Đề tài Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng

Để đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phát triển đúng hướng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Nhà nước tiến hành quản lý đất nước bằng nhiều chính sách và công cụ khác nhau. Nhưng việc nhà nước quản lý bằng công cụ ngân sách được đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang ngày càng đi vào chiều sâu của nó. Trong hoạt động NSNN, vấn đề cân đối ngân sách giữ vai trò khá quan trọng. Cân đối ngân sách giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về vấn đề cân đối ngân sách theo luật ngân sách nhà nước năm 2002 em xin lựa chọn đề tài số 08: “Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng”.

docx15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ: Để đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phát triển đúng hướng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Nhà nước tiến hành quản lý đất nước bằng nhiều chính sách và công cụ khác nhau. Nhưng việc nhà nước quản lý bằng công cụ ngân sách được đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang ngày càng đi vào chiều sâu của nó. Trong hoạt động NSNN, vấn đề cân đối ngân sách giữ vai trò khá quan trọng. Cân đối ngân sách giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về vấn đề cân đối ngân sách theo luật ngân sách nhà nước năm 2002 em xin lựa chọn đề tài số 08: “Tìm hiểu về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và thực tế áp dụng”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Khái quát chung về hoạt động ngân sách nhà nước. Khái niệm ngân sách nhà nước Theo Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được Quốc hội thông qua ngày 16/02/2002 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của tài chính công. Ngân sách nhà nước phản ánh các hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là bảng dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho toàn thể nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định. Nội dung hoạt động của NSNN bao gồm thu NSNN và chi NSNN Thu ngân sách nhà nước Khái niệm Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội theo quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. Đặc điểm Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước không thể tiến hành một cách tùy tiện mà theo khuôn khổ của pháp luật. Để thực hiện hoạt động thu ngân sách, Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật quy định về hình thức cũng như nội dung thu. Mỗi khi cần đưa thêm một khoản thu mới áp dụng vào trong thực tiễn, Nhà nước phải luật hóa khoản thu đó Thứ hai, hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Thứ ba, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ yếu. Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai nhóm: (1) chủ thể đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; (2) chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan thuế nhà nước, cơ quan hải quan (và các cơ quan khác được Bộ tài chỉnh ủy quyền) và kho bạc nhà nước. Đây là các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc, tổ chức việc thu, nộp và trực tiếp đứng ra tập trung các khoản thu nộp vào ngân sách nhà nước. Nhóm chủ thể thứ hai gồm các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp các khoản nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước hoặc tự nguyện đóng góp tiền của cho Nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước. Khoản 1, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy đinh: “1.Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”. Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kém theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Chỉ có những chủ thể cung cấp dịch vụ gắn với chức năng quản lý nhà nước mới được thu lệ phí. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước bao gồm tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hổi tiền cho vay của nhà nước (bao gồm cả gốc lẫn lãi) đối với các tổ chức, cá nhân; thu nhập của Nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gian góp vốn của Nhà nước. Những khoản thu khác hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước bao gồm các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân như khoản đóng góp dưới hình thức tự nguyện và các khoản tiền huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như thu từ các di sản Nhà nước được hưởng, thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước…Mặc dù không phải là những khoản thu thường xuyên của ngân sách nhà nước nhưng những khoản thu này cũng góp phần đáng kể vào việc cân đối thu chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Chi ngân sách nhà nước Khái niệm Chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dung vào những mục đích khác nhau. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ vào quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ. Đặc điểm Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Thứ hai, Chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thõa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình. Thứ ba, Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể: (1) nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; (2) nhóm chủ thể sử dụng ngân sách. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu đã được phê duyệt. Nhóm chủ thể này bao gồm Bộ tài chính, sở tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước. Nhóm thứ hai gồm các chủ thể sử dụng NSNN. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể khai quát thành ba loại chủ thể chủ yếu sau: các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các đơn vị kể cả đơn vị sự nghiệp có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước Khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước thì Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi: Chi phát triển kinh tế - xã hội là các khoản chi mang tính tích lũy. Khoản chi này phản ánh quá trình sử dụng một bộ phận vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Do có tác dụng tăng trưởng kinh tế nên khoản chi này còn được gọi là chi tích lũy. Chi đảm bảo quốc phòng, an ninh và đảm bảo hoạt động của Bộ máy nhà nước là những khoản chi mang tính tiêu dung. Đây là những khoản chi không tạo ra giá trị mới mà là để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện tốt các chức năng của mình. Chi trả nợ là những khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của Nhà nước trong quan hệ vay mượn. Trong quá trình chấp hành ngân sách , một hiện tượng mà các quốc gia không phân biệt giàu, nghèo thường phải đương đầu là thu ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà các chỉnh phủ thường sử dụng để đối phó với tình trạng này là vay từ trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu của khoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước. Chi viện trợ là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước. Khoản chi này thường được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước, cho phép chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do trãi qua những biến cố chính trị, kinh tế hoặc do phải đương đầu với những thiệt hại nặng nề bởi thiên tai đem lại. Nguyên tắc cân đối trong hoạt động Ngân sách nhà nước Khái niệm cân đối Ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách nhà nước là sự cân bằng giữa tổng số thu và tổng số chi bằng tiền của nhà nước trong một tài khóa nhất định. Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ thực hiện định kỳ khi năm tài chính kết thúc mà phải thực hiện ngay khi lập dự toàn ngân sách nhà nước.Trên thực tế dù có cố gắng đến đâu thì ngân sách nhà nước cũng không thể luôn đạt trạng thái cân bằng. Do nhu cầu chi tiêu của nhà nước phát sinh thường xuyên (chi lương, mua sắm hàng hóa, dịch vụ,…) trong khi thu ngân sách nhà nước lại phát sinh định kỳ, vì vậy xét vào một thời điểm nhất định ngân sách nhà nước có thể cân bằng, thặng dư hoặc là thâm hụt. Xét trong năm tài chính, các quốc gia luôn cố gắng tìm kiếm các biện pháp để cân bằng ngân sách nhà nước. Việc cân bằng ngân sách giúp cho nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương thực hiện được nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được ấn định. Nguyên nhân phải cân đối ngân sách trong hoạt động Ngân sách nhà nước Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước chính là xuất phát từ việc đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước được thực hiện đến cùng. Nếu như các nhiệm vụ chi luôn cao hơn khả năng thu của đất nước thì điều tất yếu là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu khác nhau của các lĩnh vực khác nhau của đất nước mà cần phải có nguồn tài chính để điều chỉnh. Ngược lại, nếu chúng ta luôn đạt được bội thu ngân sách thì tất cả các mục tiêu của đất nước sẽ luôn được hoàn thành mà không một mục tiêu nào không được thực hiện đến cùng. Thứ hai, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn bắt nguồn từ chủ trương ổn định hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến hành những công việc đã đề ra theo kế hoạch. Như vậy, việc ổn định nguồn ngân sách sẽ là điều kiện cho việc tiến hành công việc cụ thể được triệt để, giúp cho nguồn ngân sách không bị xáo trộn do những nguồn thu đáp ứng đủ nhiệm vụ chi. Thứ ba, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn xuất phát từ mục tiêu có vai trò quan trọng đó là để tăng nguồn dự trữ ngân sách nhà nước, khi cần thiết sẽ sử dụng những nguồn ngân sách dự tữ này để đáp ứng cho những mục tiêu cao cả của đất nước. Thứ tư, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là xuất phát từ yêu cầu “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bởi lẽ những nguồn thu và nhiệm vụ chi được lên kế hoạch cụ thể, có nghĩa là nguồn thu này được phân bổ bao nhiêu cho nhiệm vụ chi cụ thể thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền thu, người có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước những khoản thuế theo quy định của pháp luật và những cơ quan, đơn vị tiếp nhận việc phân bổ nguồn ngân sách để trực tiếp thực hiện các công việc được giao phải làm đúng những định hướng, kế hoạch mà cơ quan cấp trên đã đề ra để đảm bảo cho công việc được hoàn thành mà ngân sách nhà nước lại vẫn ổn định, không bị xáo trộn”(iii). Những nguồn thu và nhiệm vụ chi có sự ăn khớp, cân bằng với nhau bởi những kế hoạch mà không thể có sự gian dối, làm sai lệch những con số đó khi thực hiện thu và thực hiện chi ngân sách. Biểu hiện của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo luật ngân sách nhà nước. Tổng số chi thường xuyên không được vượt quá tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu từ phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách”. Có nghĩa là chỉ được chi các khoản chi thường xuyên trong phạm vi thu được từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác, không được đi vay để chi thường xuyên. Chi thường xuyên là những khoản chi mang tính định kỳ và lặp đi lặp lại: chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, chi cho quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội,…các khoản chi này mang tính thường xuyên, ổn định và đã được quy định trong bản dự toàn ngân sách nhà nước đầu năm. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên, góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Số bội thu ngân sách hàng năm nếu có được dùng để tăng dần đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển gồm những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của nhà nước, là khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ kinh tế và dịch vụ xã hội như chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi xây dựng các công trình công cộng, chi cho hoạt động thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải. Chi đầu tư phát triển có vai trò to lớn đối với yêu cầu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy định tại Điều 63 Luật NSNN năm 2002: “Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau. Kết dư các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau”. Hàng năm, NSNN nếu có bội thu sẽ được chuyển vào quỹ dự trữ tài chính 50% và 50% được chuyển vào ngân sách năm sau. Khoản bội thu được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số bội chi hàng năm phải nhỏ hơn số đầu tư phát triền. Số bội chi ngân sách được dùng cho đầu tư phát triển, không được sử dụng cho tiêu dùng. Bội chi ngân sách trong một vài tài khóa là điều không thể tránh khỏi, và nó cũng chưa hẳn là do tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu quả trong điều hành ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, dẫu chấp nhận bội chi ngân sách theo chu kỳ, hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự cân bằng ngân sách trong dài hạn. Từ đó, việc phối hợp cân đối giữa các khoản thu, các khoản chi ngân sách để đạt được đầu ra và kết quả tốt nhất là một trong những nguyên tắc quan trọng khi thực hiện cân đối ngân sách. Số bội chi hàng năm phải nhỏ hơn số đầu tư phát triển tức là ít nhất phải cân đối NSNN giữa các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của nhà nước với tổng số chi thường xuyên đã được dự toán đầu năm tài chính. Số bội chi ngân sách được bù đắp bằng nguồn vốn đi vay trung, dài hạn trong nước và ngoài nước, có kế hoạch chủ động trả nợ vay, không được bù đắp bằng vốn phát triển phần thâm hụt ngân sách nhà nước. Khoản 2, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục tiêu phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”. Nguyên tắc “vay bù đắp bội chi chỉ nên giành cho chi đầu tư” đã được công nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa rằng: đầu tư công cao sẽ có tính bền vững vì còn tùy thuộc vào mức độ tác động lan truyền của khoản chi này đến sự phát triển của khu vực tư. Mặt khác, trong chi tiêu công giữa chi đầu tư và chi thường xuyên có mối quan hệ mật thiết. Do đó, chú trọng chi đầu tư phát triển cần có sự phối hợp cân đối với chi thường xuyên, linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành, tránh tình trạng có ngành chi đầu tư phát triển quá cao so với những khoản chi thường xuyên cần thiết hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, cần đánh giá ảnh hưởng của vay nợ bù đắp bội chi ngân sách đối với đầu tư khu vực tư (thông qua nghiên cứu định lượng). Ngân sách địa phương đã được bố trí cân đối theo kế hoạch giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi Khoản 3, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “3. Về nguyên tắc, ngân sách nhà nước địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cầu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”. Trường hợp đặc biệt ngân sách cấp tỉnh có nhu cầu chi đầu tư công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, và vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của thủ tướng chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi hết hạn. Thu, chi ngân sách phải được thực hiện theo kế hoạch dự toán được duyệt. Theo quy định tại Điều 5 luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật. 2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của luật này; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật. 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”. Như vậy, theo quy đinh tại Điều 5 luật ngân sách nhà nước thì các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các cơ quan có nhiệm vụ thu NSNN không được phép thu các khoản thu không có trong quy định của pháp luật ngân sách. Ý nghĩa của nguyên tắc cân đối trong hoạt động Ngân sách Nhà nước Thư nhất, nguyên tắc này được ghi nhận trong luật, tức là Nhà nước đã thấy được tầm quan trọng của nó trong việc làm ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước đưa nguyên tắc này áp dụng vào thực tiễn hoạt động ngân sách của Việt Nam vì thấy được tác dụng của nó khi góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Luận văn liên quan