Đề tài Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế khủng hoảng, tuy vậy năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã biết vượt lên khó khan, đạt được một số thành tựu nhất định. Nền kinh tế tiếp tục tăng tưởng tốt, đạt 6.78%, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia ổn định trên con đường phát triển và hội nhập. Trong thành tựu chung của nền kinh tế có sự đóng góp rất quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam. Thời gian gần đây, Dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều, nhưng vốn đầu tư vẫn còn có hạn chế. Thêm vào đó ta nhận thấy ngành công nghiệp Dầu khí thế giới đang đi vào giai đoạn đỉnh để bước sang giai đoạn suy tàn, các cuộc chiến tranh của phương Tây vào Trung Đông đã mang lại những thay đổi to lớn trong bức tranh địa lý - chính trị Dầu khí toàn cầu. Và những gì chúng ta đã và đang thấy trong hoạt động chính trị- quân sự của Mỹ cũng như Phương Tây ở Trung Đông phần nào nói lên tầm quan trọng rất to lớn của năng lượng Dầu khí - vàng đen.

doc63 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN HAI: NỘI DUNG 5 Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam. 5 I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 5 1. Khái niệm về đầu tư 5 2. Đầu tư phát triển 6 3. Vốn và nguồn vốn 13 II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí. 27 1.Đặc điểm của ngành dầu khí. 27 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam 28 Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 30 I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 30 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. 30 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. 40 II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 42 1./ Những kết quả đạt được: 42 Năm 48 2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta. 49 III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam 50 1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: 50 2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí 53 3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: 55 4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : 57 PHẦN BA: LỜI KẾT 63 PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế khủng hoảng, tuy vậy năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã biết vượt lên khó khan, đạt được một số thành tựu nhất định. Nền kinh tế tiếp tục tăng tưởng tốt, đạt 6.78%, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia ổn định trên con đường phát triển và hội nhập. Trong thành tựu chung của nền kinh tế có sự đóng góp rất quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam. Thời gian gần đây, Dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều, nhưng vốn đầu tư vẫn còn có hạn chế. Thêm vào đó ta nhận thấy ngành công nghiệp Dầu khí thế giới đang đi vào giai đoạn đỉnh để bước sang giai đoạn suy tàn, các cuộc chiến tranh của phương Tây vào Trung Đông đã mang lại những thay đổi to lớn trong bức tranh địa lý - chính trị Dầu khí toàn cầu. Và những gì chúng ta đã và đang thấy trong hoạt động chính trị- quân sự của Mỹ cũng như Phương Tây ở Trung Đông phần nào nói lên tầm quan trọng rất to lớn của năng lượng Dầu khí - vàng đen. Nhận thấy được sự quan trọng như vậy của năng lượng Dầu khí, cùng với tiềm năng Dầu khí ở Việt Nam, thì vấn đề đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt nam là vấn đề đã và đang được quan tâm. Chính vì lẽ đó, mà trong bài viết này em xin trình bày về “Tình hình huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam”, nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn các hoạt động đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, cũng như sự phát triển ngành Dầu khí nước ta giai đoạn hiện nay, để từ đó có những giải pháp cụ thể thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành Dầu khí. Đưa ngành Dầu khí phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có của đất nước. Tuy bài viết đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót cũng như nhiều hạn chế, em mong sự đóng góp của thầy cô giáo để bài viết được hoàn thành tốt hơn. Bài viết được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, Tiến sỹ: Trần Mai Hương. Em xin chân thành cảm ơn cô. PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương I: Khái quát chung về đầu tư và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “huy động vốn đầu tư cho sự phát triển ngành Dầu khí”, em xin trình bày những khái niệm cơ bản về đầu tư, đầu tư cho phát triển và các nguồn vốn cơ bản cần huy động cho công cuộc đầu tư. I / Đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng trong hoạt động đầu tư có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ con người. Còn những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hoặc cũng có thể là tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hi sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi không chỉ với người bỏ vốn ra mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế cũng được thụ hưởng. Trong hoạt động đầu tư có bao gồm Đầu tư cho tài chính, Đầu tư thương mại và Đầu tư cho phát triển. Đầu tư vào ngành dầu khí là hoạt động thuộc thuộc lĩnh vực Đầu tư phát triển. Vậy Đầu tư cho phát triển là gì? Đầu tư phát triển Khái niệm Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trực tiếp không chỉ tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ mà còn duy trì năng lực trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt của đời sống xã hội. Được thể hiện ở chỗ, khi đi vào quá trình vận hành kết quả đầu tư thì máy móc kỹ thuật và khoa học công nghệ phải luôn được bảo dưỡng, nâng cấp để duy trì sản xuất, không những thế mà khoa học công nghệ phải luôn luôn được đổi mới để phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiên đại, để bắt kịp với nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Đầu tư cho phát triển được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đặc điểm của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau: + Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô vốn, vật tư, lao động thường là rất lớn. Khi đi vào vận hành kết quả đầu tư, thì vốn đầu tư là yếu tố nằm đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện. Nó đòi hỏi người chủ đầu tư phải có những biện pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch hợp lý để quản lý vốn một cách chặt chẽ để hoạt động đầu tư có hiệu quả sử dụng vốn cao, tránh thất thoát vốn. + Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. + Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các kết quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… + Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng thì thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên do đó quá trình thực hiện đầu tư và đi vào vận hành kết quả đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địa điểm đó. + Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài…nên mức rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Từ những đặc điểm trên, ta thấy Đầu tư phát triển không những tác động đến nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ xã hội. Vì vậy mà Đầu tư phát triển có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vai trò của Đầu tư phát triển. Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Việc gia tăng vốn quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng bình quân cho mỗi lao động. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần. g =  =    =    =    Từ đó có thể suy ra:  =   I Trong đó: Y: là mức gia tăng sản lượng K: là mức gia tăng vốn đầu tư I : là mức đầu tư thuần K : là tổng quy mô vốn của nền kinh tế Y : là tổng sản lượng của nền kinh tế ICOR: là hệ số gia tăng vốn-sản lượng Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng đa dạng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất thỏa đáng. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, nhà nước thể hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như chính sách tài khóa, chính sách tiền tề và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý. Tỷ trọng vốn đầu tư cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và nền kinh tế. Không những thế, giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn dến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi. AD=C+ I + G + X – M Trong đó: C: tiêu dùng I: đầu tư G: tiêu dùng của chính phủ X: xuất khẩu M: nhập khẩu + Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau: Q= F (K, L, T, R…) Trong đó: K: vốn đầu tư L: lao động T: công nghệ R: nguồn tài nguyên Sự tác động của đầu tư đến cung, cầu được thể hiện qua mô hình sau: Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác nếu tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Đầu tư có tác động hai mặt đến tính ổn định của nền kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của yếu tố đầu tư tăng lên làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, công nghệ, lao động…), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, các nhà hoặch định chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra chính sách nhằm hạn chế tác động xấu nhằm phất huy tác động tích cực, duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư có tác động lớn tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sản phẩm làm ra có chất lượng yêu cầu cần phải được đầu tư vào công tác đào tạo từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, chi phí đào tạo ở đây bao gồm chi phí của nhà nước và chi phí của dân cư cho con em đi học. Và như vậy, để có được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cần phải thông qua tuyển dụng, chọn lọc,… để tiến hành khâu này cần phải tốn một khoản chi phí nhất định, khi đó sẽ có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, năng suất cao và sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nhất. Đầu tư với việc tăng cường năng lực khoa học cộng nghệ của đất nước. Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghê của môt doang nghiệp và quốc gia. Đầu tư và đặc biệt đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới và cải tạo năng lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và của các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, qua trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn ,thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học và công nghệ. Mỗi doanh nghiệp mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của tưng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế. Như vậy, đầu tư có một vai trò vô cùng to lớn đối với toàn bộ sự phát triển của một quốc gia. Muốn hoạt động đầu tư ta cần có vốn đầu tư. Vậy vốn là gì? Vốn huy động từ đâu? 3. Vốn và nguồn vốn 3.1. Khái niệm về vốn Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích:"Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế." (Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1999, Tr. 129) Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung.trên phương diện nền kinh tế,vốn đầu tư phát triển là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố định và vốn lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác. Nội dung của chỉ tiêu này được thể hiện theo công thức sau: Vốn đầu tư phát triển  =  Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ (1)  +  Vốn lưu động bổ sung (2)  +  Vốn đầu tư phát triển khác (3)   Bảng 1: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thời kỳ 1995-2009 Đơn vị tính: % Năm  Nguồn vốn trong nước  Nguồn vốn nước ngoài  Tổng số   1995  69.6  30.4  100   1996  74.0  26.0  100   1997  72.0  28.0  100   1998  79.2  20.8  100   1999  82.7  17.3  100   2000  82.0  18.0  100   2001  82.4  17.6  100   2002  82.6  17.4  100   2003  84.0  16.0  100   2004  85.8  14.2  100   2005  85.1  14.9  100   2006  83.8  16.2  100   2007  75.7  24.3  100   2008  70.2  29.8  100   2009  74.3  25.7  100   Trong giai đoạn 1995-1997, nguồn vốn trong nước chiếm hơn 70%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bước sang giai đoạn 1998-2006, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, chỉ chiếm chưa đến 20%, đó là do hiệu ứng của khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam có nhiều bất lợi. Bằng những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô cùng với sự nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp lý, từ 2007-2009, Việt Nam trở thành lựa chọn hợp lý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhờ đó tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài đã tăng và chiếm 30%. Xu hướng này là một tín hiệu tốt, phù hợp với cơ cấu đầu tư hợp lý về nguồn vốn là giảm dần tỷ trọng vốn trong nước, tăng dần tỷ trọng vốn nước ngoài; mặt khác vẫn đảm bảo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. 3.2. Các nguồn vốn cơ bản Có rât nhiều cách phân chia các nguồn vốn huy động vào hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. ở đây tôi xin đưa ra một cách phân chia nguồn vốn huy động, mà ta sẽ dựa vào các nguồn này để xem xét vấn đề huy động vốn vào ngành đầu khí ở phần sau. Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn nhà nước Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn thời kỳ 2003-2010. Đơn vị: % Năm  Tổng số  Nguồn vốn nhà nước     Vốn ngân sách nhà nước  Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước  Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước   2003  100  43.62  31.06  25.32   2004  100  44.71  28.17  27.12   2005  100  43.76  30.45  25.79   2006  100  45.03  30.81  24.16   2007  100  49.49  25.48  25.02   2008  100  54.40  22.26  23.34   2009  100  54.13  14.50  31.37   2010  100  54.21  15.41  30.38   Thực trạng Việt Nam cho thấy vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50% trong tổng số vốn từ khu vực nhà nước. Tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm khoảng 30% giai đoạn 2003-2006 và giảm dần từ năm 2007 đến 20010 chỉ còn 15,41%. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng dần, từ 2008 đến nay nguồn vốn này đã đóng góp 30% vào tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước. + Vốn ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nh
Luận văn liên quan