Đề tài Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam, mô hình công ty mẹ - công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam

1.Lí do chọn đề tài. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó Việt Nam đang nổ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhừm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất Do vậy, việc tập trung nguồn lực và quản lí nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là vốn. Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này. Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít. Còn nhiều vấn đề mặt lí luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là tập đoàn kinh tế, Gọi là tập đoàn kinh tế hay là tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà cho ra hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Chính vì lí do trên chúng em chon đề tài này để hiểu rõ về bản chất và hoạt động của tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ - công ty con. 2.Mục đích của đề tài Đề tài trình bày một cách hệ thống các vấn đề của TĐKT, MHCTM-CTC ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ trình bày chi tiết các nội dung cơ bản của TĐKT- MHCTM- CTC, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về TĐKT- MHCTM- CTC. Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khí quts hơn về TĐKT –MHCTM- CTC tìm hiểu các quá trình hoạt đọng của TĐKT- MHCTM- CTC ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đặc trưng của TĐKT. -Cơ chế hoạt động của TĐKT - Vai trò của TĐKT - Thực trạng của TĐKT 4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về TĐKT nói chung và TĐKT Việt Nam nói riêng. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là : phân tích, tổng hợp, so sánh Trong đề tài của mình chúng em đáuwr dụng nhiều tài liệu liên quan tới TĐKT ở Việt Nam để nêu lên một cách xác thực về TĐKT

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam, mô hình công ty mẹ - công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó Việt Nam đang nổ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhừm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất…Do vậy, việc tập trung nguồn lực và quản lí nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là vốn. Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này. Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít. Còn nhiều vấn đề mặt lí luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là tập đoàn kinh tế, Gọi là tập đoàn kinh tế hay là tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà cho ra hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Chính vì lí do trên chúng em chon đề tài này để hiểu rõ về bản chất và hoạt động của tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ - công ty con. 2.Mục đích của đề tài Đề tài trình bày một cách hệ thống các vấn đề của TĐKT, MHCTM-CTC ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ trình bày chi tiết các nội dung cơ bản của TĐKT- MHCTM- CTC, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về TĐKT- MHCTM- CTC. Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khí quts hơn về TĐKT –MHCTM- CTC tìm hiểu các quá trình hoạt đọng của TĐKT- MHCTM- CTC ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đặc trưng của TĐKT. -Cơ chế hoạt động của TĐKT - Vai trò của TĐKT - Thực trạng của TĐKT 4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về TĐKT nói chung và TĐKT Việt Nam nói riêng. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là : phân tích, tổng hợp, so sánh…Trong đề tài của mình chúng em đáuwr dụng nhiều tài liệu liên quan tới TĐKT ở Việt Nam để nêu lên một cách xác thực về TĐKT Phần 2: Nội dung I.Phần lí thuyết . 1. Khái niệm. Tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều nghành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển.” Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: “Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp,liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập” Vào năm 1990 và 1991 Nhà nước đã thành lập các Tổng công ty nhà nước, đến năm 2005 thì một số Tổng công ty được tổ chức thành tập đoàn kinh tế. Đến năm 2008 có 8 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Danh sách các tập đoàn kinh tế Việt Nam cho đến năm 2008 có: Bưu Chính – Viễn Thông (VTPT), Than – Khoáng Sản(Vinacomin), Dầu khí(Petro Vietnam), Điện lực(EVN), Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin), Dệt May(Vinatex),cao su(VRG) và tài chính – Bảo hiểm (Bảo Việt) 2. Sự cần thiết và nhu cầu tất yếu. Do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vị trícủa doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo,dẫn dắt các doanh nghiệp nhà thuộc thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và các tập đoàn hoạt động có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế. Song các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các công ty nhỏ, hoạt động có hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên tổng công ty có quy mô chưa lớn. 3. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế. - Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở huwxucungx tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn. Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao. Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ: Tập đoàn Air France(Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động, tậ đoàn Danone(Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat(Italia) có 242.300 nhân viên… Phần lớn các tập đoàn mạnh thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn HENKEL(Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens(Đức) là 300, tập đoàn Roche(Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel(Bỉ):100, tập đoàn Unilever(Anh):90... Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của tập đoàn kinh tế. VD: Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải…Tập đoàn Petronas(Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kih doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí… Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều. -Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sử hữu vốn. Về cơ cấu tổ chức cho đến nay chưa có 1 văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ,các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương. Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh : Tạp đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành của tập đoàn. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên(với công ty TNHH), đại hội cổ đông(với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thanh viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thường ở hai cấp độ: + Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty mẹ, công ty con, công ty cháu… là của từng công ty. + Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty mẹ tham gia đầu tư vào các ông ty con, biến các công ty con, con ty cháu thành công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ(với công ty TNHH), giũ cổ phần chi phối(với công ty con ,cháu là công ty cổ phần).Trên thực tế, không có một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. 4.Hiệu quả hoạt động. 4.1 Sử dụng vốn Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26% `4.2. Đầu tư trái nghề chính. Tại một hội nghị hồi tháng 4-2008 ở Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết tính đến cuối năm 2007, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản là hơn 23.400 tỉ đồng. 4.3.Tình hình nợ Có nhiều số liệu khác nhau và nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước mà các tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty nhà nước là các chủ thể chiếm tỷ trọng tuyệt đối về vốn. Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007 và nợ của các tập đoàn kinh tế vẫn trong vòng kiểm soát. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu. So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được công bố sẽ khiến "thế giới phải giật mình", có đại biểu quốc hội đặt nghi vấn cho rằng nguyên nhân của việc thiếu rõ ràng trong bảo lãnh tín dụng, độc quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu ái, ưu đãi kể cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn,cạnh tranh không bình đẳng, không làm tròn vai trò nòng cốt của nền kinh tế thậm chí đã trở thành là gánh nặng của nền kinh tế, lũng đoạn thông qua quan hệ, coi trọng lợi ích nhóm, các tập đoàn kinh tế được xem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao vào năm 2008 5.Mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lí độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con,nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Thí dụ, luật công ty của Cộng hòa liên bang Nga quy định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất tại đại hội cổ đông của công ty mẹ,trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ,dù là hai thực thể pháp lí độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết, một thực thể kinh tế hợp nhất. 5.1.Sự giống và khác nhau giữa mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên và mô hình công ty mẹ công ty con: Sự giống nhau: -Tổng công ty là cổ đông -Có quyền quyết định đến hoạt động của công ty thành viên bằng nhiều cơ chế khác nhau. b.Sự khác nhau: - Với mô hình tổng công ty thì cơ cấu tổ chức của công ty (một nhóm các công ty ) bị giới hạn có 3 cấp – Tổng công ty, công ty và xí nghiệp hạch toán phụ thuộc(hoặc tương đương). Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ công ty con thì tầng nấc trong cơ cấu tổ chức, về mặt lí thuyết, là không giới hạn- công ty me công ty con,công ty cháu... -Về nguyên tắc, quan hệ công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn, còn quan hệ giữa tổng công ty và đơn vị thành viên là trách nhiệm vô hạn. - Về mặt pháp lí, các đơn vị thành viên của tổng công ty và công ty là những pháp nhân độc lập chưa đầy đủ ,vì đối với một số hoạt động của đơn vị thành viên, luật pháp yêu cầu phải có ủy quyền chính thức của doanh nghiệp chủ quản như lĩnh vực đầu tư,tài chính, tổ chức cán bộ...Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ-công ty con, các doanh nghiệp là những pháp nhân đầy đủ. -Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong mô hình tổng công ty không phải do tổng công ty quyết định thành lập, mặc dù về mặt pháp lí tổng công ty là chủ sở hữu.Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ công ty con thì công ty mẹ là một doanh nghiệp có sản phẩm, có khách hàng, có thị trường. - Những quy chế, quy định đối với một số lĩnh vực hoạt động của các thành viên trong tổng công ty thường có tính pháp quy; trong khi đó, những quy chế, quy định của các thành viên trong công ty mẹ- công ty con hoàn toàn mang tính chất quản lí. - Quá trình hình thành tổng công ty cho thấy, theo mô hình tổng công ty thì ít nhất phải có hai công ty thành viên tồn tại trước khi có tổng công ty, trong khi đó theo mô hình công mẹ- công ty con thì công ty mẹ thường phải tồn tại trước, sáng lập hoặc tham gia sáng lập ra công ty con(trừ trường hợp mua lại) - Trong mô hình hiện hữu, tổng công ty(công ty) là chủ sở hữu của cả sản nghiệp(cả tài sản có và tài sản nợ) của công ty thành viên,tức vừa sở hữu vốn vừa sở hữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn) công ty con là tài sản (vốn) của công ty mẹ; tron khi đó, theo mô hình công ty mẹ - công ty con ,công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn đầu tư trong công ty con mà thôi và vốn của công ty con là tài sản của công ty mẹ(trong đầu tư dài hạn) - Mô hình tổng công ty- công ty thành viên không cho phép huy động vốn một cách có hiệu quả, không cho phép tổng công ty(công ty ) thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các doanh nghiệp thành viên một cách linh hoạt. 5.2.Đặc điểm chung của công ty mẹ công ty con: Là một tổ hợp sản xuất kinh doanh đa dang, đa sở hữu. Là một tổ hợp lấy liên doanh góp vốn, hoặc sở hữu chung vốn làm nhân tố quyết định sự liên kết dưới hình thức công ty cổ phần. Là một tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp nhưng có một doanh nghiệp giữ vai trò chi phối, chỉ huy thống nhất đó là công ty mẹ. Công ty mẹ đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có tỷ lệ vốn góp chi phối, các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có chi phối của nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên có hơn 50% vốn nhà nước.Sự liên kết kinh tế, tài chính, công nghệ của các nhóm các công ty mẹ con này với nhau tạo thành một tập đoàn kinh tế. 5.3.Ưu điểm của mô hình Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lí, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia. Theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lí độc lập, về mặt pháp lí không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lí phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một ộ phận trực thuộc của công ty mẹ. Với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Với mô hình này các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông...bằng cách cùng nhau lập các công ty con. Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con . Công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ. Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng về chiều trộng và chiều sâu. Trong đó, một hình thức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế ưu thích hiện nay là hợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa nghành nghề, mở rộng thị trường... Sử dụng mô hình công ty mẹ - công ty con là phương thức tốt nhất đảm bảo tính định hướng XHCN của nền kinh tế trong thời kì quá độ đi lên CNXH. Mô hình công ty mẹ công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên từ công ty mẹ đến công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo nên sức mạnh tập đoàn. Công ty mẹ một mặt tự chủ xây dựng chiến lược phát triển của mình và của taonf bộ hệ thống, lựa chọn các hình thức đầu tư, trực tiếp tác nghiệp kinh doanh, mặt khác đầu tư vốn vào các công ty con và thông qua đó chỉ đạo hoạt động của các công ty con qua HDQT theo định hướng phát triển của công ty mẹ. Các công ty con đều có tư cách pháp nhân, tự chủ hoạt động kinh doanh theo định hướng chiến lược của công ty mẹ, thu hút vốn đầu tư bên ngoài, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế của mình. Chính những điều đó làm cho các doanh nghiệp thu lợi nhuận ngày càng nhiều, một tổ chức kinh doanh đạt hiệu qua và tiết kiệm kinh tế cao, một tổ chức phát triển bền vững. VD:- Chỉ sau 1 năm hoạt động, những kết quả bước đầu về sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ khá tốt: doanh thu sau khi chuyển đổi tăng cao, bình quân 48%, nộp ngân sách tăng 9%, lợi nhuận tăng 24%;tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn của các công ty mẹ đạt 10,83%; số lao động của các công ty con sau khi sắp xếp, tuyển dụng tăng thêm 11%. Các đơn vị này cũng thừa nhận, việc chuyển sang hoạt động theo công ty mẹ - công ty con đã làm thay đổi bản chất, phương thức tổ chức và phương thức quản lí điều hành từ kiểu hành chính(cấp trên – cấp dưới) sang phương thức đầu tư chi phối về vốn, công nghệ, thương hiệu đối với các công ty con. Tám tập đoàn kinh
Luận văn liên quan