Đề tài Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sau 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp của nước ta phát triển toàn diện với tốc độ khá, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 500 ngàn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, đứng thứ tư về xuất khẩu cao su. Đạt được những thành tựu như trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng đó là đã từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Những thành tựu chung về sản xuất nông nghiệp của đất nước có sự đóng góp của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa, một tỉnh đất rộng người đông có tới 80% dân số sống ở vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa trước đây nhỏ, lẻ, manh mún nhiều vùng sản xuất độc canh, nhiều vùng sản xuất mang tính tự cung, tự cấp hầu hết. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa. Kể từ Đại hội Đảng VI (năm 1986), cùng với công cuộc đổi mới thì nông nghiệp ở Thanh Hóa cũng có bước phát triển và đổi khác. Đặc biệt là sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chủ trương: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới. Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn.8. Là hướng đi đúng đắn mà Thanh Hóa phải đầu tư để phát triển ngành nông nghiệp. Để nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển đúng hướng, phát huy tối đa tiềm năng phong phú của địa phương và có một cơ cấu hợp lý đòi hỏi các cấp, các ngành cần tập trung quan tâm trong đó ngành Ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung ứng vốn. Bởi vì, trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì vốn là một yếu tố rất quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bản thân là cán bộ đang công tác tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài: “Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn và nhất là góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của tác giả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

doc116 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluavan.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan