Đề tài Tìm hiểu về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản

Trước điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với đó là sự phát triển của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Nước ta đã xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trên 40 năm nay và đạt được các kết quả to lớn trong việc làm ổn định đời sống của hàng chục triệu người lao động và gia đình họ trong các trườn hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Với kết quả đó, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần tích cưc động viên cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động tahm gia chiến đấu, lao động sản xuất trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội. Với số lượng lớn đối tượng được hưởng ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn so với năm trước và khối lượng hồ sơ còn tồn đọng qua các năm trước cần giải quyết kịp thời, thuận tiện và đảm bảo đúng chế độ. Để làm được điều đó cơ quan BHXH cần phải quản lý tốt hồ sơ cho các đối tượng tham gia BHXH. Do thời gian và kiến thức có hạn nên em chỉ tìm hiểu một phần nhỏ trong công tác quản lý hồ sơ đó là tìm hiểu hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thai sản. Đề tài mà em lựa chọn: “Tìm hiểu về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản”. Kết cấu bài chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý hồ sơ Bảo hiểm Xã hội Chương 2: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản Chương 3: Cải cách hành chính của chính phủ và của cơ quan Bảo hiểm xã hội

doc15 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 Chương 1: 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ BẢO HIỂM XÃ HỘI. 3 1.1. Một số khái niệm về quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội. 3 1.1.1. Khái niệm về hồ sơ bảo hiểm xã hội. 3 1.1.2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội. 3 1.2. Vị trí, vai trò của hồ sơ trong tổ chức thực hiện BHXH. 4 Chương 2: 7 HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN 7 2.1. Quy trình và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội 7 2.1.1. Lập hồ sơ hưởng BHXH. 7 2.1.2. Thẩm định và xét duyệt hồ sơ 7 2.1.3. Giải quyết chế độ BHXH cho người lao động 8 2.2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản. 8 2.2.1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau 8 2.2.2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 10 Chương 3: 13 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI. 13 3.1. Chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước và cơ quan BHXH. 13 3.2. Vấn đề tinh giản thủ tục giấy tờ theo quy định hiện hành. 14 LỜI NÓI ĐẦU Trước điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với đó là sự phát triển của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Nước ta đã xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trên 40 năm nay và đạt được các kết quả to lớn trong việc làm ổn định đời sống của hàng chục triệu người lao động và gia đình họ trong các trườn hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Với kết quả đó, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần tích cưc động viên cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động tahm gia chiến đấu, lao động sản xuất trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội. Với số lượng lớn đối tượng được hưởng ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn so với năm trước và khối lượng hồ sơ còn tồn đọng qua các năm trước cần giải quyết kịp thời, thuận tiện và đảm bảo đúng chế độ. Để làm được điều đó cơ quan BHXH cần phải quản lý tốt hồ sơ cho các đối tượng tham gia BHXH. Do thời gian và kiến thức có hạn nên em chỉ tìm hiểu một phần nhỏ trong công tác quản lý hồ sơ đó là tìm hiểu hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thai sản. Đề tài mà em lựa chọn: “Tìm hiểu về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản”. Kết cấu bài chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý hồ sơ Bảo hiểm Xã hội Chương 2: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản Chương 3: Cải cách hành chính của chính phủ và của cơ quan Bảo hiểm xã hội Do kiến thức có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót nhất định nên em mong nhận được ý kiến giúp đỡ từ thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn./. Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ BẢO HIỂM XÃ HỘI. Một số khái niệm về quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội. Khái niệm về hồ sơ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ là mọi tập tài liệu, giấy tờ có liên quan với nhau về một sự việc, một vấn đề hay một người, hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, của tổ chứ xã hội hay cá nhân. Hồ sơ bảo hiểm xã hội là những văn bản, tài liệu, có xác nhận kê khai liên quan đến quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Hồ sơ BHXH được lập đúng theo trình tự thủ tục và đủ căn cứ pháp lý theo quy định cụ thể với từng loại chế độ BHXH. Hồ sơ BHXH bao gồm hồ sơ tham gia BHXH và hồ sơ hưởng BHXH. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội là tổng hợp quá trình và mức độ tham gia BHXH của người lao động, sự đóng góp của người sử dụng lao động, trên cơ sở tài liệu gốc như lý lịch, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, sổ BHXH… để cơ quan chức năng làm căn cứ lập và xác định những quyền lợi, chế độ BHXH đối với người lao động. Ngoài những đặc tính chung của hồ sơ tài liệu dự trữ, hồ sơ hưởng BHXH cũng có đặc thù riêng như: Hồ sơ hưởng BHXH hình thành khi có phát sinh đối tượng hưởng BHXH. Hồ sơ hưởng BHXH khi được cơ quan có thẩm quyền xác lập thì đó là cơ sở pháp lý để thực hiện chế độ BHXH. Phân loại theo thời gian hưởng thì hồ sơ chia thành hai loại hồ sơ: + Hồ sơ hưởng các chế độ thường xuyên (hàng tháng): là hồ sơ của đối tượng hàng tháng được lĩnh lương hưu hoặc trợ cấp BHXH. Mức lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng của người lao động được pháp luật quy định theo mức độ tham gia BHXH của người đó. Hồ sơ hưởng BHXH thường xuyên có các loại sau: hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, tử tuất, trợ cấp cán bộ xã, phường. + Hồ sơ hưởng các chế độ một lần: là hồ sơ của đối tượng chỉ được lĩnh trợ cấp 1 lần, mức trợ cấp do pháp luật quy định gồm hồ sơ hưởng chế độ ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Vị trí, vai trò của hồ sơ trong tổ chức thực hiện BHXH. Nước ta đã xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trên 40 năm nay và đạt được các kết quả to lớn trong việc làm ổn định đời sống của hàng chục triệu người lao động và gia đình họ trong các trườn hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Với kết quả đó, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần tích cưc động viên cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động tahm gia chiến đấu, lao động sản xuất trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện đúng các chế độ BHXH thì hồ sơ hưởng BHXH có vai trò hết sức quan trọng. Vai trò đó được thể hiện qua nội dung sau: Trước hết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội là cơ sở pháp lý để thực hiện các chế độ BHXH. Ví dụ minh họa: Chẳng hạn muốn tính được trợ cấp ốm đau người cán bộ bảo hiểm xã hội phải biết được mức tiền lương hoặc tiền công đóng BHXH của tháng liền kề, thời gian đóng BHXH, điều kiện làm việc của đối tượng trước khi nghỉ ốm; hoặc muốn giải quyết chế độ hưu trí, cán bộ BHXh phải tính được mức tiền lương hoặc tiền công tháng đóng BHXH của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, thời gian (số năm) đóng BHXH của đối tượng, điều kiện làm việc… của đối tượng. Những nội dung mà cán bộ BHXH cần đã được phản ánh trong hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và hồ sơ hưởng chế độ hưu trí. Hồ sơ BHXH là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về BHXH (khiếu nại, tố cáo). Khi có xảy ra tranh chấp về BHXH, chẳng hạn như đối tượng được hưởng chính sách BHXH khiếu nại về cơ quan BHXH thanh toán không đúng chế độ cho họ hoặc người dân tố cáo cán bộ của cơ quan BHXH giải quyết được những sự việc nói trên thì thanh tra của BHXH hoặc cơ quan thực thi pháp luật có thẩm quyền trước hết phải thu thập hồ sơ (hồ sơ gốc), tài liệu có liên quan; đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, từ đó mới đưa ra được các kết luận, giải quyết vấn đề. Hồ sơ hưởng BHXH còn là cơ sở để điều chỉnh trợ cấp BHXH, lương hưu cho các đối tượng hưởng bảo hiểm giữa các thời kỳ. Cùng với việc đổi mới về kinh tế, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những lần sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình thược tế của đất nước. Ví dụ: Chẳng hạn, ngày 18/9/1985 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về chế độ lương hưu và các chế độ trợ cấp thương binh xã hội, tròn đó có nội dung tính lại lương hưu hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu trước ngày 1/9/19985; hoặc ngày 26/01/1995 đã ban hành Nghị định số 12/CP, kèm theo Điều lệ BHXH đối với công chức, công nhân viên chức nhà nước và người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và NĐ số 45/CP ngày 15/7/1995, thực hiện BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Để đảm bảo mối quan hệ về mức hưởng của người về hưu giữa các thời kì, chính phủ phải tăng lương hưu cho các đối tượng hưởng trước 01/01/1995. Muốn điều chỉnh được lương hưu cho những người về trước 01/01/1985 hoặc trước ngày 01/01/1995 chúng ta phải căn cứ vào hồ sơ. Ngoài ra hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội còn là cơ sở để giải quyết một số chính sách xã hội khác như: chính sách người có công. Chính sách nhà đất cho cán bộ công nhân viên đã nghỉ việc hưởng chế độ BHXH,… đông thời các thông số từ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội còn giúp cho việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoạch định chính sách BHXH phù hợp với hiện tại và phát triển của BHXH trong tương lai. Với vai trò quan trọng của hồ sơ hưởng BHXH như vậy, đặt ra một số yêu cầu cụ thể đối với công tác quản lý hồ sơ như sau: Đảm bảo cho mọi đối tượng đang hưởng BHXH phải có hồ sơ, với những hồ sơ chưa hoàn chỉnh phải bổ sung đầy đủ hợp lệ. Việc quản lý và lưu trữ hồ sơ phải đảm bảo được tính thống nhất trong toàn ngành Hồ sơ phải được lưu trữ một cách khoa học và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ góp phần quản lý ngày một tốt hơn các mặt hoạt động của ngành. Đảm bảo được độ bền cho hồ sơ trong suốt thời gian hồ sơ còn hiệu lực, thực hiện kịp thời việc hủy hồ sơ hết hiệu lực. Chương 2: HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN Quy trình và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Quy trình được định nghĩa là các bước phải tuân theo khi ta tiến hành một công việc nào đó; còn trong từ điển tiếng Việt, quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Quy trình giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH là trình tự từ khi ban hành quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đến khi ban hành quyết định hưởng chế độ BHXH. Việc lập hồ sơ xét duyệt hồ sơ phải do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện, do vậy quy trình trách nhiệm của từng tổ chức hoặc cá nhân. Theo đó quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm: lập hồ sơ; thẩm định hồ sơ; thẩm định xét duyệt; giải quyết chế độ; lưu trữ hồ sơ hưởng. Lập hồ sơ hưởng BHXH. Hồ sơ hưởng BHXH do người lao động và người SDLĐ lập theo quy định tại Luật BHXH đối với từng chế đọ hưởng BHXH, gửi cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH do đơn vị SDLĐ gửi đến. Mẫu biểu hồ sơ và ghi chép thực hiện theo quy định hướng dẫn của tổ chức BHXH. Thẩm định và xét duyệt hồ sơ Việc thẩm định xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện. Nội dung thẩm định xét duyệt là việc xem xét tính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Tính hợp pháp của hồ sơ thể hiện sự đúng đắn về thẩm quyền của người ký, đóng dấu (nếu có) và sự đảm bảo đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH của người lao động theo quy định của pháp luật. Giải quyết chế độ BHXH cho người lao động Việc giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động do cơ quan BHXh có trách nhiệm thực hiện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ đã được thẩm định, xét duyệt và các chế đọ BHXH quy định tại Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thi hành. Nội dung công việc giải quyết chủ yếu các khâu giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm: tính mức hưởng chế độ , ra quyết định cho người lao động hưởng chế độ BHXH và tổ chức việc chi trả chế độ cho người lao đông. Bảo quản và lưu trữ hồ sơ hưởng Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH: Là việc bảo quản, giữ gìn và quản lý hồ sơ theo một quy định, đảm bảo tính khỏa học để thuận tiện cho khai thác khi cần thiết và đảm bảo cho hồ sơ không bị hỏng trong thời gian dài. Công việc này do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện. Mục đích của lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH là căn cứ chính thức đê giải quyết chế độ khi có thay đổi hoặc điều chỉnh về chính sách, và là căn cứ duy nhất khi thực hiện giải quyết các khiếu nại tố cáo về hưởng BHXH. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 112 Luật BHXH: - Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau với người lao động theo khoản 1 Điều 23 Luật BHXH gồm: + Sổ BHXH + Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người điều trị ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp ( mẫu số C65 – HD) Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động. - Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày gồm: + Sổ BHXH + Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. - Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động chăm sóc con ốm đau gồm: + Sổ BHXH + Giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau - Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ để chăm sóc con ốm đau sau khi người trước đó ( cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật BHXH a- Trường hợp cha và mẹ ở cùng đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH + Bản sao giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con; + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, trong đó nêu rõ người trước đó ( cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định. b- Trường hợp cha và mẹ ở hai đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH + Bản sao giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó ( cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2,3,4 nêu trên đối với từng loại đối tượng, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau còn kèm theo: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc hàng tháng ( mẫu số C66a – HD) Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau do tổ chức BHXH duyệt ( mẫu số C66b – HD) Hồ sơ hưởng chế độ thai sản Hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 113 Luật BHXH: Lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu; người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai thì hồ sơ hưởng chế độ là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ( mẫu số C65 – HD) hoặc giấy ra viện của cơ sở y tê; Lao động nữ đang đóng BHXH sinh con, hồ sơ bao gồm: + Sổ BHXH của người lao động thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ. Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm: + Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động; + Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng Giám định y khoa Người lao động đang đóng BHXH nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, hồ sơ bao gồm: + Sổ BHXH của người lao động nhận nuôi con nuôi thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; + Bản sao hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật; + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôi con nuôi Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đến khi con đủ 4 tháng tuổi: Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH của mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; + Sổ BHXH của người cha; + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; + Bản sao giấy chứng tử của mẹ; Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia BHXH, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH của mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; + Bản sao giấy chứng tử của mẹ; + Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con ( có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú) Trường hợp chỉ có người tham gia BHXH, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH của người cha thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước nghỉ việc để nuôi con; + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; + Bản sao giấy chứng tử của mẹ. Người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi, hồ sơ gồm: + Sổ BHXH của người mẹ hoặc của người nhận nuôi con nuôi, thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con; + Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi ( có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú) Đối với người lao động nhận con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2,3,4 nêu trên đối với từng loại đối tượng, hồ sơ hưởng chế độ thai sản còn kèm theo: + Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc tháng ( mẫu số C67a – HD) + Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do tổ chức BHXH duyệt ( mẫu số C67b – HD) Chương 3: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI. 3.1. Chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước và cơ quan BHXH. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính của nhà nước, đơn giản hóa các giấy tờ, thủ tục hồ sơ và các bước thực hiện, cải cách lề lối làm việc, tạo điều kiện cho người tham gia, tránh gây phiền hà sách nhiễu của các cá nhân thì cần phải quy định cụ thể từng loại giấy tờ hồ sơ, quy trình thực hiện. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung thực hiện cải cách hành chính nhà nước nhất là cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ theo cơ chế “một cửa” quy định cụ thể về hồ sơ để giải quyết đối với từng loại chế độ BHXH, quy định trách nhiệm thực hiện của cá nhân, đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH các cấp, quy định quy trình tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH, quy định thời hạn tối đa cho phép giải quyết đối với từng chế độ và thống nhất thực hiện trong toàn ngành; sớm áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH. Từ tháng 1/2005, thực hiện một bước cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam đã quy định phân cấp để BHXH tỉnh, thành phố thực hiện xét duyệt toàn bộ các chế độ hưởng BHXH và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết chế độ BHXH, với việc phân cấp đã tạo điều kiện giảm thời gian giải quyết hưởng các chế độ BHXH vì không phải qua khâu thẩm định tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tăng tinh thần trách nhiệm và là cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức ở BHXH tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó để đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý nhất là quản lý hồ sơ hưởng các chế độ BHXH theo xu hướng đơn giản, đầy đủ, thuận tiện, chính xác và nhanh chóng cần nghiên cứu để hoàn thiện quy định về hồ sơ và quy chế về xét
Luận văn liên quan