Trong thời kỳ hội nhập kinh tế WTO, với vai trò là ngành đóng góp phần quan trọng vào GDP toàn quốc, dầu khí càng được chú trọng đầu tư phát triển. Hiện nay có rất nhiều công ty dầu khí trong và ngoài nước như: Vietsopetro, BHP, BP, Mobil, Schlumberger với nhiều mỏ dầu mới được phát hiện và khai thác đã chứng tỏ tiềm năng rất lớn về dầu khí của nước ta.
Trước thực tế đó, một nhiệm vụ quan trọng được đăt ra là phải có một hệ thống thiết bị hiện đại, phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí rất đa dạng và phong phú. Việc tìm kiếm, tiếp cận công nghệ mới, tìm hiểu về nguên lý hoạt động và các dạng hỏng hóc thường gặp của thiết bị để tìm biện pháp nâng cao tuổi thọ thiết bị là rất quan trọng vì từ đó ta có thể nắm bắt được ưu, nhược điểm từng thiết bị để có thể sử dụng hợp lý mang lại năng suất làm việc cao nhất, với thời gian lâu nhất.
Mặc dù các chất lỏng đặc biệt có thể được vận chuyển bằng gầu kéo, nhưng phương thức thông thường là vận chuyển chất lưu bằng đường ống , bơm, máy thổi, máy nén, hoặc bơm phun. Các phương thức vận chuyển trên sẽ được nghiên cứu trong đồ án này. Với mục tiêu sử dụng sao cho có năng suất cao nhất va khả năng làm việc của các thiết bị vận chuyển chất lỏng, khí.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về máy và thiết bị vận chuyển lỏng, khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA DẦU KHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT BỘ MÔN LỌC HÓA DẦU
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CƠ KHÍ VÀ MÁY TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về máy và thiết bị vận chuyển lỏng, khí
Giảng viên: Th.s Đoàn Văn Huấn
Nhóm thực hiện:
Trịnh Thành Công 1021010050
Thiều Thị Kim Chi 1021010036
Bùi Kim Dung 1021010067
Nguyễn Hữu Đạt 1021010093
Trần Quốc Đạt 1021010097
Nguyễn Văn Đức 1021010106
Nguyễn Ngọc Dương 1021010078
Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY VÀ THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN
CHẤT LỎNG 6
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG ỐNG 10
2.1. Khái niệm, phân loại 10
2.2. Một số thông số 11
2.3. Van 12
2.3.1 Van điểu khiển 13
2.3.2. Các loại van khác 15
CHƯƠNG 3: MÁY BƠM 22
3.1. Bơm động học 22
3.1.1. Bơm cánh quạt 22
3.1.2. Một số loại bơm khác 30
3.2. Bơm thể tích 31
Bơm piston 31
Bơm piston-roto 32
Bơm bánh răng 33
Bơm cánh gạt 34
Đường đặc tính bơm 35
Chọn bơm 35
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG BƠM PHUN VÀ BƠM CHÂN KHÔNG 37
4.1. Sự bố trí bơm phun 37
4.2. Bơm chân không 40
4.2.1. Bơm chân không màng(bơm màng) 40
4.2.2. Bơm chân không dầu, bơm hút chân không dòng nước 41
4.3. Sự rò rỉ không khí 42
4.4. Mức tiêu thụ hơi nước 44
4.5. Lý thuyết về hệ thống bơm phun 46
CHƯƠNG 5: MÁY NÉN KHÍ 48
5.1. Định nghĩa và Phân loại máy nén khí 48
5.1.1. Định nghĩa 48
5.1.2. Phân loại 48
5.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí 49
5.2.1. Máy nén quay động lực 49
5.2.2. Các dạng máy nén chuyển động tịnh tiến 51
5.3. Các thông số cơ bản của máy nén khí 55
5.4. Các phương trình trạng thái của khí 56
CHƯƠNG 6: MÁY THỔI (QUẠT) 58
6.1. Khái niệm 58
6.2. Phân loại và cấu tạo của quạt ly tâm 59
6.2.1. Phân loại theo cơ chế ổ đĩa 59
6.2.2. Vòng bi 61
6.2.3. Bộ giảm rung và van 61
6.2.4. Quạt sườn 62
6.3. Nguyên tắc làm việc 63
6.3.1. Vận tốc tam giác 64
6.3.2. Sự khác biệt giữa quạt và máy thổi 65
6.3. Xếp hạng các loại quạt ly tâm 66
6.4. Tổn thất trong quạt ly tâm 66
6.4.1. Tổn thất vùng cánh quạt nạp khí 67
6.4.2. Tổn thất do rò rỉ 67
6.4.3. Tổn thất do cánh quạt 67
6.4.4. Tổn thất do khuếch tán và xoắn ốc 67
6.4.5. Ma sát do đĩa 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế WTO, với vai trò là ngành đóng góp phần quan trọng vào GDP toàn quốc, dầu khí càng được chú trọng đầu tư phát triển. Hiện nay có rất nhiều công ty dầu khí trong và ngoài nước như: Vietsopetro, BHP, BP, Mobil, Schlumberger… với nhiều mỏ dầu mới được phát hiện và khai thác đã chứng tỏ tiềm năng rất lớn về dầu khí của nước ta.
Trước thực tế đó, một nhiệm vụ quan trọng được đăt ra là phải có một hệ thống thiết bị hiện đại, phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí rất đa dạng và phong phú. Việc tìm kiếm, tiếp cận công nghệ mới, tìm hiểu về nguên lý hoạt động và các dạng hỏng hóc thường gặp của thiết bị để tìm biện pháp nâng cao tuổi thọ thiết bị là rất quan trọng vì từ đó ta có thể nắm bắt được ưu, nhược điểm từng thiết bị để có thể sử dụng hợp lý mang lại năng suất làm việc cao nhất, với thời gian lâu nhất.
Mặc dù các chất lỏng đặc biệt có thể được vận chuyển bằng gầu kéo, nhưng phương thức thông thường là vận chuyển chất lưu bằng đường ống , bơm, máy thổi, máy nén, hoặc bơm phun. Các phương thức vận chuyển trên sẽ được nghiên cứu trong đồ án này. Với mục tiêu sử dụng sao cho có năng suất cao nhất va khả năng làm việc của các thiết bị vận chuyển chất lỏng, khí.
Là một đề tài kỹ thuật nên cần sự nghiên cứu sâu, song do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chưa nhiều nên ảnh hưởng nhất định đến kết quả đề tài, rất mong thầy cô và các bạn góp ý.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY VÀ THIẾT BỊ
VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG
Vận chuyển là một quá trình không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp. Các máy và thiết bị vận chuyển được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
Theo phương thức làm việc, các thiết bị vận chuyển được chia thành hai loại sau đây:
-Loại vận chuyển liên tục: gồm có băng tải, vít tải, gàu tải, các thiết bị vận chuyển bằng không khí, bằng thủy lực…
- Loại vận chuyển gián đoạn: gồm có cẩu, palăng, cầu trục, thang máy,…
Trong các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, để vận chuyển những vật liệu rời, vật liệu đóng túi, những kiện hàng hoặc những vật liệu đơn chiếc theo phương nằm ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng, chủ yếu dùng máy và thiết bị vận chuyển liên tục. Khác với loại làm việc gián đoạn, những máy và thiết bị vận chuyển liên tục có thể làm việc trong một thời gian không giới hạn, chuyên chở vật liệu theo một hướng nhất định không dừng khi nạp liệu và tháo liệu. Nhờ vậy năng suất của chúng tương đối lớn hơn so với loại làm việc gián đoạn.
Các máy và thiết bị vận chuyển liên tục hiện nay có thể chia ra hai nhóm chính:
- Máy có bộ phận kéo: gồm có băng tải, xích tải, cào tải, gàu tải, nội tải, giá tải.
- Máy không có bộ phận kéo: gồm các loại vít tải, các máy vận chuyển quán tính, các hệ thống vận chuyển bằng không khí và thủy lực.
Tuy nhiên ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các thiết bị vận chuyển được chia thành hai nhóm: thiết bị vận chuyển cơ học và thiết bị vận chuyển bằng khí nén.
Ở Việt Nam, máy và thiết bị vận chuyển chất lỏng đã có từ lâu, nhưng ở quy mô công nghiệp thì phải nói đến vận chuyển bằng đường ống chính là có sớm hơn cả, nền tảng của vận tải chất lỏng ở nước ta.
Các tuyến đường ống công nghiệp ra đời và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của ngành dầu khí VN. Từ năm 1959, trên cơ sở hỗ trợ của Chính phủ Liên Xô (cũ) và những phát hiện của các nhà địa chất Pháp đầu thế kỷ XX về một số vết lộ dầu ở Đồng Hồ (Quảng Ninh), Núi Lịch (Yên Bái), Nậm Úm và Sài Lương (Sơn La), Đầm Thị Nại (Quy Nhơn - Bình Định), VN đã tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, những hoạt động này chỉ dừng lại ở phạm vi thăm dò địa chất. Mãi đến tháng 3.1975 mới phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensate (khí ngưng tụ) có giá trị thương mại tại giếng khoan ở Tiền Hải-Thái Bình. Ngày 3.6.1980, Chính phủ VN và Chính phủ Liên Xô (cũ) ký Hiệp đinh hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam VN. Năm 1981 ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tại Vũng Tàu. Năm 1986 khai thác tấn dầu thô thương mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ, đánh dấu VN vào trong danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành. Năm 1993 Luật Dầu khí được ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2008). Hoạt động dầu khí triển khai mạnh mẽ. Năm 1995 thành lập Tổng Công ty Dầu khí VN nay là Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với tên gọi Tập Đoàn Dầu khí VN (Petrovietnam- PVN).
Đường ống đầu tiên là hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được xây dựng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Petrovietnam với các đối tác nước ngoài là BP VN và ConocoPhillips VN. Dự án khởi động từ năm 2001, do BP điều hành. Đến năm 2008 đã chuyển giao cho Petrovietnam, hiện nay do Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas), thuộc Tập đoàn Dầu khí, vận hành. Đường ống này dài 400km, công suất 7 tỷ m3 khí/năm, vận chuyển khí từ bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi vào đất liền và sau khi xử lý tại trạm Dinh Cố, phân phối cho Khu công nghiệp Phú Mỹ, Hiệp Phước. Ngoài ra, PVGas còn chịu trách nhiệm vận hành hệ thống đường ống khí PM3-Cà Mau dài 330km, công suất 2 tỷ m3/năm. Năm 2010 PVGas đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Chevron (Hoa Kỳ), MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) để thực hiện Dự án Đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, công suất 6,4 tỷ m3/năm, dài gần 400km đi qua địa bàn TP.Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, chủ yếu cung cấp cho Khu công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau, Trung tâm Điện lực Ô Môn, Trà Nóc - Cần Thơ.
Ngoài ra, phải kể đến Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang vận hành, khai thác một số tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu, tổng chiều dài 500km, công suất vận chuyển 4 triệu tấn/năm, phần lớn nằm ở các tỉnh, thành phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam… Hệ thống đường ống này có nguồn gốc sở hữu Nhà nước, được xây dựng để cung cấp xăng dầu cho nhu cầu quốc phòng và các hoạt động kinh tế - xã hội theo kế hoạch. Do được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1973 nên đã lạc hậu, quá tải, hiện nay Petrolimex đang triển khai nâng cấp đường ống và khai thác thương mại.
Có thể nói rằng các hệ thống đường ống VN hiện hữu có nguồn gốc từ mục đích khai thác thương mại chỉ được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí; đầu tiên hết là đường ống Nam Côn Sơn. Theo quy định của Luật Dầu khí và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12.9.2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí, ngoại trừ liên doanh Vietsovpetro thành lập theo Hiệp định ký kết giữa VN với Liên Xô (cũ), các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, chỉ có thể tham gia hoạt động dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí ký kết với Petrovietnam, thường là đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) để thực hiện dự án (như dự án Nam Côn Sơn, Lô B-Ô Môn.) Do vậy, các đường ống đã được xây dựng theo điều kiện và quy chuẩn của từng dự án được phê duyệt. Có thể xem quy định nói trên của Luật Dầu khí và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP là quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường ống hiện nay.
Về điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn đường ống vận chuyển khí, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thì Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 12.02.2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền quy định những điều kiện khá rõ ràng, chi tiết về:
- Tiêu chuẩn thiết kế độ dày thành đường ống; độ sâu của đường ống đặt ngầm tối thiểu tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống.
- Biện pháp an toàn, đảm bảo các phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va vào đường ống; các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung động và va đập đối với đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt.
- Khoảng cách an toàn giữa hai đường ống chôn ngầm đặt song song, hai đường ống liền kề (1 ống đặt ngầm, 1 ống đặt nổi), đường ống chôn ngầm đặt xiên.
Tóm lại, đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống phải tham chiếu quy định của pháp luật chuyên ngành dầu khí. Với lợi điểm hiệu quả, nhanh chóng, chi phí thấp, phương thức vận tải đường ống chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai không xa, vì vậy cần có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành cho phù hợp với xu thế chung. Phương thức vận tải đường ống ở VN chủ yếu dùng để vận chuyển khí và xăng dầu. Hệ thống đường ống hiện nay được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí và được pháp luật dầu khí điều chỉnh về điều kiện kinh doanh.
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG ỐNG
Chất lỏng có thể được vận chuyển bằng rất nhiều cách, một số trường hợp chất lỏng đặc biệt có thể được vận chuyển bằng gàu múc...Tuy nhiên, phương thức vận chuyển thông thường và thông dụng nhất hiện nay vẫn là vận chuyển bằng đường ống.
Hình 2.1: Một số hình ảnh về đường ống dẫn chất lỏng
2.1. Khái niệm, phân loại
Thuật ngữ "Đường ống" là một lĩnh vực kĩ thuật đặc thù được sử dụng để nghiên cứu thiết kế hệ thống dẫn các chất lỏng và khí.Đường ống thông thường được dùng để chỉ hệ thống vận chuyển chất lỏng, khí bằng con đường bên trong.
Đường ống được phân loại:
- Theo vật liệu:
+ Ống kim loại: gang, thép, đồng, kẽm...
+ Ống nhựa PVC
+Ống bê tông, BTCT, sành, sứ...
+ Ống kim loại vỏ nhựa
- Theo tiêu chuẩn chế tạo, ví dụ cùng vật liệu nhựa PVC có các loại ống CT1, CT2...
- Theo kích thước ống, bao gồm đường kính trong, đường kính ngoài, chiều dày vỏ ống.
2.2. Một số thông số
Đường ống tiêu chuẩn được sản xuất với các thông số kích thước riêng và được thiết kế với đường kính quy ước tính đơn vị inch, inchs,IPS( kích thước ống sắt). Theo sự phụ thuộc vào kích thước có 14 độ dày thành ống khác nhau được sản xuất với cùng đường kính ngoài, trong đó thông dụng nhất là thông số phụ lục 40: Schedule number = 1000P/S
Trong đó
+ P là áp suất đầu vào, psig
+ S là ứng suất làm việc cho phép. psig
Đường ống cho các thiết bị trao đổi nhiệt, làm lạnh và thiết bị phụ trợ cần thiết đã được sản xuất với đường kính ngoài được xác định với mức tăng là 1/16 hoặc 1/8 in. Các ống có kích thước tiêu chuẩn được làm từ các kim loại khác nhau, ceramics, thủy tinh, nhựa.
Đối với ống có kích thước 2in, các ống nối không bắt vit có thể dược sử dụng. Đối với kích thước lớn hơn thông thường được hàn lại. Việc lắp ghép các thiết bị vào trong đường ống hoặc tháo dỡ có thể được tận dụng các gỡ. Các gỡ thép, ống nối có gờ và các van được sản xuất trong các mức áp suất 150,300,600,900 và 2500psig. Van cũng được làm bằng gang với áp suất 125 và 350psig. Mức áp suất và nhiệt độ của vật liệu này trong các cấu trúc vật liệu khác nhau thường được dự đoán trước và lưu lại để ứng dụng trong thực tế.
Các đường ống dẫn được nối với nhau trực tiếp bằng cách hàn, ren, bắt vít, keo dán, bằng mặt bích hoặc gián tiếp bằng các phụ kiện. Chất liệu và kích thước của đường ống sẽ quyết định phương pháp kết nối.
2.3. Van
Van được sử dụng trong hệ thống đường ống để đóng, mở và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy.
Các dạng van thông dụng là van hình cầu, van cổng, van một chiều
Van hình cầu được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng và áp suất dòng chảy
Van một chiều được sử dụng để điều chỉnh dòng chảy theo một hướng
Van cổng có các khe mở thông suốt dùng để điều khiển dòng chảy mà gần như không gây ra sự giảm áp suất.
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo van
Một số loại van khác bao gồm van nhánh, van điều chỉnh, van chắn, van phao, van mở nhanh, van an toàn …
Sự điểu khiển dòng chảy trong đường ống và cung cấp cho các thiết bị cô lập khi cần thiết được sử dụng các van. Trong các van cửa dòng chảy đi thẳng được điều chỉnh bằng sự nâng lên hoặc hạ xuống cửa van. Trong trường hợp van mở rộng thì gây ra sự giảm một lương nhỏ áp suất. Trong các van cầu, dòng chảy bị đổi hướng và chủ yếu là do lực cản. Loại van được sử dụng chủ yếu là van kín, đặc biệt là đối với dòng khí. Các loại van cửa, van bướm, van đầy, van kiểm tra, thiết bị mở nhanh khác...bị giới hạn và thường tác dụng không mong muốn.
Khóa trong các van tiết lưu được mở để điều chỉnh khi áp suất trong ống tăng lên tới một giá trị nhất định. Khai cửa van mở thì sự tăng áp sẽ được kìm hãm...Áp suất phù hợp là vài trăm psig.
2.3.1 Van điểu khiển
Các van điều khiển có các cửa có thể điểu chỉnh được dòng chảy của chất lỏng khi đi qua chúng. Các đặc trưng cơ bản của van trong quá trình là việc của van là đặc tính, độ ổn định và tính phục hồi/
Lưu lượng được mô tả bằng biểu thức: Cd = Cv/d2
Trong đó: d là đường kính của van
Cv là hệ số mở của van được xác định theo phương trình:
Q = Cv[(P1-P2)/w]0.5 ,gal/min đối với chất lỏng
Q = 22,7Cv[(P1-P2)P2/aT]0.5 ,SCFM của khí khi P2/P1>0.5
Q = 11,3CvP1/(aT)0.5 SCFM của khí khi P2/P1<0.5
Trong đó: Pi là áp suất tính theo psig,
w là khối lượng riêng của nước
a là khối lượng riêng của khí
T là nhiệt độ
Các giá trị của Cd của các van thương mại từ 12 đối với các cầu van 2 điểm tự và tới 32 để mở các van bướm. Chúng có sự khác nhau giữa các nhà sản xuất.
Các đặc tính là sự tương quan giữa độ mở của van và vận tốc dòng. Hình dạng của các cửa và khe mở có thể được thiết kế để tạo ra sự tương quan toán học mong muốn giữa áp suất trên các và, khoảng dịch chuyển của thân supap, và vận tốc dòng qua các cửa.
Sự biểu diễn luyến tính được mô tả theo Q=kx và tỉ lệ phần trăm bằng nhau bởi Q= k.exp(k,x)- với x là độ mở của van.
Độ mở nhanh là một đặc điểm của van tựa nghiêng hoặc van đĩa phẳng, đoạn giới hạn trên 25% giá trị max của độ dịch chuyển thân supap là xấp xỉ đường thẳng. Qua sự thay đổi lượng vật chất gấp 3 lần, sự hình thành đoạn thẳng và tỉ lệ phần trăm nhau giữa cấc van là hầu hết đạt được. Khi độ giảm áp qua các van giảm dược hơn 25% so với độ giảm áp của cả hệ thống thì loại van có tỉ lệ phần trăm bằng nhau được ưu tiên hơn.
Phần lớn các van hiện nay có tỉ lệ phần trăm bằng nhau.
Miền ỏn định là khái niệm chỉ tỉ lệ dòng lớn nhất tới nhỏ nhất tại đó van có thể điều chỉnh tốt. Nó rất khó để định lượng. Một van thông thường có thể được thiết kế để có thể sử dụng trong giới hạn vận tốc chảy lớn
Khả năng phục hồi được xác định bằng độ phục hồi áp suất đầu ra tại của van từ áp suất tháp tại vena contracta. Tại vena contracta xuất hiện dâng nước và khả năng phục hồi áp suất cao thì các bong bóng sẽ bị phá vỡ tạo lỗ hổng và tiếng động lớn. Van tạo lớp tốt hơn thì khả năng phục hồi áp suất sẽ tốt hơn và sự tạo lớp là điều không mong muốn
Các van phải có khả năng điều chỉnh tốt độ giảm áp. Trong đường ống vận chuyển chất lỏng dài, tại một thời điểm bất kì nếu 1 van điều chỉnh được mở hết cỡ thì sẽ làm giảm1% độ giảm áp của hệ thống.
2.3.2. Các loại van
Hình 2.3: Một số loại van điều khiển bằng tay và tự động.
(a) van cửa,phần lớn là dùng loại này.
(b) van cầu,khi cần dùng van kín.
(c) van kiểm tra để bảo đảm dòng chảy chỉ theo một hướng.
(d van giảm áp ,trong đó cửa sẽ mở khi áp suất tăng.
(e van điều khiển 1 cổng.
(f)van điều khiển đảo chiều,2 cổng.
Hình 2.3h: Mối tương quan giữa hệ số mở và hệ số dòng của 3 phương thức mở van
Hình 2.4: Van điều khiển 2 cửa,trong đó mở
để duy trì áp suất khí quyển trên màng
(A) thân van; (B) tựa dịch chuyển ;(C) đĩa ;(D) dẫn hướng cho thân xupap; (E) ống nối có dẫn hướng ;(F) nắp đậy van; (G) vòng đỡ; (H) cánh tay đòn chịu lực; (J) màng ; (K) bộ nối giữa màng và thân van; (L) thanh giữ khóa (M) khóa (N) điểm tựa khóa (O) áp suất kết nối ;
2.3.2.1. Van cửa
Một loại van phổ biến nhất trong công nghiệp, nó đóng dòng chảy khi nó chắn ngang toàn bộ dòng chảy. Khi van mở hoàn toàn thì cửa chúng không nằm trong dòng chảy vật chất. Lúc này sự cản dòng của van là rất nhỏ tức là sự sụt áp hay mất năng lượng qua van là nhỏ nhất
Hình 2.5: Hình ảnh van cửa
Cửa van được gắn với cần van, phía trên có nắp bịt kín không cho vật chất rò rỉ ra ngoài. Nắp làm kín được nhồi vật liệu bít kín. Đầu phía trên cần van được nói với tay quay.
Hình 2.6: Cấu tạo van cửa
2.3.2.2. Van điều tiết
Dòng chảy đi qua van điều tiết bị chuyển hướng
Hình 2.7: Cấu tạo van điều tiết
Sự đổi hướng dòng chảy tạo nên sự cuộn xoáy và áp suất trong van cũng giảm nhiều nên năng lượng cung cấp cần nhiều hơn cho dòng chảy qua van. Phần đáy cửa van song song với hướng dòng chảy, mọi tiếp xúc giữa cửa van và vòng làm kín sẽ kết thúc khi bắt đầu có dòng chảy.
2.3.2.3. Van nút
Cửa van của loại này có dạng nút. Cửa van được cấu tạo bằng kim loại có khe hở xuyên suốt cửa van cho dòng đi qua. Vị trí van được điều chỉnh bằng tay quay.
Hình 2.8: Hình ảnh và cấu tạo van nút
2.3.2.4. Van bi
Phần điều chỉnh dòng chảy có cấu tạo tròn và có lỗ cho vật chất đi qua, bi được giữ chặt giữa 2 vòng làm kín, tay quay được lắp ở đầu trên của cần van. Van bi có độ trơn và vận hành dễ hơn van nút, giảm được sự ma sát giữa các bi và vòng nút kín mà không cần chất bôi trơn. Van bi thường được chế tạo để dẫn dòng chảy nhiều hướng, và ít được dùng để điều tiết dòng chảy
Hình 2.9: Van bi
2.3.2.5. Van bướm
Hình 2.10: Van bướm
Van bướm có cửa được chế tạo là một tấm kim loại liền có thể xoay 90o trong chu vi làm kín. Tỉ lệ dòng chảy dược điều chỉnh bằng góc của van và tối đa khi cửa van song song với đường ống. Đây là loại van đóng mở nhanh, tạo sự xoáy và sụt áp tương đối nhỏ. Van bướm có thể được vận hành bằng tay quay hoặc tay vặn và cần tới thang chỉ vị trí van
Ngoài ra còn một số loại van nữa như van màng, van một chiều, van an toàn....
CHƯƠNG 3: MÁY BƠM
Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ năng, điện năng, thủy năng…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống.
Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như: nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm…