Như chúng ta đã biết ở mỗi quốc gia, mỗi tộc người trên thế giới nền Văn hóa đóng một vai trò quan trọng. Nó thể hiện những nét độc đáo riêng của mỗi quốc gia, mỗi tộc người. Hơn nữa, nó còn thể hiện những tinh hoa và những đặc thù riêng của từng tộc người đó và ở Việt Nam cũng vậy.
Việt Nam có nền Văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thêm vào đó Việt Nam có nền Văn hóa rất phong phú và đa dạng vì Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc lại mang một nét Văn hóa truyền thống riêng.
Có rất nhiều thành tố để ta nhận biết về Văn hóa Việt Nam như: Ngôn ngữ, Tôn giáo, Tín ngưỡng, Phong tục tập quán và Lễ hội cũng không nằm ngoài điều đó. Trong đó lễ hội được coi là món ăn tinh thần độc đáo của một quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau lại có những lễ hội khác nhau. Lễ hội không chỉ mang nét truyền thống của mỗi dân tộc, để phân biệt các dân tộc với nhau mà nó còn là bằng chứng lịch sử chứng minh sự tồn tại của một quốc gia, một nền văn hoá đã được công nhận.
Lễ hội ở Việt Nam rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, nó thể hiện những nét Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Việt Nam gắn liền với đời sống mỗi người dân, với các di tích lịch sử, với những trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân, khiến cho mỗi đứa con xa quê hương luôn cảm thấy bâng khuâng khi nhớ về quê cha đất tổ. Không chỉ vậy, thông qua các hoạt động của lễ hội còn giúp Việt Nam giới thiệu những tinh hoa văn hoá của đất nước mình tới bạn bè thế giới, để mỗi người dân luôn tự hào rằng: mình là con cháu Rồng tiên, con cháu Lạc Hồng.
46 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11468 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về một số lễ hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết ở mỗi quốc gia, mỗi tộc người trên thế giới nền Văn hóa đóng một vai trò quan trọng. Nó thể hiện những nét độc đáo riêng của mỗi quốc gia, mỗi tộc người. Hơn nữa, nó còn thể hiện những tinh hoa và những đặc thù riêng của từng tộc người đó và ở Việt Nam cũng vậy.
Việt Nam có nền Văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thêm vào đó Việt Nam có nền Văn hóa rất phong phú và đa dạng vì Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc lại mang một nét Văn hóa truyền thống riêng.
Có rất nhiều thành tố để ta nhận biết về Văn hóa Việt Nam như: Ngôn ngữ, Tôn giáo, Tín ngưỡng, Phong tục tập quán và Lễ hội cũng không nằm ngoài điều đó. Trong đó lễ hội được coi là món ăn tinh thần độc đáo của một quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau lại có những lễ hội khác nhau. Lễ hội không chỉ mang nét truyền thống của mỗi dân tộc, để phân biệt các dân tộc với nhau mà nó còn là bằng chứng lịch sử chứng minh sự tồn tại của một quốc gia, một nền văn hoá đã được công nhận.
Lễ hội ở Việt Nam rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, nó thể hiện những nét Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Việt Nam gắn liền với đời sống mỗi người dân, với các di tích lịch sử, với những trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân, khiến cho mỗi đứa con xa quê hương luôn cảm thấy bâng khuâng khi nhớ về quê cha đất tổ. Không chỉ vậy, thông qua các hoạt động của lễ hội còn giúp Việt Nam giới thiệu những tinh hoa văn hoá của đất nước mình tới bạn bè thế giới, để mỗi người dân luôn tự hào rằng: mình là con cháu Rồng tiên, con cháu Lạc Hồng.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ HỘI
1.1. Một số khái niệm
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên .
Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: một là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; hai là cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.
Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây:
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội [8].
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống .
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...).
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
YTóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Còn trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
Lễ hội là một trong những công cụ để phản ánh một nền văn hoá. Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính cộng đồng của nông dân hoặc thị dân diễn ra trong một chu kỳ không gian và thời gian nhất định. Các lễ hội ở Việt Nam thường được tổ chức vào hai mùa nông nhàn: mùa xuân và mùa thu. Ở mỗi lễ hội có “lễ” và “hội”. “Lễ” được hình thành bởi những nhân vật được thờ đó là hệ thống các nghi thức thờ cúng. Nó mang ý nghĩa tín ngưỡng, cầu xin và tạ ơn quỷ thần phù trợ cho việc làm ăn và cuộc sống con người. “Hội” là những hình thức vui chơi, thưởng thức, xem gì xảy ra trong dịp diễn xướng lễ hội.
1.2. Các lễ hội ở việt nam
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm mới...
Nét độc đáo trong lễ hội Việt Nam đó là sự phân chia đặc trưng lễ hội theo vùng miền. Mỗi lễ hội đều có những nét khác biệt riêng:
* Lễ Tết:
- Tết Nguyên đán
- Tết Trung nguyên
- Tết Trung thu
- Các lễ hội tại Miền Bắc
- Các lễ hội tại Miền Trung
- Các lễ hội tại Miền Nam
* Một số trò chơi dân gian trong các lễ hội:
- Thia la thìa lảy
- Nu na nu nống
- Thi đồ xôi và thổi cơm
- Chọi gà
- Chọi gà
- Thi thổi cơm và giữ trẻ
- Cờ người
- Cờ người
- Thi dệt vải ở cầu Lim
- Kéo co
- Thả đỉa ba ba
- Thi Thả chim
- Ðánh roi múa mộc
- Thi dưa hấu
- Thi diều sáo
- Ném còn
- Thi Vật
- Cờ người
- Tập tầm vông
- Tùm nụ tùm nịu
- Thi thơ
LỄ HỘI MIỀN BẮC
Hội Thăng Long 1000 Năm
Hội Bát Tràng
Hội Bạch Hạc
Hội Bơi Thuyền
Hội Bơi Đăm
Hội Cầu Trâu
Hội Chém Lợn
Hội Chen
Hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Hội Chùa Hương
Hội Chùa Keo
Hội Chùa Thầy
Hội Chùa Trông (Hải Hưng)
Hội Côn Sơn (Hải Dương)
Hội Cướp Cầu Động Phí
Hội Cướp Cầu Yên Thế
Hội Đánh Cá Làng Me
Hội Đánh Cá Thờ
Hội Đả Ngư
Hội Đền An D. Vương
Hội Đền An Sinh
Hội Đền Bà Tấm
Hội đền Trèm (Chèm)
Hội Đình Châm Khê
Hội Đống Đa
Hội Hải Hưng
Hội Hoa Lư
Hội Hồ Ba Bể
Hội Lồng Tồng
Hội Đền Chúa Xã Cổ Nhuế
Hội đền Chử Đồng Tử
Hội Đền Cổ Loa
Hội Đền Cửa Ông
Hội Đền Đô
Hội Đền Đồng Nhân
Hội King Pathen
Hội Làng Bát Tràng
Hội Làng Cổ Trai
Hội làng Đăm
Hội Làng Miêng Hạ
Hội Làng Phù Đổng
Hội Làng Quan Họ
Hội Làng Tạ Xá
Hội Làng Trà Cổ (Hải Ninh)
Hội Làng Viêm Xá
Hội Làng Vọng Nguyệt
Hội Làng Miêng Hạ
Hội Lệ Mật
Hội Lim
Hội đền Kiếp Bạc
Hội Đền Thái Vi
Hội Đền Thương
Hội Đền Trần Thương
Hội Mùa Thu LĐGiang
Hội Người Pà Thẻn
Hội Đền Hùng
Hội Nhồi
Hội Núi Voi
Hội Phong Chúa Rước Vua
Hội Phủ Giầy
Hội Pút Tồng
Hội Quan Lạn
Hội Quang Trung
Hội Rằm Trung Thu
Hội Rước Bà Đống
Hội Rước Chúa Gái
Hội Rước Kẻ Giá
Hội Rước Trên S. Hồng
Hội Sáo Đên
Hội Suối Mỡ
Hội Tây Bắc
Hội Tết
Hà Nội
Hội Thánh Gióng
Hội Thả Diều Bằng Giang
Hội Thi Gói Bánh Thờ
Hội Thi Thổi Cơm
Hội Triều Khúc
Hội Trường Yên
Hội Tứ Thú Nhân Lương
Hội Võ Vật Liễu Đôi
Hội Xã Dương Liễu
Hội Yên Tử
Hội Đền Hai Bà Trưng
LỄ HỘI MIỀN NAM
Lễ Đền Thờ Trương Định
Lễ Dolta và hội đua bò người Khơme Nam Bộ
Lễ hội dân gian - Nét đẹp sinh hoạt văn hóa Nam Bộ
Lễ hội Gò Tháp - Đồng Tháp
Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ Hội Chôl Chhnăm Thmây
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương
Lễ Hội Cúng Đình Nam Bộ
Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội đình Thần Thắng Tam
Lễ dâng bông của người Khmer Nam Bộ
Lễ hội đua bò của người Khmer
Lễ Hội đua Ghe Ngo
Lễ hội lăng Ông
Lễ hội Lăng Ông ở Trà Ôn, Vĩnh Long
Lễ Hội Nghinh Ông Ở Bến Tre
Lễ Hội Nghinh Ông ở Tiền Giang
Lễ Hội Nghinh Ông Ở Vũng Tàu
Hội Xuân Núi Bà
Lế giỗ Nguyễn Trung Trực
Lễ Giỗ Trương Công Định
Những lễ hội ở tỉnh Tiền Giang
Lễ Hội Bến Tre
Lễ Hội Tầm Vu
Lễ hội Xa Mắc
Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo
Những lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh
Hội Tứ Kiệt
LỄ HỘI MIỀN TRUNG
Hôi đua voi ở Tây Nguyên
Hội xuân Tây NguyênHội Vật Cù
Lễ hội Cá ÔngLễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Lễ hội Quan Thế Âm
Lễ hội Quan Thế Âm 2Lễ Hội Quảng Nam
Lễ Rước Mục đồng
Lễ Hội Tết Phú Yên
Lễ Hội Xuân Bình Định
Lễ Hội Nghệ An 2
Lễ Hội Chém Trâu Tế ThầnLễ Hội Đà Nẵng
Lễ Hội Đàm Ô-Loan, Tuy An
Lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội đình làng An Hải
Lễ hội đình làng Hoà Mỹ
Lễ hội đền Cuông
Lễ Hội Đô Thị Nước Mặn
Lễ Hội Đua Voi Tây NguyênLễ hội KatêLễ hội Làng Sình
Lễ Hội Mừng Nhà Rông Mới
Lễ Hội Nghệ An
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
II – MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
2.1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông