Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay mỗi nước sẽ có kết cấu sản nghiệp, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế nhưng một trong những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là vấn đề lạm phát. Trong lịch sử, đã cho thấy nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy của lạm phát cao không thể kiểm soát được mà hậu quả kéo theo là một sự sụt giảm kinh tế và tình trạng mất ổn định chính trị trong nước. Lạm phát là quá trình tăng lên giá cả của các loại hàng hóa, sự mất giá của tiền tệ, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền. Lạm phát chính là vấn đề quan tâm của mọi nước, mọi nền kinh tế và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sau khi tiến hành cải cách vào năm 1986, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/2007, Viêt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng về phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 7%/năm và vào năm 2007 đạt mức 8,5%/năm,có nền chính trị ổn định lại nằm trong khu vực đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nên Việt Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư. Tuy vậy, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam vẫn đang gặp phải vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển. Và một trong những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó chính là tình trạng lạm phát. Lạm phát có tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, nó vừa có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Việt Nam đã trải qua những khoản thời gian mà lạm phát trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đó là vào những năm 1987 (lạm phát đến 700% - 1000% một năm), hiện nay dù không trầm trọng như năm 1987 nhưng cũng đã ở mức 2 con số vào năm 2007, 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là tầng lớp nhân dân lao động, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tác động không tốt đến môi trường kinh doanh đã và đang làm đau đầu các nhà làm chính sách khi đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội.
Chính vì những lẽ đó và để có thể tìm hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn về lạm phát Việt Nam hiện nay em đã lựa chọn đề tài:" Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005-đến nay".
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm để hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về những lý luận cơ bản của lạm phát và từ đó có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về thực trạng của tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010.
Nội dung của đề án được kết cấu thành 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát.
Chương 2 : Thực trạng lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005 – đến nay.
Chương 3 : Dự báo về tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 4 : Kết Luận.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình lạm phát của việt nam giai đoạn 2005 – đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
gõh
ĐỀ ÁN MÔN HỌC:
TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Ts.Võ Thúy Anh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Nguyễn Hòa Phương
Lớp: 35K07.1
ĐÀ NẴNG , THÁNG 4 - 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay mỗi nước sẽ có kết cấu sản nghiệp, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế nhưng một trong những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là vấn đề lạm phát. Trong lịch sử, đã cho thấy nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy của lạm phát cao không thể kiểm soát được mà hậu quả kéo theo là một sự sụt giảm kinh tế và tình trạng mất ổn định chính trị trong nước. Lạm phát là quá trình tăng lên giá cả của các loại hàng hóa, sự mất giá của tiền tệ, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền. Lạm phát chính là vấn đề quan tâm của mọi nước, mọi nền kinh tế và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sau khi tiến hành cải cách vào năm 1986, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/2007, Viêt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng về phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 7%/năm và vào năm 2007 đạt mức 8,5%/năm,có nền chính trị ổn định lại nằm trong khu vực đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nên Việt Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư. Tuy vậy, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam vẫn đang gặp phải vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển. Và một trong những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó chính là tình trạng lạm phát. Lạm phát có tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, nó vừa có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Việt Nam đã trải qua những khoản thời gian mà lạm phát trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đó là vào những năm 1987 (lạm phát đến 700% - 1000% một năm), hiện nay dù không trầm trọng như năm 1987 nhưng cũng đã ở mức 2 con số vào năm 2007, 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là tầng lớp nhân dân lao động, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tác động không tốt đến môi trường kinh doanh đã và đang làm đau đầu các nhà làm chính sách khi đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội.
Chính vì những lẽ đó và để có thể tìm hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn về lạm phát Việt Nam hiện nay em đã lựa chọn đề tài:" Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005-đến nay".
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm để hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về những lý luận cơ bản của lạm phát và từ đó có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về thực trạng của tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010.
Nội dung của đề án được kết cấu thành 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát.
Chương 2 : Thực trạng lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005 – đến nay.
Chương 3 : Dự báo về tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 4 : Kết Luận.
Do thời gian nghiên cứu đề án có hạn, và với những lý do khách quan cũng như chủ quan khác, đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của cô Ts.Võ Thị Thúy Anh đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2011
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
1.1.Khái niệm lạm phát :
1.1.1. Lạm phát :
Lạm phát là hiện tượng vốn có của các nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là hiện tượng kinh tế phổ biến đối với các nền kinh tế trên thế giới. Nó tồn tại ở cả những nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, cả trong thời kì phát triển, hưng thịnh lẫn trong thời kì suy thoái. Lạm phát ở mức độ nhất định có vai trò thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, giúp giảm thất nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế nhưng nếu lạm phát vượt ra khỏi tầm kiểm soát và tăng nhanh chóng có thể gây ra nhiều nguy hại cho đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu lạm phát có nhiều trường phái kinh tế, các khái niệm và cách khác nhau như:
Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C.Mác đã nêu lên quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật đó là: " Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
Theo định nghĩa của V.I.Lênin: Dựa trên quan điểm của C.Mác nhưng Lênin lại lập luận rằng sở dĩ khối lượng tiền tệ lưu thông tăng lên là do nhà cầm quyền phát hành tiền để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu chính phủ cũng như bộ máy nhà nước.
Vậy lạm phát theo quan điểm của Lênin là sự gia tăng khối lượng tiền tệ do sự phát hành thêm tiền của bộ máy nhà nước.
Theo quan điểm của Paul Samuelson thì cho rằng "lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì ,dầu xăng ,xe ô tô tăng ,tiền lương ,giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng “.Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị sự tăng lên của giá cả.
Quan điểm đối lập của Milton Friedman và quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái Keneys :
Chống lại quan điểm lạm phát của các nhà kinh tế theo trường phái Keneys, Friedman đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ thuyết lượng tiền tệ (quaility theory of money) xuất bản năm 1956. Ông cho rằng nếu tăng cung tiền sẽ làm tăng mặt bằng giá hay nói rõ hơn về lâu dài tăng tiền sẽ làm tăng giá các loại mặt hàng khiến mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập và sẽ không làm tăng sản lượng. Tuy về ngắn hạn nó có ảnh hưởng như thuyết Keneys là giúp tăng sản lượng nhưng trong dài hạn lại làm giảm sản lượng do giá đã thiết lập mặt bằng mới. Friedman cho rằng ngân hàng trung ương đều đặn tăng cung tiền cùng với mức độ tăng (theo giá cố định) thì lạm phát sẽ biến mất. Friedman cho rằng nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 là do sai lầm của ngân hàng trung ương trong việc siết chặt tiền tệ quá mức làm thiếu hụt lượng cung vốn cho thị trường được đề cập đến trong cuốn Money History Of United States xuất bản năm 1963.
Vào giai đoạn 1960 – 1970, lý thuyết Keneys về vai trò chi phối nhà nước trong nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách chi (sách giáo khoa Economics của Paul Samuelson từ ấn bản năm 1960 đến năm 1985). Ông cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và tình trạng thất nghiệp. Nếu một đất nước có tốc độ phát triển cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp thì phải chấp nhận mức lạm phát cao, còn ngược lại muốn lạm phát thấp thì phải chấp nhận thất nghiệp cao. Vậy đâu là lý do khiến giá tăng cao mà sản xuất phát triển. Đó là do khi lạm phát tăng cao nhưng tiền lương không tăng hoặc tăng chậm hơn so với mức độ lạm phát nên các chủ doanh nghiệp sẽ được lợi trong quá trình bán hàng, họ sẽ nhận được lượng lợi tức cao hơn và có nhiều vốn hơn để mở rộng sản xuất nhưng Friedman lại cho rằng người dân sẽ không "ngu lâu", khi lạm phát tăng cao sức mua của đồng lương giảm xuống người dân sẽ đòi hỏi lương cao hơn khiến chi phí sản xuất tăng cao hơn trong khi cầu vẫn không đổi gây ra tình trạng nền kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát cao do nguyên nhân chi phí đẩy (nước Anh năm 1979 đã áp dụng chính sách kinh tế của Friedman để giả quyết tình trạng vừa lạm phát vừa suy thoái lúc đó).
Friedman đã cố gắng giải thích lại thuyết lượng tiền tệ cổ điển mà những người theo trường phái Keneys đã phá như sau. Theo lý thuyết cổ điển ta có: (1) M.V = P.Q trong đó M (khối lượng tiền), V (vòng quay đồng tiền),P (mặt bằng giá), Q (sản lượng nền kinh tế). Từ định nghĩa (1) ta có thể suy ra những hệ quả như sau:
(2) Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay ≈ tỷ lệ thay đổi giá + tỷ lệ thay đổi sản lượng
(3) Tỷ lệ thay đổi giá ≈ Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay – tỷ lệ thay đổi sản lượng
Các nhà kinh tế cổ điển dựa vào định nghĩa (1) và (3) cho rằng vòng quay V của đồng tiền là không đổi nên khi ta tăng M thì chỉ làm tăng P chứ không tăng Q. Họ cho rằng Q chịu ảnh hưởng bởi sức sản xuất nên không bị ảnh hưởng, cung chỉ tạo ra cầu.
Việc chỉ sử dụng lý thuyết để giải thích sự vận động của nền kinh tế nên những người theo trường phái thuyết lượng tiền tệ cổ điển đã bị quan điểm Keneys đưa ra phá vỡ, ông cho rằng
Cung = cầu + tồn kho (cầu không nhất thiết phải bằng cung).
Một khi cầu bé hơn cung vì lo ngại trong tương lai hàng hóa sẽ tồn kho nhiều nếu cứ sản xuất như bây giờ các doanh nghiệp buộc phải giảm sản lượng nhằm điều chỉnh cho cung bằng cầu ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có thể đạt được, lúc đó Keneys cho rằng sự can thiệp nhà nước trong giai đoạn này là cần thiết để giải quyết khủng hoảng, nhưng chính phủ lại gặp khó khăn vì không thể tăng chi tiêu giúp đường tổng cầu sang trái liên tiếp được vì gặp phải giới hạn trong gia tăng chi tiêu và giảm thuế. Chủ trương này của Keynes tất nhiên không nên hiểu là phê phán cách giải thích của Friedman về nguyên nhân sự kéo dài cuộc đại khủng khoảng năm 1929. Vây đâu là nguyên nhân của trạng thái tâm lý lưỡng lự của dân chúng trong giai đoạn khủng hoảng "cầu" thì Keynes không giải thích được.
Friedman vẫn dùng định nghĩa của các nhà theo trường phái kinh tế cũ nhưng ông cho rằng V là thay đổi, cầu cũng không tất yếu bằng cung, nhưng phương trình để V ổn định là phải chịu nhiều nhân tố khác nhau tác động như lãi suất, mặt bằng giá P, sản lượng Q và cả kì vọng lạm phát trong tương lai của dân chúng. Nếu M cứ tăng đều đặn qua các năm khiến các biến số khác như lãi suất, mặt bằng giá tăng cao qua mức khiến người dân có xu hướng quay vòng đồng tiền nhiều hơn khiến V tăng lên, làm lạm phát tăng lên dù lượng tiền tăng lên không nhiều. Kiềm chế lạm phát không phải chỉ kiềm chế lượng tiền mà còn phải giữ ổn định V, thay đổi kì vọng của người dân về lạm phát cao thì mới bình ổn được giá cả.
Qua nhiều định nghĩa ở trên ta có thể rút ra kết luận như thế nào về lạm phát?
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên.
Các đặc trưng của lạm phát
+ Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá.
+ Mức giá cả chung tăng lên, đặc biệt là các loại hàng hóa thiết yếu.
+ Sự mất giá các loại chứng khoán có giá.
+ Sự giảm giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ.
+ Sản xuất đình trệ, hàng hóa dịch vụ khan hiếm.
+ Cán cân thương mại giảm sút, nhập siêu tăng nhanh.
1.1.2. Lạm phát cơ bản :
Lạm phát cơ bản là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá xu hướng cơ bản hay diễn biến chung của giá tiêu dùng bình quân. Lạm phát cơ bản nắm bắt xu hướng dài hạn hoặc phổ biến của giá cả hàng hóa hay dịch vụ bằng cách loại trừ những cơn lốc hay biến động nhất thời trong mức giá tiêu dùng bình quân.
1.2. Phân loại lạm phát :
1.2.1. Dựa vào tỉ lệ tăng giá :
1.2.1.1. Lạm phát vừa phải :
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát 1 con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.2.1.2. Lạm phát cao :
Loại lạm phát này xảy khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ hai, ba con số hàng năm (10%, 50%, 200%, 500%, 800%... một năm). Lạm phát này được gọi là lạm phát phi mã… đồng tiền trở nên mức giá nghiêm trọng, lãi suất thực thường là âm, trong điều kiện đó không ai cho vay với lãi suất bình thường, không ai muốn nắm giữ lượng tiền mặt quá lớn mà thay vào đó là các loại hàng hóa lâu bền. Loại lạm phát này gây ra nhiều tác hại cho đời sống kinh tế - xã hội.
1.2.1.3. Siêu lạm phát :
Loại lạm phát này có tỉ lệ tăng giá trên 1000% một năm. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế khi xảy ra tình trạng này, nó như căn bệnh ung thư chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh chóng, giá cả các mặt hàng tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế giảm mạnh, đồng tiền mất giá, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng. Lịch sử lạm phát đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát như ở Đức năm 1920-1923 tốc độ tăng lên tới 1 triệu lần, Bôlivia năm 1985 với mức 50.000% năm.
1.2.2. Dựa vào tính chất lạm phát :
1.2.2.1. Lạm phát dự kiến được :
Là loại lạm phát mà đã được dự tính một các chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn của nó. Loại này ít gây ra tổn hại thực cho mọi người và nền kinh tế mà gây ra những phiền toái đòi hỏi các giao dịch thường xuyên phải được điều chỉnh (thông tin kinh tế, tiền lương…).
1.2.2.2. Lạm phát không dự kiến được :
Mọi người bị bất ngờ về tốc độ tăng giá của các loại mặt hàng. Nó không chỉ gây ra những phiền toái cho mọi người như lạm phát dự kiến được mà còn gây ảnh hưởng không tốt không chỉ nền kinh tế mà còn là nền chính trị xã hội của quốc gia đó.
1.2.3. Dựa vào định tính :
1.2.3.1. Lạm phát công bằng :
Tốc độ tăng của lạm phát tương ứng với tốc độ tăng tiền lương và phù hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất. Lạm phát loại này là không ảnh hưởng đến người dân và nền kinh tế nói chung.
1.2.3.2. Lạm phát không công bằng :
Lạm phát tăng nhanh không tương ứng với tốc độ tăng của tiền lương và sự phát triển của nền kinh tế. Trên thực tế loại này cũng hay xảy ra.
1.3. Cách tính lạm phát :
1.3.1. Lạm phát :
1.3.1.1. Dựa vào chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) :
CPI (Consunmer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số này phản ánh mức thay đổi giá cả hàng hóa trong một giỏ hàng so với năm gốc cụ thể.
CPI thường được dùng để chỉ mức độ lạm phát tiền tệ trong xã hội. Thông thường các nhóm chính trong giỏ hàng hóa để tính CPI thường là thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vận tải và y tế. Tùy theo tình hình phát triển – kinh tế xã hội, thị hiếu tiêu dùng của người dân mỗi nước mà chủng loại hàng hóa sẽ thay đổi sao cho phù hợp.
Việc tính CPI bao gồm các bước:
Bước 1: cố định giỏ hàng hóa: ước lượng các hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng điển hình mua
Bước 2: xác định giá cả của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm.
Bước 3: tính chi phí để mua giỏ hàng: sử dụng các mức giá và lượng để tính chi phí mua giỏ hàng trong mỗi năm
Bước 4: Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá.
Trong đó:
CPIt: chỉ số CPI năm t
pt ; giá kỳ báo cáo;
: quyền số cố định kỳ gốc năm 2000
t : kỳ báo cáo; 2000: năm gốc.
+ Tính lạm phát:
Chỉ số lạm phát năm t so với năm t-1
=
CPIt – CPIt-1
CPIt-1
1
Trong đó:
CPIt: chỉ số CPI năm t
CPIt-1: chỉ số năm t-1
1.3.1.2. Dựa vào chỉ số giảm lạm phát GDP :
Chỉ số giảm lạm phát GDP hay chỉ số điều chỉnh GDP thường được kí hiệu là DGDP ( viết tắt tiếng anh là GDP deflator ) đo lường GDP theo giá hiện hành và giá cố định cùng các thành phần của nó. Ví dụ nếu GDP tăng theo mức cố định là 3% và theo mức giá danh nghĩa hiện hành là 8%, nó hàm ý mức lạm phát trong nền kinh tế là 5%.
Chỉ số giảm lạm phát GDP
=
GDPthực tế
GDPdanh nghĩa
GDPdanh nghĩa phản ánh giá trị bằng tiền của sản lượng được nền kinh tế tạo ra. GDPthực tế phản ánh khối lượng sản phẩm – tức là sản lượng được đánh giá theo giá năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của một đơn vị điển hình so với giá của nó trong năm cơ sở. Điểm khác biệt giữa DGDP và chỉ số CPI là ở chổ: (1) giá của giỏ hàng hóa tính chỉ số này khác nhau, trong đó DGDP sử dụng giá của tất cả hàng hóa sản xuất trong nước còn CPI lại sử dụng giỏ hàng hóa cố định không kể nơi sản xuất để tính CPI. (2) DGDP sử dụng giỏ hàng hóa dịch vụ sản xuất trong kì nghiên cứu vì thế giỏ hàng hóa này được thay đổi mỗi năm còn CPI lại sử dụng giỏ hàng hóa cố định qua mỗi năm và chỉ thay đổi khi cục thống kê hay chính phủ điều chỉnh.
1.3.1.3. Dựa vào chỉ số giá cả sản xuất ( PPI ) :
PPI (producer price index) là chỉ số giá người sản xuất hay còn gọi là chỉ số giá sản xuất được dùng để đo chi phí nguyên vật liệu sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ biến động của một lĩnh vực sản xuất trong thời kì nào đó.
PPI là chỉ số quan trọng để các cấp lãnh đạo ra các chính sách kinh tế tài chính hay hạch toán nền kinh tế quốc dân.
1.3.1.4. Dựa vào chỉ số giá cả hàng hóa :
Đó là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
1.3.2. Lạm phát cơ bản :
Phương pháp tính toán lạm phát cơ bản được nhiều quốc gia sử dụng là phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ tính toán lạm phát cơ bản bằng cách loại trừ giá cả của một số nhóm mặt hàng khỏi rổ CPI.Các thành phần hay được loại trừ là loại hàng hóa dễ bị biến động nhất đó là nhóm hàng lương thực – thực phẩm, năng lượng.
Phương pháp thống kê thuần túy để tính bao gồm: tính trung vị, trung bình lược bỏ có quyền số/không có quyền số hay phương pháp tính lại quyền số mới hay phương pháp bình quân gia quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn hoặc phương sai (những phương pháp này thường sử dụng nội bộ để nghiên cứu và phân tích).
Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích, tính toán và dự báo lạm phát cơ bản cũng nên tính thử nghiệm sử dụng nội bộ để nghiên cứu và phân tích.
1.4. Nguyên nhân lạm phát :
1.4.1. Lạm phát theo số lượng tiền tệ :
Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ, Friedman cho rằng "lạm phát luôn và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ". Lúc đó lạm phát được định nghĩa như là một sự tăng giá nhanh và liên tục.
Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ:
(Tổng mức giá)
AS3
P
AS2
3
P3
2'
P2
AS1
2
1'
AD3
P1
1
AD2
AD1
0
Yn
(Tổng sản phẩm)
Y
Y1
Đồ thị lạm phát theo số lượng tiền tệ
Ban đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao nhau giữa AD1 và AS1 với mức giá ban đầu là P1, trùng với mức sản lượng tiềm năng. Nếu cung tiền gia tăng (tăng lương, tăng chi tiêu công…) sẽ khiến cho tổng cầu dịch qua bên phải trở thành đường AD2, trong ngắn hạn mức sản lượng của nền kinh tế sẽ dịch sang Y1 cắt đường AS1 tại điểm 1' nhưng cùng với đó việc mở rộng sản xuất khiến chi phí gia tăng, giá cả các nguyên liệu tăng cao khiến cung giảm xuống làm đường AS1 dịch chuyển song song sang trái cắt đường AD2 tại điểm số 2 thiết lập mức giá mới P2 và sản lượng trở về mức tiềm năng như cũ,. Cứ như vậy, nếu cung tiền cứ gia tăng thì quá trình diễn ra tuần tự và giá sẽ đươc thiết lập ở mức cao hơn ban đầu và lạm phát xảy ra. Trong quan điểm của các nhà thuộc trường phái tiền tệ thì cung tiền là yếu tố duy nhất gây ra lạm phát.
1.4.2. Sự thiếu hụt tài khóa :
Khi xảy ra thiếu hụt tài khóa chính phủ có thể tài trợ bằng việc: (1) tăng thuế, (2) vay nợ bằng phát hành trái phiếu và in tiền. Thiếu hụt tài khóa (DEF) chính là khoản chênh lệch giữa chi tiêu chính phủ (G) vượt quá thuế (T) và sẽ bằng tổng và thay đổi trái phiếu chính phủ mà công chúng nắm giữ ()
DEF= G - T =
Nếu xảy ra thiếu hụt tài khóa chính phủ tài trợ bằng việc phát hành tiền liên tục và kéo dài, tất nhiên sẽ làm tăng cung tiền và lạm phát. Hiện nay, các quốc gia không được phát hành tiền mà thông qua phát hành trái phiếu. Tuy không làm tăng cơ số tiền nhưng nếu thâm hụt kéo dài thì đến hạn phải trả số tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi có thể vượt quá số tiền cần lưu thông và gây ra lạm phát, hoặc người dân có thể bán lại cho ngân hàng trung ương thông qua nghiệp vụ thị trường mở và làm tăng cung tiền khiến lạm phát xảy ra.
Nói chung nếu để trình