Đề tài Tìm hiểu về phong trào không liên kết

Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào.Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ la tinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hoá tín ngưỡng, về chế độ chính trị- xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều đặc điểm giống nhau: đều đã bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hoà bình ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết gắn bó trong một cương lĩnh hành động tối thiểu.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về phong trào không liên kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong trào không liên kết Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào.Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ la tinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hoá tín ngưỡng, về chế độ chính trị- xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều đặc điểm giống nhau: đều đã bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hoà bình ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết gắn bó trong một cương lĩnh hành động tối thiểu. 1.Nguồn gốc ra đời Trong bối cảnh thế giới những năm 1960,khi chiến tranh Lạnh đang trong giai đoạn gay cấn, phong trào Không Liên Kết là tập hợp các quốc gia mới giành độc lập từ tay thực dân châu Âu với mục tiêu chính là hình thành nên một cực đứng giữa hai cực Xô-Mỹ và tăng cường tiếng nói của mỗi nước thành viên dựa vào tình đoàn kết.Phong trào được thành lập dựa trên sự nhất trí giữa Thủ tướng Ấn Độ Nehru, Thủ tướng Ghana Kwame Nkrumah, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel, Tổng thống Indonesia Achmed Sukarno và Chủ tịch Nam Tư Tito.Tiền thân của Phong trào là hội nghị Bandung, Indonesia. Hội nghị được tiến hành từ ngày 18-24/4/1955 với sự tham dự của lãnh đạo 29 nước Á-Phi nhằm tìm kiếm cơ sở chung để hợp tác trong tương lai, tuyên bố chống lại chủ nghĩa thực dân và cam kết đứng trung lập giữa hai khối Đông - Tây.Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. 2.Cơ cấu tổ chức Tuy Phong trào không liên kết là một tổ chức liên minh các quốc gia, giống như Liên Hiệp Quốc hay NATO, nó vẫn có những điểm đặc biệt so với các tổ chức này về tổ chức và cấu trúc. Đầu tiên, nó tự nhận là mang bản chất không phân cấp, có nghĩa là không có quốc gia nào có quyền phủ quyết hoặc có sự ưu tiên đặc biệt trong bất cứ lĩnh vực nào. Ghế chủ tịch được xoay vòng một cách chính thức tại mỗi hội nghị. Quốc gia điều hành tổ chức được xoay vòng (hiện nay là Ai Cập) và việc xoay vòng này là nhất quán và bình đẳng. Thứ hai, tổ chức không có bất kỳ một hiến chương nào như các tổ chức tương tự khác. Đây là do xét đến việc với quá nhiều quốc gia với nhiều quan điểm và ưu tiên khác nhau, bất kỳ một cấu trúc quản lý hình thức nào cũng có thể tăng sự chia rẽ và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của tổ chức.Quyền kết nạp thành viên cũng đã thay đổi so với các tiêu chí ban đầu. Khi tổ chức dần lớn mạnh và tình thế chính trị quốc tế thay đổi, các tiêu chí cũng thay đổi theo. Đang có một nỗ lực tích hợp các tiêu chí của Phong trào với các quan điểm chính yếu của Liên Hiệp Quốc. Các tiêu chí mới nhất đó là quốc gia ứng viên phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Tôn trọng quyền cơ bản của con người và tôn trọng mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia. + Công nhận sự bình đẳng của tất cả chủng tộc và sự bình đẳng của tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ. + Tránh can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. + Tôn trọng quyền tự vệ một cách đơn độc hoặc tập thể của mỗi quốc gia, thể theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. + Tránh các hành động hoặc đe dọa tấn công hoặc sử dụng vũ lực nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia khác. + Giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. + Tăng cường sự hợp tác và đôi bên cùng có lợi. + Tôn trọng công lý và các nghĩa vụ quốc tế. a.Tiêu chuẩn thành viên: Để trở thành thành viên của Phong trào Không liên kết, cần phải đáp ứng những điều kiện sau: -Là nước có chính sách độc lập. -Kiên định ủng hộ các phong trào độc lập dân tộc. -Không là thành viên của bất cứ một liên minh quân sự đa phương nào thành lập trong bối cảnh các cuộc xung đột giữa các cường quốc. -Nếu một nước có hiệp định quân sự đa phương với một cường quốc, hoặc là thành viên của một hiệp định phòng thủ khu vực thì hiệp định hoặc hiệp ước đó không được ký kết trong bối cảnh những cuộc tranh chấp giữa các cường quốc. -Nếu một nước đã nhượng căn cứ quân sự cho một nước ngoài, thì sự nhượng đó không được tiến hành trong bối cảnh các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc. b.Cơ cấu: Phong trào này không có trụ sở hay cơ chế thường trực. Phong trào Không liên kết là một loại thể chế quốc tế đặc biệt, là một hiện tượng mới trong luật pháp quốc tế. Nó không phải đơn thuần là một Hội nghị hoặc Diễn đàn Liên chính phủ họp định kỳ, mà cũng không phải là một tổ chức của các nước do một điều ước quốc tế lập ra, có điều lệ rõ ràng và được thể chế hoá chặt chẽ. Mức độ thể chế hoá của Phong trào tương đối lỏng lẻo và thể hiện chủ yếu ở tập quán và lề lối hoạt động. . Qua thực tiễn hoạt động, đã hình thành một hệ thống tổ chức gồm 3 cấp: Hội nghị cấp cao các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ các nước KLK, thông thường 3 năm họp một lần. Nguyên thủ của nước đăng cai Hội nghị cấp cao trở thành Chủ tịch đương nhiệm và là người phát ngôn của Phong trào.Giữa hai kỳ Hội nghị cấp cao, có hội nghị toàn thể các Bộ trưởng Ngoại giao.Cơ quan thường trực của Phong trào là Uỷ ban phối hợp, thường xuyên hoạt động ở cấp đại sứ - đại diện các nước Không Liên Kết bên cạnh Liên hợp quốc tại New York. Uỷ ban phối hợp có thể họp cấp Bộ trưởng khi cần. 3.Cơ chế làm việc. 3.1 Các cuộc họp: - Hội nghị cấp cao: Là cuộc họp giữa các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên KLK. Hội nghị cấp cao được tổ chức 3 năm 1 lần và luân phiên theo khu vực địa lý. - Hội nghị Bộ trưởng: được tổ chức giữa các kỳ Hội nghị cấp cao và cũng luân phiên theo khu vực địa lý. - Cuộc họp cấp Bộ trưởng của Ủy ban Phối hợp: được tổ chức vài tháng trước các Hội nghị cấp cao nhằm chuẩn bị và phối hợp các quan điểm được thể hiện trong Hội nghị cấp cao sắp tới. - Cuộc họp cấp Bộ trưởng tại New York: được tổ chức cùng đợt với các kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc hàng năm. - Các cuộc họp cấp Bộ trưởng khác về những lĩnh vực cụ thể như hợp tác kinh tế và thông tin. - Các cuộc cấp dưới Bộ trưởng của Ủy ban Phối hợp, các Nhóm công tác, liên lạc và công tác đặc biệt, của Ủy ban Phối hợp chung KLK – G77. 3.2 Chủ tịch Phong trào: - Việc điều hành phong trào KLK không tuân theo cơ chế thứ bậc, trái lại, theo cơ chế luân phiên và khuyến khích các thành viên tham gia, nhằm đảm bảo tất cả các nước thành viên, đều có được cơ hội tham gia tích cực vào nền chính trị quốc tế. - Hội nghị cấp cao là một dịp để Phong trào KLK chính thức chuyển giao vị trí Chủ tịch Phong trào cho nguyên thủ của quốc gia đăng cai Hội nghị cấp cao đó, và nguyên thủ nước này sẽ giữ vai trò đó tới tận kỳ Hội nghị cấp cao lần sau. Chủ tịch Phong trào sẽ được trao một số trách nhiệm nhất định nhằm thúc đẩy các nguyên tắc và hoạt động của Phong trào. - Khi một nước đảm nhận vị trí Chủ tịch phong trào, nước đó sẽ thiết lập hoặc trao nhiệm vụ cho một bộ phận cụ thể của Bộ Ngoại giao nước mình giải quyết các vấn đề của phong trào KLK. Tiếp đó, vì các nước KLK gặp gỡ nhau thường xuyên tại Liên hợp quốc và thực hiện rất nhiều hoạt động của phong trào ở đó, nên Đại sứ tại Liên hợp quốc của nước giữ chức chủ tịch Phong trào đóng vai trò quan trọng như một “Bộ trưởng” của phong trào KLK. Công việc của phong trào thường được đưa vào trong hoạt động của Phái đoàn thường trực tại New York của nước giữ chức Chủ tịch. - Nhằm hỗ trợ chức năng của Chủ tịch Phong trào, một số cơ chế được thành lập nhằm tăng cường phối hợp và điều hành các Nhóm công tác, Nhóm liên lạc, các Ủy ban của KLK đã có. Các cơ chế này cũng được tạo ra nhằm thúc đẩy quá trình đạt được quan điểm và lợi ích chung để cho các nước KLK có thể tạo ra một tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán và diễn đàn quốc tế.    3.3 Ủy ban Phối hợp - Ủy ban Phối hợp (UBPH) được thành lập lần đầu tiên ở cấp Bộ trưởng tại Hội nghị cấp cao ở Algeria năm 1973. UBPH có trách nhiệm chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao và các Hội nghị Bộ trưởng tiếp đó. UBPH là đầu mối chính trong điều hành các hoạt động và phối hợp quan điểm giữa các thành viên Phong trào, đặc biệt là tại diễn đàn Liên hợp quốc. UBPH thiết lập và điều hòa hoạt động của các Nhóm Công tác, Nhóm công tác đặc biệt, Nhóm Liên lạc và các Ủy ban của các nước thành viên Phong trào KLK. Ủy ban Phối hợp thường xuyên họp ở New York để phối hợp và thống nhất lập trường của các nước KLK tại LHQ và trên các diễn đàn quốc tế khác. - Dần dần hoạt động của Ủy ban Phối hợp còn được giao cho các Đại sứ, đại diện của các nước tại LHQ. Khi mới thành lập, thành viên của Ủy ban Phối hợp được giới hạn ở 25 nước, nhưng đến nay, Ủy ban mở rộng cho tất cả các nước tham gia. Nước đảm nhận vị trí Chủ tịch Phong trào KLK đồng thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban. 3.4 Các nhóm Công tác, Liên lạc, Công tác đặc biệt và Các Ủy ban Các nhóm công tác KLK hoạt động một cách không chính thức và góp phần vào các công việc chuẩn bị và phối hợp của Ủy ban Phối hợp. Các nhóm này hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ chương trình của các cơ quan Liên hợp quốc. Hội nghị Cấp cao ở Algieria năm 1973 xác định công việc của các nhóm này là “nhằm đạt được một lập trường chung và cố gắng có được hành động chung hợp lý tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc”. Hiện nay các nhóm công tác hoạt động tích cực nhất là các nhóm về các vấn đề giải trừ quân bị, gìn giữ hòa bình, Palestine, nhân quyền và nhóm về cải tổ Hội đồng Bảo an. 3.5 Nhóm Các nước KLK là thành viên Hội đồng Bảo an (Caucus) - Có những thành viên của Phong trào KLK được bầu vào Hội đồng Bảo an, và những nước này sẽ nhóm họp theo cơ chế họp kín (Caucus). Các nước này có trách nhiệm bảo đảm các quan điểm và quyết định của Phong trào KLK được thông qua tại các Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng hay của Ủy ban Phối hợp, sẽ được thể hiện một cách đúng đắn tại Hội đồng Bảo an mà không áp đặt lên chủ quyền của các nước này.  - Chủ tịch Ủy ban Phối hợp ở New York tham dự và phát biểu trước Hội đồng Bảo an về những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với các thành viên của Phong trào. Để mở rộng quy mô phối hợp, Chủ tịch Ủy ban Phối hợp có thể được nhóm Caucus mời tham dự cuộc họp kín của nhóm này. - Chủ tịch của Ủy ban Phối hợp KLK có thể tổ chức các cuộc họp thường kỳ với từng nước trong nhóm Caucus nhằm có được thông tin cơ bản về hoạt động của Hội đồng Bảo an và ngược lại cung cấp cho nhóm Caucus quan điểm của Phong trào. Cũng như vậy, nhóm Caucus thông tin cho Chủ tịch của Ủy ban Phối hợp về những cuộc thảo luận sẽ diễn ra và các vấn đề có tầm quan trọng đối với Phong trào. Nước điều phối viên của nhóm Caucus cũng cần thông báo thường kỳ với các thành viên của Phong trào về những thông tin trên thông qua Ủy ban Phối hợp. 3.6 Ủy ban Phối hợp Chung KLK – G77 Ủy ban phối hợp chung KLK – G77 có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của các nước KLK và nhóm các nước đang phát triển G77 để thúc đẩy quan điểm và lợi ích của các nước đang phát triển nói chung trên các diễn đàn quốc tế. 3.7 Nhóm Troika Nhóm Troika lần đầu tiên được đề ra tại Hội nghị Bộ trưởng KLK tại New Delhi năm 1997. Nhóm này bao gồm 3 nước giữ cương vị Chủ tịch Phong trào khóa trước, Chủ tịch hiện tại và Chủ tịch khóa sắp tới. 4. Thủ tục làm việc: Phong trào Không liên kết áp dụng các thủ tục hiện hành của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, có khác Liên hợp quốc về một điểm cơ bản, đó là thông qua quyết định bằng "nhất trí" (consensus), không phải bằng bỏ phiếu. "Consensus" có nghĩa là sự "nhất trí áp đảo", chứ không phải là "nhất trí tuyệt đối", đi đôi với quyền "bảo lưu" ý kiến của nước nào không tán thành "nhất trí", là sự thể hiện tinh thần dân chủ và tính mềm dẻo trong quá trình thông qua quyết định. * Lần đầu tiên khái niệm consensus được thảo luận trực tiếp ở Hội nghị Kabul (5/1973) của Uỷ ban trù bị cho HNCC lần thứ 4 (Alger 5-9/9/1973) với nhiều quan điểm khác nhau. Chủ tịch Hội nghị đúc kết các ý kiến trong một tuyên bố giải thích khái niệm consensus như sau và đã được Phong trào chấp nhận rộng rãi: * "Trong mươì hai năm qua kể từ Hội nghị lần thứ nhất của các nước KLK, từ thực tiễn đã rút ra được ý kiến tổng hợp và làm cân đối quan điểm của các nước về những vấn đề quan trọng, và thông qua các quyết định bằng consensus - "nhất trí" . Từ ngữ này có nét đặc thù phần nào khó định nghĩa, khó diễn đạt bằng lời nói, nhưng tất cả chúng ta có bản năng để hiểu nó nghĩa là gì. Nó đòi hỏi sự thông cảm và tôn trọng các quan điểm khác nhau kể cả những quan điểm bất đồng, và hàm chứa sự nhân nhượng lẫn nhau, tạo cơ sở cho một quá trình thích nghi lẫn nhau giữa các nước thành viên theo tinh thần thực sự không liên kết. Nói cách khác, consensus đơn giản có nghĩa là sự hội tụ của các quan điểm ("convergence of views"). * Nguồn gốc của phương thức consensus xuất phát chủ yếu từ tính đa dạng về thành viên của Phong trào KLK. Tính đa dạng này đã được Hội nghị Kabul (5/1973) giải thích như sau: "Phong trào KLK bao gồm nhiều nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, với nhiều đặc thù về chủng tộc và văn hoá, chế độ chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó của các nước KLK, có sự thống nhất cơ bản về mục đích. Sự thống nhất trong đa dạng là bản chất của sức mạnh và sức sống của Phong trào". Từ đó về sau, từ ngữ "thống nhất trong đa dạng" được thường xuyên nhắc đến như một châm ngôn của Phong trào KLK. Trong quá trình thông qua các quyết định của Phong trào, sự "thống nhất trong đa dạng" ở đây còn được hiểu là consensus đi đôi với quyền được bảo lưu ý kiến. * Việc bảo lưu: Mặc dù tại Kabul có sự giải thích như trên về khái niệm consensus, nhưng việc áp dụng trong thực tế đối với từng vấn đề cụ thể không phải là đơn giản mà còn tuỳ thuộc vào so sánh lực lượng bên trong Hội nghị và xu thế chung lúc đó. Khái niệm "bảo lưu", tức là cho phép những nước có ý kiến khác với kết luận của chủ tịch cuộc họp có quyền bảo lưu quan điểm của mình bằng cách phát biểu tại hội nghị hoặc bằng văn bản gửi cho Chủ tịch Hội nghị. * Tại Hội Nghị Cấp Cao 7 New Delhi (7-12/3/1983), "Quyết định về biện pháp tăng cường thống nhất, đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển" đã quy định cụ thể thêm về lề lối làm việc của Uỷ ban phối hợp và thể thức thông qua các quyết định bằng consensus. Hội nghị cho rằng: việc thông qua các quyết định bằng "nhất trí" đã trở thành thông lệ của Phong trào, mặc dù còn một số khó khăn trong việc sử dụng phương thức consensus. Phong trào khẳng định thêm: " Nhất trí vừa là quá trình vừa là bản thân công thức thoả hiệp cuối cùng được hình thành sau những cuộc tham khảo, thảo luận và đàm phán để đi đến một lập trường nói chung được chấp nhận. Nói cách khác, consensus là sự hội tụ và hài hoà các quan điểm thể hiện sự đồng ý rộng rãi nhất của Hội nghị nhằm tăng thêm hoặc chí ít duy trì sự thống nhất và sức mạnh của phong trào". Thực tế từ ngày Phong trào mới ra đời cho đến nay chứng minh rằng đó là sự lựa chọn duy nhất đúng, đảm bảo đoàn kết nội bộ và phù hợp tính chất đa dạng của Phong trào. Mặc dù có ngươì chỉ trích phương pháp thông qua các quyết định bằng "nhất trí", đòi thay thế bằng phương pháp bỏ phiếu, nhưng nguyện vọng chung của tuyệt đại đa số các nước thành viên là cần duy trì phương pháp "nhất trí" vì nó là đặc thù của Phong trào Không Liên Kết. 5.Vài nét về quá trình phát triển của phong trào. Phong trào Không liên kết tồn tại hơn ba thập niên và không ngừng phát triển..Phong trào Không liên kết ra đời (qua 2 hội nghị New Delhi 1947; 1949, Hội nghị Bandung 1955 và chính thức khai sinh tại Hội nghị Cấp cao Belgrade, Nam Tư 1/9/1961) trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Sau chiến tranh lạnh, số 0lượng thành viên của Phong trào không ngừng tăng, từ 25 quốc gia năm 1961 lên 116 nước năm 2004.Phong trào đã không ngừng phát triển từ 25 thành viên ban đầu lên 118 thành viên hiện nay, chiếm gần 2/3 tổng số thành viên Liên Hợp Quốc, chiếm 51% dân tộc thế giới (3,3 tỷ dân). Phong trào không liên kết cũngm là nòng cốt của G77 (là nhóm kinh tế của các nước đang phát triển): tất cả các thành viên của Không liên kết (trừ Belarus và Uzbekistan) đều là thành viên của G77 chiếm tuyệt đại đa số trong tổng số 130 thành viên của G77. Thành viên của Phong trào đến từ châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribbean và Trung Đông. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thành viên phong trào Không liên kết thường là mục tiêu tranh thủ của cả hai cường quốc Liên Xô và Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh của mỗi cực. Nguồn viện trợ tài chính của hai cường quốc dành cho các quốc gia thuộc phong trào do vậy khá dồi dào, biểu hiện cụ thể qua việc Liên Xô viện trợ cho Ai Cập thực hiện dự án Đập nước Aswan những năm 1960. Nhưng Phong trào Không liên kết trên thực tế không phải là một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) hay tổ chức hiệp ước Vacsavae. Bên cạnh đó, thành viên của phong trào đều yếu về kinh tế và quân sự so với hai siêu cường Xô, Mỹ. Chính vì lẽ đó, các nước thành viên trong phong trào Không liên kết có thể tăng cường vị thế của họ bằng cách đoàn kết và bỏ phiếu hợp tác tại Đại hội đồng, họ vẫn không thể thách thức sự chi phối của hai siêu cường. Từ sau Chiến tranh lạnh, phong trào phải đối mặt với một loạt vấn đề trọng yếu như đói nghèo, phá hoại môi trường, thử hạt nhân và buôn lậu ma tuý. Gần đây, xuất hiện thêm một số vấn đề nan giải là nạn dịch AIDS và khủng bố. Kể từ Hội nghị cấp cao 10 (Jarkarta 1992), Phong trào KLK đã có những bước điều chỉnh nhất định nhằm thích ứng với tình hình mới. Các quốc gia thành viên đều nhất trí cho rằng: Phong trào có khả năng và cần tiếp tục phát huy tiếng nói và vai trò chính trị trong tình hình mới hiện nay vì hoà bình, phát triển, tự quyết dân tộc, độc lập và chủ quyền quốc gia. Phong trào tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, là tập hợp đoàn kết rộng rãi của 114 nước đang phát triển vì những lợi ích căn bản chung của các nước này và vì mục tiêu phấn đấu cho một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng, lành mạnh. Việc Phong trào liên tục có thêm thành viên mới (tăng từ 108 kể từ Hội nghị Cấp cao 10 năm 1992 lên 118 thành viên tại Hội nghị Cấp cao 14 năm 2006) đã tiếp tục thể hiện sức sống, sự hấp dẫn và khẳng định vai trò chính trị không thể thiếu của mình. Ngày càng có nhiều nước bên ngoài Phong trào mong muốn được làm quan sát viên, khách mời chứng tỏ vị thế, tầm quan trọng của diễn đàn này trong việc tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách có tính khu vực hoặc toàn cầu. Một số vấn đề mà Phong trào hiện đang quan tâm: - Hoà bình, an ninh, giải trừ quân bị, độc lập tự chủ, quyền tự quyết của các dân tộc  luôn là quan tâm chính và truyền thống của Phong trào là luôn thảo luận và ra các tuyên bố về một số vấn đề khu vực đang nổi lên. - Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, với LHQ giữ vai trò trung tâm, chủ động tham gia và tăng cường phối hợp hành động trên các vấn đề chính trị quốc tế lớn như cải tổ LHQ, thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha... Đặc biệt  Cấp cao 13 tại Ma-lai-xi-a (2003), các Hội nghị Bộ trưởng tại Qatar (6/2005), Niu-Oóc (9/2005) và Ma-lai-xia (4/2006), Cấp cao 14 tại Cuba các nước KLK đã giành nhiều tập trung và đạt được một số tiến bộ trong việc thống nhất lập trường trên vấn đề cải tổ LHQ. - Thúc đẩy hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa: Đề ra định hướng, khuôn khổ hợp tác, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, tăng cường các hình thức hợp tác Nam-Nam,  Bắc-Nam, vai trò của G-77, mở rộng giao lưu xã hội, đối thoại văn hoá, văn minh, tín ngưỡng. Trong các năm gần đây, phong trào đã có nhiều hoạt động gia
Luận văn liên quan