Công ty Đầu tư xây lắp Thương mại Hà nội tiền thân trước đây là Công ty Sửa
chữa nhà cửa Thưong nghiệp được thành lập theo Quyết định số 569/QĐ - UB ngày
30/9/1970 của Uỷ ban nhân dân Thàng phố Hà nội. Trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí
nghiệp sửa chữa nhà cửa của Sở Lương thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình
12 của Sở Thương nghiệp. Sau nhiều lần đổi tên: Công ty Sửa chữa nhà cửa và trang
thiết bị Thương nghiệp – Công ty Xây lắp Thương nghiệp - Nay đổi tên là Công ty Đầu
tư Xây lắp Thương mại Hà nội theo Quyết định số2863/QĐ - UB ngày 07/8/1995 của
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội.
Thời kỳ mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, duy tu, quét vôi sơn
cửa mangh lưới kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ sản xuất king doanh theo kế
hoạch của Sở Thương nghiệp Hà nội giao. Sản lượng hàng năm khoảng vài chục triệu
dồng. Tổng số CBCNV từ 150 – 180 người.
Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm, đặc biệt là thời kỳ xoá bỏ cơ chế bao
cấp từ năm 1986 – 1987 , Công ty bị khủng hoảng trầm trọng , âm vốn, công nhân
không có việc làm, nội bộ mất đoàn kết, Công tymất tín nhiệm trầm trọng dẫn đến nguy
cơ phá sản.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty Đầu tư xây lắp Thương mại Hà nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo thực tập tại Công ty Đầu
tư xây lắp Thương mại Hà nội
I. Quá trình xây dựng và phát triển , đặc điểm kinh tế – kỹ thuật - xã hội của công ty .
1.Giai đoạn từ khi thành lập đến 1987
Công ty Đầu tư xây lắp Thương mại Hà nội tiền thân trước đây là Công ty Sửa
chữa nhà cửa Thưong nghiệp được thành lập theo Quyết định số 569/QĐ - UB ngày
30/9/1970 của Uỷ ban nhân dân Thàng phố Hà nội. Trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí
nghiệp sửa chữa nhà cửa của Sở Lương thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình
12 của Sở Thương nghiệp. Sau nhiều lần đổi tên: Công ty Sửa chữa nhà cửa và trang
thiết bị Thương nghiệp – Công ty Xây lắp Thương nghiệp - Nay đổi tên là Công ty Đầu
tư Xây lắp Thương mại Hà nội theo Quyết định số2863/QĐ - UB ngày 07/8/1995 của
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội.
Thời kỳ mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, duy tu, quét vôi sơn
cửa mangh lưới kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ sản xuất king doanh theo kế
hoạch của Sở Thương nghiệp Hà nội giao. Sản lượng hàng năm khoảng vài chục triệu
dồng. Tổng số CBCNV từ 150 – 180 người.
Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm, đặc biệt là thời kỳ xoá bỏ cơ chế bao
cấp từ năm 1986 – 1987 , Công ty bị khủng hoảng trầm trọng , âm vốn, công nhân
không có việc làm, nội bộ mất đoàn kết, Công tymất tín nhiệm trầm trọng dẫn đến nguy
cơ phá sản.
1.1.Từ khi thành lập đến1975 : Công ty hoạt đọng theo cơ chế thời chiến tranh,
sản phẩm chủ yếu là sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng , quét vôi, sơn cửa
cho ngành Thương nghiệp.
1.2.Từ 1976 - 1985: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch
hàng năm của Sở Thương nghiệp ở qui mô nhỏ, két quả duy trì ở mức bình thường, các
mặt không phát triển, sản lượng xây dựng, sửa chữa chiếm khoảng 20% yêu cầu của
toàn ngành. Tổ chức nhân sự ít có biến động, thay đổi.
1.3.từ 1985 - 1987: Chủ trương của Sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở
rộng qui mô hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển mạng lưói Thương nghiệp. Đến
hết năm 1986 CBCNV Công ty tăng vọt từ 200 người lên 700 người. Sản lượng có tăng
lên đáp ứng khoảng 30% yeu cầu kế hoạch của ngành là xây dựng mạng lưới tiểu khu ,
ki ốt bán hàng , tham gia nâng cấp cải tạo mạng lưới bán lẻ.
2.Giai đoạn 1988 - 1990 : ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất knh doanh để tồn tại, với
mục tiêu: Việc làm và đời sống cho CNVC.
Trong giai đoạn này công tu đã có giải pháp là: Tổ chức đơn vị nhỏ, gọn nhẹ để tiếp thị,
mỏ rộng thị trường ra các ngành văn hoá, y tế và địa bàn ngoại thành, ngoại tỉnh. Mở
rộng phát triển sản xuất vật liệu, kinh doanh vhà cửa..., dùng co chế khoán để thúc đẩy
sản xuất , tăng cường cán bộ kiểm tra, trang thiết bị mát móc đẻ nâng cao chất lượng sản
phẩm, lất lại tín nhiệm với khách hàng.
Khuyến khích những việc làm có tính đột phá , thử nghiệm đến đơn vị, đặc biệt là
nhận thầu xây lắp.
3.Giai đoạn 1991-1995:Đứng lên vững chắc, tạo điều kiện để phát triển vươn lên trong
cơ chế mới.
Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty, thích ứng
với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà
nước.Subject:ty quyết định hoàn chỉnh cơ chế khoán từng việc để kích thích sản xuấtvà
phương châm”trách nhiệm, quyền lợi gắn với người lao động”;đồng thời có hạ thấp tỷ lệ
khoán để tạo điều kiện cho các thành viên cạnh tranh việc làm. Giai doạn này đã tạo ra
bước nhảy vọt vững chắc. Thu nhập của người lao động tăng lên, đã đáp ứng được sinh
hoạt, đời sống cho CBCNV.
- Thị trường được mở rộng ra các tỉnh.
- Đa dạng hoá được nghề nghiệp.
- Nâng dần trình độ năng lực thi công có chất lương và có quy mô công trình lớn
hơn.
- Trước dây các đơn vị chia nhỏ để vững chắc, nay đã hình thành một số xí
nghiệp chủ công để lmf các công trình lớn, hình thành các địa bàn thị trường truyền
thống của các đơn vị.
- Xí nghiệp xây lắp trung tâm có thị trường trong ngành, nội tỉnh.
- Xí nghiệp xây lắp số 9 có thị trường ngoại tỉnh.
- Kinh doanh bất động sản do trung tâm kinh danh nhà đảm nhiệm.
- Sản xuất VLXD do xí nghiệp sản xuất xây lắp hoàn thiện thực hiện.
4.giai đoạn 1996-2000:Phát huy kết quả đã đạt được, mở rộng ngành nghề, toạ bước đột
biến đưa Công ty voà thế phát triển vững trắc, lâu dài.
-đã mở rộng thị trường ra các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình...
Giành lại được thị trường Hà Nội (kể cả trong và ngoài ngành) cả địa phương
và các cơ quan Trung ương.
Đã có những công trình quy mô lớn với sản lượng từ 10:30 tỷ.
Các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật xây lắp cũng được nâng lên một bước, đáp ứng
với qui mô công trình như:Công trình trung tâm thương mại Cao Bằng đã được bộ xây
dựng và công đoàn xây dựng Việt nam tặng huy chươngvàng chất lượng sản phẩm.
Để có năng lực cạnh tranh Công ty đã tổ chức lạibằng biện pháp nhiều đơn vị
nhỏ thành các đơn vị lớngồm:
3 xí nghiệp xây lắp:Có sản lượng hàng năm từ 7-20 tỷ/mỗi XN.
Trung tâm kinh doanh nhà:có doanh số bán hàng năm từ 15-20 tỷ.
Đã củng cố và hoàn thiện các đơn vị còn lại gồm các đội, xưởng có đủ năng lực
đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
Đã tổ chức lại bộ máy hành chính, tinh giảm văn phòng từ 45 người xuống còn
25 người.
Đã xoá bỏ được tình trạng thiếu việc làm, chấm dứt cảnh “ăn đong”.
Đã tạo ra được các công trình chuyển tiếp cho các năm sau.
Từ năm 1998-2000 mức tăng trưởng bình quân15%:20%/năm.năm 2000 đạt
mức sản lượng 80 tỷ, tốc độ phát triển ổn định của một công ty loại vừa của Thành phố,
có đủ năng lực trình độ xây lắp các công trình lớn, phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao.
Thực hiện nghĩa vụ đối vớ nhà nước đầy đủ, bảo đảm đời sống CBCNV,ổn định
việc làm.
Đội ngũ cán bộ các đơn vị có đủ năng lực thích ứng với thị trường.
đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có thiết bị công nghệ
tiên tiến.
Có một bước chuyển đổi về chất để hoàn thiện cơ cấu sản xuất, kinh doanh đa
dạng.
Tự nhận thầu xây lắp, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
II.Quy mô của doanh nghiệp. Những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp.
1.quy mô của doanh nghiệp.
1.1.quy mô về vốn.
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội, từ khi mới thành lập cho đến nay
đã có những thay đổi đáng kể.từ khi mới thành lập, Công ty có số vốn chỉ vài chục triệu
đồng , đến nay Công ty đã có số vốn tính đến ngày 14/10/1997 là:
Tổng số vốn: 6866 triệu đồng .Trong đó :
+ Vốn cố định: 3373 triệu đồng.
+ Vốn lưu động: 3493triệ
1.2.quy mô về lao động.
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại từ khi mới thành lập chỉ có khoảng từ 150-
180 CBCNV.Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm đặc biiệt là thời kì xoá bỏ cơ
chế bao cấp từ năm 1986-1987, công ty bị khủng hoảng trầm trọng , âm vốn ,công nhan
không có việc làm , nội bộ mất đoàn kết , Công ty mất tín nhiệm trầm trọng dẫn đến
nguy cơ phá sản.
Từ năm 1985-1987,Chủ chương của sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở
rộng quy mô hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới Thương nghiệp. Đến hết
năm 1986 CBCNV Công ty tăng vọt từ 200 lên 700 người. Sản lượng có tăng lên đáp
ứng 30% yêu cầu kế hoạch của ngành.
Năm 1988 tổng số CBCNV là :518 nggười, quá trình sắp xếp cải tổ đến
31/12/1991 còn lại 303 người.
Đến cuối năm 1997 Có: Tổng số CBCNVlà: 158 người.
Hiện nay Công ty có tổng số CBCNV la:
2.Những lợi thế và bất lợi.
2.1.Những lợi thế.
Đây là công ty nhà nước dược chính thức thành lập ngày 7-8-1995 do UBND
Thành phố Hà nội cấp giấy đăng kí khi thành lập DNNN.Do đó Công ty dược hưởng
những ưu đãi về: Vốn, thuế,lao động...
Lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng, vì vậy Công ty có thể mở rộng thị
trường ra các tỉnh, cụ thể: Sơn La, Lai Châu, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình,...vì vậy
từ năm 1988 đến nay Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, tạo
được uy tín tốt với các đối tác, do đó có khả năng chiếm dụng vốn lớn.
2.2.Những bất lợi.
Do nguồn vốn có hạn (chủ yếu là vôn vay) nên đã gây ra những khó khăn trong
sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả còn thấp.
Trang thiết bị chưa đáp ứng kế hoạch, mục tiiêu của Công ty, đạc biệt là thiết bị
công nghệ mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Đội ngũ cácn bộ chưa dược đào tạo lại một cách chính qui, chưa vươn kịp tính
năng động, linh hoạt của nền kinh tế thị trường trong cơ chế mới.
III.Bộ máy quản lý và cơ chế quản lý,điều hành của doanh nghiệp.
1.Bộ máy quản lý.
Giám đốc
Các phó giám đốc
Các giám đốc xn
Các p. giám đốc xn
Khối trực tiếp sản xuất Khối văn phòng
Các xí
nghiệp
xây
lắp
Các
đội
xây
lắp
Đội
sơn,
quét
vôi
Đội
điện
nước
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phòng
ngiệp
vụ kỹ
thuật
xây
lắp
Trung
tâm
kinh
doanh
nhà
đảng bộ công ty
Công đoàn công ty
2.Cơ chế quản lý, điều hành.
2.1.Phòng tổ chức hành chính.
2.1.1Chức năng chung.
Phòng tổ chức hành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham
mưu, giúp việc cho giám đốc công tyvề công tác tổ chức-chính sách-hành chính quản
trị.
Nhiệm vụ chung của phòng là xây dựng, tổ chức thực hiện tốt các công tác
chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực:
+ Tổ chức, lao động tiền lương,thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
+ Thanh tra , bảo vệ nội bộ.
+ Hành chính quản trị, bảo vệ, y tế, tiếp dân, tiếp khách trong Công ty...
2.1.2.Nhiệm vụ cụ thể của phòng tổ chức hành chính.
a.Công tác tổ chức ,lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Công tác tổ chức:
+ Lập kế hoạch, phương án về tổ chức và nhân sự phục vụ sản xuất, lập tờ trình
báo các lãnh đạo công ty(hoặc cơ quan quản lý cấp trên), quyết định thành lập, sát nhập,
giải thể ,bổ sung sửa đổi cơ cấu tổ chức phù hợp với bước đi, mô hình phát triển của
công ty qua từng thời kỳ.
+ Tổ chức triển khai thực hiệh các quyết định của lãnh đạo Công ty.
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng, các đơn vị trực thuộc đơn vị chức
năng, nhiệm vụ chế độ trách nhiệm, mối quan hệ công tác theo hoạt đọng của tổ chức
trong ty.
+ Giải quyết các nhiệm vụ về quản lý nhân lực bao gồm:Bồi dưỡng ,đề bạt, phân
công công tác ,xếp lương ,nâng lương ,kỷ luật...
+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ tổ chức
đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ CBCNV trong Công ty đáp ứng nhu cầu của phát
triển sản xuất kinh doanh.
+ Nghiên cứu thực hiện và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, chính sách cán bộ, bố
trí và sử dụng hợp lý, phát huy năng lực, sơ trường của CBCNV trong Công ty.
+ Thực hiện quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ về chất lượng, số lượng, lập báo
cáo định kỳ, đột xuất với lãnh đạo công ty, sở thương mại Hà nội và với cơ quan Đảng ,
Nhà nước có liên quan.
+ Quản lý hồ sơ CBCNV.
Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách:
+ Hướng dẫn thống nhất tổ chức thực hiện bộ luật lao động và các văn bản của
Nhà nước về lao động tiền lương trong toàn bộ Công ty.
+ Xây dựng đơn giá và kế hoạch quỹ tiền lương trình các cơ quan chức năng của
Thành phố phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện phân phối quỹ tiền lương theo đơn giá, kế hoạch và qui chế
đã được duyệt.Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương thoe qui định của chế độ
báo cáo thốnh kê.
+ Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức sát hạch thi tay nghề nâng bậc lương
theo qui định.
+ Giải quyêt kịp thời, đúng luật lao động các chế độ chính sách đối với những
ngườ lao động như:khen thưởnh, kỷ luật, hưu trí, mất sức, thôi việc, thuyên chuyển, tiếp
nhận, điều động và chấm dứt hợp đồng lao động...
+ Nghiên cứu đề xuất, tham mưu giúp giám đốc công ty áp dụng hình thức tổ
chức lao động đúng luật lao độngvà phù hợp voứi cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh
của công ty.
Công tác thi đua khen thưởng:
+ Nắm bắt kịp thời chủ chương chỉ đạo của Thành phố, Sở thương mại Hà nội về
phong trào thi đua để triển khai, phát động thi đua trong toàn công ty .
+ Thi đua gắn liền với SXKD với mục tiêu năng xuất-chất lượng- hiệu quả.
+ Phối hợp với công đoàn và các phòng ban, giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo tốt
công tác thi đua, khen thưởng kịp thời, thường xuyên và đột xuất cho đơn vị, cá nhân có
thành tích trong hoạt động SXKD của công ty.
b.Công tác thanh tra, bảo vệ nội bộ:
+ Lập kế hoạch và thường xuyêntổ chức thanh tra mợi mặt hoạt động SXKD của
Công ty theo đúng quy định của pháp lệnh thanh tra.
+ Thanh tra vàgiải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền đơn thư khiếi tố, khiếu lại của
CBCNV, đảm bảo đoàn kết nội bộ trong toàn Công ty.
+ Tổ chức thanh tra việc chấp hành bộ luật lao động, chế độ chính sách đối với
người lao động trong toàn Công ty.
+ Thực hiện dầy đủ, kịp thời báo cáo thanh tra theo quy địnhk giúp lãnh đạo công
ty giám sát việc thực hiện các qui chế dân chủ, qui chế bảo mật trong Công ty giúp công
ty bảo vệ bý mật kinh doanh, giúp CBCNV hiểu rõ tầm quan trọng, quyền hạn và trách
nhiểmtong công tác bảo vệ nội bộ:
+ Có kế hoạch bảo mật.
+ Quản lý chất lượng chính trị CBCNV.
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC toàn Công ty.
+ Quan hệ chặt chẽ với cơ quan công an, quân sự địa phương để boả đảm an toàn
tuyệt đốivới đơn vị đóng quân.
c.Công tác hành chính quản trị:
Công tác quản trị, hành chính:
+ Chuẩn bị và kiểm tra sự đúng đắn về nội dung, thủ tục, thể thứ pháp lý hành
chính của các phương án, các quyết định tờ, trình...trước khi trình giám đốc quyết định
hoặc giám đốc công ty trình cấp trên phê chuẩn(nội dung, phương án, qui địng, tờ
trình...do các phòng các bộ phận chuẩn bị và chịu trách nhiệm).
+ Trợ lý giúp giám đốc công ty hoàn thành biên bản các cuộc họp được bố trí xắp
xếp.
+ Quản lý nhà làm việc nhà ở và hệ thống nhà xưởng sản xuất kinh doanh của
công ty (bao gồm các việc quản lý hồ sơ giấy tờcó liên quan như giấy chứng nhận
quyền sử dụnh đất, quyền sở hửu, biên lai thu thuế sử dụng đất...), tham gia lập kế
hoạch xây dựng,cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kinh tế của công ty.
+ Kiểm tra, quản lý việc mua sắm, sử dụng tài, phương tiện, đồ dùng vật chất
phục vụ cho công tác của cơ quan Công ty với pương châm tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Giúp giám đốc giải quyết tốt các mối quan hệcủa đơn vị với các đơn vị bạn và
các cơ quan chức năngcủa Thành phố tạo thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch sản
xuất.
+ Tổ chức thực hiện công tác khánh tiết, trang trí những ngày lễ tết, hội họp, tiếp
dân, tiếp kháchđến làm việc tại cơ quan Công ty đảm bảo yêu cầu trang trọng, văn minh
lịch sự.
+ Thay mặt Công ty tổ chứ thăm hỏi, động viên gia đình CBCNV khi gặp việc
buồn như ốm đau, tang lễ, chúc mừng ngày vui theo phân cấp của Công ty.
Công tác văn thư lưu:
+ Tiếp nhận công văn, giấy tờ cho toàn công ty, trực điện thoại, chuyển giao công
văn giấy tờ đi, đến đúng địa chỉ,kịp thời chính xác.
+ Tất cả công văn đi và công văn đếnđều phải ghi vào sổđể tiện theo dõi công
ciệc và tìm kiếm công văn khi cần thiết. Việc ghi vào “Sổ công văn đến” và “Sổ công
văn đi” phải làm đúng nhanh gọn trong ngày hôm công văn được ký hoặc chậm nhất là
ngày hôm sau:
Công văn đến phải được phân phối đền tay người có trách nhiệm
nghiên cứu hoặc giải quyết trong thời hạn ngắn nhất.
Những công văn có đánh dấu”hoả tốc”, dấu “thượng khẩn” phải được
gửi đi hoặc phân phối ngay lúc nhận.
Việc nhận gửi phân phối các công văn “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật”
phải theo đúng chế độ gìn giữ của Nhà nước.
+ Tất cả công văn giáy tờ của Công ty đã được giải quyết phải dược sắp xếp phân
loại để gìn giữ bảo quản lưu trữ một cách khoa học theo qui định của Nhà nước để tiện
cho việc tra cứu sử dụng khi cần thiết.
Đánh máy in ấn:
+ Thực hiện công tác đánh máy, in ấn tài liệu đầy đủ, kịp thời đảm bảo đún thể
thức và chính tả,ngữ pháp chuyển giao cho người có trách nhiệm. Bảo quản tốt các máy
móc thiết bị được giao.
+ Quản lý đóng dấu, gìn giữ con dấu đúng qui định của Nhà nước và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ đóng dấu. Thực hiện tốt qui chế bảo mật.
Công tác Y tế, phục vụ:
+ Y tế:Sơ cứu chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ khối cơ quan, tổ chức theo dõi và
mua bảo hiểm y tế cho CBCNV toàn Công ty.
+ Lái xe:Sẵn sàng phương tiện phục vụ kịp thờivà an toàn tuyệt đối cho người,
phương tiện trong các chuyến công tác theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,
sửa chữa điện nước thông thường.
+ Tạp vụ:Thực hiện vệ sinh thường xuyên nỏi làm việc đảm bảo yêu cầu cần:Nơi
làm việc khang trang xanh, sạch, đẹp.
+ Nhà ăn:Tổ chức tốt bữa ăn trưa cho CBCNV khối văn phòng cơ quan Công ty.
Công tác bảo vệ:
+ Tổ chức thực hiện công tác tuần tra bảo vệ cơ quan 24/24h đản bảo an toàn
tuyệt đối mọi phương tiện, tài sản của Công ty, phương tiện của CBCNV, khách đến
làm việc tại công ty.
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy Văn phòng Công ty.
+ Thường trực kiểm tra khách ra vào công ty ,báo cáo lãnh đạo công ty bố trí thời
gian tiếp và làm việc .Nghiêm cấm tình trạng để khách tự tiện lên gặp lãnh đạo công ty.
d.Quyền hạn của phòng TCHC
+ Được tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp
ứng đầy đủ về vật chất để hoàn thành công tác được giao.
+ Tham mưu giúp lãnh đạo trong tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng
lao động trong toàn công ty.
+ Thừa lệnh lãnh đạo công ty tổ chức thực hiện thanh kiểm tra tất cả các lĩnh vực
hoạt động trong toàn công ty.
+ Có nhiệm vụ tổng hợp lập báo cáo sơ kết, tổng kết (yêu cầu các phòng ban, đơn
vị phối hợp cung cấp);báo cáo số liệu về các công việc có liên quan.
+ Tham gia cùng các phòng ban chức năng giải quyết công tác chuyên môn
nghiệp vụ theo yêu cầu của công ty.
2.2 Phòng tài chính kế toán.
2.2.1 Chức năng
Tham mưu giúp việc giám đốc để điều hành , quản lý các hoạt động, tính toán kinh
tế , kiểm tra việc baỏ vệ sử dụng tài sản , vật tư , tiền vốn, nhằm đảm bảo quyền chủ
động kinh doanh và tự chủ tài chính của công ty.
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Tổng hợp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch biện pháp cho từngkế
hoạch tháng, qui, năm và dài hạn.
+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chínhvà tổ chức
huy động các nguồn vốn phục vụ sản suất kinh doanh, các nhu cầu đầu tư của Công ty.
+ Ghi chép tính toán phản ánh số liệu có, tình hình luân chuển và sử dụng tài sản,
vật tư tiền vốn quá trình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh và sử dụng chi phí
hợp lý của đơn vị.
+ Lập báo cáo, cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc sản xuất kinh doanh, phân
tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ giám đốc để chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp
thời.
+ Lập báo cáo thống kê tài chính theo kỳ kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quí,
năm báo cáo kịp thời giám đốc và cấp trên theo qui định của Nhà nước. Chịu trách
nhiệm kiểm tra các đơn vị toàn công ty về thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán
kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, tiền vồn kinh phí. Phát triển và ngăn
ngừa kịp thời vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính của nhà
+ Thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn công ty:
Hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu .
Hệ thống tài khản và sổ sách .
Hệ thống biểu mẫu báo cáo .
Hệ thống và phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
Các đơn vị đo lường.
Niên độ kế toán thống kê.
+ Quản lý và bảo quản, sử dụng số liệu kế toán thống kế theo chế độ bảo
mật của nhà nước về quản lý kinh tế.
+ Cán bộ kế toán được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ
theo đúng quy định trong các chế độ kế toán nhà nước hiện hành.
2.3.Phòng nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp.
2.3.1.Chức năng.
Làm tham mưu giúp việc giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác xây lắp, công
tác quản kỹ thuật chát lượng và an toàn lao động.
2.3.2.Nhiệm vụ.
Đào tạo kỹ thuật và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
Công tác định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư ...và
hướng dẫn các đơn vị thực hành.
Lập đủ