Đề tài Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam

Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp. Ngày nay, tỷ giá là một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại hết sức khốc liệt trên thế giới, nhất là giữa Mỹ - Nhật - Tây Âu. ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá cũng là một vấn đề hết sức nóng bỏng và được nhiều người quan tâm. Chính sách tỷ giá đã được nhà nước ta sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô. Nếu không có quyết sách về tỷ giá kịp thời phù hợp sễ gây ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm quá trình đầu tư trong nước làm thâm hụt cán cân thương mại và khó có thể thực hiện thành công những mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam” Qua đó nghiên cứu ảnh hưởng về chế độ điều hành tỷ giá đến sự phát triển kinh tế đất nước và đưa ra một số kiến nghị nhằm từng bước hoàn thành chính sách tỷ giá ở Việt Nam.

doc23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp. Ngày nay, tỷ giá là một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại hết sức khốc liệt trên thế giới, nhất là giữa Mỹ - Nhật - Tây Âu. ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá cũng là một vấn đề hết sức nóng bỏng và được nhiều người quan tâm. Chính sách tỷ giá đã được nhà nước ta sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô. Nếu không có quyết sách về tỷ giá kịp thời phù hợp sễ gây ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm quá trình đầu tư trong nước làm thâm hụt cán cân thương mại và khó có thể thực hiện thành công những mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam” Qua đó nghiên cứu ảnh hưởng về chế độ điều hành tỷ giá đến sự phát triển kinh tế đất nước và đưa ra một số kiến nghị nhằm từng bước hoàn thành chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Chương I những lý luận chung về tỷ giá và thị trường tỷ giá 1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một nội dung quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối. Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là tỷ lệ so sánh ngang giá(vàng) giữa đồng tiền của hai nước, là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, TGHĐ là giá người ta trả khi mua hoặc nhận được khi bán một ngoại tệ, trên thị trương ngoai hối tỷ giá là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Nếu theo quan hệ giữa ngoại tệ với nội tệ thì tỷ giá được hiểu là giá cả của đồng ngoai tệ được thể hiện bằng đồng nội tệ. TGHĐ là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các ngoại tệ, và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại giữa các nước, ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Nền kinh tế càng “hướng ngoại “ bao nhiêu thì quy mô và vị trí của kinh của nền kinh tế đó cành mở rộng và tăng trưởng bấy nhiêu, do đói vị trí của đồng tiền nước đó và sức mua của nó trên thị trường quốc tế càng lớn bấy nhiêu. Có thể quy nạp vai trò của TGHĐ vào một số điểm sau : - TGHĐ có tác động to lớn tới quan hệ thương mại quốc tế xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác. Nếu TGHĐ trong nước tăng, tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng tiền nước ngoài, nghĩa là một ngoại tệ sẽ chuyển đổi được nhiều nội tệ hơn so với trước. Lúc đó hàng hoá mang ra bán ở nước ngoài sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với bán hàng hoá đó ỏ trong nước, như vậy sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, đồng thời cũng hạn chế nhập khẩu, vì hàng hoá nhập khẩu luác này sẽ phải bán đắt mới bù đủ chi phí và phải cạnh tranh vớia nàng hoá trong nước. Ngược lại, nếu TGHĐ trong nước có xu thế giảm, tức là đồng nội tệ lên giá so với đồng tiền nước ngoài, nghĩa là một ngoại tệ sẽ đổi được ít nội tệ hơn so với trước. Trong trường hợp này sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích hàng nhập khẩu. Rõ ràng công cụ tỷ giá hối đoái có thể tác đọng khuyến khích hay hạn chế việc xuất –nhập khẩu háng hoá, dịch vụ. - Tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ tới kinh tế trong nước và gây ảnh hướng trực tiếp tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ, tức là TGHĐ tăng, thì hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn, toàn bộ hàng hoá, tư liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu…, chuyển đổi sang đồng nội tệ sẽ bị đội giá làm cho giá thành sản phẩm tăng, đẩy mặt bằng giá cả trong nước lên gây ra sức ép đối với lạm phát. Ngược lại khi TGHĐ giảm, đồng nội tệ có xu hướng lên so với đồng ngoại tệ, thì hàng nhập khẩu vào nước đó sẽ rẻ hơn trước, kéo mặt bằng giá cả xuống làm cho tình trạng lạm phát trong nước được cải thiện, tỷ lệ lạm phát giảm dần. Như vậy TGHĐ là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại, Chính phủ các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh tỷ giá, can thiệp vào tỷ giá trên thị trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để quản lý, điều tiết những mất cân đối lớn trong hoat động kinh tế trong nước, cũng như những mất cân đối trong kinh tế đối ngoại. Đồng thời, TGHĐ còn được xem như là tìn hiệu của thực trạng mối quan hệ kinh tế đối ngoai, mà thông qua nó chính phủ có thể đưa ra các biện pháp hoặc sử dụng những công cụ của chính sách kinh tế một cách phù hợp, hữu hiệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. TGHĐ chính là nhan tố hết sức quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối của mỗi nước. Không thể không thừa nhận vai trò trên đây của tỷ giá, vấn đề là ở chỗ phải có một chế độ tỷ giá phù hợp để đảm bảo thực hiện được vai trò của tỷ giá thì cho đến nay các nhà kinh tế –tiền tệ còn có những ý kiến khác nhau. Các nhà kinh tế theo trường pháI chính thống (orthodox) cho rằng nên áp dụng tỷ giá linh hoạt. Theo họ, tỷ giá thực chất là một loại giá cả, do cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường quyết định, Nhà nước không nên can thiệp vào. lợi thế chủ yếu của chế độ tỷ giá linh hoạt là với chế độ tỷ giá này cán cân thanh toán quốc tế sẽ do cung - cầu thị trường xác lập thế cân bằng nhà nước không cần phải dùng tới dự trữ ngoại hối chínhthức để can thiệp, nhà nước không cần đến những biện pháp quản lý hành chính khác nhằm tác động vào tỷ giá. Mặt hạn chế của chế độ tỷ giá linh hoạt là mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trưòng kể cả tỷ giá không phải lúc nào cũng vận hành “vận hành “ một cách thuận lợi, mà luôn xảy ra những mâu thuẫn, cạnh tranh dẫn đến sự biến động. Khi có sự biến động dữ dội thì “bà tay “ ddieeuf tiết của chính phủ vào thị trường, nhất là lĩnh vựec TGHĐ là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngược lại các nhà kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai lại tán đồng thực hiện chế độ tỷ giá cố định (hiệp ước bretton woods), với quan điểm cho rằng, muốn phục hồi và phát triển kinh tế trước hết phải pphục hồi thương mại quốc tế, muốn thương mại quốc tế phát triển phải có một chế độ tỷ giá cố định. Trong chế độ tỷ giá cố định Bretton woods, đồng đôla mỹ đựoc gắn với vàng, đổi được ra vàng và trở thành đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế chủ yếu. Các đồng tiền khác phải xác định một tỷ giá cố định với đồng đôla Mỹ. Đồng thời, chính phủ các nước thông qua ngân hàng trung ương phải tham ra can thiệp vào thị trường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ đã xác định với đồng đôla mỹ được ổn định. Như vậy, với tỷ giá cố định mọi hoạt động thương mại quốc tế sẽ diễn ra một cách êm đẹp. Đến thập kỷ 70, nền kinh tế các nứoc Tây âu và Nhật Bản được phục hồi và phát triển mạnh, một phần có sự đóng góp của chế độ tỷ giá cố định. Nhưng đồng thời tỷ giá cố định này cũng đựơc bộc lộ nhiều nhược điểm của nó. Nhược điểm lớn nhất của chế độ tỷ giá cố định là đã đưa đồng tiền của một quốc gia (đồng đôla Mỹ) lên làm đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Ngay từ những năm 1960, nhà kinh tế mỹ Robert triffin đã vạch ra nghịch lý đó. Để cho dự trữ thế giới tăng theo sự tăng trưởng của thươngmại quốc tế, nước Mỹ, người cung ứng dự trữ quốc tế, buộc phải bội chi cán cân thanh toán của mình. Nước Mỹ có bội chi cán cân thanh toán quốc tế, thì các nước khác mới có thể tích luỹ được dự trữ đôla, đó là điều kiẹn cần thiết. Thế nhưng số đôla trong dự trữ của các nước càng tăng lên thì khả năng chuyển đổi đôla ra vàng cuả Mỹ càng giảm theo, vảtên thị trường đôla càng mất giá. Đó là chưa nói đến ý đồ lạm dụng của nước có đồng tiền làm phương tiện dự trữ quốc tế, họ có thể dùng đồng tiền của nước mình để chi tiêu, thao túng các sự việc nhằm mục đích chính trị, kinh tế, quân sự ở nước ngoài, như mỹ đã từng làm trong những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặt khác, trong khi cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bội chi, thì cán cân thanh toán quốc tế của các nước Nhật Bản, Cộng Hoà Liên Bang Đức…, thường xuyên bội thu, chế đọ tỷ giá cố định không thể tự điều chỉnh để lập lại thế cân bằng, chính phủ các nước kẻ cả Mỹ không thể tung vàng, tung ngoại tệ ra can thiệp để giữ ổn định mãi một tỷ giá mà thị trường không chấp nhận. Cuối cùng các nước buộc phải thả nổi đồng đôla Mỹ, cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định bretton woods sụp đổ. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng, chế độ tỷ giá cố định thích hợp với nền kinh tế khép kín, “hướng nội “. Còn chế độ tỷ giá linh hoạt thích hợp với nền kinh tế “hướng ngoại “. Như vậy, cuộc tranh luận giữa hai trường pháI duy trì chế độ tỷ giá cố định hay chế độ tỷ giá linh hoạt vẫn còn đang tiếp diễn. Vì mỗi chế độ tỷ giá đều có những ưu thế riêng, đồng thời kèm theo những mặt hạn chế. Xu thế hiện nay là nhiều nước thực hiện theo chế độ tỷ giá linh hoạtcó quỷan lý. Đây là một chế độ hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá linh hoạt. Với chế độ này tỷ giá được xác định theo cơ chế thị trường cho phép nó được biến động trong biên độ nhất định. Nếu vượt biên độ nàychính phủ thông qua chính sách tiền tệ để điều tiết nhằm giữ cho tỷ giá biến động trong phạm vi quy định. Như vậy vấn đề cốt lõi cần quan tâm là chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối như thế nào. Nếu chính sách tiền tệ không đúng đắn thì mọi biện pháp can thiệp vào tỷ giá đều ít có hiệu quả, vấn đề bội chi ngân sách là khó tránh khỏi và có tầm quan trọng hơn. ngược lại, nếu chính sách tiền tệ trong nước đó đúng đắn và có hiệu quả, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, phát triển hàI hoà giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, đồnh tiền quốc gia ổn định, lành mạnh…, thì sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá chỉ là việc rất hãn hữuvà có thể khong cần thiết. Bởi vậy, việc xác định một chính sách tiền tệ đung đắn, trong đó có chính sác ngoại hối hữu hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ loại hình kinh tế nào Chúng ta có thể rút những nhận định rằng, chế độ tỷ giá hỗn hợp kết hợp giữa tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường với sự quản lý điều tiết của Nhà nước là phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu hơn cả, nhất là đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường. ĐIều quan trọng trong việc thực hiện chế độ tỷ giá hỗn hợp là quá trình xây dựng và xác định tỷ gía. Thông thường ngườita dựa vào năm yếu tố cơ bản sau đây để xác định tỷ giá hối đoái. Thứ nhất, sức mua của đồng tiền biểu thị qua chỉ số lạm phát Sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại được biểu thị qua chỉ số lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới TGHĐ. Trên thế giới có hai cách xác định tỷ giá trên cơ sở cân bằng sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, đó là : - Cân bằng sức mua tuyệt đối: Tỷ giá = = - Cân bằng tương đối: = x Thứ hai, cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung - cầu ngoạitệ của một nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến TGHĐ. Theo quan hệ của quy luật cung - cầu thì khi có bội thu cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá giảm (nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá) và ngược lại khi có bội chi cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá tăng (ngoại tệ lên giá, nội tệ giảm giá). Thứ ba, lãi suất, lượng cung ứng tiền. Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là hai công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau. Việc đề ra một chính sách lãi suất hợp lý cùng với việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp vơí tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, là yếu tố ổn định tỷ giá. Thứ tư, các chính sách kinh tế vĩ mô. Khi nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế _ xã hội, thì lập tức sẽ tác động đến các chỉ kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số thất nghiệp, bội chi ngân sách, . . . điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng tơí tỷ giá. Thứ năm, yếu tố tâm lý. Khi tình hình kinh tế, chính trị có thay đổi, thì tất yếu sẽ tác động đến tâm lý con người làm cho tỷ giá có thể đột biến lên xuống trên thị trường. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với cơ chế tỷ giáthả nổi, thì tỷ giá hình thành và biến động theocácyếu tố cơ bản trên đây, và theo quy luật cung - cầu, tất nhiên là luôn có sự tách biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được xây dựng và xác định trên cơ sở năm yếu tố cơ bản nêu trên. loại tỷ giá này được biết đến nhiều nhất và tỷ giá được niêm yết, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn TGHĐ thực tế được xác định theo công thức sau: = x Đây chính là tỷ giá mà các nhà kinh tế quan tâm. Nhìn chung TGHĐ thực tế có mục đích điều chỉnh, hay nói một cách khác là “sửa chữa “ tác động lạm phát và để phản ánh những biến đổi thực tế trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia. Ví dụ: Nếu TGHĐ danh nghĩa ở mức :1USD = 10. 000 VND. Trong khi mức tăng giá cả trong nước tăng gấp đôi, mặc dù không có lạm phát trên thế giới, thì lúc đó TGHĐ thực tế của VND sẽ ở mức 1USD = 5000 VND. Tỷ giá thực tế VND đã tăng gấp đôi so với tỷ giá danh nghĩa. Rõ ràng, trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ bị thiệt thòi, tức là số tiền thu được từ xuất khẩu sẽ mang lại ít nội tệ hơn, trong khi đó nhập khẩu lại có lợi. 2. Thị trường hối đoái Thị trường hối đoái là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thị trường hối đoái là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi, mua, bán, vay mượn ngoại tệ, là nơi thông qua sự cọ xát giữa cung và cầu ngoại tệ để thoả mãn các nhu cầu cuả các chủ kinh tế, đồng thời xác định các điều kiện giao dịch, tức là giả cả, thời hạn và giao vốn. Thị trường hối đoái hiểu theo nghĩa rộng là thị trường có tính chất quốc tế, hoạt động không có giờ giấc nhất định, liên tục suốt 24/24 giờ trong ngày trên phạm vi toàn cầu, xuất phát từ châu á sang châu âu, đóng cửa ở châu mỹ cũng đồng thời là mởi cửa ở châu á. Với phạm vi toàn cầu và thời gian hoạt động như vậy, thị trường hối đoái là nơi phản ánh kịp thời mọi diễn biến của tỷ giá, của lãi suất các loại tiền tệ trên thế giới. Trong phạm vi một quốc gia, thị trường hối đoái được xem như một dạng thị trường liên ngân hàng. Nó là nơi giao dịch mua, bán, chuyển đổi các ngoại tệ được chấp nhận ra nội tệ, hoặc giữa các loại ngoại tệ dựoc hoán đổi cho nhau trên cơ sở các điều kiện được xác định (tức là giá cả và giao vốn). Dù là thị trường hối đoái quốc tế hay thị trường hối đoái quốc gia, những thành viên tham ra trực tiếp hay gián tiểptên thị trường đều là ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại và người môi giới. Tuỳ theo luật định của mỗi nước, cơ cấu tổ chức và người tham gia vào thị trường hối đoái được qui định cụ thể. Ví dụ, ở cộng hoà Pháp các thành viên tham gia vào thị trường hối đoái bao gồm ngân hàng trung ương Pháp, các ngân hàng thương mại tương đối lớn(khoảng 30 ngân hàng) và các nhà môi giới. Họ đều lànhững thành viên tham gia trực tiếp vào kinh doanh hối đoái trên thị trường. Còn ở Vương quốc Anh, trên thị trường hối đoái người giao dịch trực tiếp mua, bán, trao đổi, vay mượn đồng bảng Anh(GBP) với các ngoại tệ khác chỉ là người môi giới hoặc công ty kinh doanh lớn(không phải nghề ngân hàng), còn các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương tham gia gián tiếp, họ muốn trao đổi, mua, bán, ngoại tệ thì phải thông qua người môi giới. Tuy nhiên dù tham gia trực tiếp haygián tiếp, chức năng cúa các ngân hàng thương mại ở đây vẫn là kinh doanh cho bản thân và cho khách hàng của họ. Ngân hàng trung ương tham gia trên thị trường hối đoái một mặt nhằm phục vụ khách hàng của mình(chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế), mặt khác nhằm phục vụ quỹ bình ổn hối đoái, theo dõi tỷ giá và trong trường hợp cần thiết sẽ can thiệp để hạn chế những biến động tỷ giá có thể xảy ra giữ ngoại tệ với nội tệ. Những người môi giới tham gia vào thị trường hối đoái thực hiện thuần tuý một chức năng kinh doanh phục vụ khách hàng khi có yêu cầu. Những người tham gia giao dịh trên thị trường hối đoái có thể thực hiện mua, bán, vay mượn lẫn nhau thông qua các ký hiệu giao dịch đã qui ước, hoặc có thể thông qua hình thức liên lạc viễn thông để thực hiện giao dịch. Song dù ở hình thức nào thì các giao dịch đều thực hiện theo nguyên tắc trao đổi tài sản Có trên tài sản được nghi bằng hai bằng hai đồng tiền giao dịch. Sở dĩ chính phủ các nước phải quản lý và điều tiết vĩ mô thị trường hối đoái, vì thông qua thị trường hối đoái quan hệ cung cầu về ngoại tệ, “giá cả” của giao dịch tức là tỷ giá hối đoái, lãi suất của các ngoại tệ theo quan hệ cung - cầu và các yếu tố của thị trường được thể hiện và xác định, trên cơ sở đó Chính phủ Ngân hàng Trung ương thực hiện việc điều tiết thị trường hối đoái bằng cách mua, bán ngoại tệ từ qỹu bình ổn hối đoái để tác động lên tỷ giá, nhằm mục đích đạt được một tỷ giá phù hợp ôứi nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. 3. Vàng, bạc, đá quý Một nhân tố không thể không đề cập đến trong hoạt động kinh doanh của thị trường hối đoái và trong thị trường quản lý ngoại hối đó là lĩnh vực vàng, bạc, đá quý. Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản (thế kỷ XVII - XVIII) vang, bạc, đá quý nói chung được coi như là biểu tượng của sự giàu có của một quốc gia. Vàng được coi là mọi của cải của xã hội, là phương tiện thanh toán, trao đổi, dự trữ quốc tế duy nhất ở thời kỳ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế cũng như sự hiện đại hoá mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ, đầu tư…đã tạo ra những công ụ trong thanh toán, trao đổi và dự trữ quốc tế rất đa dạng, khiến cho vàng không còn chiếm vị trí độc tôn như trước. Cho đến giai đoạn hiện nay ngươì ta hoàn toàn không dùng vàng để thanh toán trong thương mại quốc tế, tuy vậy, vàng vẫn chiếm một vị trí xứng đáng trong kho dự trữ của mỗi quốc gia, và được sử dụng như một chiếc “phao cứu hộ” đắc lực cho việc cân bằng Cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, sự can thiệp của vàng vào thị trường sẽ tác động tích cực lên TGHĐ trong trường hợp cần thiết. Chính vì lẽ đó, vấnđề vàng, bạc, đá quý nói chung và vàng nói riêng được các quốc gia hết sức coi trọngvà chú ý, đươc đề cập đến như một đối tưọng trong chính sách quản lý ngoại hối. Ngày nay vàng là hàng háo phi tài chính duy nhất được mua bán tự do liên tục 24/24 giờ trong ngày trên thế giới. Bởi vậy, thị trường vàng quốc tế và thị trường vàng khu vực luôngluôn tác động vào thị trường vàng của mỗi quốc gia. Biến động trong quan hệ cung - cầu vàng trên thị trường gây ra giá vàng lên, xuống sẽ tác động vào giá trị tiền tệ, lam TGHĐ biến động. Ngược lại, khi tỷ giá biến động ở một chừng mực nhất định sẽ tác động lên giá vàng. Như vậy nếu chính phủ thực hiện đượcviệc quản lý, điều tiết và khống chế thị trường vàng trong nước, thì trong một mức độ nhất định có thể tác động tích cực ổn định được tỷ giá theo mong muốn. Điều đó khẳng định thị trường vàng có tầm quan trọng, và việc quản lý vàng, bạc, đá quý là không thể thiếu được trong chính sách quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia. chương II DIễn BIếN Tỷ GIá I. Dịch chuyển tỷ giá một số nguyên nhân giải thích Thực tế tốc độ tăng tỷ giá VND/USD trong năm 2000 đến thời điểm hiện nay cũng không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong năm 1999. Nhưng sự dịch chuyển tỷ giá trong 2 thời kỳ này được đánh giá bởi một số nhân tố cơ bản khác nhau. điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong năm nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu VN;giảm bớt sự mất cân bằng của đồng việt nam so cới USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó. Sự dịch chuyể tỷ giá VND/USD trong năm 2000, ngoài những nhân tố trên, chụi sức ép của nhiều nhân tố khác như mức chênh lệch lớn tỷ giá kỳ hạn và giao ngay, chênh lệch lãi xuất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước quá cao, thâm hụp gia tăng, lạm phát thấp, … Diễn biến dịch chuyển tỷ giá VND/USD có thể nhìn tổng thể qua biểu đồ 1. Nếu trong năm 1999, đồng Việt Nam chỉ giảm giá 1%, thì đến tháng 9/2000, đã giảm 1, 33% so với cuối năm 1999. Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển tỷ giá VND/USD thời gian gần đây tăng cao. Tỷ giá tăng dồn dập đã đặt ra câu hỏi Tại sao chênh lệch tỷ giá NHNN công bố gi