Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các môn học nói chung, môn sinh học 6 nói riêng. Để dạy môn sinh học 6 ở trường THCS, bên cạnh SGK có khá nhiều hình ảnh minh hoạ, người giáo viên đã sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ và sách tham khảo để hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát những vấn đề mới giúp HS hiểu bài hơn. Song, với một số nội dung khó như mô tả những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của tế bào, hoạt động sống của các cơ quan mà giáo viên chỉ dùng lời nói và hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì HS vẫn khó hình dung, không hiểu rõ được bản chất của sự vật và hiện tượng.
Phương pháp của tôi muốn đưa ra là sử dụng một số tệp có định dạng Flash và video clip có nội dung phù hợp thay vào việc sử dụng SGK và tranh ảnh để các em hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lí của các cơ quan ở cơ thể thực vật.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: 2 lớp 6 trường THCS Tam Cường. Lớp 6B là lớp thực nghiệm và lớp 6C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế các bài từ bài 13 – 17 ( sinh học lớp 6 với nội dung “ Tìm hiểu các hoạt động sống của thực vật - Thân cây”. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Lớp thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm có kết quả trung bình là 8,09 còn lớp đối chứng là 7,08. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng tệp định dạng Flash và video clip trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài hoạc về chủ đề “ Tìm hiểu về hoạt động sống của thế giới thực vật - thân cây” cho HS lớp 6 trường THCS Tam Cường.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về hoạt động sống của thế giới thực vật - Thân cây cho học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các môn học nói chung, môn sinh học 6 nói riêng. Để dạy môn sinh học 6 ở trường THCS, bên cạnh SGK có khá nhiều hình ảnh minh hoạ, người giáo viên đã sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ và sách tham khảo để hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát những vấn đề mới giúp HS hiểu bài hơn. Song, với một số nội dung khó như mô tả những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của tế bào, hoạt động sống của các cơ quan mà giáo viên chỉ dùng lời nói và hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì HS vẫn khó hình dung, không hiểu rõ được bản chất của sự vật và hiện tượng.
Phương pháp của tôi muốn đưa ra là sử dụng một số tệp có định dạng Flash và video clip có nội dung phù hợp thay vào việc sử dụng SGK và tranh ảnh để các em hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lí của các cơ quan ở cơ thể thực vật.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: 2 lớp 6 trường THCS Tam Cường. Lớp 6B là lớp thực nghiệm và lớp 6C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế các bài từ bài 13 – 17 ( sinh học lớp 6 với nội dung “ Tìm hiểu các hoạt động sống của thực vật - Thân cây”. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Lớp thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm có kết quả trung bình là 8,09 còn lớp đối chứng là 7,08. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng tệp định dạng Flash và video clip trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài hoạc về chủ đề “ Tìm hiểu về hoạt động sống của thế giới thực vật - thân cây” cho HS lớp 6 trường THCS Tam Cường.
II. GIỚI THIỆU
Trong SGK sinh 6 các hình ảnh về thế giới thực vật chỉ là những hình ảnh tĩnh với kích thức nhỏ, kém sinh động. Thực tế hiện nay công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ, sinh động, kèm theo những hoạt
động sống chính của thực vật như: Sự lớn lên và phân chia của tế bào, sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ, quang hợp của lá, sự nảy mầm của hạt ..v.v.. góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong quá trình dạy học ở những năm học trước, tôi chỉ sử dụng các tranh ảnh trong SGK hoặc phóng to treo lên bảng và những vật mẫu cho HS quan sát, sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. Kết quả là HS thuộc bài nhưng chưa thực sự sâu sắc về những hoạt động bên trong của sự vật, từ đó vận dụng vào thực tế chưa cao.
Để thay đổi thực trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip thay cho các phiên bản tranh ảnh và khai thác nó như 1 nguồn dẫn đến kiến thức.
* Giải pháp thay thế:
Đưa tệp có định dạng Flash miêu tả sự vận chuyển nước, muối khoáng trong thân, sự lớn lên của thân cây.v.v… Các video clip mô tả các bộ phận của thân cây, cấu tạo trong của thân, cách xác định tuổi của thân cây gỗ qua dác và ròng.v.v… Giáo viên chiếu hình ảnh cho Hs quan sát và nêu hệ thống câu hỏi để dẫn dắt giúp HS phát hiện kiến thức. Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, HS tự khám phá ra kiến thức khoa học. Từ đó giúp các em có lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày và các em thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn.
* Vấn đề nghiên cứu:
Áp dụng công nghệ thông tin vào “ Tìm hiểu hoạt động sống của thân cây ” cho HS lớp 6 có hiệu quả không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng tệp có định dạng trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập các bài học thuộc chủ đề “ Các hoạt động sống của thân cây”cho HS lớp 6 trường THCS Tam Cường.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn 2 lớp 6B và 6C trường THCS Tam Cường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng.
Hai lớp tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đương nhau về giới tính cũng như ý thức học tập đều tích cực và thành tích học tập của năm trước.
Bảng 1: Giới tính và thành tích học tập năm học trước của lớp 6B và 6C
Số HS các nhóm
kết quả học tập năm trước
Tổng số
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp 6B
28
16
12
2
12
14
2
Lớp 6C
28
15
13
1
13
15
1
2. Thiết kế
Tôi chọn 2 lớp: 6B là nhóm thực nghiệm và lớp 6C là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Tesh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,0
6,3
p =
0,135
p = 0,135 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học có sử dụng Flash và Video clip
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng Flash và Video clip
O4
ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a/ Chuẩn bị bài của giáo viên
- Lớp 6C ( đối chứng): Thiết kế bài học không sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Lớp 6B ( nghiên cứu): Thiết kế bài học có sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip, ngoài ra còn sưu tầm, lựa chọn thông tin từ các bài giáo án điện tử và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp.
b/ Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành theo kế hoạch của nhà trường và thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
NGÀY, THÁNG
MÔN
TIẾT THEO PPCT
TÊN BÀI
Thứ 3/ 6/ 9
Sinh
Tiết 14
Cấu tạo ngoài của thân
Thứ 5/ 8/ 9
Sinh
Tiết 15
Thân dài ra do đâu
Thứ 3/ 13/ 9
Sinh
Tiết 16
cấu tạo trong của thân
Thứ 5/ 15/ 9
Sinh
Tiết 17
Thân to ra do đâu
Thứ 3/ 20/ 9
Sinh
Tiết 18
Vận chuyển các chất trong thân
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài 15’ môn sinh học do đề của tổ nhóm chuyên môn cung cấp.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có chủ đề về “ Thân cây”. Bài kiểm tra sau tác động gồm 8 câu hỏi trong đó có 5 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và 3 câu tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài: sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ( có đề kèm theo). sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị P của T- test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng Flash và video clip đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng các tệp định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong giờ học môn Sinh học làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai
nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng các tệp có định dạng Flash và video clip trong giờ học môn sinh học ở trường THCS là 1 giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần phải có trình độ về CNTT, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn công nghệ thông tin trên mạng Internet …
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng các tệp có định dạng Flash và video vào giảng dạy nội dung “ các hoạt động sống của thế giới thực vật – Thân cây” môn sinh học lớp 6 ở trường THCS Tam Cường thay thế cho các hình ảnh tĩnh trong SGK đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS.
2. Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho GV và thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT để GV có thêm kiến thức phục vụ cho các hoạt động dạy và học trong các nhà trường.
Đối với GV: Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết thêm về CNTT.
Với đề tài này tuy đã thành công xong vẫn còn hạn chế ở một vài thiếu xót nhỏ. Rất mong các đồng nghiệp áp dụng và đóng góp ý kiến để đề tài của tôi thành công hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tam Cường, ngày 06 tháng 02 năm 2012
Người viết
Đỗ Thị Huệ
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa sinh học lớp 6 – NXB GD
- Sách giáo viên sinh học lớp 6 – NXB GD
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn sinh học 6 – NXB GD năm 2007
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy sinh học tháng 5/ 2005.
- Mở rộng kiến thức sinh học phổ thông – NXB LĐ năm 2006
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy sinh học – chủ đề ứng dụng CNTT tháng 5/ 2007.
- Ôn kiến thức, luyện kĩ năng sinh học 6 – NXB GD tháng 9/ 2007
- Mạng Internet: http: // flash. violet. vn; thuvientailieu. bachkim. com; thuvienbaigiangdientu. bachkim. com
VII. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ BÀI
I. Tr¾c nghiÖm
C©u 1:Chän ®¸p ¸n tr¶ lêi ®óng nhÊt
1/ Thân to ra do đâu?
Nhờ tầng sinh vỏ
Nhờ tầng sinh trụ
Cả A và B đều đúng
2/ Làm thế nào để đếm được tuổi của cây?
Đếm số vòng gỗ trên lát cắt ngang của thân cây
Đếm số vòng gỗ trên thân cây
Cả A và B đều sai
3/ C©y mưíp thuéc lo¹i th©n
Th©n bß
Th©n leo(tua cuèn)
Th©n leo(th©n quÊn)
4/ Khi làm cột nhà, trụ cầu hay đường ray của tàu hoả, người ta sử dụng phần nào của gỗ?
Phần vỏ
Phần dác
Phần ròng
C©u 2: §iÒn tõ vµo chç trèng ®Ó hoµn thiÖn nh÷ng c©u sau
-Th©n c©y gç to ra do sù.........................c¸c tÕ bµo m« ph©n sinh ë .............................. vµ .................................
- C¬ thÓ thùc vËt cã hoa gåm 2 lo¹i c¬ quan:
+ C¬ quan sinh dưìng gåm:.......................... cã chøc n¨ng chÝnh lµ......................
+ C¬ quan sinh s¶n gåm: .......................... cã chøc n¨ng chÝnh lµ ...........................
II. Tù luËn
C©u 1: Nªu cÊu t¹o vµ chøc n¨ng c¸c bé phËn cña th©n non.
C©u 2: Th©n dµi ra do ®©u? BÊm ngän, tØa cµnh cã lîi g×?
Nh÷ng lo¹i c©y nµo th× bÊm ngän, nh÷ng lo¹i c©y nµo th× tØa cµnh? Cho vÝ dô.
Câu 3: Mô tả lại TN chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân?
B. ĐÁP ÁN
I. Tr¾c nghiÖm: 3 ®iÓm
C©u 1: 1C; 2A; 3B; 4C
C©u 2: - Ph©n chia, tÇng sinh vá, tÇng sinh trô
- RÔ, th©n, l¸; nu«i dưìng c©y; hoa, qu¶, h¹t; duy tr× vµ ph¸t triÓn nßi gièng.
II. Tù luËn: 7 ®iÓm
C©u 1: 3 ®iÓm
CÊu t¹o trong cña th©n non gåm:
BiÓu b× : B¶o vÖ c¸c bé phËn bªn trong
a/ Vá ThÞt vá: Dù tr÷ vµ tham gia quang hîp
b/ Trô gi÷a Bã m¹ch :+M¹ch r©y: vËn chuyÓn chÊt h÷u c¬
+M¹ch gç: VËn chuyÓn nưíc vµ muèi kho¸ng
Ruét : chøa chÊt dù tr÷
C©u 2: 3 ®iÓm
- Th©n dµi do sù ph©n chia tÕ bµo ë m« ph©n sinh ngän
- BÊm ngän gióp c©y ra nhiÒu chåi n¸ch vµ chåi hoa, thưêng bÊm ngän ë c©y lÊy l¸, qu¶, h¹t. VÝ dô: mång t¬i, rau muèng......
- TØa cµnh gióp c©y ph¸t triÓn chiÒu cao, thưêng tØa cµnh ë c©y lÊy gç, sîi. VÝ dô: B¹ch ®µn, ®ay...........
C©u 3: 1®iÓm ( yêu cầu trình bày đúng đủ TN)
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM
A. LỚP THỰC NGHIỆM
TT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
NGÔ NGỌC AN
7
8
2
PHẠM THỊ NGỌC ANH
6
9
3
NGUYỄN THỊ BÍCH
6
8
4
HÀ TRUNG BƯỞI
5
8
5
KHỔNG MINH ĐỨC
6
9
6
PHẠM QUỲNH GIAO
7
8
7
PHẠM VĂN HẠNH
8
9
8
NGUYỄN HUY HIỆP
6
9
9
PHẠM THỊ HỒNG
7
9
10
VŨ MỸ HUYỀN
7
9
11
PHẠM VĂN KIỀU
6
8
12
PHẠM VIẾT LONG
5
7
13
PHÓ KIM NGỌC
6
8
14
HÀ THỊ NHUNG
7
9
15
LƯƠNG CAO LONG
7
8
16
LƯƠNG CAO QUYẾT
7
9
17
KHỔNG HỮU THAO
4
7
18
LƯƠNG THỊ THUÝ
6
8
19
VŨ CÔNG THỨC
6
7
20
BÙI THỊ THƯƠNG
6
8
21
HOÀNG NGỌC TIẾN
7
7
22
HOÀNG VĂN TOÀN
7
8
23
NGUYỄN VĂN TOÀN
5
7
24
KHỔNG HỮU TÙNG
7
8
25
LƯƠNG THỊ UYÊN
7
9
26
NGÔ CẨM UYÊN
5
7
27
VŨ VĂN VINH
7
8
28
ĐINH THỊ XUYẾN
7
8
B. LỚP ĐỐI CHỨNG
TT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
ĐÀO TRUNG AN
7
8
2
NGUYỄN TRỌNG ANH
6
8
3
NGUYỄN VĂN ANH
7
8
4
DOÃN THẾ CƯỜNG
5
6
5
PHẠM VIẾT DUY
7
8
6
VŨ ĐỨC ĐẠT
4
6
7
PHẠM THỊ HIÊN
5
7
8
LƯƠNG CAO HIỆP
7
7
9
ĐINH TRUNG HIẾU
5
7
10
KHỔNG MINH HIẾU
6
7
11
ĐẶNG DUY HOÀNG
6
9
12
LÊ THỊ HUỆ
6
7
13
LƯƠNG THỊ HƯƠNG
6
6
14
PHẠM THỊ HƯỜNG
5
6
15
LƯƠNG NGỌC LAN
5
6
16
NGÔ DIỆU LINH
5
6
17
LÊ HOÀNG LONG
7
7
18
NGUYỄN VĂN LONG
5
6
19
BÙI THỊ MAI
6
8
20
KHỔNG HỮU PHÚC
6
8
21
ĐẶNG DUY QUÝ
7
7
22
NGUYỄN ĐÌNH QUYẾT
6
8
23
ĐINH ĐỨC THIỆN
5
8
24
ĐÀO THỊ THUỲ
7
7
25
PHẠM THỊ THUÝ
6
9
26
TRẦN ĐĂNG TÌNH
7
8
27
VŨ THỊ VÂN
7
8
28
ĐÀO THỊ YẾN
5
6