Đề tài Tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị la hay về tư pháp quốc

Từ năm 1980 đến năm 2007, trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Việt Nam đã ký được 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với nước ngoài, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (tới nay, Hiệp định ký với CHDC Đức đã hết hiệu lực). Cụ thể là, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam đã ký được 06 Hiệp định và kể từ khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Việt Nam ký thêm được 09 Hiệp định Tương trợ tư pháp với các nước.

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị la hay về tư pháp quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Phần thứ nhất: Đánh giá tổng quát thực trạng tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay và tác động về mặt kinh tế xã hội và vai trò của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 1.1. Tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay 1.1.1.Tình hình ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành Từ năm 1980 đến năm 2007, trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Việt Nam đã ký được 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với nước ngoài, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (tới nay, Hiệp định ký với CHDC Đức đã hết hiệu lực). Cụ thể là, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam đã ký được 06 Hiệp định và kể từ khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Việt Nam ký thêm được 09 Hiệp định Tương trợ tư pháp với các nước. Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực dân sự và hình sự ký trong giai đoạn 1980 – 1992: CHDC Đức (đã hết hiệu lực), Liên Xô (ký ngày 10/12/1981, được Liên bang Nga kế thừa, mặc dù giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Hiệp định mới năm 1998 nhưng Hiệp định mới này hiện nay chưa có hiệu lực do hai bên chưa hoàn thành thủ tục trao đổi thư phê chuẩn), Tiệp Khắc (ký ngày 12/10/1982, nay Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-kia kế thừa), Cu Ba (ký ngày 30/11/1984), Hung-ga-ri (ký ngày 18/01/1985), Bun-ga-ri (ký ngày 03/10/1986). Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực dân sự và hình sự ký trong giai đoạn 1993 – 2007: Cộng hòa Ba Lan (ký ngày 22/3/1993), CHDCND Lào (ký ngày 06/7/1998), Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998), U-crai-na (ký ngày 16/4/2000), Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000), Bê-la-rút-xia (ký ngày 14/9/2000), CHDCND Triều Tiên (ký ngày 04/5/2000). Nội dung của các Hiệp định được ký trong hai giai đoạn này về cơ bản là giống nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và phương pháp thống nhất các quy tắc lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và hình sự, trong một số Hiệp định còn giải quyết cả vấn đề dẫn độ hoặc chuyển giao người bị kết án phạt tù. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1993-2007, chỉ có những Hiệp định ký kết với nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây thì nội dung, phạm vi và hình thức Hiệp định không khác nhiều so với các Hiệp định mà Việt Nam đã ký trong giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện một xu thế mới, đó là nội dung của một số Hiệp định cũng không còn rộng và tương tự như nội dung của các Hiệp định đã ký trong giai đoạn đầy tiên. Cụ thể là, các Hiệp định mà Việt Nam đã ký với Pháp và Trung Quốc có phạm vi nội dung đơn giản hơn, chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp tác tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp của hai nước mà không quy định về vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp. Đây cũng là xu thế ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại giữa các nước trong giai đoạn tiếp theo. Sau khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành hai năm, trong cả hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị liên quan đến ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2010 (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005) và Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2010 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005) vai trò, ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc tăng cường và mở rộng việc ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp đều được nhấn mạnh ở cả hai Văn kiện này. Cùng với việc ban hành hai Nghị quyết của Bộ Chính trị năm 2005, việc ra đời Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển cả về nhận thức và trình độ phát triển của chuyên ngành luật tư pháp quốc tế ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy việc đàm phán, ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, phù hợp với chính sách đối ngoại rộng mở nhằm thực hiện chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Sau khi Luật Tương trợ tư pháp có hiệu lực, trong hai năm 2008 - 2009, cùng với Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì đề xuất việc đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp cũng từng bước đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể như sau: Trong năm 2008 và 2009, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an tiến hành đàm phán một số Hiệp định: Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Anh (đã đàm phán vòng 1 tại Hà Nội vào cuối năm 2008, nay đang chuẩn bị các nội dung và thủ tục cần thiết để đàm phán vòng 2), Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc (đã đàm phán vòng 1 tại Hà Nội vào cuối năm 2009, nay đang chuẩn bị thẩm định để đàm phán Vòng 2). Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển khai việc sửa đổi các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại với Séc và một số nước XHCN trước đây như Ba Lan, Xlô-va-kia, đàm phán Hiệp định TTTP về dân sự và thương mại với Cam-pu-chia, Ka-zắc-xtan, Ấn Độ trong năm 2010. Trong năm 2010, Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại với An-giê-ri nhân chuyến thăm An-giê-ri của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào giữa tháng 4 năm 2010 và ký Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam. Tới nay, Chính phủ Việt Nam đã có Tờ trình Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và An-giê-ri và hoàn tất các thủ tục nội bộ để triển khai thực hiện Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam. Đánh giá một cách sơ bộ cho thấy các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký trong thời gian qua hoặc đang trong quá trình đàm phán đều có nội dung phù hợp với các quy định của Hiến pháp, Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam; việc đàm phán, ký kết được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, nguyên tắc quy định tại Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Xuất phát từ xu thế chung trong việc “đơn giản hóa” và có thể nhanh chóng tạo sự đồng thuận giữa các quốc gia ký kết, trong thời gian gần đây, các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại được xây dựng theo hướng chỉ điều chỉnh các vấn đề mang tính nguyên tắc, thủ tục trong hợp tác tương trợ tư pháp và dẫn chiếu đến pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung của quốc gia cùng ký kết, chứ không đề ra những quy phạm xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền như các Hiệp định mà đã ký với các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn trước đây. Xu hướng ký kết Hiệp định tương trợ theo từng lĩnh vực chuyên ngành (hoặc chỉ chuyên về hình sự, dẫn độ, hoặc chuyên về tố tụng dân sự), không quy định xen kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vực với nhau, đang được các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng chú trọng. Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại quy định trong các Hiệp định đã ký kết hoặc các dự thảo Hiệp định đang được đàm phán giữa Việt Nam và các nước phù hợp với Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp. Cụ thể, bao gồm các nội dung sau: tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự; trao đổi tài liệu, thông tin giữa các cơ quan tư pháp; công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài. Do nội dung thứ năm này là một nội dung rất quan trọng, góp phần thực hiện một cách triệt để, có kết quả và góp phần làm cho hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của các nước trở nên ý nghĩa hơn, đáp ứng được quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong nước cũng như yêu cầu thực tế của các công dân và pháp nhân hơn; đồng thời do nội dung này đã có tiền lệ được quy định tại tất cả các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước khác trước đây, cho nên trong quá trình đàm phán gần đây, phía Việt Nam đã kiên quyết đề nghị bổ sung thêm phần quy định này vào các dự thảo Hiệp định tương trợ tư pháp mặc dù phía đối tác chưa thực sự sẵn sàng và phạm vi của Luật Tương trợ tư pháp 2007 không quy định nội dung công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án và quyết định của trọng tài nước ngoài. 1.1.2 Tình hình ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp đa phương Có thể nhận thấy, trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng ASEAN, trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và cả trên bình diện toàn cầu bằng cách chủ động tổ chức hoặc tham gia các diễn đàn, hội nghị và chủ động đưa ra những đề xuất, sáng kiến trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, đặc biệt là đưa ra những đề xuất đối với các thành viên ASEAN. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam và các nước trong khu vực vẫn chưa coi trọng đúng mức cơ chế hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại hiện nay giữa Việt Nam và hầu hết các nước trong khối ASEAN cũng như giữa các nước trong khối với nhau vẫn chỉ tiến hành trên cơ sở của nguyên tắc có đi có lại đối với từng vấn đề cụ thể. Việt Nam vẫn chưa ký kết hoặc tham gia một công ước quốc tế nào về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. 1.1.3 Những vướng mắc, khó khăn hiện nay và những nguyên nhân trở ngại của công tác đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự Chưa có đánh giá chi tiết về nhu cầu đàm phán, ký kết điều ước quốc tế. Phía Việt Nam chưa thực sự chủ động đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế mà thường thì các đề xuất về việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp xuất phát từ đề nghị của phía nước ngoài. Nhận thức, và trình độ hiểu biết của đội ngũ cán bộ về pháp luật quốc tế nói chung, tư pháp quốc tế nói riêng và kỹ năng đàm phán còn hạn chế nhiều so với trình độ cán bộ của các nước phát triển. Số lượng cán bộ đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ rất hiếm. 1.1.4 Số liệu thống kê và tình hình thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự nói riêng và ủy thác tư pháp về dân sự nói chung trong những năm gần đây Theo thống kê tại Báo cáo tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp, trong thời gian gần đây, mỗi năm Bộ Tư pháp đã nhận và chuyển trên dưới 3.000 hồ sơ ủy thác tư pháp đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài để giải quyết; trong đó, hơn 80% là các hồ sơ do toà án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị uỷ thác ra nước ngoài; khoảng 20% còn lại là số hồ sơ ủy thác do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chuyển đến, chủ yếu là từ các nước Ba Lan, Séc, Pháp, Hàn Quốc. Trong số các hồ sơ của Việt Nam đề nghị uỷ thác tư pháp ra nước ngoài thì hồ sơ do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi đến chiếm đa số (khoảng trên 65%) tiếp sau đó là Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Tây Ninh. Trong số đó, những nước được yêu cầu thực hiện nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp thường là các nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam như: Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Canada, CHLB Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan). Số lượng hồ sơ ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp chiếm tỷ lệ không nhiều, chỉ vài trăm bộ trên tổng số trên dưới 3000 bộ hồ sơ một năm, chủ yếu là Séc, Ba Lan, Pháp. Nhìn chung, việc thực hiện các uỷ thác tư pháp về dân sự (với các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như với các nước chưa ký kết Hiệp định) trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Luật Tương trợ tư pháp đã dần dần đi vào nền nếp nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Song do còn quá nhiều nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp còn chậm, bị ách tắc nhiều. Bảng số liệu tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự trong thời gian gần đây (theo quốc tịch của đương sự): Năm Tổng số Trả lại hồ sơ Quốc tịch Việt Nam Quốc tịch nước có hiệp định Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Pháp Tỷ lệ % Trung Quốc Tỷ lệ % Khác (Nga, Belarus, Lào…) Tỷ lệ % 2008 837 59 7.0 393 47.0 21 2.5 8 1.0 5 0.6 2009 2567 115 4.5 740 28.8 93 3.6 19 0.7 7 0.3 2010 648 4 0.6 80 12.3 18 2.8 4 0.6 3 0.5 Năm Tổng số Trả lại hồ sơ Quốc tịch nước không có hiệp định Số lượng Tỷ lệ % Hoa Kỳ Tỷ lệ % TQ (Đài Loan) Tỷ lệ % Úc Tỷ lệ % Canada Tỷ lệ % Hàn quốc Tỷ lệ % Khác Tỷ lệ % 2008 837 59 7.0 46 5.5 131 15.7 3 0.4 76 9.1 44 5.3 51 6.1 2009 2567 115 4.5 919 35.8 257 10.0 131 5.1 112 4.4 57 2.2 117 4.6 2010 648 4 0.6 293 45.2 77 11.9 37 5.7 25 3.9 9 1.4 98 15.1 (nguồn: Báo cáo công tác tương trợ tư pháp giai đoạn 2007-2010, Bộ Tư pháp) 1.2. Tác động về mặt kinh tế và xã hội 1.2.1. Đối với các trường hợp có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp Qua các con số thống kê tình hình thực hiện ủy thác tư pháp trong những năm gần đây có thể cho thấy rõ hiệu quả và lợi ích nhìn thấy được của việc đạt được các cam kết quốc tế trong tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại. Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá, lượng hóa cụ thể được những ảnh hưởng tích cực của việc ký kết điều ước quốc tế đối với đời sống kinh tế xã hội, song một số lợi ích và hiệu quả có thể nhìn thấy được phải kể đến như sau: Lòng tin của các công dân, pháp nhân vào hệ thống tư pháp được cải thiện do các vụ việc, tranh chấp về dân sự có nhiều cơ hội hơn để được xem xét một cách công bằng, khách quan cho tất cả các bên đương sự và cho những người có quyền và lợi ích liên quan, cho dù người đó cư trú ở trong hay ngoài nước, bản án đã được tòa án trong nước tuyên được bảo đảm được công nhận và thi hành ở nước ngoài; Các cơ quan tư pháp của Việt Nam xác định được đầu mối rõ ràng để liên hệ, yêu cầu các cơ quan tư pháp của nước ngoài hỗ trợ tiến hành công tác xét xử; Quy trình thực hiện ủy thác tư pháp rõ ràng hơn, đơn giản hơn, rút ngắn được thời gian thực hiện, rút bớt được nhiều giai đoạn, nhiều thủ tục hơn (được miễn hợp pháp hóa giấy tờ, được gửi trực tiếp qua cơ quan trung ương chứ không phải đi vòng qua cơ quan đại diện ngoại giao, được miễn một số loại phí thực hiện ủy thác, ngôn ngữ thực hiện được xác định rõ ràng từ trước…). 1.2.2. Đối với các trường hợp chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp Đối với các nước chưa ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện các tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và sau này được thay thế bằng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đều quy định nguyên tắc Toà án Việt Nam sẽ hợp tác với toà án nước ngoài trong việc thực hiện tương trợ tư pháp trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Do đó, việc Toà án và các cơ quan tư pháp khác của Việt Nam thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của phía nước ngoài, kể cả khi không có điều ước quốc tế là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ trước hết là quyền lợi của công dân Việt Nam trong vụ việc do phía nước ngoài yêu cầu. Tuy nhiên, việc thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của Việt Nam hay của nước ngoài đối với trường hợp không có điều ước quốc tế, gặp phải nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là bất lợi cho các công dân và cơ quan nhà nước Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế và xã hội. Tốn kém về mặt kinh tế và thời gian cho cả người dân và các cơ quan nhà nước do thủ tục vòng vèo, qua nhiều công đoạn; Do số yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi đến những nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thường nhiều hơn số yêu cầu phía nước ngoài yêu cầu gửi tới Việt Nam nên việc thực hiện chỉ trông chờ vào sự may rủi, thiện chí của cơ quan có thẩm quyền của nước đó, không có cơ chế để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cam kết thực hiện đầy đủ và kịp thời; Và còn nhiều những hạn chế, bất lợi khác nếu không có điều ước quốc tế. Dưới đây là hai trong số rất nhiều ví dụ về những ảnh hưởng không có lợi đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân do Việt Nam chưa ký điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp với nước ngoài: Ví dụ thứ nhất: Về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Đương sự lãnh đủ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, tình hình kinh tế, xã hội luôn phát triển, hợp tác kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn, trong bối cảnh đó các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cũng tăng lên. Để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật thì tương trợ tư pháp là một công cụ hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp đó. Năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 3.622 vụ án có yếu tố nước ngoài (trong đó dân sự 1.367, hôn nhân gia đình 1.106, kinh doanh thương mại 1.227 và lao động 22). Hoạt động tương trợ tư pháp trong các vụ án này chủ yếu là ủy thác tư pháp giữa Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án có thẩm quyền của các nước để nhằm giúp nhau thực hiện một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định… Do đặc điểm về lịch sử, nhiều gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh tại miền Nam có nhiều người thân định cư làm ăn sinh sống ở nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Anh…đây là những nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên việc thực hiện ủy thác tư pháp gặp nhiều khó khăn vì không có kết quả. Đối với những nước có Hiệp định tương trợ tư pháp thì có thể nhận được kết quả nhưng rất chậm. Mặt khác trào lưu kết hôn với người nước ngoài cũng là vấn đề để lại hậu quả khi một bên trở về nước và có yêu cầu ly hôn với người đang ở nước ngoài. Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài; Đối với các vụ án dân sự yếu tố nước ngoài thường là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài. Các vụ kinh doanh thương mại thì công ty chính ở nước ngoài, các vụ lao động thì chủ doanh nghiệp là người nước ngoài đã trở về nước mà không thanh toán các khoản tiền cho người lao động. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Ví dụ bị đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai của bị đơn Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ghi là “Tòa án có thẩm quyền của Hoa Kỳ” gửi đến Bộ
Luận văn liên quan