Đề tài Tìm hiểu về thị trường vàng ở Việt Nam

Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư. Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi (Úc, Hongkong, Thụy sĩ). Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20,000 tấn vàng qua nhiều thế hệ. Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3. Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và quỹ tiền tệ IMF. - Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24. - Ký hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU. - Đơn vị tính thông thường USD/ounce. - Mỗi ngày thị trường thế giới giao dịch khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng. Ở Mỹ có khoảng 20 - 30 quỹ đầu tư vàng. Khi muốn giá vàng tăng 1 USD thì phải giao dịch khoảng 50 tấn vàng.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thị trường vàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I –SƠ LƯỢC VỀ VÀNG – THỊ TRƯỜNG VÀNG I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VÀNG Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư. Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi (Úc, Hongkong, Thụy sĩ). Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20,000 tấn vàng qua nhiều thế hệ. Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3. Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và quỹ tiền tệ IMF. Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24. Ký hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU. Đơn vị tính thông thường USD/ounce. Mỗi ngày thị trường thế giới giao dịch khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng. Ở Mỹ có khoảng 20 - 30 quỹ đầu tư vàng. Khi muốn giá vàng tăng 1 USD thì phải giao dịch khoảng 50 tấn vàng. Ngày dao động nhiều nhất của vàng thông thường là $30/ounce/ngày. 1.Vai trò của vàng. 1.1. Tác động đối với tỷ giá Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, tỷ giá ngoại tệ USD so với đồng Việt Nam (VND) được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ của thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô. Sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND xuất phát từ nhiều yếu tố kinh tế cơ bản khác nhau, chủ yếu là do cán cân thương mại mất cân đối, giải pháp kỹ thuật hạn chế nhập siêu, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Tính từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm tỷ giá được điều chỉnh tăng khoảng 5%. Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010 Stt  Ngày  Điều chỉnh biên độ và/hoặc tỷ giá bình quân  Ghi chú  Tỷ lệ điều chỉnh chung cuộc   1  31/12/2006  0,50%  Tăng biên độ giao dịch  0,25%   2  24/12/2007  0,75%  Tăng biên độ giao dịch  0,25%   3  10/03/2008  1%  Tăng biên độ giao dịch  0,25%   4  27/06/2008  2%  Tăng biên độ giao dịch  1,00%   5  11/07/2008  3%  Tăng biên độ giao dịch  1,00%   6  25/12/2008  16.494 lên 16.989, %  Giữ nguyên biên độ giao dịch, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng  3,00%   7  24/03/2009  5%  Tăng biên độ giao dịch  2,00%   8  26/11/2009  17.034 lên 17.961,%  Giảm biên độ giao dịch, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng  3,44%   9  11/12/2010  17.961ên 18.544,%  Giữ nguyên biên độ giao dịch, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng  3,24%   Vàng không được xem là một thước đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong chính sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nước. Khi mà vàng không được xem là một thước đo giá trị một loại hàng hoá thì đồng nội tệ của Việt Nam (VNĐ) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, khi vàng tăng giá mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra những tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND như trong những năm vừa qua. Khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản v.v… chưa mang lại hiệu quả sinh lợi như mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới mục tiêu sinh lợi kỳ vọng. Kể từ tháng 06/2008, Ngân hàng Nhà nước tạm thời không cấp hạn mức (quota) nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng thương mại như trước đó, trừ trường hợp nhập khẩu can thiệp thị trường. Có thể nói cung cầu vàng trong nước không còn liên thông với thế giới nữa. Vì nguồn cung vàng trong nước bị gián đoạn, bị thắt cổ chai và thiếu tính liên tục tại một số thời điểm nhất định do cái “van” nhập khẩu đang tạm khóa, nên chỉ cần nhà đầu tư muốn mua vàng, giá vàng trong nước sẽ tăng lên. Khi lực cầu không được đáp ứng đầy đủ, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh và nhanh hơn ở thế “lệch pha trên” so với giá vàng thế giới với mức chênh lệch giá có khi lên đến hơn 1 triệu đồng/lượng vàng như đã từng xảy ra. **Trường hợp không cho phép nhập khẩu vàng chính thức Ở tình huống mất cân đối cung cầu này, nếu không cho phép nhập khẩu chính thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một khối lượng nhập khẩu vàng “không chính thức” vào Việt Nam qua các đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nước. Để “nhập” được số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị trường tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm “cục bộ” đối với tiền mặt USD. Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian dài và do giá vàng vẫn tiếp tục tăng chưa có điểm dừng, thực tế cho thấy trong một số tình huống ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá chính thức theo “tín hiệu đón đầu” của tỷ giá tự do, khi mà người cần ngoại tệ và người có ngoại tệ đã xác lập trước một mức tỷ giá kỳ vọng mới. Đây là tình huống tỷ giá USD/VND tăng trong bối cảnh không cho nhập khẩu vàng chính thức. Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011 Năm  Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)  Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)  Thâm hụt mậu dịch (tỷ USD)  Tăng/ giảm so với năm trước   2007  39,6  44,41  -4,81    2008  48,38 (tăng 22,17%)  60,83 (tăng 36,97%)  -12,45  +158,84%   2009  62,69 (tăng 29,1%)  80,71 (tăng 28,8%)  -18,02  +44,74%   2010  57,04 (giảm 9,01%)  69,96 (giảm 13,32%)  -12,92  -28,30%   4 tháng đầu năm 2011  51,5  60,08  -8,58    Khi đó sẽ dẫn đến lượng tiền VND bỏ ra để thu về ngoại tệ phục vụ cho các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ rất cao dẫn đến giá bán sản phẩm ra thị trường cũng cao theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý hàng hóa của nước nhà, giá mặt hàng ngày càng càng tăng làm cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. **Trường hợp cho phép nhập khẩu vàng chính thức Nếu ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng chính thức, một lượng ngoại tệ cũng sẽ được chi ra từ hệ thống ngân hàng để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có thể nói rằng trong bối cảnh giá vàng tăng và nhiều nhà đầu tư đang muốn mua vàng, việc nhập khẩu vàng bằng con đường chính thức hay không chính thức cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá. Đây cũng chính là thế “tiến thoái lưỡng nan” mà ngân hàng nhà nước luôn luôn đối diện khi xử lý vấn đề nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng chính thức vẫn được xem là giải pháp tích cực hơn, vì Nhà nước sẽ đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như Kiểm soát được số lượng nhập khẩu Kiểm soát được doanh thu của các đơn vị nhập khẩu vàng Chủ động tăng nguồn cung vàng trong nước Giảm bớt sự căng thẳng tâm lý muốn mua vàng của người dân Ngăn chặn tình trạng đầu cơ “đục nước béo cò” Gia tăng tính công khai minh bạch trong chính sách quản lý thị trường vàng Chủ động điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết, thay vì để cho thị trường tự do thản nhiên thao túng. Trong 2 năm 2009-2010 vừa qua, vàng không phải là nguyên nhân làm tiêu tốn ngoại tệ, mà ngược lại còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân thương mại. Với mức xuất siêu vàng (xuất vàng nhiều hơn nhập vàng) khoảng 60 tấn/năm, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã mang về khoảng 2,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự đóng góp từ kim ngạch xuất siêu vàng chỉ giúp giảm bớt mức thâm hụt mậu dịch trong ngắn hạn. Vấn đề cốt lõi đó là sự mất cân đối trong cán cân thương mại trong suốt một thời gian dài luôn gây áp lực trực tiếp lên tỷ giá, không nhất thiết xuất phát từ vàng. Bảng tóm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010 Tấn vàng  2006  2007  2008  2009  2010 (*)   Nhập khẩu  91  51  90.5  12  9   Xuất khẩu  -  -  11  72  70   Chênh lệch (XK - NK)    -79.5  +60  +61   1.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định. Danh mục đầu tư có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh mục khác. Đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình – một tài sản có giá trị thực ít biến động hơn các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính. Khi mà đồng nội tệ của Việt Nam phụ thuộc vào tỷ giá của đồng USD rất nhiều trong các hạng mục, trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng USD tăng và giảm liên tục cũng làm cho giá trị của VND cũng bị ảnh hưởng theo, do đó khi nhà đầu tư dùng VND đầu tư vào các hạnh mục công trình có giá trị lớn sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án, nhất là khi mà nền kinh tế nước nhà đang rơi vào tình trạng lạm phát với hai con số như hiện nay. Do đó vàng được xem là nơi ẩn nấp an toàn khi áp lực lạm phát xảy ra do áp lực lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền mất giá và các nhà đầu tư thường có khuynh hướng mua vàng vào để cất trữ. Vàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn: khi thị trường tồn tại nhiều bất ổn như thiên tai, chiến tranh… các nhà đầu tư có xu hướng mua vàng để bảo vệ giá trị của đồng tiền 1.3. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát: Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm phát, nhà đầu tư lại mua vàng. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức hai con số trong 2011. Lạm phát tăng thể hiện sự tương quan giữa tiền và hàng hoá. Với cùng một số tiền như nhau thì người ta sẽ mua được một số lượng hàng hóa ít hơn. Từ điều này có thể thấy rằng, khi có lạm phát thì người giữ tài sản sẽ có lợi hơn người giữ tiền hay nói cách khác hàng hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Khi mà VND ngày càng bị mất giá trên thị trường, vật giá thì leo thang một cách nhanh chóng, khó kiểm soát. Vì vậy, không chỉ có vàng mà các loại hàng hóa khác như kim loại quý, bất động sản... đều là những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường và đặc biệt là khả năng thanh khoản trên thị trường. Tất cả những yếu tố trên đã biến vàng thành công cụ để chống lạm phát hữu hiệu. 1.4. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay thì đồng Đô la đã rớt giá quá nhiều, mọi người không có còn đảm bảo về sự ổn định đầu tư tài chính của mình dựa vào đồng đô la nữa. Giờ đây với nhiều kênh đầu tư mà đồng đô la không thể đảm bảo sự ổn định cho danh mục đầu tư đó với sự lên xuống tỷ giá liên tục như hiện nay thì mọi người sẽ chuyển sang một loại tiền tệ mà họ có thể yên tâm, đó là vàng. 1.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro: Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm. Vàng đã từng được gọi là "hàng hóa khủng" bởi vì nó có xu hướng an toàn hơn các công cụ đầu tư khác trong các thời kì khó khăn. Những nhân tố gây cản trở các công cụ đầu tư khác lại giúp làm cho giá vàng tăng lên. Nền kinh tế trì trệ sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng hoạt động kém phải đóng cửa. Đến lượt nó, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế. Và trong một nền kinh tế toàn cầu ngày nay, ai cũng hiểu rằng những thất bại kinh tế và của hệ thống ngân hàng có thể phá hủy tất cả. Khi ngân hàng gặp khủng hoảng, công chúng bắt đầu mất lòng tin vào các tài sản bằng "giấy" và do tính chất, đặc tính bền vững của vàng mà người dân chuyển sang vàng cho an toàn. 1.6. Dự trữ ngoại hối. Khi mà đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế ( trong linh vực xuất nhập khẩu) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay đổi của các nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vàng vẫn đảm bảo được giá trị nguyên bản của nó, vẫn là một công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế, khi mà các giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ (giao thương quốc tế) thì vàng vẫn có chức băng quan trọng trong giao dịch quốc tế. Mặc dù giá vàng có thể dao động, nhưng về dài hạn vàng sẽ vẫn lấy lại được sức mua tương đương lịch sử của nó so với các hàng hóa và sản phẩm trung gian khác. Trong lịch sử, vàng đã được chứng minh là một loại của cải dùng để dự trữ rất hiệu quả. Vàng cũng đã chứng minh là thiên đàng an toàn trong những quãng thời gian bất ổn về kinh tế và xã hội. Những lúc thị trường chứng khoán tăng giá, tỉ lệ lạm phát thấp, thị trường ngoại hối tương đối ổn định, nhà đầu tư có xu hướng kì vọng mức thu hồi cao ở các khoản đầu tư. Nhưng khi giá chứng khoán giảm và thị trường bất ổn là lúc nhà đầu tư nên nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý dành một phần danh mục đầu tư vào loại tài sản có giá trị bền vững. 1.7. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế Thứ nhất, dù không được trả lãi, thậm chí phải trả phí (nếu phí thấp), người dân có vàng, nhất là khi sở hữu một số lượng lớn, người dân vẫn sẽ gửi ở ngân hàng để đảm bảo an toàn. Tùy theo điều kiện của nền kinh tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ, ngân hàng trung ương có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa vàng (vàng “có tính chất tiền tệ”) với VND đối với các ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ tăng dự trữ quốc gia và ngân hàng thương mại sẽ tăng nguồn vốn tín dụng để cho vay. Thứ hai, nếu cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi cao để huy động vàng và ngân hàng thương mại cho vay vàng để đầu tư phát triển kinh tế thì lợi ích có thể không bù nổi những thiệt hại từ những tác động tiêu cực cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô. Cụ thể: ***Với kỳ vọng “lãi kép”- lãi được trả về tiền gửi bằng vàng và kỳ vọng lãi từ chênh lệch giá, người dân có động lực lớn để tích trữ tài sản bằng vàng hoặc đầu cơ vào vàng, gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là khi có những biến động lớn về giá vàng; nguồn vốn tiết kiệm của dân cư sẽ đổ dồn để tích trữ vàng; tác động tiêu cực của hiện tượng “vàng hóa” cũng là rất lớn, tương tự như hậu quả của “đô la hóa” trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc chống “đô la hóa” trong nền kinh tế cũng chỉ thành công khi đồng thời chống được “vàng hóa”. ***Phát sinh rủi ro về thanh khoản vàng và rủi ro về giá vàng cho các ngân hàng thương mại, cho các doanh nghiệp/người dân vay vốn bằng vàng và gây bất ổn, biến động không lường trước được về giá vàng, tỷ giá USD/VND. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hậu quả xã hội sẽ rất lớn, khi các khoản tiền gửi hoặc các khoản thanh toán bằng vàng đến hạn/đáo hạn, nhưng khi đó giá vàng trên thị trường tăng cao, và người vay hoặc người phải thanh toán trả vàng sẽ phá sản hoặc chịu lỗ lớn. Thứ ba, giới hạn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế được quyết định bởi những yếu tố nào? Nguồn vốn đầu tư (tiết kiệm trong nước, nguồn vốn vay nước ngoài); hiệu quả của các dự án đầu tư... Trong đó, hiệu quả của các dự án đầu tư là một yếu tố quyết định. Nếu nền kinh tế có nhiều dự án đầu tư có hiệu quả, ngân hàng trung ương có thể tăng vốn cho nền kinh tế bằng cách “bơm vốn” cho các ngân hàng thương mại. Trong chế độ tiền giấy, trong giới hạn nhất định, ngân hàng trung ương có khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế thông qua mở rộng khả năng tạo tiền của hệ thống các tổ chức tín dụng. 2. Rủi ro của vàng Rủi ro tín dụng bằng vàng. Với các hợp đồng tín dụng bằng vàng đã được giải ngân, nếu giá vàng biến động mạnh theo xu hướng tăng, rủi ro đối với các ngân hàng là tài sản đảm bảo của người đi vay sẽ không đủ bù đắp, còn rủi ro đối với người đi vay là tổng chi phí vay tăng lên do bù lỗ giá vàng. Khi mà tình hình thế giới chuyển biến, giá dầu hỏa tăng cao và lương thực cũng không thể khắc phục nhanh. Các nhà đầu tư trên thế giới đều nắm vàng, dẫn đến thao túng vàng. Mà các nhà đầu tư của Việt Nam là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dẫn đến sự phụ thuộc bất khả kháng. Khi có sự biến động về thị trường đó thì các nhà đầu tư không thể đưa ra lối đi riêng mà sẽ lung túng dẫn đến sự thất bại nhanh chóng. Trong khi đó các nhà đầu tư trên thế giới kinh doanh đều có chiến lược, chiến thuật và tầm nhìn trung dài hạn hẳn hoi. Tóm lại về vai trò của vàng và của tiền đồng (VND): Mặc dù hiện nay thị trường vàng có nhiều biến động, việc sử dụng vàng làm một loại hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế đã có rất nhiều tác dụng trong việc điều tiết của nền kinh tế, giữ cho thị trường đầu tư, thị trường tài chính có một sự ổn định nhất định. Cùng với những ưu việt của vàng như vậy, những yếu tố mà VND khó có thể giữ được sự ổn định của thị trường. Và những yếu tố đó đã giúp cho VND luôn giữ được vị trí chung tâm của sự phát triển kinh tế. Đồng Việt Nam luôn là đồng tiền chính yếu trong việc lưu thông trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhau, là đồng tiền chủ đạo mà không có đồng tiền nào thay thế được trong nền kinh tế nước nhà. Cũng chính nhờ vàng mà VND luôn giữ được vai trò của mình, không bị tình trạng đô la hóa trong lưu thong, trong các giao dịch mua bán trong nước, và tác động rất lớn lên sự ổn định của VND – tình trạng lạm phát được giảm lùi. 3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác 3.1. Thị trường chứng khoán Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều: Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho nhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh doanh này hơn. Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài chính. Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà đầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh nghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào vàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không
Luận văn liên quan