất bản, tạo sự phong phú cho người đọc. Trong sự phát triển ngày nay, những vấn đề về dân tộc, tôn giáo đã đựơc Đảng và nhà nước ta chú trọng sâu sắc. Đặc biệt với các dân tộc thiểu số, trong công tác “Đại đoàn kết dân tộc” thì phát huy sự ảnh hưởng của những người có uy tín trong cộng đồng tôn giáo là hết sức quan trọng. Đây cũng là việc làm (hết sức quan trọng) cần thiết đối với cộng đồng Chăm ở Bình Thuận trong sự phát triển hiện nay. Được tin trong tháng 5 Trừơng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mở hội nghị khoa học dành cho sinh viên, được các thầy cô trong Bộ môn công tác xã hội tạo điều kiện, cùng với những thực tế thấy được trong cộng đồng Chăm ở Bìmh Thuận, nó là những thuận lợi cho tôi tham gia nghiên cứu, trình bày đề tài này.
Bài viết gồm có ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, nó sẽ đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản về cộng đồng dân tộc Chăm ở Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
Về đại thể, phần I có nội dung đề cập đến lịch sử hình thành, sự phân bố dân cư, cũng như giới thiệu sơ lược về đời sống xã hội của người Chăm ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. Phần II nói về vai trò, vị trí và sử ảnh hưởng của các vị chức sắc, sư cả Chăm tỉnh Bình Thuận trong đời sống, văn hóa, kinh tế xã hội. Phần III nêu ra các giải pháp và những đề xuất để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm trong cộng đồng Chăm tại Bình Thuận.
Trên cơ sở kiến thức giới hạn, bài viết này có nhiệm vụ cung cấp cái nhìn mới, góp phần làm phong phú hơn cho các vấn đề phát triển cộng đồng hiện nay theo đường lối văn minh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Với thời gian ngắn ngủi bài viết không thể đi sâu vào nhiều chi tiết mà chỉ mong muốn tạo nên cái nhìn khái quát và một sự hiểu biết cơ bản về cộng đồng Chăm ở BìnhThuận. Mặc dù rất cố gắng, nhưng vì đây là lần đầu tiên làm đề tài khoa học nên cũng không trách những sai xót, bất cẩn. Kính mong quý thầy, cô cùng đọc giả và các bạn gần xa đóng góp ý kiến, bổ sung để bài viết thêm phần hoàn chỉnh và mang tính khoa học hơn.
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
&
BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2008
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển xã hội.
Lời Nói Đầu
Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển của (các phương pháp) xã hội, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Chăm được xuất bản, tạo sự phong phú cho người đọc. Trong sự phát triển ngày nay, những vấn đề về dân tộc, tôn giáo đã đựơc Đảng và nhà nước ta chú trọng sâu sắc. Đặc biệt với các dân tộc thiểu số, trong công tác “Đại đoàn kết dân tộc” thì phát huy sự ảnh hưởng của những người có uy tín trong cộng đồng tôn giáo là hết sức quan trọng. Đây cũng là việc làm (hết sức quan trọng) cần thiết đối với cộng đồng Chăm ở Bình Thuận trong sự phát triển hiện nay. Được tin trong tháng 5 Trừơng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mở hội nghị khoa học dành cho sinh viên, được các thầy cô trong Bộ môn công tác xã hội tạo điều kiện, cùng với những thực tế thấy được trong cộng đồng Chăm ở Bìmh Thuận, nó là những thuận lợi cho tôi tham gia nghiên cứu, trình bày đề tài này.
Bài viết gồm có ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, nó sẽ đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản về cộng đồng dân tộc Chăm ở Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
Về đại thể, phần I có nội dung đề cập đến lịch sử hình thành, sự phân bố dân cư, cũng như giới thiệu sơ lược về đời sống xã hội của người Chăm ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. Phần II nói về vai trò, vị trí và sử ảnh hưởng của các vị chức sắc, sư cả Chăm tỉnh Bình Thuận trong đời sống, văn hóa, kinh tế xã hội. Phần III nêu ra các giải pháp và những đề xuất để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm trong cộng đồng Chăm tại Bình Thuận.
Trên cơ sở kiến thức giới hạn, bài viết này có nhiệm vụ cung cấp cái nhìn mới, góp phần làm phong phú hơn cho các vấn đề phát triển cộng đồng hiện nay theo đường lối văn minh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Với thời gian ngắn ngủi bài viết không thể đi sâu vào nhiều chi tiết mà chỉ mong muốn tạo nên cái nhìn khái quát và một sự hiểu biết cơ bản về cộng đồng Chăm ở BìnhThuận. Mặc dù rất cố gắng, nhưng vì đây là lần đầu tiên làm đề tài khoa học nên cũng không trách những sai xót, bất cẩn. Kính mong quý thầy, cô cùng đọc giả và các bạn gần xa đóng góp ý kiến, bổ sung để bài viết thêm phần hoàn chỉnh và mang tính khoa học hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30-4-2008
Người thực hiện
Xích Văn Nghiêm
I/ Đặt vấn đề:
1.Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài.) :
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hình thể xã hội. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa dạng, phức tạp và không ngừng tác động tích cực và tiêu cực lên đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm thực hiện những chính sách xã hội nhằm tăng cường vai trò làm chủ của nhân dân. Trong chính sách xã hội có chính sách tôn giáo, Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần IX viết: “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật…,phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo.”
Trong thời gian qua, đối với cộng đồng Chăm ở Bình Thuận thì các vị chức sắc, sư cả là người có vai trò đặc biệt quan trọng. Đặc biệt là có sự tín nhiệm rất cao trong mỗi làng, palei Chăm. Nếu như chúng ta biết tranh thủ, vận động phát huy vai trò của họ thì chính họ chứ không phải ai khác là người góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Đây là việc làm hết sức cần thiết đối với một dân tộc thiểu số có đời sống tôn giáo phong phú như dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Nhận thấy được tầm quan trọng của các vị chức sắc, sư cả Chăm trong sự phát triển cộng đồng mình hiện nay là hết sức to lớn. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu “ Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội” là cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
2.Sơ lược tình hình nghiên cứu.
Ngày nay hầu hết các vấn đề của dân tộc Chăm đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm khá nhiều. Các vấn đề về tôn giáo, điêu khắc kiến trúc, văn học nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… đã được nhiều nhà nghiên cứu như: Inrasara, Ngô Văn Doanh, Phan Xuân Biên, Phan Quốc Anh, Tràvija, Phú Văn Hãn, Nguyễn Văn Tỷ…nghiên cứu và trình bày. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều các nhà nghiên cứu đi sâu, tìm tòi tận gốc rẽ và đã đạt được những thành công riêng. Những vấn đề về tôn giáo cũng đã được đề cập đến nhưng lại viết về một khía cạnh riêng lẽ của nó như:
Đời sống và xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phú Văn Hãn, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội-2006.
Lễ hội người Chăm của tác giả Sakaya Văn Món, NXB Văn Hóa Dân Tộc-2003.
Các vấn đề văn hóa xã hội Chăm của Inrasara, NXB văn hóa dân tộc-1999.
Ngõ vào palei Chăm của Nguyễn Đăng Tỷ, tiểu luận đăng trên Tập san Văn nghệ Dân Tộc (Hội nhà văn Việt Nam) 14-10-1995.
. Vì vậy với sự cố gắng cỏn con của mình chỉ hy vọng sẽ làm cho tự liệu về dân tộc Chăm ngày càng phong phú và đa dạng.
Ngoài ra còn có nhiều các tài liệu khác có thể tham khảo, tra cứu thông tin trên các website :www.gilaipraung.com hay www.vanhoanghethuat.org.vn cũng có nhiều bài đề cập.
3. Mục đích. Câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ nghiên cứu.
Như đã nói, vì viết trong thời gian ngắn nên bài viết không đặt mục tiêu quá lớn mà chỉ cô đọng, giới hạn trong một vấn đề nhất định mà đề tài yêu cầu.
-Mục đích của bài viết :
Bài viết nhằm đưa ra một nét mới về các vai trò, vị trí của các vị chức sắc, sư cả Chăm ở Bình Thuận trong việc nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Cũng qua đó chúng ta sẽ thấy được một bức tranh về dân cư, đời sống tôn giáo của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, Việt Nam.
- Câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ nghiên cứu:
Bài nghiên cứu tập trung trả lời những câu hỏi giải quyết cho mục đích chính như sau:
Việt Nam có người Chăm sống tập trung tại các tỉnh nào?Người Chăm - Bình Thuận có gì đặc biệt trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng? Các tôn giáo Chăm – Bình Thuận được truyền bá từ đâu, vào thời gian nào? Có bao nhiêu tôn giáo?
Đời sống của họ có bị ràng buộc bởi tôn giáo không? Tôn giáo có chỗ đứng như thế nào trong cộng đồng người Chăm?
Các vị chức sắc, sư cả Chăm là người ra sao? Có vị trí cao hay thấp? Vai trò họ như thế nào trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội? Làm thế nào để họ giúp cộng đồng mình phát triển một cách toàn diện?
-Nhiệm vụ của bài viết là từng bước giải quyết những câu hỏi mà đó sẽ lần lược hiện rõ trong bài viết một cách toàn diện. Cùng với nó độc giả cũng sẽ có được cái nhìn mới, nhãn quan hơn về các vị chức sắc, sư cả Chăm trong sự phát triển của cộng đồng hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
-Trên cơ sở thực tế bài viết nghiên cứu tất cả những cộng đồng Chăm đang sinh sống tại Bình Thuận, mà các vị chức sắc, sư cả, trí thức Chăm là chủ yếu.
Do những vấn đề trên chỉ viết trong phạm vi cộng đồng Chăm ở tỉnh Bình Thuận nên chắc chắn sẽ có sự khác lạ so với cộng đồng Chăm các tỉnh khác. Vì vậy cũng không có gì lạ nếu trong bài viết có thấy xuất hiện những chi tiết, số liệu, thông tin khác biệt. Do điều kiện địa lý, lịch sử hình thành mỗi địa bàn dân cư khác nhau nên cũng dẫn đến sự khác biệt về phong tục tạp quán, tín ngưỡng tôn giáo…
5.Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp thu thập thông tin.
Cùng với việc vận dụng kiến thức có được trong thực tế cộng đồng mình. Bài viết còn được thu thập, tham khảo qua sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học sẵn có tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, bài viết sử dụng phương pháp quan sát thực tế để đúc kết vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các vị sư cả và các tín đồ trong cộng đồng Chăm tại Bình Thuận.
-Phương pháp xử lý thông tin.
Bài viết có sử dụng các biện pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, so sánh, phân tích, chọn lọc…,tư duy logic những thông tin đã thu thập được.
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ một vấn đề có thực trong xã hội bài viết cũng có ý nghĩa riêng của nó.
-Ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm về thông tin khoa học. Cung cấp những thông tin khoa học bổ ích về dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Có thể dùng để làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phát triển nhân rộng ra các đồng bào dân tộc Chăm cả nước, cũng như các đồng bào dân tộc thiểu số khác có chung đời sống tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng giống người Chăm.
-Về mặc thực tiễn. Nghiên cứu nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan đến phát triển cộng đồng của người Chăm. Qua đó thực hiện tốt hơn các chính sách, chủ trương cũng như đường lối của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
II/ Nội dung :
Phần I. Khát quát sơ lược quá trình hình thành, đời sống sinh hoạt cộng đồng của tôn giáo Chăm ở Việt Nam và Bình Thuận.
1.Vị trí dịa lí và sự phân bố dân cư Chăm ở Việt Nam.
Dân tộc Chăm là một dân tộc đã từng sinh sống lâu đời trên phần đất miền Trung Việt Nam, từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến Bình Thuận. Người Chăm có một nền văn hóa rực rỡ và phong phú. Họ có những nếp sống gia đình, lễ nghi tôn giáo khá độc đáo. Họ giữ nề nếp riêng, lối sống riêng của cộng đồng mình do những lễ nghi tôn giáo và phong tục tập quán qui định. Chính những nề nếp riêng đó làm cho cuộc sống của cộng đồng người Chăm lúc nào cũng đậm đà bản sắc dân tộc.
-Số dân hiện có khoảng 130.475 người-(số liệu 1/04/1999) đứng thứ 13 trong 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Chăm hiện nay chủ yếu sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận(86.493 người). Một số nơi khác như An Giang(12.435 người), Tây Ninh(2.663 người), Đồng Nai(2.307 người), thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm, tây nam Bình Định và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi(20.687 người).(1)
Dân tộc Chăm ở Việt Nam còn có tên gọi khác là Chàm, Chiêm Thành, Hời.
-Tiếng nói dân tộc Chăm thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
-Bên cạnh tôn giáo bản địa, người Chăm theo đạo Hồi và đạo Bàlamôn. Đạo Hồi ở đây có hai nhóm: Bà Ni (Hồi giáo cũ), Islam (Hồi giáo mới). Đạo Bàlamôn thu hút khoảng 3/5 dân số Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.
-Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.
-Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp bón phân, làm thuỷ lợi khá thành thạo. Một bộ phận người Chăm biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là làm đồ gốm và dệt vải thổ cẩm sợi bông.
-Người Chăm có truyền thống văn hóa độc đáo trong đời sống, đặc biệt là các lễ hội trong đó mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc được thể hiện qua các lễ hội lớn như: Katê và Rijanưgar của người Chăm theo đạo Bàlamôn hay Súc Dâng và Ramưwan của người Chăm Hồi Giáo ( Bàni), ngoài ra còn có nhiều lễ hội khác.
- Cách bố trí dân cư, nhà cửa trong thôn xóm Chăm.
Đồng bào có tập quán bố trí cư trú theo dạng bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Nhà ở của người Chăm quay mặt về phía Nam, Đông hoặc phía Tây. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. Khách thập phương đến các vùng dân tộc Chăm (nhất là vùng Ninh Thuận và Bình Thuận) sẽ ngạc nhiên không ít về cách bố trí nhà cửa ngay hàng thẳng lối của thôn xóm. Mỗi ngôi nhà phải có rào dậu xung quanh. Rào dậu thường làm bằng cây khô hay tre, nhưng nay được thay thế bằng loại cây sống (như keo dậu, cây thuốc dấu, cây bông bụt) hoặc xây bằng táp lô. Tất cả dãy nhà này đều xếp theo chiều Bắc Nam thẳng tắp và cửa ngõ đều đồng loạt trổ về gốc Tây Nam và hướng về phương Nam. Vì vậy, khách từ phương xa đến, sẽ rất lấy làm lạ về cách bố trí có quy củ nhất định này và từ làng này đến làng khác. Đường sá giữa hai dãy nhà thì khá rộng, hẹp nhất là đủ cho hai chiếc xe bò đi ngược chiều di chuyển được. Các con đường ngang thì hẹp hơn, rộng nhất là đủ cho một chiếc xe bò đi mà thôi. Chính vì thế mà đường xá trong các thôn ấp Chăm từ xưa đến nay vẫn theo một khuôn mẫu đúng phong tục qui định, thật nề nếp và khang trang. Không một người nào dám xé lẻ, nghĩa là tự xây dựng một ngôi nhà riêng rẻ, không đứng vào dãy rào nào. Làm như thế người Chăm tin là sẽ gặp nhiều xui xẻo, bệnh hoạn, làm ăn không phát đạt, gặp nhiều rủi ro trong đời sống. Đây cũng là ưu điểm lớn của phong tục tập quán Chăm góp phần làm cho cuộc sống được nhiều thuận lợi, hướng đến văn minh, tiến bộ.
1.1.Những đặc điểm nổi bật trong sinh hoạt cộng đồng.
Trong đời sống sinh hoạt của xã hội Chăm có những đặc điểm đáng lưu ý như: Tình thần hiếu khách, sự ôn hòa, sự tôn trọng lời hứa, lòng trung thành, sự trung thực, tính tôn ti trật tự, tính hiếu học.(2)
-Tinh thần hiếu khách của người Chăm:
Trong các dịp lễ hội hay ngày thường, những khách thập phương đến với plây Chăm đều cảm thấy có sự tiếp đón và đối xử khá nồng hậu. Tinh thần hiếu khách là một trong những đặc trưng của sinh hoạt xã hội người Chăm.
Trong cuộc sống hàng ngày, người Chăm hay cúng bái (cúng tổ tiên, cúng thần linh), sự cúng bái đó hàm ý rộng rãi là Pakhat nghĩa là cúng dường hay còn có ý nghĩa từ thiện. Vì thế thỉnh thoảng gia đình Chăm (Bàni và Bàlamôn) lại mời thầy Chan (chức sắc Bàni) đến cúng Pakhat thật sự mỗi khi gặp dịp làm ăn may mắn, được lộc, hay thuận lợi. Người Chăm hiểu rằng có Pakhat như vậy thần thánh mới phù hộ cho mình làm ăn phát đạt và tai qua nạn khỏi.
Sự hiếu khách của người Chăm cũng mang ý nghĩa tôn giáo y hệt như nội dung Pakhat nói trên. Năm nào gia đình có nhiều khách thì năm đó sẽ có nhiều thuận lợi, phát đạt trong việc làm ăn, người Chăm hiểu như thế. Chính vì vậy mà mỗi khi được đãi đằng, không phải khách mà là chủ nhà có nhã ý cám ơn. Sau bữa ăn thịnh soạn, khi khách xin cáo từ, gia đình chủ nhà người Chăm đứng lên vui vẻ nói một cách tự nhiên “Gia đình chúng tôi xin cảm ơn quí anh đã đến dùng bữa cơm với gia đình chúng tôi”.Đây là việc làm khác thường, nếu ai có dịp ghé vào palei Chăm trong một ngày hội, lễ thì sẽ thấy được sự lạ lùng này. Khi khách ra về rồi, gia đình lấy làm thanh thản và sung sướng vì đã làm một việc tốt và sẽ được quả phúc đúng như câu tục ngữ Chăm:
“Twai tamư paga yuw ba mưda tamư sang”
Khách bước qua rào như mang sự giàu có vô nhà
Ngoài ra sự hiếu khách của người Chăm còn mang ý nghĩa giao tế và thể diện. Thành ngữ: Lithei paywa (cơm gởi) của người Chăm trong trường hợp này hàm ý có qua có lại, đầy tính lịch thiệp và nhân văn. Họ còn hiểu rộng hơn vấn đề xử thế này như một ý nghĩa đạo đức: Caik phwơr ka anưk (để đức cho con), nghĩa là hôm nay ta đối xử tốt với khách thì ngày mai, ta hay con ta sẽ được đối xử tương tự. Sự giao tiếp của người Chăm không những mang nặng tình nghĩa và đạo đức, mà còn chứa đựng cả một triết lý nhân quả nữa. Mặt khác, vấn đề thể diện cũng dự phần khá đặc trưng trong sự hiếu khách của người Chăm: gia đình nào có nhiều khách, và đặc biệt là khách quý, thì gia đình đó sẽ được những người xung quanh quí trọng và kính nể. Vấn đề hiếu khách cũng là một nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Tính ôn hòa và không thù dai
Sự sinh hoạt miền nông thôn cũng như miền núi không mang tính cách cạnh tranh như ở thị thành. Chính vì vậy mà ở vùng dân tộc Chăm, chúng ta nhận thấy cuộc sống khá thanh thản, không sống xô bồ, nhếch nhác. Có lẽ do chịu ảnh hưởng phần nào nếp sống êm xuôi này mà tính cách ôn hòa hình thành được trong lòng cộng đồng người Chăm.
Trong sinh hoạt hàng ngày, chắc chắn phải có những va chạm, xích mích, bất đồng ý kiến, đưa đến việc cãi vã lẫn nhau, nhưng không bao giờ (hoặc rất ít khi) dẫn đến việc đánh đập nhau hay đâm chém nhau như đã từng xảy ra thường xuyên ở các thị thành văn minh.Vì đối với người Chăm thì việc đâm chém nhau càng làm cho bà con xa lánh. Trong những trường hợp xích mích gay gắt, không thể tự giải quyết được thì hai bên đưa nhau đến Hội đồng tôn giáo để nhờ giải quyết,(nếu như là vấn đề cấp làng) còn cấp gia đình thì do tộc trưởng của dòng tộc giải quyết. Tính khí Chăm không thâm độc, dễ tha thứ, vì thế mà trong xã hội Chăm không có mối thù nào lâu dài hay truyền kiếp. Họ dễ dàng làm lành với nhau, phần nào cũng do mối giao hảo chằng chịt của các hôn nhân. Nếu như hai gia đình gây gỗ thì phần ai nấy sống, trong một thời gian dài nếu bên nào muốn giải hòa thì làm lễ “Bốinê”(xin lỗi) được sự chứng kiến của tộc trưởng. Thế là hai gia đình lại hòa hợp sống bình thường.
- Tôn trọng lời hứa
Người Chăm rất dị ứng với sự dối trá, điếm đàng và rất trọng sự ngay thẳng, thật thà. Vì trước đây, xã hội Chăm sống gần như khép kín, giống như xã hội miền núi, nên những thói hư tật xấu của chốn phồn vinh đô thị như: lừa đảo, lật lọng, cướp giật, không chen chân được trong cộng đồng người Chăm.
Mỗi khi hứa một việc gì với nhau, người Chăm rất tôn trọng, kể cả vợ chồng ly dị nhau, chỉ cần mời một người tộc trưởng ra làm chứng là xong.Vì họ hiểu rất đơn giản là lòng ta đã hứa và đã hứa như vậy thì thần linh cũng đã chứng giám. Rõ là một việc làm đúng theo lương tâm của mình lại được thêm yếu tố thần linh nữa, thì việc hứa đó vững chắc như đinh đóng cột. Vì vậy người Chăm liên hệ làm ăn với nhau hay với dân tộc khác, ít khi phải tốn nhiều giấy tờ: cam kết, hợp đồng, biên bản, mà họ chỉ cần nhắc lại tất cả sự cam kết đó một lần nữa cho rõ ràng là xong. Người Chăm không bao giờ, rất hiếm để thiếu thuế ruộng đất của Nhà Nước, mặc dù mất mùa hoàn toàn, họ sẵn sàng đem con đi ở đợ để lấy tiền trả thuế. Trong thực tế, có những người thiếu thuế thì có lý do đặc biệt của nó.
Tình trạng hiện nay có sự thay đổi nhiều: Trong sự giao tiếp với xã hội bên ngoài, họ gặp phải trăm ngàn trắc trở (lường gạt, dối trá, điếm đàng) nên họ đã rút ra được những kinh nghiệm đau lòng và phải điều chỉnh lại sự tôn trọng lời hứa cũng như sự tin cậy lẫn nhau đối với những kẻ xấu. Có lúc họ lại học tập những tật xấu để trả thù những phường vô lại….
- Sự trung thành
Người Chăm cũng như đa số các dân tộc thiểu số khác, sống rất đơn giản, chất phác, sống với chủ nào thì chỉ biết chủ đó, rất trung thành với người mà mình phục vụ, không sống theo kiểu “lá mặt, lá trái”, điếm đàng, láu cá. Đối với những người Chăm giúp việc trong gia đình, dù là việc lặt vặt trong gia đình hay việc đồng án, chăn nuôi, quản lý nông trại, người chủ có thể đặt tin tưởng hoàn toàn. Chủ sai bảo như thế nào, chủ căn dặn việc gì thì chắc chắn những việc đó sẽ được hoàn thành và bảo vệ đúng theo ý muốn của chủ. Ngày nay đặc điểm này vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn ở người Chăm Bính Thuận.Ở thành phố hay các làng quê người ta thường tìm người giúp việc là người Chăm, đơn giản một việc là họ rất trung thành.- Sự trung thực:
Người Chăm bản chất ngay thẳng, không có tính lắt léo để giành cái tốt cái lợi cho mình và đùn đẩy điều xấu cho người khác. Ngay trong hoàn cảnh éo le là phải đứng trước quan tòa để kiện cáo, họ cũng không nói ra được những lời gian dối hay vu khống cho đối phương để tạo thuận lợi cho mình. Nếu phải là