Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Bài viết này với đề tài: “ Tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây” Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn tài chính tiền tệ
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 20602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài (lí do chọn đề tài).
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Bài viết này với đề tài: “ Tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây” Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn tài chính tiền tệ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là vấn đề lạm phát. Phạm vi nghiên cứu là ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp logic học và phương pháp thời gian trong đó các công cụ phân tích thống kê và phân tích định lượng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý thuyết và thực tiễn về vấn đề lạm phát với các giải pháp phù hợp cho việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây.
NỘI DUNG
Thực trạng vấn đề.
Năm 2008 là năm có chỉ số lạm phát cao Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.
Nguôn: Tổng cục thống kê
Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa.
Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao 3 do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu. Mặt khác, những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng chắc chắn sẽ kích hoạt cho lạm phát trở lại.
Nguồn:
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%:Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%).
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009.
DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010
Nguồn:
Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%. 3 tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4 tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15 năm trở lại đây.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.
Bước sang năm 2011, Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng Mười Hai là tháng thứ năm liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% (Lương thực tăng 1,40%; thực phẩm tăng 0,49%); Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; giao thông tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,09%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.
Biểu đồ so sánh lạm phát năm 2010 với 2011
Nguồn:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%. Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%”.
Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (Tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.
Về nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (Lương thực tăng3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (Lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%).
Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong 2 năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (Năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (Năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá USD tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011.
Nguồn: Tổng cục Thống kê/Gafin
Nhìn lại năm 2012, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 (tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011) xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng lại là năm giá có nhiều biến động bất thường. Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (tăng 0,1% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm (chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,85%, tháng 11 tăng 0,47%). Điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá.
Lạm phát giai đoạn 2009-2012
Nguồn:
Nguyên nhân gây lạm phát
. Lạm phát theo thuyết tiền tệ
Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá… có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách.
Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.
Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).
Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chi phí đẩy).
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền.
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách:
Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt), hoặc Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng.
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng.
Ví dụ:
Năm 1966-1967, chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970).
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo)
Tăng cung tiền là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc tăng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cầu tăng lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.
2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêm thất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ". Hình thức của lạm phát này phát sinh từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn.
Ví dụ:
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng xoáy lượng giá.
Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thơ. Trong năm 1972-1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.
Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy.
Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng, sự thay đổi chính trị, an ninh quốc phòng… Song nguyên nhân trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá số lượng hàng hoá sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ số giá.
Lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong
trường hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi người có thể dự kiến được trước nên còn gọi là lạm phát dự kiến.
Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng, độ sản lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến.
2.4. Các nguyên nhân khác
Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ tiền gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao.
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân thông qua tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn.
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài.
Biện pháp kiềm chế lạm phát
3.1. Biện pháp chung
3.1.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.
3.1.2. Tiết kiệm chi phí trong các hoạt động
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các Bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
3.1.3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ.
Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
3.1.4. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu
Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dầu giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá ximăng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân...
3.1.5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và ti