Đề tài Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á

1. Lý do chọn đề tài. Đông Nam Á hiện nay là khu vực có nền kinh tế phát triển khá năng động. Đây được coi là điểm đến tương đối bình yên của thế giới những năm vừa qua. Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của thế giới với khu vực này chính là nền văn hóa phong phú đa dạng của khu vực này. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về quá trình phát triển của cư dân khu vực nhằm đưa ra những nhận định chính xác nhất về đặc điểm văn hóa nơi đây. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta là đất nước giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ sang và Đông Nam Á hải đảo vào nên nền văn hóa rất phong phú đa dạng. Các yếu tố văn hóa này khi vào Việt Nam đều được bản địa hóa trở thành nền văn hóa mang bản sắc của riêng chúng ta. Tuy nhiên khi nghiên cứu văn hóa Việt, có nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”. Lời nhận xét này khiến chúng ta vô cùng tự hào với bạn bè thế giới và khu vực. Hơn nữa Việt Nam còn là quốc gia có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên từ ngàn xưa chúng ta luôn có thái độ trân trọng quá khứ. Mỗi người Việt Nam khi sinh ra đến lúc trở về với đất mẹ đều có niềm thành kính khi nhắc nhở về tổ tiên của gia tộc và những vị anh hùng đã có công bảo vệ xây dựng đất nước. Do đó khi nghiên cứu về văn hóa dân gian của Đông Nam Á chúng ta không thể không nghiên cứu về yếu tố tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của khu vực này. Bởi vì tôn giáo tín ngưỡng truyền thống chính là một yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc, nó thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận của con người Đông Nam Á trong thời xa xưa là cơ sở hình thành của con người khu vực này hiện nay. Với quan điểm đó khi nghiên cứu về khu vực này chúng ta thấy các quốc gia đều có điểm chung trong tôn giáo chính là tín ngưỡng đa thần gắn liền với nó chính là tục thờ cúng tổ tiên. 2. Lịch sử vấn đề. Có thể nói việc nghiên cứu văn hóa dân gian trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian đã được nhiều nước Đông Nam Á chú trọng trong những năm qua bởi giới cầm quyền đã nhận thức rõ trong giai đoạn hiện nay khi hội nhập quốc tế cái làm thành bản sắc dân tộc chính là văn hóa truyền thống. Ở Việt Nam chúng ta vấn đề này đã được đặt ra trước đổi mới với hàng loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội, tôn giáo của các nhà nghiên cứu như GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS Lưu Trung Vũ Do đó về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có khá nhiều công trình đề cập đến và có nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh đây là “Đạo thờ tổ tiên”. Nhưng việc đặt tín ngưỡng tổ tiên trong chiều sâu văn hóa dân gian Đông Nam Á chưa có nhiều tài liệu viết đến ngoại trừ các sách tham khảo về Đông Nam Á của GS.TS Phạm Đức Dương, GS Đinh Gia Khánh Vì thế người viết với mong muốn tổng hợp từ các nguồn tài liệu này để làm rõ hơn vấn đề “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á”. 3. Giới hạn vấn đề. Trong giới hạn một tiểu luận người viết không có tham vọng đi vào từng vấn đề cụ thể của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để thấy chân dung cuộc sống con người ở khu vực này. Và từ việc tìm hiểu vấn đề này cho chúng ta có thể đưa ra nhận xét đúng đắn hơn cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á, Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thế giới. Đây là điều người viết mong muốn đạt được. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Phương pháp phân tích: Từ những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và Đông Nam Á đưa ra những nhận xét, đánh giá. 5. Bố cục tiểu luận. A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung. I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á. II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. III. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia Đông Nam Á khác. IV. Nhận xét chung. C. Phần kết luận.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Đông Nam Á hiện nay là khu vực có nền kinh tế phát triển khá năng động. Đây được coi là điểm đến tương đối bình yên của thế giới những năm vừa qua. Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của thế giới với khu vực này chính là nền văn hóa phong phú đa dạng của khu vực này. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về quá trình phát triển của cư dân khu vực nhằm đưa ra những nhận định chính xác nhất về đặc điểm văn hóa nơi đây. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta là đất nước giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ sang và Đông Nam Á hải đảo vào nên nền văn hóa rất phong phú đa dạng. Các yếu tố văn hóa này khi vào Việt Nam đều được bản địa hóa trở thành nền văn hóa mang bản sắc của riêng chúng ta. Tuy nhiên khi nghiên cứu văn hóa Việt, có nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”. Lời nhận xét này khiến chúng ta vô cùng tự hào với bạn bè thế giới và khu vực. Hơn nữa Việt Nam còn là quốc gia có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên từ ngàn xưa chúng ta luôn có thái độ trân trọng quá khứ. Mỗi người Việt Nam khi sinh ra đến lúc trở về với đất mẹ đều có niềm thành kính khi nhắc nhở về tổ tiên của gia tộc và những vị anh hùng đã có công bảo vệ xây dựng đất nước. Do đó khi nghiên cứu về văn hóa dân gian của Đông Nam Á chúng ta không thể không nghiên cứu về yếu tố tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của khu vực này. Bởi vì tôn giáo tín ngưỡng truyền thống chính là một yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc, nó thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận của con người Đông Nam Á trong thời xa xưa là cơ sở hình thành của con người khu vực này hiện nay. Với quan điểm đó khi nghiên cứu về khu vực này chúng ta thấy các quốc gia đều có điểm chung trong tôn giáo chính là tín ngưỡng đa thần gắn liền với nó chính là tục thờ cúng tổ tiên. 2. Lịch sử vấn đề. Có thể nói việc nghiên cứu văn hóa dân gian trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian đã được nhiều nước Đông Nam Á chú trọng trong những năm qua bởi giới cầm quyền đã nhận thức rõ trong giai đoạn hiện nay khi hội nhập quốc tế cái làm thành bản sắc dân tộc chính là văn hóa truyền thống. Ở Việt Nam chúng ta vấn đề này đã được đặt ra trước đổi mới với hàng loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội, tôn giáo của các nhà nghiên cứu như GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS Lưu Trung Vũ… Do đó về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có khá nhiều công trình đề cập đến và có nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh đây là “Đạo thờ tổ tiên”. Nhưng việc đặt tín ngưỡng tổ tiên trong chiều sâu văn hóa dân gian Đông Nam Á chưa có nhiều tài liệu viết đến ngoại trừ các sách tham khảo về Đông Nam Á của GS.TS Phạm Đức Dương, GS Đinh Gia Khánh… Vì thế người viết với mong muốn tổng hợp từ các nguồn tài liệu này để làm rõ hơn vấn đề “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á”. 3. Giới hạn vấn đề. Trong giới hạn một tiểu luận người viết không có tham vọng đi vào từng vấn đề cụ thể của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để thấy chân dung cuộc sống con người ở khu vực này. Và từ việc tìm hiểu vấn đề này cho chúng ta có thể đưa ra nhận xét đúng đắn hơn cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á, Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thế giới. Đây là điều người viết mong muốn đạt được. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Phương pháp phân tích: Từ những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và Đông Nam Á đưa ra những nhận xét, đánh giá. 5. Bố cục tiểu luận. A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung. I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á. II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. III. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia Đông Nam Á khác. IV. Nhận xét chung. C. Phần kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG. I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á. 1. Khái niệm. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử, văn hóa – là biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng trong xã hội. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở phù giúp cho con cháu được thể hiện thông qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, tổ nghề, thành hoàng, Tổ quốc. 2. Môi trường tự nhiên và văn hóa. Khu vực Đông Nam Á bao gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo trải rộng trên một diện tích 4362000 km2. Tuy nhiên khu vực văn hóa thì rộng hơn nhiều. Chúng ta có hai Đông Nam Á. Đông Nam Á hiện đại gồm 11 quốc gia và Đông Nam Á tiền sử - một nền văn minh lúa nước được phân bố từ Nam Trường Giang đến Madagasca và Hawai ngày nay. Đông Nam Á có thể bao gồm miền chân núi Hymalaya và Thiên Sơn. Hai dãy núi này được xem như mái nhà của khu vực. Hầu hết các con sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này và lưu vực các con sông đó đã trở thành những đồng bằng màu mỡ và đầy ắp phù sa. Về cảnh quan địa mạo vùng này có nét đặc biệt đó là sự chênh lệch về rộng hẹp khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng đồng thời là sự chênh lệch về cao thấp khá nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính sự kiến tạo địa lý cộng với các đặc điểm khí hậu gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều đã làm cho khu vực này sớm trở thành quê hương của cây lúa nước, từ đó sáng tạo ra nền văn hóa, văn minh lúa nước. Đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Đông Nam Á có những nét đặc trưng như: có tính chất tương đối đồng nhất về nhân văn cộng đồng nó được biểu hiện qua cơ cấu tổ chức làng xóm, xã thôn với những quy định chung, tập tục chung được biểu hiện ở ý thức bảo tồn tín ngưỡng cổ xưa, những nguyên lý triết học cổ xưa mà khởi nguyên của chúng ta là những tín ngưỡng sùng bái vật giáo nguyên thủy, quan niệm hợp nhất giữa vũ trụ và tiểu vũ trụ, những mối giao hòa giữa vật với tâm. Ở vị trí ngã tư đường từ Đông sang Tây và nằm kề hai nền văn minh sớm được thiết chế chặt chẽ là Trung Hoa và Ấn Độ nên Đông Nam Á ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa từ ngoài vào rất nhiều và đó là lẽ đương nhiên. Nhưng trong quá trình tiếp nhận văn hóa ngoại lai, Đông Nam Á luôn lựa chọn, thích nghi một cách chủ động và do có bản lĩnh nên vẫn giữ được bản sắc của mình. Chính điều đó tạo cho Đông Nam Á một bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và rất nhiều đặc sắc. 3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có chung một cơ tầng văn hóa là nông nghiệp lúa nước cư dân Đông Nam Á đều có chung một yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực… Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi người sinh ra đều có một nhóm hồn nhất định. Hồn theo cư dân Đông Nam Á có quan hệ mật thiết với cuộc đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác con người sẽ chết. Nhưng chết không có nghĩa là hết. Quan niệm này là cơ sở cho việc ra đời tín ngưỡng thờ cúng người đã mất và trước hết và quan trọng nhất là thờ cúng ông bà tổ tiên gia đình, dòng họ. Việc thờ cúng vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn cội nguồn, thể hiện lòng ước muốn sự phù hộ độ trì cho người sống. Việc thờ cúng này thể hiện mối quan hệ tâm linh giữa những người đang sống và những người đã chết. Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương lai nên tính liên tục trong sự đứt đoạn của các cộng đồng tộc người từ gia đình – họ hàng – làng nước. Vì thế thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến trong nhiều dân tộc trên thế giới. Biểu tượng về thờ cúng, tổ tiên là những hình ảnh đẹp đẽ mà con cháu nghĩ về tổ tiên và tiến hành nghi lễ linh thiêng để nói lên sự ngưỡng mộ tôn vinh của con cháu tổ tiên luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có công có đức. Nơi thờ tổ tiên thường có bài vị, ảnh. Cùng là yếu tố mang tính lễ nghi là sự thực hành một loạt động tác của người được quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ được quy định do quan niệm, phong tục, tập quán cho mỗi cộng đồng dân tộc. Nghi lễ cúng được thực hiện bởi người trưởng gia đình dòng họ và các động tác dâng lễ vật, khấn lễ. Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại thống nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự thờ và tôn thờ chính là nội dung còn hành động cúng là hình thức biểu hiện của nội dung thờ. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn tưởng nhớ hi vọng sự trợ giúp, tránh sự trừng phạt của tổ tiên là nội dung cốt yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có thờ mà chỉ có cúng thì bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có hồn thiêng, không có sự hấp dẫn nội tại và dễ trở thành nhạt nhẽo vô vị. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn, nó chính là hương vị màu sắc keo dính thỏa mãn niềm tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của chủ thể tôn giáo. Tục thờ cúng tổ tiên dần dần được mở rộng không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất mà còn tôn thờ những người có công khai phá mảnh đất đã nuôi dưỡng con người hay những người đã tạo nên những nghề nuôi sống con người gắn bó thế hệ này và thế hệ khác. Lúc này tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra liên tục thì ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây đã tác động mạnh mẽ lên những mặt của các thành tố văn hóa bản địa. Mặc dù vậy, dưới những tác động này tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không những bị phai nhạt lãng quên còn hết sức phong phú đa dạng về hình thức biểu hiện lẫn nội dung và gắn với nhiều tôn giáo khác. Chính vì vậy thờ cúng tổ tiên luôn là một nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của nhiều dân tộc Đông Nam Á. II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ở nước ta với niềm tin rằng tổ tiên ông bà sẽ phù hộ độ trì cho con cháu và về phần mình, con cháu phải tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến người sinh thành ra mình hầu hết các dân tộc đều có tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng điển hình nhất là người Việt. Trên cơ tầng Đông Nam Á ông cha ta đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở hai phương diện đó là sự mô phỏng dòng họ phụ hệ, hệ thống các nghi lễ phức tạp. Ngày giỗ các cụ trong nhà con cháu phải có mặt thể hiện lòng trung thành với tổ tiên sau đó cùng thụ lộc tạo bầu không khí ấm cúng. Đây chính là nét đặc trung trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện mối quan hệ duy trì sâu sắc. Theo phép ứng xử của người Việt khi ông bà, cha mẹ còn sống thì con cháu phải vâng lời và phụng dưỡng chu đáo khi các cụ qua đời thì phải thờ cúng tỏ lòng tôn kính. Đó vừa là tín ngưỡng vừa là đạo lý của người Việt. Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà. Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên đã viết: Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ. Khác với những người phương Tây coi trọng ngày sinh, trong tục thờ cúng tổ tiên người Việt coi trọng hơn cả là ngày mất bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào ngày sóc vọng, dịp lễ tết... để cầu tổ tiên phù hộ. Tục thờ cúng tổ tiên được mở rộng từ trong gia đình, dòng họ, làng xã mà còn mở rộng cả nước. Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước người Việt thờ vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa trở thành đất Tổ. Ngày 10 – 3 là ngày giỗ tổ. Từ nhiều thế kỷ dân tộc ta đã có câu: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Giỗ Tổ Hùng Vương được quy định là ngày Quốc giỗ từ thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) và ngày nay được nhà nước công nhận là quốc giỗ. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hết sức quan trọng không chỉ đối với người Việt. Bởi lẽ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bộ phận cúa ý thức xã hội, là loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở phù giúp cho con cháu, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ phụng. Nó là sự phản ánh đức tin tâm linh về quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ hệ được duy trì và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết ơn tưởng nhớ về tôn thờ những người có công sinh thành tạo dựng và bảo vệ cuộc sống. Trước đây vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đề cập đến. Do tính chất quan trọng nên từ lâu nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của học giả trong nước mà còn của các học giả nước ngoài đặc biệt là người Pháp. Họ coi đây là tín ngưỡng rất sâu sắc, thống nhất trong toàn dân, phát triển bền vững qua các thời đại. Trong thời kỳ Pháp thuộc, các học giả Việt nam cũng công bố một số công trình về tục thờ cúng tổ tiên như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh. Sau hòa bình lập lại, vấn đề này ít được chú ý hơn. Điều này do hạn chế của hoàn cảnh lịch sử khách quan do Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến trường kì 9 năm vô cùng gian khổ ác liệt nên cần phải dồn sức tái thiết đất nước, nhiệm vụ đặt lên hàng đầu lúc này là nhiệm vụ chính trị thống nhất đất nước. Nhưng ở miền Nam cũng có một số tác phẩm liên quan đến vấn đề này: Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp (1950), Nếp cũ của Toan Ánh (1963)... Sau khi miền Nam được giải phóng hoàn toàn, đất nước thống nhất. Cùng với sự đổi mới về kinh tế, chính sách tôn giáo của ta cũng mềm dẻo hơn nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục lại và phát triển mạnh mẽ. Gần đây có một số công trình nghiên cứu về tục thờ cúng tổ tiên được công bố như các sách về địa lý: Địa chí Ninh Bình, Địa chí Vĩnh Phúc, Tín ngưỡng làng xã – Vũ Khánh (1994), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam – Toan Ánh (1996)... và nhiều luận án khoa học tại các trường đại học cũng đang được chú ý về vấn đề này. Thông qua những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng nhìn từ góc độ văn hóa, tục thờ cúng tổ tiên của người Việt mang nhiều yếu tố tích cực. Nó thể hiện tình cảm trân trọng và biết ơn đối với những người có công với cộng đồng, những tổ phụ của ngành nghề. Tục lệ này còn là mối dây liên kết chặt chẽ cá nhân với cộng đồng, tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên sức sống của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có đầy đủ những đặc trưng . kể trên. Tuy nhiên Việt Nam có những nét đặc thù riêng biệt. Việt Nam nằm ở phía Đông trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, Đông và Đông Nam giáp biển Đông và Thái Bình Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Tây Nam giáp Campuchia. Việt Nam được coi là đầu cầu nối liền Đông Nam Á với Trung Quốc và Ấn Độ. Về địa lý Việt Nam không phải là quốc gia rộng lớn trong khu vực nhưng địa hình khá đặc biệt kéo dài 15 vĩ độ có nét đặc thù về cảnh quan địa lý khác với cảnh quan trong khu vực. Rừng núi chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng chiếm phần nhỏ, sông ngòi dày đặc. Việt Nam lại có đường bờ biển dài 2000km, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những hệ động thực vật tiêu biểu của Đông Nam Á nên người ta gọi Việt Nam là Đông Nam Á thu nhỏ. Ảnh hưởng của nền văn hóa người Việt đến tục thờ cúng tổ tiên. Việt Nam sinh ra và lớn lên trong khu vực lịch sử văn hóa Đông Nam Á nhưng chúng ta hiểu biết ít về khu vực do đó không thể hiểu sâu về mình nhất là những vấn đề sâu sa như cội nguồn dân tộc, đời sống văn hóa truyền thống. Cách tổ chức sản xuất và đời sống của người Việt. Với đặc thù vị trí địa lý như vậy, Việt Nam tạo nên nền sản xuất nông nghiệp với phương thức canh tác lúa nước tiểu canh và chăn nuôi tiểu gia sức gia cầm. Điều này khác hẳn với Trung Hoa cũng là canh tác nông nghiệp nhưng căn bản là nông nghiệp khô quảng canh, chăn nuôi đại gia súc với đồng cỏ lớn. Làm lúa nước phải chăm lo đến thủy lợi. Nước cho cây lúa là việc hàng đầu. Môi trường nước ở đây là kết quả tổng thể của đặc điểm địa lý, địa hình, khí hậu. Chính yếu tố này tạo thành sắc thái riêng trong tập quán sinh hoạt của cư dân Việt. Yếu tố nước ảnh hưởng trực tiếp vào hoạt động thờ cúng tổ tiên đó là chén nước lã không thể thiếu trên bàn thờ gia đình Việt Nam. Cư dân nông nghiệp lúa nước có cuộc sống định cư, những người sống gần nhau thành xóm làng. Để thắt chặt cộng đồng mà chủ yếu dựa trên quan hệ làng xóm có lối sống “bán anh em xa mua láng giềng gần” khá lỏng lẻo người ta đã áp dụng quan hệ thân tộc bằng cách dùng các danh từ chỉ quan hệ gia đình làm các đại từ nhân xưng trong xã hội. Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng bao trùm nhất của làng xã. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là ngôi đình – cây đa – bến nước. Trong đó ngôi đình là biểu tượng khái quát nhất, tập trung nhất của làng xã về mọi phương diện. Tính tự trị của người Việt được thể hiện qua biểu tượng truyền thống là lũy tre làng. Bên trong lũy tre làng, mỗi làng xã Việt Nam như một quốc gia thu nhỏ được tổ chức chặt chẽ có kỷ luật. Nói chung lối sống và cách ứng xử như vậy đã là những cơ sở cho tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau nhưng cũng đạm tính gia trưởng cục bộ địa phương góp phần làm trì trệ xã hội phương Đông trước cuộc sống hiện đại. Cách tổ chức gia đình và xã hội. Gia đình chính là đơn vị sản xuất kinh tế xã hội nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là mô hình đại gia đình không phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước tiểu canh của Việt Nam. Vì thế mô hình đại gia đình phụ hệ trưởng tộc với hai yếu tố tôn pháp và quyền trưởng nam của trung Hoa khó áp dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên mô hình cơ cấu này có đặc điểm ưu việt là nó có tính quy củ chặt chẽ rõ ràng gần như một pháp chế. Nét ưu việt này đã được truyền thống Việt Nam tiếp nhận thâu tóm để tạo ra đặc thù phụ hệ gia trưởng cho cơ cấu gia đình của mình. Hình thức thờ cúng phổ biến ở đây là trong từng tiểu gia đình thành viên của dòng tộc mà vai trò chủ yếu là gia trưởng. Trong gia đình Việt yếu tố dân chủ chất phác trong gia đình người Việt khá lớn. Điều này thể hiện ở vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt có vị trí khá cao. Đặc trưng này có một nguồn gốc ý thức hệ xã hội sâu sa đó là chế độ Mẫu hệ tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đồng thời cũng có nguồn gốc từ thực tiễn canh tác, vai trò kinh tế, gia đình. Với nét đặc trưng về cách tổ chức gia đình và xã hội trên ta thấy gia đình Việt có tính chất và cơ cấu như một chỉnh thể hòa đồng trong tương quan dân chủ có mối quan hệ duy trì chặt chẽ trên cơ sở huyết thống hơn là một chỉnh thể của bộ máy quy củ nếu ta so sánh với gia đình Trung Quốc. Điều này cắt nghĩa tại sao tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam chưa bao giờ là độc quyền gia trưởng hoặc trưởng nam trong gia đình người Việt. Cách tổ chức sinh hoạt văn hóa tinh thần. Người Việt Nam sống bằng canh tác nông nghiệp lúa nước nên sự gắn bó với thiên nhiên càng lâu dài và bền chặt. Từ sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Trong sự sùng bái tự nhiên đó có tục thờ thần động vật và thờ thần thực vật. Nếp sống tính cách hòa hiếu ủa loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước dẫn đến người Việt tục thờ các con vật hiền như: hươu, nai… riêng cư dân nông nghiệp lúa nước Việt Nam còn thờ một số động vật dưới nước như rắn, cá sấu… Từ quan niệm “vạn vật hữu linh” là thực sự thờ từng bộ phận của thiên nhiên dẫn đến sùng bái con người là một tất yếu khách quan. Trong con người có cái vật chất và tinh thần. Cái tinh thần khó nắm bắt nên người ta đã thần thánh hóa nó bằng quan niệm linh hồn
Luận văn liên quan