Đề tài Tìm hiểu về quyết định hành chính được quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cán bộ, công chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Về nguyên tắc chung, đối tượng xét xử của Tòa hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Để tiếp cận và hiểu được quyết định hành chính nào là đối tượng xét xử của Tòa hành chính, chúng tôi xin đưa ra một số dấu hiệu của quyết định hành chính để cùng trao đổi. Căn cứ vào Điều 4 và 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Như vậy, theo khái niệm này thì quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính khi nó thỏa mãn những dấu hiệu sau đây: Một là, quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính cá biệt: Trên cơ sở quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có quyết định này mà pháp luật được thi hành. Vốn dĩ, là một quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng của một quyết định cá biệt, như: Được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy, quyết định cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính phải là quyết định cá biệt. Tức là, quyết định áp dụng pháp luật vào một trường hợp cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về quyết định hành chính được quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về quyết định hành chính được quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 2:41' 19/8/2009 Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cán bộ, công chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc... Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cán bộ, công chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc... Về nguyên tắc chung, đối tượng xét xử của Tòa hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Để tiếp cận và hiểu được quyết định hành chính nào là đối tượng xét xử của Tòa hành chính, chúng tôi xin đưa ra một số dấu hiệu của quyết định hành chính để cùng trao đổi. Căn cứ vào Điều 4 và 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Như vậy, theo khái niệm này thì quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính khi nó thỏa mãn những dấu hiệu sau đây: Một là, quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính cá biệt: Trên cơ sở quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có quyết định này mà pháp luật được thi hành. Vốn dĩ, là một quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng của một quyết định cá biệt, như: Được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy, quyết định cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính phải là quyết định cá biệt. Tức là, quyết định áp dụng pháp luật vào một trường hợp cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.    Hai là, quyết định hành chính đó phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân. Khi ban hành quyết định hành chính để giải quyết những công việc cụ thể trong quản lý hành chính, để áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định hành chính, nhưng việc ban hành quyết định này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tức là, làm phát sinh tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước về quyết định hành chính. Ba là, quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính lần đầu. Ngoài những quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, thì những quyết định hành chính được ban hành thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu (NQ số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 08 năm 2006). + Trường hợp 1:Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó lại ban hành một quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước, thì quyết định mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu. + Trường hợp 2:Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó ban hành một quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước, thì phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, hủy bỏ và quyết định sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước đều là quyết định hành chính lần đầu. Cần lưu ý là đối với hai trường hợp trên đây, nếu các quyết định sau được ban hành sau khi cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã nhận được đơn khiếu nại và các quyết định đó là kết quả giải quyết khiếu nại, thì các quyết định sau là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không phải là quyết định hành chính lần đầu. + Trường hợp 3:Sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị khởi kiện, giao cho cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước giải quyết lại vụ việc đối với một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã bị hủy và kết quả giải quyết lại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính mới, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu. + Trường hợp 4: Sau khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định giải quyết khiếu nại và người có quyết định hành chính đã ra quyết định hành chính sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đó, thì quyết định hành chính sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trước và phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi đều là quyết định hành chính lần đầu. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T, quận H, thành phố H ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 400.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Ông A khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T đã ra quyết định giải quyết khiếu nại kết luận giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình. Ông A khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H, thành phố H. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H ra quyết định giải quyết khiếu nại kết luận nội dung khiếu nại là đúng một phần đối với quyết định về hình thức xử phạt bổ sung và yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T sửa đổi quyết định đó. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới sửa đổi hình thức xử phạt bổ sung, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra bằng buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. Trong trường hợp này quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 400.000 đồng và quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau với hình thức xử phạt bổ sung là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T đều là quyết định hành chính lần đầu. Các quyết định hành chính nếu hội đủ ba dấu hiệu trên mà xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và họ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì được coi là đối tượng xét xử của Tòa hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế có những quyết định hành chính bất hợp pháp nhưng chưa gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì thường không bị cá nhân, tổ chức khiếu nại, do đó không có vụ án hành chính để xét xử. Ví dụ: Một số cơ quan tự ý chia đất cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở (đất này thuộc diện đất an ninh quốc phòng, không được chia cho cán bộ công nhân viên làm nhà). Trong trường hợp này, mặc dù việc tự ý chia đất là bất hợp pháp, nhưng lại có lợi cho cán bộ công nhân viên, nên họ không khiếu kiện. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn đề cập đến các trường hợp đặc biệt như giải quyết tranh chấp đất đai, mặc dù là quyết định hành chính, nếu xâm hại quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức thì họ không khiếu kiện ra Tòa hành chính mà được giải quyết tại cơ quan hành chính. Tóm lại, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính phải thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên. Tuy nhiên, để Tòa hành chính thụ lý và xét xử thì người khởi kiện phải thực hiện đúng quy định của Luật tố tụng hành chính: Quá trình tài phán hành chính phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng, tức là người khởi kiện phải khiếu nại với cơ quan hành chính đã ban hành quyết định và nếu cơ quan hành chính không giải quyết hoặc giải quyết nhưng chưa thỏa đáng thì mới khởi kiện ra Tòa án hoặc khiếu nại lên cấp trên của cơ quan hành chính đó. Người khởi kiện phải thực hiện đúng quy định này thì Tòa án mới xem xét và giải quyết đối với quyết định hành chính bị khởi kiện./. Trương Trọng Kiệt - GV - Đại học Cảnh sát nhân dân  Nguồn: Website Đại học Cảnh sát nhân dân In bài này    Gửi bài này Các tin tiếp Vấn đề xác định người bị kiện trong vụ án hành chính    (21/8/2009) Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới    (24/8/2009) Một số vấn đề cấp bách về khiếu nại hành chính    (30/8/2009) Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nhìn từ thực tế    (3/9/2009) Một số vấn đề về tùy nghi hành chính    (3/9/2009) Một vài ý kiến về thành lập Toà án Hành chính ở nước ta    (17/9/2009) Thiết lập toà án hành chính góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam    (19/9/2009) Áp dụng pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo: Thực trạng và hướng hoàn thiện    (11/10/2009) Một số vấn đề về pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo    (11/10/2009) Trình tự tố tụng hành chính của hệ thống tài phán hành chính ở Pháp    (11/10/2009) Các tin trước Cần Phân biệt rõ khiếu nại với tranh chấp đất đai để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện    (3/8/2009) Cần xem xét quy định vấn đề tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết khiếu nại trong sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo    (3/8/2009) Về vai trò của cơ quan Thanh tra trong giải quyết hành chính    (3/8/2009) Một số vấn về pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo    (3/8/2009) Một số khái niệm cần làm rõ trong Luật khiếu nại, tố cáo    (3/8/2009) Tòa Hành chính với việc đảm bảo công lý hành chính    (31/7/2009) Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính với việc bảo đảm công lý hành chính    (31/7/2009) Về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta    (31/7/2009) Tổng quan chung về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính    (31/7/2009) Quyền và thực thi quyền khiếu nại hành chính    (31/7/2009) TIÊU ĐIỂM Campuchia: "Phong trào đầu Hổ" lĩnh 85 năm tù TP Hồ Chí Minh: 3 quản trị websex bị tạm giữ Ấn Độ: tòa án ra phán quyết chia đôi một thánh địa giữa Hồi giáo và người Hinđu Án lệ, những điều chưa biết Iceland: Cựu thủ tướng Geir Haarde phải ra hầu tòa Có thể khởi tố tội từ chối khai báo Hải Phòng: Bắt đối tượng tàng trữ ma túy, vũ khí số lượng lớn Từ 1/9/2010, kinh doanh rượu và thuốc lá lậu: phạt tới 100 triệu đồng Xem nhiều nhất Khởi kiện hành chính: Đã dễ dàng hơn Phân biệt khiếu nại và tố cáo, một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo Cải cách hành chính: "Tắc ở khâu ký duyệt" Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính Sự xung đột giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai trong qui định về giải quyết khiếu nại đất đai Về tính hợp pháp, hợp lý trong quyết định quản lý nhà nước hiện nay Cải cách cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập Vai trò của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính Bàn về thẩm quyền của Toà án Hành chính Đăng ký nhận bản tin Thời sự pháp luật Hình sự - TTHS Sở hữu trí tuệ Việt Nam - WTO Các Văn kiện của WTO Tin trong nước Dân sự - TTDS Hành chính Lịch sử - nguyên tắc WTO Thông tin hữu ích Tin thế giới Hôn nhân - Gia đình Pháp luật thế giới Hỏi đáp về WTO Kiến thức pháp luật Pháp luật và cuộc sống Kinh tế - Thương mại Các lĩnh vực khác Tư liệu Luật Việt với báo chí Nghiên cứu pháp luật Lao động - Tiền lương Hướng dẫn thủ tục Văn kiện của Việt Nam Cùng suy ngẫm
Luận văn liên quan