BHXH là loại hình bảo hiểm được hình thành có vai trò cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác đó là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình khi họ gặp phải những biến cố nhất định. Tuy nhiên BHXH ra đời không vì mục đích lợi nhuận. Thực chất nó là một công cụ công cộng để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Nó là công cụ để thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người lao động và người chủ sử dụng lao động, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động. Ngoài ra quỹ BHXH còn là một tài chính lớn cung cấp cho nền kinh tế. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam việc quản lý quỹ còn nhiều bất cập, đặc biệt là phần đầu tư quỹ BHXH-một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu được của hệ thống BHXH, chưa phản ánh được hết vai trò, chưa thể hiện được hết tầm quan trọng của nó. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hoạt động đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu với hi vọng nhìn nhận, đánh giá tình hình quản lý quỹ BHXH ở nước ta, qua đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hệ thống BHXH ở nước ta
29 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo số 197/UBXH12: một số ý kiến của uỷ ban về các vấn đề xã hội về báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH của chính phủ.
BHXH Việt Nam mười năm xây dựng và phát triển 1995-2005, BHXH Việt Nam.
Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2003 và chương trình công tác năm 2004.
Luật BHXH năm 2007.
Nghị định số 152/NĐ-CP của chính phủ ban hành hướng dẫn một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc.
Quỹ dài hạn và vấn đề phát triển quỹ lương. TS Bùi Văn Hồng
Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Viêt Nam.
Quyết định số 144/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 02/2003/QĐ-TTg.
Tạp chí bảo hiểm số 09/2005.
Tạp chí Bảo hiểm số 01/2006
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là loại hình bảo hiểm được hình thành có vai trò cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác đó là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình khi họ gặp phải những biến cố nhất định. Tuy nhiên BHXH ra đời không vì mục đích lợi nhuận. Thực chất nó là một công cụ công cộng để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Nó là công cụ để thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người lao động và người chủ sử dụng lao động, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động. Ngoài ra quỹ BHXH còn là một tài chính lớn cung cấp cho nền kinh tế.
Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam việc quản lý quỹ còn nhiều bất cập, đặc biệt là phần đầu tư quỹ BHXH-một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu được của hệ thống BHXH, chưa phản ánh được hết vai trò, chưa thể hiện được hết tầm quan trọng của nó.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hoạt động đầu tư quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu với hi vọng nhìn nhận, đánh giá tình hình quản lý quỹ BHXH ở nước ta, qua đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hệ thống BHXH ở nước ta.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TÔN THỊ THANH HUYỀN đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nay.
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUỸ BHXH
I, BHXH và quỹ BHXH. Khái niệm, đối tượng, mục đích và chức năng.
1.BHXH.
1.1. Khái niệm
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
BHXH là một loại hình bảo hiểm bắt buộc ở nhiều nước, nó hình thành mối quan hệ giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên bảo hiểm (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi họ gặp những biến cố là những sự kiện BHXH.
1.2. Đối tượng, mục đích của BHXH.
a, Đối tượng của BHXH
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động, đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.
Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà đối tượng tham gia và đối tượng BHXH là khác nhau. Về nguyên tắc tất cả mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH, tuy nhiên do đặc điểm kinh tế xã hội cũng như khả năng quản lý ở mỗi nước là khác nhau nên đối tượng tham gia BHXH có phần còn hạn hẹp. Còn về đối tượng BHXH, nó cũng được quy định khác nhau ở từng quốc gia tuỳ theo mức đóng góp và sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
b, Mục đích của BHXH
BHXH hoạt động vì những mục đích sau:
- Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ;
Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật;
Xây dựng điều kiện sống đáp ưứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế - xã hội và văn hoá, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”.
1.3. Chức năng của BHXH.
BHXH có các chức năng sau:
Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đam thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, ngừơi lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiếtư, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang: phân phối giữa những người lao động và người sử dụng lao động, giữa những người lao động khoẻ mạnh đang làm việc với những người lao động ốm đau phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Góp phần kích thích ngừơi lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, ngừơi lao động được chủ sử dụng lao động trả cho một khoản tiền nhất định. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có
BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ sẽ tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động … Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.
2.Quỹ BHXH.
2.1. Khái niệm.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng: mục đích của quỹ là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các sự kiện BHXH; chủ thể của quỹ BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và sự tham gia hỗ trợ của nhà nước.
Như vậy quỹ BHXH hoàn toàn tách biệt với ngân sách nhà nước, có vai trò riêng khác biệt hoàn toàn với ngân sách nhà nước. Có thể nói quỹ BHXH là quỹ của người lao động, do người lao động đóng góp và hưởng thụ quyền lợi từ quỹ, những người lao động nào không phải là thành viên của quỹ thì không được hưởng quyền lợi từ quỹ.,
2.2. Đặc điểm của quỹ BHXH
Quỹ BHXH có những đặc điểm cơ bản sau:
Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời, mà quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ khi họ gặp các sự kiện BHXH. Vì vậy nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là cân bằng thu chi.
Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng đựơc nhận trợ cập, mức trợ cấp của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia và đóng góp BHXH nhưng có người được hưởng (người sử dụng lao động có tham gia đóng góp nhưng không được hưởng), có người được hưởng ít, có người được hưởng nhiều. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
Qúa trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn về thu nhập cho người lao động. Vì nguồn quỹ mà người lao động đóng góp và tích luỹ lại trong suốt quá trình lao động. Nếu xem xét tại một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để chi trả trong tương lai. Lượng tiền này có thể biến động tăng và cũng có thể biến động giảm do mất an toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Do đó, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.
Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên mỗi khâu tài chính được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định, vì vậy chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Thế nhưng tài chính BHXH, ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước.
Sự ra đời và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động ngày càng được nâng cao. Đồng thời khi kinh tế - xã hội phát triển, người lao động và ngươì sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, do đó càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH,…
2.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ những nguồn sau:
Người sử dụng lao động đóng góp,
Người lao động đóng góp,
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm,
Các nguồn khác ( như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương cá nhân và qũy lương của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Sau đây là một vài ví dụ về mức đóng góp BHXH ở một số nước.
Tên nước
Chính phủ
Tỉ lệ đóng góp của người lao động so với tiền lương(%)
Tỉ lệ đóng góp của người sử dụng lao động so với quỹ lương(%)
CHLB Đức
CH Pháp
Inđônêxia
Philipin
Malaixia
Việt Nam
Bù thiếu
Bù thiếu
Bù thiếu
Bù thiếu
Chi toàn bộ chế độ ốm đau, thai sản
Bù thiếu
14.8 - 18.8
11.82
3.0
2.85 - 9.25
9.5
5
916.3 - 22.6
19.68
6.5
6.85 - 8.05
12.75
15
(Nguồn: BHXH ở một số nước trên thế giới).
3. Nội dung của quản lý quỹ BHXH.
Quản lý quỹ BHXH có 3 nội dung:
Quản lý hoạt động thu quỹ BHXH. BHXH thu từ các đối tượng sau:
Thu từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động
Xuất phát từ các quan điểm BHXH, nguồn tài chính dùng để tài trợ trang trải cho các khoản chi trả trợ cấp BHXH về cơ bản được lấy từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Đóng góp của người lao động được xác định theo một tỉ lệ phần trăm nhất đinh so với tiền lương, còn mức đóng góp của người sử dụng lao động được xác định bằng một tỉ lệ so với tổng quỹ lương được bảo hiểm.
Về nguyên tắc mức đóng của ngừơi lao động và người sử dụng lao động cần phải được xác định một cách cụ thể, không được quá thấp nhưng cũng không được quá cao.
Thu từ nhà nước.
Nhà nước đóng góp vào quỹ BHXH dưới các hình thức: bù thiếu, tài trợ cho một hoặc một vài chế độ BHXH. Nhà nước luôn có đóng góp nhất định cho quỹ BHXH từ ngân sách nhà nước. Đây là một nguồn thu quan trọng để hỗ trợ các hoạt động chi trả trợ cấp cho người lao động, giúp quỹ BHXH thực hiện tốt các vấn đề xã hội.
Thu từ hoạt động đầu tư.
Thu từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH góp một phần quan trọng để trang trải các khoản chi của quỹ đặc biệt là các khoản chi dài hạn. Lãi suất của hoạt động đầu tư sẽ được sử dụng để trả lương cho bộ máy BHXH, góp phần bù đắp phần trượt giá của đồng tiền và đảm bảo tăng trưởng cho quỹ, giảm gánh nặng đóng góp cho người lao động và người sử dụng lao động.
Thu từ các nguồn khác như thu do sự đóng góp của những người hảo tâm, từ các tổ chức phi chính phủ; thu từ tiền phạt BHXH của những người, tổ chức không tuân thủ pháp luật BHXH trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH; thu từ việc thanh lý tài sản cố định của cơ quan BHXH.
Việc quản lý thu qũy BHXH có vai trò quan trọng hàng đầu bởi lẽ có thực hiện tốt khâu này mới có một quỹ BHXH lớn để từ đó đáp ứng được khả năng chi
trả BHXH; đồng thời đảm bảo công bằng giữa những người tham gia BHXH, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách BHXH đã đặt ra. Ngoài ra quản lý thu BHXH tốt sẽ góp phần tăng cường cho hoạt động xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
Muốn thực hiện tốt khâu này cần xác định và quản lý chính xác được số lượng đối tượng đóng BHXH đảm bảo thu đúng thu đủ tránh thất thoát.
Quản lý hoạt động chi quỹ BHXH.Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau:
+ Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH
+ Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
+ Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
Chăm sóc y tế
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế
Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Tuy nhiên khi xây dựng các chế độ BHXH cần phải dựa vào những cơ sở kinh tế - xã hội như: Cơ cấu kinh tế quốc dân, tiền lương và thu nhập của người lao động, hệ thống tài chính của quốc gia đó,… Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, yếu tố môi trường như: tuổi htọ bình quân của người lao động, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong,
độ tuổi sinh đẻ của lao động nữ, môi trường lao động,...Và đối với từng chế độ cần phải có mức trợ cấp hợp lý với mức đóng.
Việc quản lý chi quỹ BHXH cần phải đảm bảo nguyên tắc là chi đúng, chi đủ và kịp thời đảm bảo công bằng cho các đối tượng hưởng. Các khoản chi chí cho sự nghiệp quản lý BHXH đòi hỏi phải tiết kiệm và hiệu quả .
Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH.
Đây là hoạt động rất quan trọng góp phần cho việc quản lý quỹ BHXH đạt hiệu quả cao. Mục đích của hoạt động này là để trang trải chi phí cho việc quản lý BHXH, góp phần làm tăng trưởng quỹ BHXH.
4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư quỹ BHXH
- Hiệu suất đầu tư quỹ BHXH.
Hiệu suất Tổng số tiền lãi đầu tư
đầu tư Tổng số tiền đem đầu tư
Hiệu suất đầu tư cho biết hiệu quả của hoạt động đầu tư. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư có tốt hay không. Nếu hiệu suất đầu tư quỹ BHXH càng gần tới 1 thì hoạt động đầu tư quỹ càng hiệu quả và ngược lại nếu càng gần về 0 thì hiệu quả càng thấp, và chỉ tiêu này sẽ là dấu hiệu cảnh báo cho hoạt động đầu tư để từ đó cơ quan BHXH sẽ có những điều chỉnh nhất định.
Hiệu quả sử dụng quỹ BHXH.
Hiệu quả sử tổng số tiền đem đầu tư
dụng quỹ tổng quỹ tại thời điểm đem đầu tư
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng nguồn quỹ BHXH trong hoạt động đầu tư. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ càng có nhiều tiền nhàn rỗi từ quỹ được sử dụng đầu tư vào nền kinh tế, chứng tỏ việc sử dụng quỹ là có hiệu quả
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng quỹ BHXH
tổng lãi đầu tư
T =
tổng quỹ tại thời điểm tính lãi
Chỉ số này cho biết hoạt động đầu tư đóng góp vào quỹ bao nhiêu % và cho biết hiệu quả sử dụng nguồn quỹ BHXH để đầu tư.
Hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư quỹ BHXH.
Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu nhỏ như
+ Số người có việc làm do hoạt động đầu tư quỹ BHXH mang lại, và tốc độ tăng số lao động này qua các năm. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội quan trọng của hoạt động đầu tư quỹ BHXH cho thấy sự đóng góp của nó vào vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội. Chỉ tiêu này cho biết số tuyệt đối và số tương đối về lao động trong hoạt động đầu tư quỹ, đồng thời cho biết quy mô bộ máy quản lý đầu tư của quỹ BHXH.
+ Số tiền lãi từ hoạt động đầu tư quỹ đóng góp vào quỹ BHXH, tỉ lệ số tiền lãi trên số người lao động tham gia quỹ BHXH và tỉ lệ % số tiền lãi đó so với tổng quỹ. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động đầu tư đóng góp bao nhiêu cho người lao động tham gia BHXH, cho biết lợi ích mà hoạt động đầu tư quỹ mang lại là bao nhiêu so với số tiền mà họ đóng góp.
Các chỉ tiêu này là những căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH có những điều chỉnh phù hợp sao cho hoạt động đầu tư được hiệu quả hơn.
Trên đây là những lý thuyết cơ bản làm căn cứ để BHXH Việt Nam làm căn cứ tiến hành các hoạt động đầu tư quỹ BHXH của mình.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỸ BẢO HỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI HOẠT ĐỘNG ĐẾN NAY.
Vai trò của hoạt động đầu tư quỹ BHXH.
Đầu tư vốn nhàn rỗi là một mặt hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Ở nước ta quỹ BHXH được hình thành và hoạt động độc lập từ cuối năm 1995, thay cho trước đó là một khoản thu và chi của ngân sách nhà nước. Đầu tư vốn nhàn rỗi đã trở thành một trong 3 hoạt động chính của quỹ BHXH. Có rất nhiều lý do dẫn đến cần phải đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH nhưng có những lý do chủ yếu sau:
Hiện nay, mặc dù các chế độ ngắn hạn luôn có kết dư song trong các chế độ dài hạn như hưu trí và tử tuất thì tốc độ tăng của thu luôn thấp hơn tốc độ tăng của chi, như vậy trong vòng 30 năm tới nếu chỉ dựa vào các khoản thu thì quỹ có nguy cơ mất cân đối và không ổn định vì vậy cần phải có biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Do quỹ BHXH hiện nay được hạch toán theo mô hình tồn tích, mỗi một lao động sau một khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhất định mới được hưởng trợ cấp, như vậy trong khoảng thời gian đó, quỹ luôn tích luỹ một lượng tiền rất lớn, nếu không tích cực đầu tư thì yếu tố lạm phát sẽ làm giảm giá trị của tổng quỹ.
Đầu tư quỹ BHXH để có kinh phí trang trải các hoạt động của cơ quan BHXH. Theo Quyết định số 144/2005/QĐ-TTg quy định nguồn kinh phí hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam hàng năm được trích từ tiền sinh lời do thực hiện biện pháp đầu tư bảo toàn các quỹ theo tỉ lệ phần trăm trên số thực thu BHXH và BHYT hàng năm. Tỉ lệ trích là 3,6% và ổn định trong 3 năm 2005-2007.
Khi quỹ được tăng