Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rất cần thiết cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nói chung và sinh viên khoa Kinh tế nói riêng. Qúa trình thực tập rất quan trọng, giúp cho sinh viên thu thập được những kiến thức thực tế rất hữu ích cho những bước tiến tiếp theo dựa trên nền tảng kiến thức đã tích lũy được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để đạt đựơc mục đích đó, em đã lựa chọn công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng để thực tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là các cô chú phòng Xúc tiến và phát triển Dự án. Khi thực tập ở công ty em đã thu thập được nhiều kiến thức thực tế về quy trình và thủ tục Xuất nhập khẩu hàng hóa như làm các thủ tục hải quan, lập và phát triển dự án Thông qua các tài liệu thu thập được em đã sàng lọc, phân tích,so sánh để tổng hợp lên bài viết này. Bài viết của em ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, đồ thị, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo báo cáo gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định tại công ty
Chương 3: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện
Chương 4 : Công tác kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh
55 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đơn vị thực tập : Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Địa chỉ : Khu CN An Khánh ,Huyện Hoài Đức ,Hà Nội
SV thực hiện : NGUYỄN GIAO LINH
Lớp : 63 DCQT 01
Mã SV : 63DCQT3009
GVHD : Lâm Phạm Thị Hải Hà
Hà Nội – T3/2016
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
Giáo viên hướng dẫn :
Lâm Phạm Thị Hải Hà
MỤC LỤC :
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY :
1.1. Khái quát về công ty 8
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 9
1.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty 9
1.2. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường KD đến hoạt động QT 12
1.2.1. Đánh giá ảnh hưởng môi trường vĩ mô đến hoạt động QT 13
1.2.2. Đánh giá ảnh hưởng môi trường vi mô đến hoạt động QT 14
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TẠI CÔNG TY 16
2.1. Khái quát về các kế hoạch của công ty 16
2.1.1. Các loại kế hoạch 16
2.1.2. Cơ sở, căn cứ và phương pháp lập kế hoạch 16
2.1.3. Thời gian lập, bộ phận lập 18
2.2. Công tác hoạch định 19
2.2.1. Hoạch định chiến lược tổng quát 19
2.2.2. Hoạch định năm, quý, tháng 19
2.2.3. Hoạch định tác nghiệp 24
2.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới 24
2.4. Đánh giá chung công tác hoạch định tại công ty 24
2.4.1. Ưu điểm 24
2.4.2. Tồn tại 24
2.5. Kiến nghị biện pháp đề xuất hoàn thiện công tác hoạch định 24
CHƯƠNG 3 : CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIÊN: 25
3.1. Khái quát bộ máy quản trị tại công ty 25
3.2. Công tác tổ chức thực hiện các kế hoạch cơ bản 26
3.2.1. Chiến lược tổng quát 26
3.2.2. Kế hoạch năm, tháng, quý 28
3.3. Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành tác nghiệp 34
3.4. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện các loại kế hoạch 36
3.4.1. Ưu điểm 36
3.4.2. Tồn tại 36
3.5. Kiến nghị biện pháp hoàn thiện CT tổ chức TH các loại KH: 36
CHƯƠNG 4 : CÔNG TÁC KIÊM TRA, KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH : 37
4.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát tại công ty : 37
4.1.1. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát 39
4.1.2. Các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát 39
4.2. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát 41
4.2.1. Kiểm soát thị trường 41
4.2.2. Kiểm soát tài chính 42
4.2.3. Kiểm soát máy móc, thiết bị 42
4.3. Công tác điều chỉnh 45
4.4. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh 46
4.4.1. Ưu điểm 47
4.4.2. Tồn tại 47
4.5. Kiến nghị bp hoàn thiện CT kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh 47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIÊU :
-KH : kế hoạch
-TH : thực hiện
-TNHH: trách nhiệm hữu hạn
-ĐKKD: đăng ký kinh doanh
-HĐQT: hội đồng quản trị
-CBCNV: cán bộ công nhân viên
-NVL : nguyên vật liệu
-DN : doanh nghiệp
-TSCĐ : tài sản cố định
-SP : sản phẩm
-TNDN : thu nhập doanh nghiệp
-VCĐ: vốn cố định
-BKS : ban kiểm soát
-SXKD : sản xuất kinh doanh
-KTV : kĩ thuật viên
-HCSN : hành chính sự nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ :
Bảng 2.2.2.1 kế hoạch khấu hao TSCĐ
Bảng 2.2.2.2 kế hoạch chi phí
Bảng 2.2.2.3 kế hoạch doanh thu tiêu thụ sp
Bảng 2.2.2.4 kế hoạch lợi nhuận
Bảng 2.2.2.5 kế hoạch giá thành
Bảng 3.2.1 kế hoạch cơ bản của công ty
Bảng 3.2.2.1 tình hình hao mòn TSCĐ
Bảng 3.2.2.2 tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ
Bảng 3.2.2.3 tình hình chi phí hoạt động sxkd
Bảng 3.2.2.4 tình hình doanh thu tiêu thụ sp
Bảng 3.2.2.5 tình hình lợi nhuận
Bảng 3.2.2.6 tình hình giá thành sp
LỜI NÓI ĐẦU:
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rất cần thiết cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nói chung và sinh viên khoa Kinh tế nói riêng. Qúa trình thực tập rất quan trọng, giúp cho sinh viên thu thập được những kiến thức thực tế rất hữu ích cho những bước tiến tiếp theo dựa trên nền tảng kiến thức đã tích lũy được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để đạt đựơc mục đích đó, em đã lựa chọn công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng để thực tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là các cô chú phòng Xúc tiến và phát triển Dự án. Khi thực tập ở công ty em đã thu thập được nhiều kiến thức thực tế về quy trình và thủ tục Xuất nhập khẩu hàng hóa như làm các thủ tục hải quan, lập và phát triển dự án Thông qua các tài liệu thu thập được em đã sàng lọc, phân tích,so sánh để tổng hợp lên bài viết này. Bài viết của em ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, đồ thị, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo báo cáo gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định tại công ty
Chương 3: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện
Chương 4 : Công tác kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh
Em xin chân thành cảm ơn cô Lâm Phạm Hải Hà và các thầy cô trong khoa Kinh tế vận tải đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực tập cũng như làm báo cáo thực tập nghiệp vụ . Qua bài viết này em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú phòng tài chính kế toán đã cung cấp số liệu và hướng dẫn thực tập cho em. Tuy em đã cố gắng nhưng trong quá trình làm báo cáo thực tập nghiệp vụ sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Khái quát về công ty :
-Tên công ty: Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
-Tên giao dịch : Phu Vinh Hung knitting co., Ltd
-Mã doanh nghiệp : 0500446466
-Ngày cấp mã DN : 2/1/2004
-Ngày bắt đầu hoạt động : 2/1/2004
-Số ĐKKD : 0102037235
-Đơn vị cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội
-Điện thoại : 04.33 650 853
-Giám đốc: Ông Nguyễn Viết Tùng
-E-mail : info@phuvinhhung.com
- Fax : 84.4. 33650853
-Website : www.phuvinhhung.com
-Địa chỉ trụ sở : xã La Phù-huyện Hoài Đức-TP hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Công Ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng là công ty con của Công ty Cổ Phần May Phú Thành, được thành lập ngày 02/01/2004 theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0500446466 do Sở KHĐT Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 5 tỷ Việt Nam đồng. Lần 2 mã số Doanh nghiệp: 0500446466 cấp ngày 17/12/1013 với số vốn điều lệ là 15 tỷ Việt Nam đồng. Sinh ra và lớn lên trong một làng nghề có truyền thống lâu đời về lĩnh vực dệt kim. Kế thừa những kinh nghiệm vốn có của Cha Ông để lại, kết hợp với tính năng động của tuối trẻ luôn ham học hỏi, say mê sáng tạo và tìm kiếm thị trường, mỗi thành viên trong công ty đều mở những xưởng may tại địa phương mình để sản xuất những sản phẩm dệt kim có chất lượng bán ra thị trường nội địa và gia công những mặt hàng xuất khẩu cho các khách hàng lớn
1.1.1.1Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp:
-Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dệt kim cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài như CuBa, Nhật, Pháp, USA,...
-Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Sản xuất các sản phẩm dệt kim như : bớt tất cỏc loại, quần ỏo lút nam nữ
Kinh doanh các thiết bị máy móc phục vụ ngành may.
1.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động của công
*Cơ cấu Hội đồng quản trị của Công ty:
-Ông Nguyễn Viết Tùng – Chủ tịch HĐQT
-Bà Tạ Thị Nga – Phó Chủ tịch HĐQT
-Ông Chu Ngọc Cường – Thành viên HĐQT
-Bà Trịnh Đắc Hạnh – Thành viên HĐQT
-Nguyễn Viết Đạt – Thành viên HĐQT
*Cơ cấu Ban Kiểm soát của Công ty:
-Bà Đỗ Thị Sáu – Trưởng ban
-Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Thành viên
-Bà Nguyễn Thị Thúy Nga – Thành viên
*Cơ cấu Ban Tổng giám đốc của Công ty:
-Ông Nguyễn Viết Tùng – Tổng giám đốc
-Ông Chu Ngọc Cường – Phó Tổng giám đốc
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
*Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được điều lệ công ty và pháp luật liên quan quy định. Đại hội đồng cổ đông có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ
+ Thông qua kế hoạch phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của HĐQT , Ban kiểm soát và của Kiểm toán viên
+ Quyết định số thành viên HĐQT
+ Bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Ban Kiểm Soát
+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty
*Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản trị của công ty , có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại Hội Đồng Cổ Đông. HĐQT có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty
+ quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám Đốc
+ Kiến nghị, sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trình ĐHĐCĐ.
+ Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ.
+ Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty
+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ.
*Ban Kiểm Soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ như:
+ Kiểm tra sổ kế toán và các báo cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HHĐQT.
+ Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Giám Đốc.
+ Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết
+ Các quyền khác được quy định tại Điều Lệ.
*Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc của công ty do Hội Đồng QT bổ nhiệm, chịu sự
giám sát của Hội Đồng QT và chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông, HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban Tổng Giám Đốc có nhiệm vụ:
+ Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cty theo nghị quyết của HĐCĐ, quyết định của HĐQT , Điều Lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
+ Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lí điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kd, Kế hoạch tài chính hằng năm và dài hạn của cty.
+ Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán Trưởng.
+ Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kd, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty.
+ Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kd và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và HĐCĐ thông qua
+ Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ
*Các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ và chức năng sau
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy Cty. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề do CBCNV, thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động, quản lý, điều hành công tác hành chính của công ty.
-Xây dựng nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ trong công ty
-Tham mưu cho Giám đốc việc bố trí, sắp xếp lao động các phòng ban của công ty cho phù hợp với tính chất công việc phù hợp với luật lao động được nhà nước ban hành.
-Quản lý, lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, giải quyết những vấn đề phát sinh về quyền lợi cũng như chính sách của người lao động trong quá khứ và hiện tại
-Phòng thực hiện các chức năng và điều hành mọi hoạt động theo sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ban giám Đốc cty.
Phòng Tài Chính- Kế toán có các nhiệm vụ và chức năng sau:
- Tổng hợp, ghi chép lại các số liệu, tình hình tài chính của Công ty, báo cáo trực tiếp lên Ban Giám Đốc, thông qua tình hình tài chính giúp Giám Đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo định kì, thực hiện tốt các yêu cầu cần kiểm toán, thanh tra tài chính của các cấp có thẩm quyền.
- Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và dễ hiểu toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của cty trên nguyên tắc kế toán độc lập về nghiệp vụ.
- Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hđ kinh doanh và quản lý tài chính.
- Phân tích tình hình tài chính, tham mưu những biện pháp cho kế hoạch tài chính của Ban Giám Đốc.
Phòng Kỹ Thuật: có nhiệm vụ và chức năng sau:
- Quản lý công tác an toàn lao động
- Quản lý chất lượng và công tác nhập NVL đầu vào
- Tham mưu cho Giám Đốc về công tác kế hoạch sản xuất, công nghệ, kỹ thuật và đầu tư xây dựng theo các kế hoạch chiến lươc chung
- Đầu mối giải quyết các công việc có liên quan giữa các bộ phận sản xuất, kỹ thuật.
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, đề ra biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất.
Phòng Kinh Doanh: có các nhiệm vụ và chức năng sau:
- Tổ chức xây dựng các kế hoạch kd và tham mưu cho HĐQT cũng như ban giám đốc định hướng phát triển trong trung và dài hạn của cty.Trên cơ sở kế hoạch kd của từng phòng ban, từng đơn vị, phòng sẽ lập kế hoạch Kd tổng thể trong từng quý,từng năm để trình Ban Giám Đốc xem xét phê duyệt.
- Lập phương án soạn thảo quy chế, quy định việc tiêu thụ sản phẩm
- Nghiên cứu, điều tra thị trường, xây dựng chính sách giá cả, tổ chức mạng lưới , thông tin quảng cáo tiếp thị và hỗ trợ xúc tiến phát triển sản phẩm.
- Tổ chức quản lý mạng lưới các đơn vị, đại lý tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tình hình tổ chức thông tin quảng cáo tiếp thị,xúc tiến sản phẩm, điều tra thị trường, xây dựng chính sách giá cả, báo cáo tình hình tiêu thụ
1.1.2.3. Hoạt động phối hợp công tác giữa các bộ phận:
Trong công ty các phòng ban có sự phối hợp ,hợp tác chặt chẽ với nhau . Khi có công việc liên quan đến những lĩnh vực phòng ban khác các phòng chủ động phối hợp,hợp tác với nhau , trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo TGĐ Công ty xem xét giải quyết theo quy chế làm việc của văn phòng Công ty.
1.2.1: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động quản trị của công ty
Các DN nói chung, công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng nói riêng kinh doanh trên thị trường tất cả đều quan tâm, chú trọng đến sự thay đổi, tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài trong đó có môi trường vĩ mô. Khi môi trường vĩ mô có nhiều thuận lợi sẽ mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp và doanh nghiệp nào biết khai thác, tận dụng doanh nghiệp đó sẽ thành công. Ngược lại, khi môi trường vĩ mô gặp nhiều bất ổn, không thuận lợi - kinh tế suy thoái, chiến tranh, sẽ làm cho các doanh nghiệp khó phát triển và tồn tại.
Về Kinh tế:
-giai đoạn 2005 – 2015 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt kim sẽ tiếp tục tăng và tăng cao. Bên cạnh đó, ngành dệt giai đoạn này sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguyên liệu cho ngành may trong nước và dùng cho xuất khẩu.
-Trong giai đoạn này, Việt nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới cũng như đẩy mạnh xúc tiến tham gia vào các tổ chức thương mại nhất là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Năm 2006, hạn ngạch dệt may đối với các nước là thành viên của WTO sẽ được dỡ bỏ. Đồng thời, Việt nam sẽ dỡ bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ sản phẩm dệt may và sản phẩm dệt may từ các nước ASEAN.
=>Qua đó cho thấy trong giai đoạn này các nhân tố về kinh tế góp phần rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty.
Về xã hội: xã hội Việt nam trong giai đoạn này tiếp tục ổn định, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao và đặc biệt dân số Việt nam vào giai đoạn đó vẫn cao Điều đó tạo ra nhu cầu lớn hơn và dung lượng thị trường cũng tăng lên.Tuy nhiên nhu cầu tăng cũng đòi hỏi về chất lượng ngày càng 1 đa dạng cũng tạo nên áp lực thay đổi công nghệ ,thiết kế công nghệ 1 cách thường xuyên hơn.
Về chính trị luật pháp : Tình hình chính trị ổn định và hệ thống luật pháp đang từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế ,chính phủ ngày càng hoạt động năng động và có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo niềm tin cho doanh nghiệp phát triển.Ngoài ra ngành dệt đang được khuyến khích đầu tư và phát triển.Tuy nhiên ,bên cạnh đó cũng tồn tại những bất cập cho sự phát triển của công ty vì sự thực thi pháp luật chưa hiệu quả nhất là các quyết định của tòa án và vấn đề kiểm soát hàng giả,hàng trốn thuế.
Về khoa học công nghệ :
Sự phát triển khoa học công nghệ đã làm cuộc sống thay đổi và phát triển lên 1 tầm cao mới.Nhà nước khuyến khích các doanh nghiep sử dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh .tuy nhiên tình trạng công nghệ cả nước và ngành dệt nói riêng vẫn còn lạc hậu,chưa đc đầu tư đổi mới nhiều và năng lực còn hạn chế vì vậy sản phẩm sản xuất ra thấp và thiếu tính cạnh tranh.
1.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động quản trị của công ty :
Đây là môi trường gắn liền trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động cạnh tranh thường diễn ra ở đây:
Ngành dệt Việt nam trong những năm qua vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn so với ngành may trên hai phương diện đó là tỉ trọng xuất khẩu so với ngành may và khả năng cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành may nội địa. Các doanh nghiệp trong ngành dệt thường có quy mô, năng lực sản xuất nhỏ với các sản phẩm như: sợi các loại, sợi bông chải kỹ, vải dệt thoi, dệt kim và hầu hết các máy móc thiết bị dùng để sản xuất đều chưa được đổi mới công nghệ.
Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng chuyên kinh doanh các sản phẩm bít tất.các loại và quần áo lót nam nữ.Nguyên liệu dùng để sản xuất được mua ở trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài giúp Công ty có thể chủ động trong sản xuất và không bị sức ép từ phía nhà cung cấp. Tuy nhiên, một số loại sợi nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển xa làm cho chi phí sản xuất đầu vào cao.
Về thị trường và khách hàng: Công ty cung cấp sản phẩm bít tất cho cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Với thị trường nội địa, Công ty có đại lý phân phối trên toàn quốc và tập trung chủ yếu vào khách hàng có thu nhấp trung bình khá trở lên. Còn những khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống, Công ty vẫn chưa khai thác và để cho các cơ sở tư nhân, công ty khác chiếm lĩnh.Tuy nhiên, xu hướng người tiêu dùng sẽ có lựa chọn cao hơn về chất lượng sản phẩm bít tất, nghĩa là khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và như vậy sẽ tạo cho Công ty một lợi thế rất lớn. Thị trường quốc tế, Công ty cung cấp chủ yếu cho thị trường Cuba ,Nhạt,pháp ,Mỹ Bên cạnh khách hàng truyền thống, việc tìm hiểu khách hàng mới đã được xúc tiến nhưng còn nhiều hạn chế.
-Đối với các đối thủ tiềm ẩn: Nhìn chung cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn là tương đối thấp. Vì việc gia nhập kinh doanh mặt hàng này cần rất nhiều vốn nhưng thời gian thu hồi lại chậm.
-Sản phẩm thay thế: bít tất là loại hàng hoá có công dụng giữ ấm chân cho con người nên hầu như rất khó tìm thấy sản phẩm thay thế của nó. Tuy nhiên, với các quốc gia thuộc xứ nóng như các quốc gia Châu Phi thì nhu cầu sử dụng bít tất sẽ không nhiều nhưng khó có sản phẩm thay thế.
-Các doanh nghiệp trong ngành cùng kinh doanh sản phẩm bít tất: với thị trường nội địa, ngoài công ty còn có một số doanh nghiệp của Trung Quốc và các cơ sở tư nhân hoạt động nhỏ lẻ. Các công ty của Trung Quốc có lợi thế về giá cả nhưng chất lượng kém phục vụ chủ yếu cho người tiêu dùng với thu nhập trung bình. Các cơ sở tư nhân phần lớn chỉ bán nhỏ lẻ không có sức cạnh tranh. Theo xu thế, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng cao nên mức độ cạnh tranh giữa các công ty khác với Dệt kim là thấp và Công ty có thể chủ động điều chỉnh, áp đặt giá lên nhà cung cấp khác. Với thị trường quốc tế, cạnh tranh giữa các công ty diễn ra mạnh hơn nhất là các công ty đến từ các nước có ngành dệt phát triển như Trung quốc, Ấn độ, Pakistan, Inđônêxia, Thái lan. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bít tất của Công ty đượ