Đề tài Tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC

Như chúng ta thấy, hiện nay các thiết bị di động ngày càng trở nên đa dạng và rất phong phú, nó bao gồm rất nhiều loại máy tính xách tay và các loại máy điện thoại di động khác nhau. Những chiếc máy tính xách tay hay những chiếc điện thoại di động đang ngày càng trở nên rẻ hơn, thiết kế cải tiến hơn, kiểu dáng nhỏ gọn và đẹp mắt hơn, chúng có nhiều tính năng tiện dụng hơn. Những thiết bị di động đang trở nên càng ngày càng lôi cuốn nhiều công ty và cá nhân sử dụng hơn. Mặt khác những thiết bị này rất hữu dụng và tiện lợi. Cũng chính vì nhu cầu đó, việc phát triển phần mềm để chạy trên những thiết bị di động này cũng ngày càng yêu cầu những kỹ thuật đặc biệt hơn Sự phát triển những ứng dụng cho các thiết bị di động sẽ cần đến những kỹ năng đặc biệt. Những thiết bị cầm tay ngày càng được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, xây dựng những ứng dụng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu tự nhiên của con người. Vì vậy, với .NET Compact Framework và Smart Device Extensions (SDE) của Visual Studio NET, Microsoft đã cung cấp một kỹ thuật phát triển phần mềm thích hợp cho các loại thiết bị di động và những người thiết kế các thiết bị di động. Và sau đây ta sẽ tìm hiểu về .NET Compact Framework và Smart Device Extensions. Tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC trên nền Windows mobile. Trong tài liệu này, các ví dụ được triển khai bằng ngôn ngữ lập trình C#, trong Visual Studio.NET 2003.

doc95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời Nói Đầu Như chúng ta thấy, hiện nay các thiết bị di động ngày càng trở nên đa dạng và rất phong phú, nó bao gồm rất nhiều loại máy tính xách tay và các loại máy điện thoại di động khác nhau. Những chiếc máy tính xách tay hay những chiếc điện thoại di động đang ngày càng trở nên rẻ hơn, thiết kế cải tiến hơn, kiểu dáng nhỏ gọn và đẹp mắt hơn, chúng có nhiều tính năng tiện dụng hơn. Những thiết bị di động đang trở nên càng ngày càng lôi cuốn nhiều công ty và cá nhân sử dụng hơn. Mặt khác những thiết bị này rất hữu dụng và tiện lợi. Cũng chính vì nhu cầu đó, việc phát triển phần mềm để chạy trên những thiết bị di động này cũng ngày càng yêu cầu những kỹ thuật đặc biệt hơn Sự phát triển những ứng dụng cho các thiết bị di động sẽ cần đến những kỹ năng đặc biệt. Những thiết bị cầm tay ngày càng được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, xây dựng những ứng dụng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu tự nhiên của con người. Vì vậy, với .NET Compact Framework và Smart Device Extensions (SDE) của Visual Studio NET, Microsoft đã cung cấp một kỹ thuật phát triển phần mềm thích hợp cho các loại thiết bị di động và những người thiết kế các thiết bị di động. Và sau đây ta sẽ tìm hiểu về .NET Compact Framework và Smart Device Extensions. Tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ .NET Compact Framework và lập trình ứng dụng trên Pocket PC trên nền Windows mobile. Trong tài liệu này, các ví dụ được triển khai bằng ngôn ngữ lập trình C#, trong Visual Studio.NET 2003. Chương 1 : Thiết lập môi trường phát triển ứng dụng 1.1 Smart Device Extension và .NET Compact Framework 1.1.1 Giới thiệu về .NET Compact Framework - .NET Compact Framework là nền tảng dữ liệu cho các ứng dụng Visual Studio .NET được phát triển cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Windows CE hoặc Windows Mobile - .NET Compact Framework là một thư viện lớp phong phú, cung cấp một API đồng dạng mà những người phát triển có thể dung cả C#, Visual Basic NET, và cả những ngôn ngữ trong tương lai sẽ được hỗ trợ .NET Compact Framework - .NET Compact Framework gồm những lớp truy nhập dữ liệu rất đa dạng và rộng, những lớp thao tác XML, có một tập hợp những kiểu dữ liệu cơ bản phong phú, có sự hỗ trợ nối mạng dễ sử dụng hơn, và..v..v… - .NET Compact Framework 2.0 là nền tảng cho 1 số ứng dụng cho PPC được phát triễn trên code Visual Studio .NET. .NET Compact Framework là một phiên bản thu nhỏ của .NET Framework được sử dụng để tạo, xây dựng, gỡ lỗi và triển khai các ứng dụng chạy trên .NET Compact Framework trong các PDA, điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác. NET Compact Framework sử dụng một số những thư viện lớp thông thường giống như .NET Framework và ngoài ra còn sử dụng một vài thư viện được thiết kế đặc biệt dành cho những thiết bị di động như Windows CE InputPanel. .NET Compact Framework là nền tảng của Microsoft để phát triển các ứng dụng di động, hỗ trợ khả năng khai thác sức mạnh của các dịch vụ web trên thiết bị di động. Ngoài ra, lập trình viên có thể tận dụng những tính năng cao cấp của Visual Studio "Everett" để xây dựng các ứng dụng hữu ích cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Smart Device Extensions, một phần mở rộng cho IDE của Visual Studio .NET, cung cấp các chức năng giúp đơn giản hoá việc lập trình ứng dụng di động. Sự khác nhau giữa .NET Compact Framework và .NET Framework: .NET Compact Framework là một phiên bản thu nhỏ của .NET Framework. .NET Compact Framework và .NET Framework, tuy cả 2 đều là nền tảng của Visual Studio .NET,nhưng: *.NET Compact Framework: phát triển chủ yếu cho các ứng dụng của Windows Mobile. Khi cài đặt .NET Compact Framework (phiên bản giành cho Windows) thì chương trình cũng sẽ tự động cập nhật phiên bản mới cho điện thoại (nếu phiên bản cài đặt là bản mới hơn bản được tích hợp sẵn của hệ điều hành WM). Và .NET compact framwork cho Pocket PC giới hạn hơn và chỉ có khoảng 2.5 M * .NET Framework là nền tảng phát triển các ứng dụng cho PC. 1.1.2 Những yêu cầu về hệ thống. Smart Devices Extensions (Mở rộng những thiết bị thông minh) là môi trường phát triển tích hợp (IDE) thông qua mục đích của những người thiết kế .NET Compact Framework. Nó bao gồm phiên bản Visual Studio .NET 7.1 hoặc các phiên bản về sau, Enterprise Developer và Enterprise Architect Editions. Để chạy Visual Studio .NET 7.1 Enterprise Developer hay Enterprise Architect, bạn cần một hệ thống máy tính với những yêu cầu tối thiểu được phác thảo trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Những yêu cầu hệ thống trong Visual Studio .NET 2003 Vùng Yêu cầu Operating system and RAM Windows 2000 Professional; 96MB RAM, đề nghị 128MB Windows 2000 Server; 192MB RAM, đề nghị 256MB. Windows XP Professional; 192MB RAM, đề nghị 256MB. Windows XP Home; 96MB RAM, đề nghị 128MB Windows .NET Server 2003; 192MB RAM, đề nghị 256MB Hard disk space Tối thiểu 900MB trên ổ chứa hệ điều hành và khoảng 4.1GB để cài Microsoft Visual Studio.NET Processor speed Tối thiểu Pentium II 450MHz hoặc tương đương; Pentium III 600MHz hoặc lớn hơn Device connectivity ActiveSync 3.5 hoặc lớn hơn Ngoài ra, ta cần có một thiết bị được hỗ trợ để chạy những chương trình. .NET Compact Framework tương thích với mọi thiết bị có khả năng chạy hệ điều hành Pocket PC. Việc truy nhập Smart Device Extensions xảy ra tự động khi bạn tạo ra một ứng dụng mới cho một Pocket PC hay thiết bị Windows CE hoặc khi bạn mở một Pocket PC được tạo ra trước đó hay một ứng dụng Windows CE. 1.1.3 Sử dụng Smart Device Extensions Cách đơn giản nhất để phát triển .NET Compact Framework là sử dụng Smart Device Extensions (những mở rộng thiết bị thông minh) trong Visual Studio .NET 7.1. Để đơn giản cho một mở rộng của Visual Studio 7.1, thì Smart Device Extensions giới thiệu những kiểu dự án mới, cho phép chúng ta chạy trên Windows CE, những Thiết bị hỗ trợ .NET Compact Framework, như Pocket PC. Điều này có nghĩa là sử dụng Smart Device Extensions để phát triển những ứng dụng cho Windows CE dễ dàng như việc phát triển những ứng dụng cho Windows 2000 hay XP. Nếu bạn đã làm một ứng dụng bằng việc sử dụng những phiên bản trước đây của Visual Basic, thì bạn cũng không phải lo lắng gì với Smart Device Extensions của Visual Studio. Smart Device Extensions đủ thông minh để biên dịch ứng dụng của bạn. 1.1.4 Tạo một ứng dụng mới cho những thiết bị Pocket PC Cách dễ dàng nhất để giới thiệu Smart Device Extensions là bằng ví dụ. Chúng ta sẽ tạo ra một chương trình ứng dụng đơn giản có tên là “Hello World” bằng ngôn ngữ C#. Chúng ta sẽ thực hiện theo những bước sau: - Bước 1: Khi Visual Studio .NET bắt đầu chạy, nó sẽ hiển thị một của sổ Start Page, như hình 1. Để tạo ra một ứng dụng mới, bạn kích vào nút New Project nằm ở gần đáy của màn hình; Ta sử dụng thực đơn kéo xuống bằng việc lựa chọn File -> New->, Project; hay sử dụng tổ hợp phím bấm Ctrl+ Shift+ N. Hình 1: Của sổ Start Page hiển thị khi khởi động chương trình Visual Studio. Bước 2: Sau khi chúng ta kích vào New Project, một hộp thoại hiện ra, nó hiển thị kiểu của project. Chúng ta chọn thư mục Visual Basic Projects và mẫu Smart Device Application, như hình 2. Bạn sẽ đặt một tên và chỉ vị trí để lưu ứng dụng mới và tiếp theo là kích nút OK. Hình 2: Hộp thoại tạo một Visual Basic Smart Device Application - Bước 3: Hộp thoại tiếp theo, như hình 3 Hình 3: chọn một nền đích và một mẫu ứng dụng - Bước 4: Sau khi chúng ta đã lựa chọn như hình 3 và kích OK, Visual Studio tự động kích hoạt Smart Device Extensions và đưa ra những trình thiết kế mẫu, như hình 4. Hình 1.5: Trình thiết kế Forms hiện ra sau khi một dự án được tạo. - Bước 5: Bên trái của khung thiết kế Forms là một nút nhỏ có tên là Toolbox. Việc kích nút này sẽ đưa ra hộp Toolbox, như được minh hoạ trong hình 5. Hình 5: Hiển thị hộp ToolBox. - Bước 6: Mỗi mục trong Toolbox là một điều khiển sẵn có để những người thiết kế dùng trong .NET Compact Framework. Hầu hết điều khiển đều có liên quan đến Winforms. Cho hướng dẫn này, chúng ta sẽ lựa chọn một TextBox, kéo nó lên Form, và tiếp theo, lại lựa chọn một Button và kéo nó lên Form. Hình 6 cho thấy kết quả. Hình 6: Hiển thị kết quả sau khi kéo TextBox và Button vào Form -Bước 7: Bây giờ ta kích kép vào nút Button1, và IDE đưa ra code với con trỏ nhấp nháy ở ngay phương thức Button1_click. Bất cứ code nào được nhập vào đều được thực hiện khi ta kích vào nút Button1. Bây giờ chúng ta sẽ nhập một vài code Visual Basic như hình 7. Hình 7: Hiển thị code sau khi kích vào nút button trên Form - Bước 8. Cách làm này rất giống cách làm cho máy để bàn, và nó là điểm của Smart Device Extensions và .NET Compact Framework. Dự án lúc này đã sẵn sàng để biên dich và chạy trên thiết bị. Để chạy ứng dụng trên thiết bị, chọn Debug, Start Without Debugging. Đầu tiên Visual Studio sẽ biên dịch mã nguồn và sau đó đưa ra hộp thoại Deploy Smart Device Application, như trong hình 8. Hình 8: Trước khi triển khai một ứng dụng cho một thiết bị, Visual Studio cho thấy hộp thoại triển khai. -Bước 9: Ta sẽ chọn một trong các bộ mô phỏng có trong hình 8 để chạy ứng dụng. Trong ứng dụng này ta chọn Pocket PC 2002 Emulator. Nếu muốn chạy thử trên các thiết bị thực, chúng ta chọn Pocket PC Device nhưng phải đảm bảo rằng thiết bị đã được kết nối thông qua đường ActiveSyne trước khi triển khai ứng dụng trên thiết bị. Sau đó chọn Deploy. - Bước 10: Visual Studio cài đặt .NET Compact Framework và khởi chạy ứng dụng của bạn trên thiết bị. Nếu bạn kích vào nút Button, bạn sẽ nhìn thấy kết quả của ứng dụng như hình 9. Hình 9: Thiết bị mô phỏng chạy ứng dụng Hello World. 1.2 Những thiết bị phi chuẩn .NET Compact Framework có thể chạy trên rất nhiều các thiết bị phần cứng chạy hệ điều hành Windows CE. Bảng 1.2 cho chúng ta thấy các bộ xử lý được hỗ trợ bởi .NET Compact Framework và các hệ điều hành hỗ trợ cho các bộ xử lý. .NET Compact Framework được lưu trữ như một file CAB trên Desktop. Chỉ có một file CAB duy nhất cho mỗi hệ điều hành và kiểu bộ xử lý mà .NET Compact Framework hỗ trợ. Smart Device Extensions đưa file CAB phù hợp vào thiết bị khi nó xác định thiết bị không cài đặt .NET Compact Framework. Tên CPU Phiên bản hệ điều hành hỗ trợ Intel ARM 4 Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn Intel ARM 4i Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn Hitachi SH3 Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn Hitachi SH4 Pocket PC 2003 and WinCE 4.1 hoặc mới hơn Intel 80x86 Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn MIPS 16 Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn MIPS II Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn MIPS IV Pocket PC 2000, 2002, 2003, and WinCE 4.1 hoặc mới hơn Bảng 1.2: Bộ xử lý và hệ điều hành được hỗ trợ bởi .NET Compact Framework Tất cả các thiết bị Pocket PC chạy hệ điều hành Pocket PC version 2003 hoặc mới hơn đều có .NET Compact Framework trong ROM. Nếu chúng ta không thể triển khai hoặc gỡ lỗi ứng dụng trên các thiết bị, trong phần này chúng ta sẽ học cách làm thế nào để Smart Device Extensions kết nối với các thiết bị để gỡ lỗi, triển khai và thảo luân một vài vấn đề liên quan. Có ba mức hỗ trợ phi chuẩn: - Hỗ trợ đầy đủ triển khai và gỡ lỗi thông thường, mức hỗ trợ này có nghĩa rằng IDE có thể triển khai hệ nhị phân tới thiết bị và gỡ lỗi mã nguồn đang chạy trên thiết bị. Chỉ hỗ trợ triển khai: có nghĩa rằng IDE có thể chỉ triển khai hệ nhị phân tới thiết bị nhưng không thể gỡ lỗi mã chạy trên thiết bị được. - Chỉ hỗ trợ đích (Target). Mức hỗ trợ này có nghĩa là chúng ta có thể phát triển ứng dụng của chúng ta trong Visual Studio, nhưng chúng ta phải cài đặt Compact Framework trên thiết bị và sao chép vào thiết bị. * Kết nối Visual Studio với các thiết bị Để thiết lập giao tiếp Visual Studio với thiết bị, chúng ta làm theo các bước sau: + Bước 1: chọn Tools -> Options trong Visual Studio. + Bước 2: kích đúp trên mục Device Tools và chọn Devices. Xem hình 10 Hình 10: Sử dụng hộp thoại kết nối thiết bị để chọn kiểu thiết bị muốn kết nối. + Bước 3: Chọn nền tảng Pocket PC hay Windows CE. + Bước 4: Chọn kiểu thiết bị mà chúng ta muốn triển khai ứng dụng trên đó. Hình 10 cho phép chọn Emulator hoặc thiết bị Pocket PC. + Bước 5: Lựa chọn cách thức truyền tin được dụng. Thiết bị Pocket PC có hai lựa chọn là: kết nối TCP và IRDA. Kết nối TCP Connect Transport có nghĩa là thiết bị desktop sẽ kết nối với ConmanClient.exe trên thiết bị bằng kết nối TCP. Kết nối IRDA Transport sử dụng IRDA trên thiết bị để kết nối. Điều này rất hữu ích khi máy tính của chúng ta là laptop có cổng IRDA. + Bước 6: Nếu chọn TCP Connect Transport, sau đó chúng ta có thể thay đổi bằng cách chọn nút Configure…sau đó sẽ nhận được như hình 11. Hình 11: TCP Connect Transport cho phép thiết lập kết nối tới thiết bị TCP. + Bước 7: Hộp thoại như hình 11 cho phép chúng ta thiết lập địa chỉ IP cho thiết bị. Nếu thiết bị nối kết bằng ActiveSyne, Visual Studio có thể tự động điều khiển nhận ra địa chỉ. Chúng ta có thể lựa chọn sử dụng số hiệu cổng khác với cổng 5656. Để không sử dụng cổng mặc định, bạn phải tự cấu hình ConmanClient.exe trên thiết bị. Chương 2:Thiết kế những ứng dụng GUI băng Windows Forms. .NET Compact Framework cung cấp rất nhiều chức năng để xây dựng giao diện đồ hoạ cho ứng dụng của bạn. Tuy nhiên, những chức năng này là chỉ một tập con của tập các chức năng mà .NET Framework đã cung cấp. Trước khi giới thiệu những điều khiển mà .NET Compact Framework hỗ trợ, thì chúng ta hãy tìm hiểu một số điều khiển mà nó không hỗ trợ. 2.1 Tìm hiểu những điều khiển không được hỗ trợ trong .NET Compact Framework Danh sách sau đây chứa những control mà không được hỗ trợ trên .NET Compact Framework. CheckedListBox ColorDialog ErrorProvider FontDialog GroupBox HelpProvider LinkLabel NotificationBubble NotifyIcon All Print controls RichTextBox Splitter 2.2 Những hàm System.Windows.Forms không được hỗ trợ trong .NET Compact Framework. Ngoài những điều khiển không được hỗ trợ, .NET Compact Framework cũng không có một số hàm để cung cấp cho các điều khiển này. Danh sách sau đây đưa ra những hàm .NET Compact Framework không hỗ trợ. AcceptButton CancelButton AutoScroll Anchor Multiple Document Interface (MDI) KeyPreview TabIndex TabStop Drag and drop All printing capabilities Hosting ActiveX controls 2.3 Làm việc với cửa sổ Form Designer của Visual Studio .NET Trình thiết kế Form Visual Studio .NET cho phép chúng ta thiết kế giao diện người dùng cho ứng dụng một cách trực quan bằng những điều khiển được kéo lên Form ứng dụng. Mỗi một control được kéo lên form, chúng ta có thể nhìn thấy và định vị trí cho những control đó, và đặt những thuộc tính cho các control đó thông qua cửa sổ Properties, và tạo ra những bộ xử lý sự kiện cho những sự kiện của những control. 2.3.1 Cửa sổ thiết kế Forms Khi chúng ta tạo ra một dự án Smart Device Extension (SDE) mà là một ứng dụng Windows, thì Visual Studio .NET sẽ mở dự án trong khung Designer. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chọn Designer từ menu View để đưa dự án vào khung Designer. Form Designer thường là cửa sổ nằm ở giữa của môi trường Visual Studio .NET. Hình 2.1 hiển thị Form Designer của một dự án SDE Pocket PC trong khung thiết kế Designer. Chú ý thành phần mainMenu1 ở đáy của cửa sổ Designer. Hình 2.1: Khung Designer của SDE Pocket PC. Chú ý: Khi Form Designer được sử dụng để xây dựng một ứng dụng, phương thức InitializeComponent chứa đựng mã nguồn để xây dựng một giao diện người dùng của ứng dụng. Mã nguồn này có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực thi nếu form của chúng ta chứa vài control được lồng vào nhau. Chẳng hạn, nếu có một panel được đặt trên một form và panel chứa vài control, thì panel cần phải được thêm vào form trước, sau đó những control sẽ được thêm vào panel. 2.3.2 Cửa sổ ToolBox. Cửa sổ ToolBox chứa tất cả những control của .NET Compact. Việc thêm một control cho một ứng dụng ở thời điểm thiết kế rất dễ dàng, ta chỉ việc kéo control từ hộp ToolBox và thả nó trên form của ứng dụng trong cửa sổ Form Designer. Hình 2.2 minh hoạ ToolBox cho một dự án SDE Pocket PC. Hình 2.2: Cửa sổ ToolBox của một dự án SDE Pocket PC. 2.3.3 Của sổ Properties Cửa sổ Properties chứa tất cả những đặc tính của control hiện thời đang được chọn trong cửa sổ Form Designer. Bạn có thể thay đổi những thuộc tính này bởi việc gõ những giá trị vào trong điều khiển TextBox bên cạnh tên thuộc tính. Nếu thuộc tính có một số giới hạn giá trị, thì một cái hộp thả xuống được hiển thị bên cạnh tên thuộc tính mà chứa những giá trị có thể xảy ra cho thuộc tính. Cuối cùng, nếu giá trị của thuộc tính là một tập hợp của các đối tượng hay một đối tượng phức tạp, ở đó có thể là một dấu ba chấm được định vị bên cạnh tên thuộc tính. Việc kích vào dấu ba chấm này sẽ hiển thị ra một hộp thoại cho phép bạn tự nhập thêm giá trị của thuộc tính. Hình 2.3 hiển thị cửa sổ Properties khi một TextBox được lựa chọn. Hình 2.3: Cửa sổ Properties của một điều khiển TextBox. Adding Events Handlers (Thêm bộ xử lý sự kiện) Khi một control được thao tác ở tại thời điểm đang thực thi, nó sẽ xuất hiện một sự kiện để thông báo ứng dụng mà trạng thái của điều khiển đang thay đổi. Để xử lý một sự kiện được đưa ra bởi một control, đầu tiên bạn phải tạo ra một phương thức chứa mã để thực hiện khi sự kiện được dùng. Tiếp theo bạn gắn phương thức cho sự kiện được công bố của điều khiển. Điều này có thể được làm thông qua cửa sổ Properties. Của sổ Properties liệt kê những sự kiện mà được đưa ra bởi control. Kích vào nút Events tại vị trí gần trên cùng của cửa sổ Properties, nó sẽ liệt kê ra những sự kiện. Hình 2.4 hiển thị cửa sổ Properties, va nó đang hiển thị sự kiện của control Button. Hình 2.4: Của sổ Properties hiển thị những sự kiện của control Button. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm một sự kiện xử lý bằng cách kích đúp lên tên sự kiện. Việc làm này sẽ chuyển dự án đến khung viết code. Mã để viết bộ xử lý sự kiện cho control cũng tự động được phát sinh. Chúng ta có thể tìm thấy mã này trong phương thức InitializeComponent của lớp Form của ứng dụng. 2.4 Tìm hiểu về các nền tảng khác nhau của Windows Forms Những dự án Smart Device Extensions (SDE) có thể chọn một trong hai hệ điều hành: hệ điều hành Pocket PC hay là hệ điều hành Windows CE .NET. Hai nền tảng này có APIs giao diện người dùng khác nhau. Một dự án SDE xử lý điều này bằng cách gọi những thư viện khác nhau trên mỗi nền tảng. 2.4.1 Tìm hiểu những nền tảng Windows CE .NET Những dự án Windows CE .NET cũng tương tự như những dự án ứng dụng .NET Framework thông thường trên Windows. Đầu tiên, khi mới bắt đầu tạo dự án thì trong form thiết kế có 3 nút, đó là: nút minimize, nút maximize và nút close xuất hiện trong cái hộp điều khiển của ứng dụng, chúng cũng giống như trong đối tượng Form của..NET Framework. Bạn có thể loại bỏ cái hộp điều khiển từ form bằng cách đặt thuộc tính của ControlBox là false. Bạn có thể loại bỏ nút minimize, và nút maximize bằng cách đặt thuộc tính của MinimizeBox và MaximizeBox là false.. Khi một form ứng dụng của Windows CE .NET được tạo ra bằng trình thiết kế Visual Studio .NET, thì kích thước của nó được tự động đặt ra là 640 X 450. Bạn có thể thay đổi thuộc tính size này nếu nó không thích hợp cho ứng dụng của bạn. Mặc dù lớp form trình bày thuộc tính FormBorderSytle, nhưng việc đặt thuộc tính của Sizable sẽ không ảnh hưởng đến đường viền của cửa sổ. Trong Windows CE .NET thì không có ứng dụng nào thay đổi kích thước. Nó có thể chỉ thu nhỏ, làm phóng to cực đại màn hình, hay là theo kích cỡ của thuộc tính size. 2.4.2 Tìm hiểu nền tảng Pocket PC Những ứng dụng trên Pocket PC lệch xa hơn so với những dự án của ứng dụng Windows .NET Framework thông thường. Đầu tiên, khi mới bắt đầu tạo dự án một đối tương MainMenu luôn luôn được thêm vào một ứng dụng Pocket PC. Bạn có thể loại bỏ thực đơn này, nhưng việc làm này sẽ gây ra một ngoại lệ, và nó sẽ được đưa vào khi tương tác với Soft Input Panel (SIP). SIP là một sự thi hành phầ