1. Vị trí địa lý
Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20
km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38
nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua
cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ
(Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa ) với H ải Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài,
giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và
Hải Dương.
2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết)
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm,
trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt đ ộ trung bình mùa hè
23,2oC, mùa đông 16oC.Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC.
Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới
70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng
cao nhất 92%, thấp nhất 79%.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4787 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC & CHẾ BIẾN DẦU VÀ
THAN ĐÁ
BÀI TẬP CHUNG
Tình hình kinh tế xã hội của
tỉnh Hưng Yên
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tuấn Anh MSSV: 20106252
Vũ Đức Bình 20104598
Đỗ Văn Cường 20104647
Nguyễn Văn Huy 20104712
1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về tỉnh Hưng Yên................................................................. 1
1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 1
2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết) ................................... 1
3. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................. 1
4. Diện tích - Dân số - Lao động................................................................... 2
5. Tổ chức hành chính .................................................................................. 2
II. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên ................................................. 4
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Hưng Yên (Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tuấn Anh) ............................................................................................. 4
1.2 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hưng Yên (sinh viên thực
hiện: Nguyên Tuấn Anh) .................................................................................... 6
1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh Hưng Yên ................................... 10
1.4 Mạng lưới truyền tải tỉnh Hưng Yên (sinh viên thực hiện: Vũ Đức Bình)17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 21
2
3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HƯNG YÊN
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
1. Vị trí địa lý
Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20
km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38
nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua
cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ
(Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài,
giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và
Hải Dương.
2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết)
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm,
trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè
23,2oC, mùa đông 16oC.Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC.
Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới
70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng
cao nhất 92%, thấp nhất 79%.
3. Tài nguyên thiên nhiên
Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình
tương đối bằng phẳng.Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha
(chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất
chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng
7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất
nông nghiệp.
4
Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn
nước ngọt rất dồi dào.Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có
lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng
với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có
những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát
triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu
vực lân cận.
Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có
trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một
tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu
dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu.
4. Diện tích - Dân số - Lao động
- Diện tích tự nhiên là 923,09 km2.
- Dân số 1.116 nghìn người (năm 2003).
- Mật độ dân số 1.209 người/km2.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm.
Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, chiếm
51% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học,
cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có truyền thống
lao động cần cù và sáng tạo.
5. Tổ chức hành chính
Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thị xã, 09 huyện; có
07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị, văn
hóa của tỉnh.
5
Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
6
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HƯNG YÊN
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Hưng Yên (Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Tuấn Anh)
Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải
Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên nên Hưng
Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009,
mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%.
Quốc lộ số 5 (đoạn đi qua địa phận tỉnh Hưng Yên)
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A,
phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II
(Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh
Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm
công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm...
Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.
7
Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây
khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho
những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ
được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt
Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua
các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200
(chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ
38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo
đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao
tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế
giữa các vùng trong tỉnh.
Khu công nghiệp Thăng long II
Ngày 28/11/2011, Thủ tướng có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến 2020.
Theo quy hoạch, Hưng Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5% và đạt khoảng 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016
- 2020. GDP bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD vào năm 2015 và trên
4.300 USD vào 2020.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm
khoảng 33%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50% và nông nghiệp chiếm
khoảng 17%. Đến năm 2020, phấn đấu cơ cấu kinh như như sau: dịch vụ chiếm
8
37,8 - 39,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 50 - 51% và nông nghiệp chiếm
10,5 - 11,2%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đến 2015 đạt trên 17.000
tỷ đồng và đến 2020 đạt trên 35.000 tỷ đồng. Phấn đấu giá trị hàng hóa xuất
khẩu tăng bình quân 2011 - 2015 đạt 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt
khoảng 18%/năm.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 63,8% và giai đoạn
2016 - 2020 khoảng 65,9% tổng giá trị gia tăng.
1.2 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hưng Yên (sinh viên thực
hiện: Nguyên Tuấn Anh)
Những năm qua, tỉnh và thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ
thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, cầu cảng… Đặc biệt, sự kiện cầu Yên
Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc được thông xe, tuyến
quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan trọng
giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng
cao sức hút đầu tư. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa
bàn thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất,
đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả khá
như: Công ty cổ phần may Hưng Yên, Công ty may Phố Hiến… Giá trị sản xuất
công nghiệp của thành phố năm 2008 đạt 560,479 tỷ đồng. Năm 2008, giá trị
thương mại - dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt
693 tỷ đồng
Hoạt động vận tải hàng năm phục vụ cho trên 3,5 triệu lượt khách, gần 800
nghìn tấn hàng hoá, doanh thu vận tải năm 2008 đạt gần 82 tỷ đồng.[6].
TP. Hưng Yên được kết nối với các tỉnh, thành khác qua các quốc lộ:
Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dương (H.Cẩm Giàng) - TP.Hưng Yên - Hà
Nam (Kim Bảng).
Quốc lộ 38B: TP.Hải Dương - TP.Hưng Yên - Ninh Bình.
Quốc lộ 39A: TP.Hưng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A).
Quốc lộ 39B: TP.Hưng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy)
Đây là những cơ sở tiền đề rất quan trọng để tỉnh Hưng Yên đưa ra các định
hướng cho công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai.
9
Quốc lộ 38B
Nói đến phát triển cơ sở hạ tầng, chúng ta không thể không nhắc đến Cơ sở hạ
tầng thương mại (HTTM) . Đây là nền tảng của sự phát triển thương mại dịch
vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá,
thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh được quan tâm
đầu tư và huy động nhiều nguồn lực khác nhau để xây dựng, tạo nên sự phong
phú, đa dạng, từng bước tạo dựng cho người tiêu dùng thói quen mua sắm văn
minh, hiện đại, an toàn, chất lượng. Với mục tiêu phát triển mạng lưới bán buôn,
bán lẻ trên địa bàn tỉnh vừa bảo đảm phục vụ cho nhu cầu mua, bán của dân cư,
vừa bảo đảm tính liên kết cuả hệ thống phân phối với nhiều phương thức kinh
doanh, nhiều thành phần tham gia và ít khâu, nấc, tạo điều kiện cho hoạt động
lưu thông hàng hóa được mở rộng và gắn kết với các tỉnh, thành phố cũng như
với thị trường khu vực và thế giới, UBND tỉnh đã phê duyệt “Quy hoạch phát
triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ của tỉnh đến năm 2020”. Theo quyết định đã
được phê duyệt, trong giai đoạn 2011-2020, ngoài việc nâng cấp, cải tạo các chợ
hiện có; phát triển các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng chuyên doanh…, tỉnh tập
trung đầu tư xây dựng thêm một số siêu thị, trung tâm mua sắm. Trước mắt có
thể phát triển các tuyến đường phố thương mại ở thành phố Hưng Yên, khu vực
Mỹ Hào và thị trấn Văn Giang. Từng bước xây dựng các sàn giao dịch hàng hóa,
áp dụng các hình thức mua bán hiện đại như: đấu giá, thanh toán điện tử...
10
Trong quy hoạch HTTM được phê duyệt phần lớn phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của địa phương. Trên
cơ sở quy hoạch chung, hằng năm các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đầu
tư cụ thể, có ưu tiên đối với dự án quan trọng, nhất là các chợ đầu mối tại các
vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, những địa bàn có lợi thế về giao
thương hàng hóa và có nhu cầu bức xúc về chợ và những chợ cần đầu tư cải tạo
nâng cấp, mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu thông trên địa bàn. Việc thực hiện
quy hoạch ngành thương mại, mạng lưới bán buôn, bán lẻ, mạng lưới chợ đến
nay đã đạt được những kết quả bước đầu như: Phát triển được 6 siêu thị, xây
mới 15 chợ theo quy hoạch, nâng tổng số chợ trên toàn tỉnh lên 99 chợ, trong đó
có 84 chợ nông thôn, đạt mật độ bình quân 0,57 chợ/xã. Số chợ hoạt động hiệu
quả chiếm 90%. Toàn tỉnh có 4 chợ hạng I được đầu tư khang trang, hiện đại có
khả năng phân luồng bán buôn ra các tỉnh lân cận như: Chợ Đông Tảo, chợ Phủ
(Khoái Châu), chợ Trần Cao (Phù Cừ)... Các chợ hạng II tập trung chủ yếu tại
trung tâm các huyện, thị trấn, thị tứ.
Phát triển các hệ thống trung tâm thương mại hiện đại là mục tiêu đang được
hướng tới của tỉnh Hưng Yên
Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng thương mại, việc mua, bán của
người dân ngày càng thuận tiện, văn minh, lịch sự. Các siêu thị, trung tâm
thương mại thu hút lượng khách hàng ngày càng nhiều, các chợ cũng buộc phải
thay đổi phong cách kinh doanh, phục vụ. Tại một số vùng nông thôn trong tỉnh,
nhiều chợ đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp, tạo thuận lợi trong việc
11
mua bán của người dân như chợ Phủ (Khoái Châu), chợ thị trấn Yên Mỹ (Yên
Mỹ)... Hoạt động kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại với phương thức
hoạt động văn minh hiện đại làm thay đổi diện mạo thương mại bán lẻ và thói
quen mua sắm truyền thống của nhiều bộ phận dân cư. Phát triển cơ sở hạ tầng
thương mại đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhờ hoạt động hiệu quả của thị
trường nội địa với mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng trưởng cao. Theo số
liệu thống kê, năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh đạt trên 14.387 tỷ đồng, tăng 16,80% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt
động lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn chủ yếu
tập trung ở ngành thương nghiệp, đạt trên 13.010 tỷ đồng, tăng 16,47% và chiếm
tới 90,42% tổng mức bán lẻ. Ngành khách sạn, nhà hàng thực hiện gần 881 tỷ
đồng, tăng 19,83% và chiếm 6,13% tổng mức bán lẻ, còn lại là hoạt động của
các ngành dịch vụ khác.
Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có các tuyến giao thông quan
trọng chạy qua, Hưng Yên có cơ hội để phát triển thương mại nhờ giao lưu hàng
hoá được mở rộng khi trao đổi hàng hoá nội vùng, liên vùng và tới cả các thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc phát
triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng có một số bất cập.
Hệ thống hạ tầng thương mại còn chưa xứng tầm vị thế, chưa hiện đại, còn thiếu
nhiều tiện ích, phần nhiều chỉ tập trung vào bán hàng là chính, chưa chú ý tới
các dịch vụ đi kèm.Phần lớn chợ được hình thành cách đây lâu năm, cơ sở vật
chất, không gian kiến trúc và yêu cầu diện tích mặt bằng chưa đáp ứng được nhu
cầu giao lưu, buôn bán.Mô hình phân phối hiện đại phát triển chậm, mô hình tổ
chức còn yếu.Hệ thống chợ còn xập xệ, nhiều chợ mới xây khang trang nhưng
hiệu quả khai thác chưa cao, trong khi chợ cóc tràn lan, mất văn minh đô thị và
chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở nhiều vùng quê, chợ họp lấn chiếm
lòng đường, gây mất an toàn giao thông. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu
thị theo quy hoạch không trùng khớp nhau và chưa tính hết khả năng, nhu cầu
phát triển thương mại của địa phương, do vậy, có những trung tâm thương mại
hoặc siêu thị chưa phát huy hết hiệu quả.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển ngành thương mại của tỉnh trong giai đoạn vừa
qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ nhiều phương diện khác
nhau.Trong 1 buổi phỏng vấn với báo chí, ông Nguyễn Văn Bá, Trưởng phòng
Quản lý Thương mại, Sở Công Thương cho biết: “Nhằm phát triển thương mại
trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, tương xứng với những lợi thế của
tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thời gian tới Sở Công Thương sẽ
tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ,
xuất khẩu hàng hóa, nhất là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như
12
dệt may, điện tử, mây tre đan... Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị
trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất
trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hợp tác phát triển kinh tế
trong vùng, trong nước và nước ngoài”.
1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh Hưng Yên
A Nhu cầu sử dụng điện tỉnh Hưng Yên (Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn
Huy)
1.Giới thiệu về công ty điện lực hưng yên
Trước nhu cầu cấp thiết về điện phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh,
Công ty Điện lực Hưng Yên (tên gọi ban đầu là Điện lực Hưng Yên) được thành
lập theo quyết định số 246 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14 tháng 3 năm 1997 của
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; đổi tên thành Công ty Điện lực Hưng Yên
theo quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, đơn vị chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/1997; liên tục nhiều năm
liền tập thể CBCNV Công ty Điện lực Hưng Yên nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, vận
dụng sáng tạo các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, hoàn thành xuất sắc toàn diện
các mặt công tác., nhiệm vụ chính là :
- Sản xuất điện , kinh doanh điện
- Xây dựng và cải tạo lưới điện phân phối
- Sửa chữa đại tu thiết bị điện
- Thiết kế lưới điện phân phối. tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế……
Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV;
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV;
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV;
- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện
áp 110 kV;
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Gia công, chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, vật liệu điện, thiết bị viễn thông, truyền hình
cáp và Internet;
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Kinh doanh các dịch vụ Internet, viễn thông công cộng, truyền thông và quảng
cáo;
13
- Xây lắp các công trình viễn thông, truyền hình cáp và Internet;
- Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi;
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao;
- Đại lý bảo hiểm;
2.Thực trạng sử dụng điện của tỉnh Hưng yên
1.1 Bước đầu hình thành và sử dụng điện của tỉnh Hưng yên từ năm
1997 tới năm 2004
31/12/2004, Điện lực Hưng yên quản lý vận hành tổng chiều dài đường dây:
1046.2KM , với tổng dung lượng đạt 274158KVA .
Sau 7 năm phát triển bằng sự năng động, sáng tạo Điện lực Hưng yên đã đạt
được những thành tựu to lớn ,sản lượng điện thương phẩm ngày càng tăng, tốc
độ tăng trưởng các mặt sản xuất kinh doanh bình quân từ 15% đến 20% cụ thể
về điện thương phẩm năm 1997 đạt 108.7 triệu KWH đến năm 2004 đạt 458
triệu KWH tăng 4.24 lần. Về doanh thu tiền điện năm 1997 đạt 50.1 tỷ đến năm
2004 đạt 287.6 tỷ tăng 5.74 lần, số khách hàng khi mới thành lập là 4682KH đến
năm 2004 là 12707 KH tăng 2.75 lần , về tổn thât điện năng năm 1997 là :
15.45% năm 2004 giảm xuống còn 5.8% giảm 9.65% so với năm 1997.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22.36%, điện năng bình quân
đầu người năm 2004 đạt 318.14 KWh thấp hơn so với toàn quốc là 436.06KWH
, giá bán bình quân của điện lực năm 1997 đạt 497.34 đ/KWH năm 2004 đạt
628.92 đ/KWH. Tổng số khách hàng là 13512 KH trong đó:
Khác ngoài nước 23KH
Khách hàng trong nước là 13.489KH
Khách hàng gia tư 12449KH
Khách hàng cơ quan là 1063 KH
Số khách hàng bán điện qua TBA chuyên dùng 898 KH
Tính đến năm 2005 100% các hộ gia đình của tỉnh hưng yên sử dụng điện lưới
quốc gia.
14
Năm 2005 công tác kinh doanh đã hoàn thành chỉ tiêu Công ty Điện lực 1
giao cụ thể : Điện thương phẩm đạt 100% ( tăng 22.15% so với năm 2004 ) ; giá
bán điện bình quân tăng 1.221 đ/KWh so với kế hoạch ( tăng 11.499% so với
năm 2004 ) ; thu lộp tiền điện đạt 100% ( tăng 27.2% so với năm 2004 ) ; tổn
thất điện dù đạt kế hoạch nhưng tăng 0.46% so với năm 2004 do phải chịu thêm
tổn thất lưới 0.4KV mới tiếp nhận. Trong năm 2005 đã phát triển mới được
42375 khách hàng.
1.2 Thực trạng sử dụng điện của Hưng Yên năm 2005-nay
Tính đến ngày 30/6/2011, Công ty Điện lực Hưng